6 minute read

Liệu lạm phát sẽ cản đà giảm của lãi suất?

Liệu lạm phát

Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7 - 4,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4- 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0 - 7,1%/năm. An Bình Lãi suất huy động không kỳ hạn trên thị trường hiện đã ở mức 0,10%/năm và đã có ngân hàng tuyên bố cho vay tiêu dùng với lãi suất 0%/năm. Mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp chưa từng có, song cầu tín dụng vẫn rất yếu khiến dòng tiền từ ngân hàng chủ yếu đổ vào Trái phiếu Chính phủ. Liệu lãi suất có tiếp tục giảm để thúc đẩy tín dụng tăng trở lại phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng những tháng cuối năm? ? sẽ cản đà giảm của lãi suất Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND Lãi suất đã ở mức thấp khách hàng phải có số dư vài trăm tỷ của TCTD cũng giảm nhanh. Hiện lãi kỷ l ục đồng (?!). Nói cách khác, mức lãi suất suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng

Advertisement

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 này chỉ mang tính chất… quảng VND đối với một số ngành lĩnh vực khiến kinh tế thế giới và Việt Nam cáo. Về lãi suất cho vay, mới đây một ở mức 5,0%/năm. Lãi suất cho vay đình đốn. Sản xuất kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần đã USD phổ biến ở mức 3,0 - 6,0/năm; ngưng trệ khiến cầu vốn tín dụng tung ra gói tín dụng đặc biệt dành trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn thấp. Đến 16/9/2020, tín dụng tăng cho nhóm khách hàng cá nhân vay phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi 4,81% so với cuối năm 2019, tăng mua/sửa nhà, mua ô tô, sắm nội thất suất cho vay trung, dài hạn ở mức 10,19% so với cùng kỳ 2019. Tín hay phát triển kinh doanh; Thời gian 4,2-6,0%/năm. Thanh khoản của các dụng tăng trưởng thấp khiến các vay tối đa lên đến 40 năm, cùng hạn TCTD dồi dào đến mức doanh số TCTD liên tục cắt giảm lãi suất cả mức tới 95% với lãi suất ưu đãi 0% giao dịch trên thị trường liên ngân huy động và cho vay. Hiện lãi suất trong tháng đầu tiên; 8,5% trong 11 hàng giảm mạnh. Lãi suất bình huy động thấp nhất trên thị trường tháng tiếp theo… quân liên ngân hàng kỳ hạn qua ở mức 0,10%/năm. Mức lãi suất huy Theo thống kê của NHNN, mặt đêm bằng VND ở mức 0,15% trong động trên 8%/năm vẫn được một vài bằng lãi suất huy động bằng VND khi lãi suất bình quân kỳ hạn qua NHTM niêm yết nhưng với điều kiện của TCTD tiếp tục xu hướng giảm. đêm bằng USD chỉ 0,11%/năm.

Tăng trưởng tín dụng thấp trong khi huy động vốn tăng gần gấp đôi khiến các NHTM phải đẩy mạnh mua Trái phiếu Chính phủ. Tính đến 31/8 Kho bạc Nhà nước đã huy động được 176.340 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ thông qua hình thức đấu thầu.

Và có thể giảm thêm?

Trong những tháng tới, liệu NHNN cắt giảm thêm lãi suất điều hành để hỗ trợ các TCTD giảm tiếp mặt bằng lãi suất? Những năm gần đây trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung và lãi suất nói riêng NHNN luôn căn cứ vào diễn biến thị trường thế giới trong và ngoài nước để điều chỉnh chính sách phù hợp. Song dù điều chỉnh như thế nào thì mục tiêu hàng đầu của NHNN vẫn là kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD. Như vậy yếu tố hàng đầu cần xét đến khả năng mặt bằng lãi suất giảm tiếp hay không là CPI hàng tháng và lạm phát cơ bản bình quân trong thời gian tới.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2020 tăng 0,07% so với 7/2020. CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 3,96%. Lạm phát cơ bản tháng 8/2020 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 2,66% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Hôm 15/9/2020, tại buổi công bố Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2020, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam đưa ra nhận định: Tăng trưởng thấp sẽ kìm giữ lạm phát ở mức 3,3% trong năm 2020 và 3,5% trong năm 2021. Tuy nhiên, theo quy luật hàng năm CPI thường sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Chính phủ theo đuổi mục tiêu kép: đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế. Theo chủ trương của chính phủ, thời gian qua các bộ, ngành đã, đang có nhiều giải pháp nhằm kích cầu nền kinh tế. Nếu kinh tế tăng trưởng tốt hơn thì nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của NHNN sẽ khó khăn hơn. Mà lạm phát tăng sẽ khiến lãi suất khó tiếp tục giảm thêm.

Ngoài yếu tố lạm phát, tỷ giá cũng là một trong những tham số quan trọng khác để NHNN quyết định có cắt giảm lãi suất hay không.

Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, các NHTW trên thế giới đã, đang triển khai nhiều giải pháp chưa từng có; và họ tiến hành 185 lượt giảm lãi suất điều hành. NHNN Việt Nam cũng đã giảm 4 lượt lãi suất điều hành. Lãi suất được cắt giảm thận trọng cùng với động thái tăng cường mua vào USD để tăng Quỹ dự trữ ngoại hối (lên mức kỷ lục 92 tỷ USD) đã giúp duy trì tỷ giá VND/USD tương đối ổn định. Đến 21/9/2020, tỷ giá trung tâm tăng 0,16% so với cuối năm 2019; tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đương cuối năm 2019. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhiệm vụ điều hành tỷ giá của NHNN sẽ khó khăn hơn khi phải giảm mua vào USD và đồng USD cũng như các đồng tiền mạnh khác trên thế giới sẽ chịu tác động mạnh từ chính sách điều hành mới của FED: “thả” lạm phát trên 2% nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Các chuyên gia nhận định, dư địa cho chính sách tiền tệ ngày càng hạn hẹp. Do đó, cần có những quyết sách mạnh hơn từ chính sách tài khóa trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh. Vậy NHNN có giảm tiếp lãi suất điều hành? Trả lời câu hỏi này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: chủ trương của NHNN tiếp tục hỗ trợ các TCTD cố gắng phấn đấu giảm tiếp lãi suất cho vay. Do đó, trong điều hành NHNN tạo thuận lợi nhất cho TCTD sẵn sàng nguồn vốn cung ứng thị trường, hạn chế tăng huy động trên thị trường. NHNN sẽ tăng tái cấp vốn cho TCTD đồng thời yêu cầu các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để có thêm nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân. Trong thời gian tới NHNN tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và căn cứ vào sức khoẻ, mức độ thanh khoản của hệ thống TCTD ở những thời điểm khác nhau để quyết định điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ, trong đó có lãi suất, nếu cần thiết, để hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hệ thống ngân hàng…

This article is from: