7 minute read
Việt Nam Tìm hiểu thông tư số 77/2020/TT-BTC về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Tìm hiểu Thông t ư số 77/2020/TT-BTC về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
DUY NGUYỄN
Advertisement
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 77/2020/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó Thông tư đã hướng dẫn chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; chế độ công bố thông tin trên Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và chế độ báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán, tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp và tổ chức lưu ký trái phiếu. Đây là một trong những nội dung lớn điều chỉnh đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của BIDV nói riêng và tổ chức tư vấn phát hành, đấu thầu, đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp; tổ chức lưu ký trái phiếu doanh nghiệp cũng như các tổ chức và cá nhân cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc phát hành, đăng ký, lưu lý, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Về công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Theo nội dung quy định tại Thông tư, Thông tư hướng dẫn nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu bao gồm việc công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu; công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu; công bố thông tin định kỳ; công bố thông tin bất thường và công bố thông tin về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu.
Theo đó, Thông tư quy định doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước thực hiện công bố thông tin trước đợt phát hành cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Bản công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu phải được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin của doanh nghiệp ký và đóng dấu của doanh nghiệp phát hành. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gửi nội dung công bố thông tin đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đồng thời, doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước và doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế phải thực hiện công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu theo quy định.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước thực hiện công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường theo quy định. Khi gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, doanh nghiệp phát hành trái phiếu gửi kèm theo thông tin theo mẫu quy định để Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố trên Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp. Việc công bố thông tin định kỳ được thực hiện theo năm tài chính, cụ thể như sau: (i) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin định kỳ 06 tháng; (ii) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện
công bố thông tin định kỳ hàng năm. Thông tư cũng hướng dẫn trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước công bố thông tin về việc thực hiện chuyển đối trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trái phiếu kèm chứng quyền, thực hiện mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu theo quy định.
Về báo cáo của tổ chức tư v ấn phát hành trái phiếu
Điều 8 Thông tư quy định tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về việc tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định. Báo cáo gồm nội dung về số lượng hợp đồng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong kỳ, khối lượng phát hành thành công trong kỳ; việc tuân thủ quy định về điều kiện và hồ sơ phát hành trái phiếu của các hợp đồng tư vấn phát hành đã thực hiện trong kỳ theo quy định tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP. Tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu và tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán gửi báo cáo giấy và điện tử về Bộ Tài chính theo thời hạn và định kỳ 06 tháng và 01 năm.
Thông tư quy định trách nhiệm của tổ chức lưu ký trái phiếu thực hiện báo cáo về kết quả giao dịch trái phiếu và tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hình thức và phương thức báo cáo cụ thể (Điều 9).
Thông tư 77/2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước khi Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thực hiện chế độ công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thông tin về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có) theo quy định của Thông tư này.
Cảnh giác với giấy tờ giả t rong giao dịch ngân hàng
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm ngân hàng có xu hướng gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp. Tại các ngân hàng liên tiếp xảy ra sự việc các tổ chức/cá nhân sử dụng giấy tờ giả mạo để mở tài khoản, mở thẻ ATM, thực hiện giao dịch chuyển tiền, rút tiền chiếm đoạt của khách hàng gây thiệt hại tài sản của khách hàng và uy tín của ngân hàng.
Các hình thức giả mạo giấy tờ rất đa dạng và được làm với phương thức rất tinh vi khó phát hiện như: Giấy tờ tùy thân giả (dùng ảnh của cá nhân đến giao dịch ngân hàng thay vào ảnh trên CMND thật của người khác hoặc làm giả toàn bộ CMND số mới), Các giấy tờ ủy nhiệm chi, séc/ giấy rút tiền, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền giao dịch tài khoản giả chữ ký, con dấu của doanh nghiệp…
Một số dấu hiệu nhận biết về giấy tờ giả mạo có thể thấy như: CMND không có hình dấu nổi trên mặt ảnh, không phù hợp phần hình dấu trên ảnh với phần hình dấu trên đế của tài liệu; Con dấu có đường nét nhòe, không sắc gọn, không có vết hằn của các nét in giấy, có những điểm
ngắt quãng ngoài các nét in, có các vết chấm màu in nằm rải rác; Giấy giới thiệu sơ sài không đầy đủ nội dung thông tin; Mẫu chữ ký không khớp với mẫu đã đăng ký, người được giới thiệu đến giao dịch là người mới, giao dịch tại các điểm giao dịch xa Chi nhánh mở tài khoản, giấy tờ có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa, có sự không đồng nhất về font chữ, cỡ chữ, thiếu logic giữa các trang tài liệu, con dấu giáp lai không toàn vẹn…
Để tránh bị các đối tượng qua mắt khi thực hiện giao dịch tại ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng cần nghiêm túc tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình giao dịch, tăng cường nhận diện và xác thực khách hàng. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ sử dụng giấy tờ giả cần đề nghị khách hàng bổ sung thêm giấy tờ khác để chứng minh hoặc có biện pháp trì hoãn thực hiện giao dịch, gọi điện xác minh việc thực hiện giao dịch với chủ tài khoản.
Trường hợp nhận được phản hồi của khách hàng về việc không thực hiện giao dịch, cần phối hợp với chi nhánh mở tài khoản để ngăn chặn việc rút tiền/chuyển tiền ra ngoài hệ thống đồng thời có biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn để điều tra làm rõ.
Thông qua việc tăng cường nhận biết các hành vi thủ đoạn gian lận để nâng cao cảnh giác và có biện pháp chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu vi phạm sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.