KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM GVHD: KTS. TRƯƠNG THANH HẢI SVTH: NGUYỄN TRẦN TRUNG NGUYÊN MSSV: 13510505720
THÁNG 06, 2016
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU… Kiến trúc đương đại nước ngoài là môn học giới thiệu về những trào lưu kiến trúc đương đại, những xu hướng mới về kiến trúc cũng như những cái tên Kiến trúc sư tiêu biểu cho những trào lưu đó. Từ châu Âu đến Nhật Bản, hay Hoa Kỳ, đều có rất nhiều công trình kiến trúc đẹp, đặc sắc và sáng tạo đại diện cho những xu hướng đó. Ở Việt Nam, kiến trúc đương đại chỉ mới bước qua giai đoạn mới vào khoảng đầu thế kỷ XXI, tuy nhiên cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ với những nhận thức mới và lớp kiến trúc sư trẻ tài năng. Đâu là con đường của kiến trúc Việt Nam, kiến trúc Việt Nam sẽ phát triển theo chiều hướng nào. Tất cả những vấn đề đó, sẽ được nói đến trong bài viết nghiên cứu khoa học: “Khả năng ứng dụng của các trào lưu kiến trúc đương đại vào Việt Nam” Em xin cám ơn thầy TRƯƠNG THANH HẢI, giảng viên trường Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh, là người trực tiếp cố vấn về chuyên môn cũng như kiến thức và ý tưởng để em hoàn thành bài viết này. Bài viết mang quan điểm chủ quan của cá nhân để nhận định về vấn đề, với vốn kiến thức còn hạn hẹn của mình, nên không tránh được nhiều sai sót, kính mong thầy và các bạn đọc thẳng thắn góp ý để em có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn, cũng như trao dồi kiến thức cho bản thân. Vì kiến thức là vô hạn, đến người uyên bác như Lenin cũng đã nói: “học, học nữa, học mãi…” Mọi chi tiết góp ý cho bài viết, xin gửi thư về địa chỉ: alexanderdelouis@gmail.com, xin chân thành cám ơn!
_____________________________________________________________________________________
MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU
2
a. Mục tiêu của bài viết
2
b. Phương pháp nghiên cứu
2
c. Cấu trúc bài viết
2
2. Nội dung
2
Kiến trúc đương đại gồm những trào lưu gì? Đặc điểm của chúng là gì?
3
Bản sắc của kiến trúc Việt Nam là gì?
7
Page
1
Phân tích các công trình: HANOI MUSEUM
8
VIETTINBANK BUSINESS CENTER
10
GEM CENTER
12
FPT UNIVERSITY
15
3. KẾT LUẬN
17
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
1.
GIỚI THIỆU:
a. Mục tiêu của bài viết: - Nắm vững hơn kiến thức môn học - Bằng những kiến thức đó, sẽ ứng dụng vào thực tế của Việt Nam hiện nay - Từ đó rút ra kết luận và bài học.
b. Phương pháp nghiên cứu: - Tổng hợp, phân tích và tham khảo - Sự dụng những tư liệu từ thực tế
c. Cấu trúc của bài viết: - Đưa ra những khái niệm và những luận điểm - Đưa ra các ví dụ và phân tích để chứng minh những luận điểm đó - Đưa ra kết luận. _____________________________________________________________________________________
2.
NỘI DUNG:
Đây là môn nói về kiến trúc đương đại : khả năng ứng dụng của các trào lưu kiến trúc đương đại vào Việt Nam. Vì vậy, em xin được lước nhanh qua các thời kì trước đó, mà chỉ đánh giá đó là những có sở để hình thành các trào lưu kiến trúc đương đại cũng như Kiến trúc Việt Nam. Đối với Kiến trúc đương đại Việt Nam, vì dân tộc trải qua chiến tranh, và quá trình chậm phát triển về mặt kinh tế, nên các mốc thời gian chuyển hóa của các xu hướng kiến trúc ở Việt Nam chậm hơn thế giới. Nên em chỉ phân tích các công trình kiến trúc Đương Đại (khoảng năm 2000 cho đến nay), các công trình kiến trúc được xây dựng ở Việt Nam, có thể do Kiến trúc sư Việt Nam hoặc nước ngoài thiết kế.
Kiến trúc đương đại gồm những trào lưu gì, đặc điểm của
Page
2
chúng là gì? Tiêu biểu là 6 xu hướng kiến trúc:
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
1. Hậu Hiện Đại 2. Hiện Đại Mới 3. Deconstruction 4. Duy Lý Ý 5. High-Tech 6. Kiến trúc Nhật Bản đương đại Trong đó em xin chia thành 2 nhóm chính ( Kiến trúc Nhật Bản đương đại không xếp vào 2 nhóm này)
Nhóm xu hướng theo chủ nghĩa Hiện Đại: Xu hướng Hiện Đại Mới, Xu hướng High-Tech.
Nhóm xu hướng phản ánh chủ nghĩa Hiện Đại: Xu hướng Hậu Hiện Đại, Xu hướng Deconstruction, Xu hướng Duy Lý Ý.
Nội dung chính của bài tiểu luận em xin nói về 3 xu hướng:
1. Hiện Đại Mới 2. Deconstruction 3. High-Tech Em sẽ làm sáng tỏ những nhận thức về vai trò của các xu hướng trong buối cảnh kiến trúc đương đại Việt Nam thông qua phân tích một số công trình kiến trúc cụ thể.
Đây là 3 xu hướng phổ biến nhất, có nhiều kiến trúc sư nổi tiếng và em nhận thấy đây những xu hướng có thể ứng dụng vào Việt Nam.
Đầu tiên em xin nói về đặc điểm chính của 3 xu hướng này:
Xu Hướng Kiến Trúc Hiện Đại Mới – NEO MODERNISM: Đây là xu hướng mà em rất thích về việc tổ hợp khối và cách xử lý mặt đứng của nó nhưng chưa hiểu được nội dung bên trong của nó cũng như ý nghĩa.
Page
3
Xu hướng tiếp nối xu hướng kiến trúc Hiện Đại và làm nó phát triển hơn khắc phục được nhược điểm của kiến trúc Hiện Đại ( công trình không mang tính quần chúng cao). Sau đây là một vài đặc điểm chính: 1. Đa dạng trong phong cách và lý luận, mỗi công trình mang dấu ấn cá nhân riêng.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
2. Mang dấu ấn của từng địa phương và khu vực 3. Kiến trúc thích ứng và bền vững với cảnh quan và môi trường 4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các công trình. Ngoài ra còn một đặc điểm ở kiến trúc Hiện Đại Mới là việc tổ hợp các hình khối kỷ hà để tìm tòi sáng tạo ra các hình thức đẹp nhưng vẫn đảm bảo về công năng tiện dụng. Xu hướng đại diện với những kiến trúc sư nổi tiếng như : I.M.Pei, Richard Meier , Tadao Ando, Kenzo Tange… Với những lý luận và cách sáng tạo cũng như công trình đáng để chúng ta có nhiều học hỏi.
Xu hướng Kiến Trúc Giải Tỏa Kết Cấu – DECONSTRUCTION: Đây là xu hướng được nhiều bạn sinh viên hiện nay theo đuổi vì hình thức mới lạ hấp dẫn của nó. Nhiều bạn còn nghĩ xu hướng này rất đơn giản chỉ cần làm công trình quằn quại mà đẹp là được rồi việc còn lại là nhờ các kỹ sư kết cấu giải quyết…Ban đầu em cũng có suy nghĩ vậy nên em không thích lắm xu hướng này.
Page
4
Nhưng thật ra không phải như vậy sau khi tìm hiểu sâu về xu hướng này em hiểu hơn về xu hướng thông qua 2 xu thế:
Xu thế “Deconstruction” về ý.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
Xu thế “ Deconstruction” về hình đây là xu thế được nhiều bạn học hỏi.
Khi nghiên cứu về xu thế về ý của “Deconstruction” ta càng hiểu rõ hơn về xu thế về hình của “Deconstruction” tức là xu hướng “Deconstruction” không chỉ đơn giản là giải tỏa kết cấu về hình khối mà : “Trong hình có ý, trong ý có hình” Hiểu rộng hơn là xu hướng đòi hỏi một sự sáng tạo thoát ra khỏi các nguyên tắc, lý luận, định lý thông thường đi ngược lại để tìm kiếm các hình khối, không gian cũng như các cách diễn đạt kiến trúc mới. Các kiến trúc sư tiêu biểu: Zaha Hadid, Frank O Gehry, Daniel Libeskind, Peter Eisenman….
Xu hướng Kiến Trúc High-Tech: Xu hướng này trước đây em chỉ nghe chứ chưa biết nhiều về nó. Về đặc điểm của xu hướng nói đơn giản như sau: 1. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về kết cấu, vật liệu và công nghệ của các ngành bí mật: vũ trụ, hàng không, trong quân đội vào các công trình dân dụng.
Page
5
2. Lấy vẻ đẹp của kết cấu công nghệ , vật liệu làm nền tảng trong thiết kế.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
3. Phô các đường ống kỹ thuật, cầu thang, kết cấu…. các bộ phần mà trước đây các công trình thường giấu bên trong ra ngoài để tạo các không gian rộng rãi, thoải mái, sạch sẽ bên trong. Nhưng như vậy không có nghĩa là xu hướng Hi-Tech là tốn kém dùng các công nghệ mới lạ hiện đại để làm đẹp cho công trình và yêu cầu thiết kế. Thực ra nó không tốn kém mà còn tiết kiệm. Do các nguyên nhân sau: 1. Tiết kiệm thời gian xây dựng công trình dẫn đến thu hồi vốn cho công trình sớm 2. Các kiến trúc sư Hi-Tech còn vận dụng các công nghệ vào giải quyết các vấn đề năng lượng, thông gió, điều hòa và năng lượng bền vững trong công trình. Vì vậy đây là một xu hướng khó để có thể ứng dụng đúng vào bối cảnh của nhiều nước giàu khi tiềm lực tài chính lớn và cần thời gian thi công ngắn (như Dubai, Trung Quốc đang nổi lên với ngày càng nhiều công trình theo xu hướng này mọc lên trên đất nước họ). Trong khi kiến thức về các công nghệ , khoa học kỹ thuật rất khó tìm kiếm, hiểu và ứng dụng vào đối với các kiến trúc sư trẻ, nhất là với các kiến trúc sư ở Việt Nam hiện nay. Các kiến trúc sư tiêu biểu: Norman Foster, Renzo Piano, Richard Roger, Fumihiko Maki,
Page
6
Calatrava…
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
Vậy, bản sắc trong kiến trúc Việt Nam là gì? Đầu tiên, qua timeline các giai đoạn và đặc điểm của kiến trúc Việt Nam, ta rút ra được bản sắc của kiến trúc đương đại Việt Nam là:
Qua từng thời kì, bản sắc kiến trúc dân tộc có nhiều biển đổi, đến thời điểm hiện nay, chúng ta có thể nhìn nhận đó là sự kết hợp giữa: Kiến trúc truyền thống dân tộc (một dạng kiến trúc sinh thái giản đơn) kết hợp với kiến trúc Pháp được tùy biến cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, tuy nhiên, nó cũng chưa thật sự rõ ràng.
Page
7
Qua đó, liệu các công trình kiến trúc đương đại ở Việt Nam hiện nay đi theo xu hướng nào và có bản sắc chưa? cùng nhau phân tích các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
HA NOI MUSEUM KTS: gmp Architekten Vị trí: Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Quy mô: 4 tầng Diện tích: 30.000m2 Dự án năm: 2010
Công trình Bảo tàng Hà Nội được đầu tư xây dựng với chi phí đầu tư hơn 2.300 tỷ VND để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công trình này được xếp vào nhóm Decostruction bởi hình khối bề ngoài của nó, một hình kim tự tháp ngược với những tầng ý nghĩa tìm lại những yếu tố truyền thống của Thăng Long xưa.
Gồm 4 tầng:
Page
8
+ Tầng 1: Trưng bày các hiện vật thời Lý – Trần – Lê, và các tư liệu về Thành Thăng Long thời Đại Việt xưa. + Tầng 2: là khu trưng bày tự nhiên và khu trưng bày tiền Thăng Long
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
+ Tầng 3: trưng bày các hiện vật của bảo tàng, bộ sưu tầm cổ vật của Bùi Đình Sử và Vũ Tấn, hội cổ vật Thăng Long. + Tầng 4: triễn lã ảnh về Hà Nội xưa và các hiện vật của Trung tâm Unesco. Trong tòa nhà vuông, một tâm tròn trung tâm liên kết với không gian triển lãm trên tầng 3. Chúng được sắp xếp như bậc thang nhô thêm ra phía ngoài trên mỗi tầng cao hơn, do đó tạo tạo được hiệu quả bóng đỏ cho các tầng thấp hơn, làm giảm bức xạ mặt trới giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ các hiện vật tránh khỏi ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, nếu đứng trên góc độ của Decostruction thì công trình này cũng là một công trình Deconstruction đúng nghĩa:
Nhìn từ tổng thể công trình với landscape xung quanh, đó là sự pha trộn giữa những hình kỷ hà (hình vuông) được xô lệch và những đường nét tự do của đường dạo hay mặt nước, nó tạo nên sự phá cách trên nền trật tự của những đường nét mạnh mẽ trên mặt đứng công trình. Tuy nhiên, mặt dù tự do nhưng vẫn đảm bảo những quy luật nào đó, vậy đây không phải là tinh thần của decostruction về ý hay sao.
Và em xin giới thiệu một công trình được thiết kế bởi một kiến trúc sư theo trường phái
Page
9
high-tech rất nổi tiếng và tài năng. Đó là Lord Norman Foster với công trình Viettinbank business center.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
VIETTIN BANK BUSINESS CENTER KTS: Norman Foster & Partners Vị trí: Hà Nội, Việt Nam Năm: 2010 Quy mô: 68 tầng Diện tích: 300.000m2
Cao ốc 68 tầng là trụ sở chính của ngân hàng VIETTIN BANK, là một công trình cao tầng sử dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ cao. Khối công trình được thiết kế với kiểu vạt xéo tạo nên chữ V, chữ V là victory, là Việt Nam. Đương nhiên công trình này được xếp theo trường phái High-tech, được thiết kế bởi một kiến trúc sư lão làng trong xu hướng High-tech. Vậy ngoài High-tech, liệu có thể nhìn
Page
10
nhận công trình này trên một góc độ của xu hướng khác hay không.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
Trên mặt bằng của công trình, được concept trên tinh thần hình tam giác, yếu tố tam giác được lặp lại rất nhiều trên mặt bằng cũng như trong các chi tiết landscape hay trên mặt đứng. Như ta thấy đó là 1 góc nhìn từ bên trong công trình, một mảng xanh được xếp đặt tinh tế bên trong công trình, vẫn là hình tam giác, vỡi những loại cây đặc trưng của địa phương. Xét trên tinh thần Neo-modernism, thì đây cũng là một công trình như thế với việc lặp đi lặp lại chi tiết hình kỷ hà (hình tam giác), sử dụng công nghệ cao và sự dụng những vật liệu địa phương, hoàn toàn đúng tiêu
Page
11
chí của Neo-modernism.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
GEM CENTER KTS: A21 studio Vị trí: thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Năm: 2013 Quy mô: 12 tầng Diện tích: 3024 m2
Gem Center tọa lạc ở một vị trí trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, là một trung tâm hội nghị, nhà hàng, tổ chức event với không gian nội ngoại thất vô cùng ấn tưởng. Qua bàn tay thiết kế của Kiến trúc sư tài năng Nguyễn Hòa Hiệp, người sáng lập A21 studio,
Page
12
anh đã biến công trình tưởng chưng như vẻ ngoài thô ráp nhưng bên trong vô cũng ấn tượng, làm cho những người khi bước vào công trình đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
Với hình khối chỉ là một khối hộp, với chất liệu đá nguyên khối, và sự đục khoét khối trên bề mặt, không khó hiểu khi công trình này được xếp vào nhóm Neo-modernism. Và ngôn ngữ mặt đứng cũng chỉ có vậy, có hay là sự phá đi khi trồng cây trên những bệ console đó và sự dụng hiệu ứng ánh sáng.
Những hình ảnh bên trong nội thất thể hiện lên một cái gì đó rất ấm cúng, rất mời gọi,
Page
13
và cũng rất Việt Nam, Tuy đó là những thủ pháp trong Decostruction nhưng nó ko phải là gượng ép, nó là một chỉnh thể hài hòa trong 1 tổng thế và đến lược mình, cũng góp phần làm cho cái chung đó thêm lung linh, ấn tượng và đẹp hơn. Bên cạnh đó, công trình còn có cả 1 vườn trên mái, những bức tường xanh rì với nhiều loại cây hay những hồ tràn độc đáo.
Page
14
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
FPT UNIVERSITY KTS: Võ Trọng Nghĩa Vị trí: tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Quy mô: 12 tầng Diện tích: 29.000 m2 Dự án năm: 2015
Võ Trọng Nghĩa là kiến trúc sư trẻ tài năng, đại diện cho giới kiến trúc sư trẻ sáng tạo của Việt Nam hiện nay, bên cạnh Nguyễn Hòa Hiệp và Hoàn Thúc Hào. Xu hướng thiết kế của ông là đưa cây xanh vào bên trong công trình – hầu như tất cả các công trình của ông đều có yếu tố này. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm thiết kế của ông, đây là một vấn đề tranh luận sẽ không có hồi kết. Em sẽ không bàn đến việc hiệu quả sử dụng của công trình cũng như phong cách thiết kế của ông mà chỉ xem xét trên góc độ xu hướng thiết kế và những điểm đặc sắc của công trình.
Page
15
Võ Trọng Nghĩa đưa ra concept cho công trình này trên bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu mảng xanh rất trầm trọng, chỉ 0,25% diện tích của thành phố bao phủ bởi cây xanh và nó đều nằm ở vùng rìa thành phố. Công trình này góp phần giảm áp lực về môi trường và cải thiện tình trạng sự dụng lãng phí năng lượng.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
Phần khung viên của trường đại học với diện tích trên 20.000m2 rợp bóng cây xanh, và những yếu tố tự nhiên như hồ nước, mảng cỏ. Và những ghế ngồi dưới những tán cây, ven hồ nước, đường đi dạo góp phần tăng tính hấp dẫn cho nơi chốn cũng những phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam và sự tất bật của môi trường Đại Học.
Page
16
Và trên mặt đứng của công trình cũng rợp bóng cây xanh, tạo tính liên kết cho phần landscape và công trình, tạo nên một chu trình cây xanh, và lên đến tận mái công trình, nới cung cấp không gian công cộng bổ sung. Ngoài ra, cây xanh còn cải thiện không khí, hạn chế sử dụng lãng phí năng lượng và tạo bóng râm cho không gian sử dụng bên trong công trình.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
_____________________________________________________________________________________
3.
KẾT LUẬN:
KẾT LUẬN 1: Còn quá sớm để có thể đánh giá được là nền kiến trúc của Việt Nam đã tạo nên được bản sắc chưa, và bộ mặt của Kiến trúc Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào. Tuy nhiên, Câu hỏi đó có thể được trả lời gián tiếp: 1. Sự phát triển kinh tế xã hội và chính trị của Việt Nam. 2. Sự sáng tạo của các Kiến trúc sư Việt Nam. 3. Yếu tố về bản sắc của văn hóa Việt Nam được sự dụng vào Kiến trúc như thế nào. Từ đó, mỗi người sẽ có được 1 đáp án cho riêng mình. KẾT LUẬN 2: Không có trào lưu kiến trúc đương đại nào là hoàn toàn tốt ưu để sự dụng. Xu hướng để có thể có được công trình tốt cần có sự kết hợp giữa nhiều xu hương kiến trúc với nhau. Tận dụng cái hay, táo bạo của Decotruction, các chuẩn mực nhưng không khô cứng của Neo-modernism hay những thành tựu của khoa học – công nghệ của Hitech. 3 xu hướng : Hi-Tech, Hiện Đại Mới, Deconstruction có thể kết hợp với nhau , bổ sung cho nhau. Khi kết có thể linh động sáng tạo hình thức thể hiện công trình tùy theo yêu cầu
Page
17
thiết kế: 1. Không phải xu hướng Hi-Tech là phải bộc lộ các công nghệ kết cấu ra ngoài.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
2. Không phải xu hướng Hiện đại mới đơn giản là việc tạo lập các hình thức khối đẹp nhưng vẫn phù hợp công năng , hài hòa môi trường mang tính địa phương hay tạo ra các không gian đẹp…. Mà nó còn mang nhiều ý nghĩa hơn nó còn có thể kết hợp với các xu hướng khác. Ngoài ra em còn xem xu hướng này như một nguồn kinh nghiệm sắp xếp hình khối và thiết kế mặt đứng để có thể ứng dụng vào xu hướng Hi-Tech và Deconstruction. 3. Xu hướng Deconstruction không phải chỉ là xu hướng chỉ mang lại những hình khối mới lạ đẹp mắt, những hình khối giải tỏa kết cấu.. Mà nó mang nhiều ý nghĩa hơn không những về hình thức mà còn về ý tưởng và ý nghĩa của công trình.. Nhiều công trình không phải có những hình thức quằn quại như các công trình Deconstruction khác nhưng nó vẫn mang đậm ý nghĩa của kiến trúc Deconstruction ( công viên Parc de la Villette). Nó còn thúc đẩy việc phát triển của các xu hướng khác. Từ đây em rút ra bài học cho bản thân là phải tìm hiểu kỹ về các xu hướng kiến trúc không những về các đặc điểm bên ngoài mà còn nội dung bên trong. Để có thể ứng dụng các xu hướng này hài hòa trong cùng một công trình. Kết hợp cả ba xu hướng vào cùng một công trình. KẾT LUẬN 3: Kiến trúc xanh hay kiến trúc Bền vững đang làm 1 xu thế. Bền vững có nghĩa là làm gì nhưng không được để lại hậu quả xấu cho thế hệ mai sau, kiến trúc cũng vậy, khi một công trình củ được đập đi để xây công trình mới là những đống xà bần ô nhiễm khủng khiếp. Kiến trúc bền vững dần sẽ tổng hòa lại các trào lưu kiến trúc để đáp ứng được cái bền vững cho con người, cho môi trường. Trên thế giới có hiệp hội kiến trúc xanh Hoa Kỳ (LEED) là nơi đánh giá mức độ xanh và bền vững của các công trình kiến trúc. Ở VN, có hiệp hội công trình xanh Việt Nam (LOTUS). _____________________________________________________________________________________
4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Các bài power point thuyết trình của các nhóm trong môn học kiến trúc đương đại nước ngoài. 2. Những vấn đề kiến trúc đương đại Việt Nam – Nguyễn Hữu Thái (Nxb Xây Dựng, Hà Nội, 2002).
Page
18
3. Tạp chí kiến trúc: số 2/2011, bài viết “Kiến trúc bền vững với các xu hướng thiết kế đương đại”, KTS Nguyễn Quang Đạt. 4. The World of Contemporary Architecture – Asensio Cerver, Francisco, 2005. 5. Contenporary architecture and interiors – Jo Pauwels, 2008.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VÀO VIỆT NAM
6. Contemporary world architecture – Hugh Pearman, 1998 7. http://www.archdaily.com/ 8. http://ashui.com/ 9. Và một số nguồn không chính thống trên mạng internet. _____________________________________________________________________________________
Page
19
- HẾT -