4 minute read

Nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế

mặt trên các ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử… đều có mức tăng trưởng hai, thậm chí ba con số mỗi năm. Với dân số trẻ, đa số người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh… đã tạo thành yếu tố thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngân hàng số - cơ sở quan trọng để phổ cập tài chính toàn diện. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (BCĐ) đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ này. Phó Trưởng BCĐ là Thống đốc NHNN Việt Nam; Thành viên BCĐ là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Chiến lược tài chính toàn diện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành tháng 1/2020 (Quyết định số 149/QĐ-TTg). Theo Chiến lược, phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể: Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; ít nhất 25% - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại TCTD; Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% - 25% hàng năm...

Một trong những vấn đề đang gây tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều là Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra lấy ý kiến. Theo quy định hiện hành (Nghị định 60/2015/NĐ-CP), các công ty đại chúng không thuộc đối tượng trường hợp ngành nghề có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo điều ước quốc tế hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nhưng tại Dự thảo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cụm từ “trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác” đã bị bỏ. Các ngân hàng lo lắng với việc loại bỏ cụm từ trên đồng nghĩa với việc ngân hàng bị tước quyền quyết định room vốn ngoại. Góp ý Dự thảo, NHNN cũng đề nghị, Ban soạn thảo cần trả lại quyền tự quyết về room ngoại cho doanh nghiệp. NHNN cho rằng, việc trao quyền tự quyết room cho doanh nghiệp còn là cơ sở để các doanh nghiệp cân nhắc việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu lựa chọn cổ đông chiến lược, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư theo chiến lược phát triển của công ty.

Advertisement

Mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả

Những tháng cuối năm, chủ trương của NHNN là tiếp tục hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người dân đủ điều kiện đều có thể vay vốn ngân hàng. NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, chú trọng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi sau dịch. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Ngành Ngân hàng sẽ tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà ở xã hội, công nghiệp hỗ trợ, các dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu quốc gia; Kịp thời phối hợp các Bộ, ngành liên quan xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; Tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 của NHNN. Tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau để kịp thời nắm bắt và xử lý khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Bộ Tài chính và NHNN đã thống nhất một số nội dung sửa đổi Thông tư 01: tiếp tục giữ nguyên quy định về nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ phải cơ cấu, thời hạn trả nợ; Sửa đổi bổ sung điều kiện đối với nợ cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tức là phát sinh nghĩa vụ nợ trả gốc và lãi hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến 31/12/2020; Bổ sung quy định cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với những khoản giải ngân từ ngày 23/1/2020 đến 10/6/2020…

This article is from: