7 minute read

Kiểm toán nội bộ để thực hiện tốt vai trò là tuyến phòng thủ cuối cùng

Kiểm toán nội bộ

Để thực hiện tốt vai trò là tuyến phòng thủ cuối cùng

Advertisement

nguyễn thị thanh vân (*)

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình hành động v/v triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính Phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Nghị quyết số 97/NQ-BIDV tại BIDV” của Tổng Giám đốc BIDV. Để đảm bảo thực hiện hiệu quả nội dung này, Ban Kiểm toán nội bộ (KTNB) cũng đã xác định rõ mục tiêu, đề ra những giải pháp và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể...

NhữNg giải pháp quyết liệt

Năm 2021, bên cạnh việc quán triệt phương châm hành động của toàn hệ thống “Kỷ cương - Chất lượng - Chuyển đổi số”, bám sát các chủ trương của Chính phủ, NHNN và mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021 của BIDV theo Nghị quyết số 97/NQ-BIDV của HĐQT và Chương trình hành động 899/CTr-BIDV của Tổng Giám đốc, Ban KTNB cũng đặt ra một số mục tiêu trọng tâm phù hợp với đặc thù hoạt động nghề nghiệp, đó là: Nâng cao vai trò, giá trị của KTNB toàn diện trên 3 khía cạnh: đảm bảo, tư vấn chuyên nghiệp và khách quan, trong đó khía cạnh đảm bảo bao gồm quản trị ngân hàng, rủi ro và kiểm soát; khía cạnh tư vấn chuyên nghiệp bao gồm đánh giá, phân tích và hỗ trợ; và khía cạnh khách quan bao gồm độc lập, trách nhiệm và chính trực; Đổi mới hoạt động của KTNB trên cơ sở xác định mục tiêu cốt lõi, đặc biệt trong bối cảnh BIDV đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ; Xây dựng môi trường làm việc kỷ cương, chất lượng, hiệu quả và tiếp tục kiện toàn đội ngũ KTV nội bộ lớn về lượng, mạnh về chất.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra và nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của Ban Lãnh đạo BIDV, Ban KTNB tập trung vào thực hiện một số giải pháp chính như sau:

Thứ nhất: Xây dựng định hướng kiểm toán trung dài hạn trong đó tập trung nhiều hơn vào các rủi ro chiến lược; Đổi mới phương pháp kiểm toán truyền thống, hướng tới KTNB từ xa; Tăng cường công tác kiểm toán và giám sát theo các chuyên đề với quy mô lớn, chuyên sâu, phức tạp và mang tính rủi ro toàn hệ thống hoặc các vấn đề “nóng”, mang tính thời sự hoặc các lĩnh vực hoạt động được BLĐ quan tâm.

Thứ hai: Tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, kết quả kiểm tra, rà soát của các đơn vị thuộc tuyển bảo vệ thứ nhất, tuyến bảo vệ thứ hai. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, đưa ra một số đề xuất, yêu cầu về hoạt động/nghiệp vụ đối với các tuyển bảo vệ này để thực hiện rà soát, đánh giá.

Thứ ba: Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ và tối ưu hiệu quả kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và công sức thực hiện kiểm toán.

Thứ tư: Nâng cao năng suất lao động thông qua việc giảm thiểu các thủ tục hành chính nội bộ; Tạo môi trường làm việc mở nhưng vẫn đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết và kịp thời ghi nhận, tạo động lực cho cán bộ thông qua việc quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ, đặc biệt là phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và chiều hướng phát triển tốt.

ĐộNg lực từ NhữNg thàNh côNg bước Đầu

Thực tế trong thời gian vừa qua, đối với các giải pháp nêu trên, cơ bản Ban KTNB đã từng bước triển khai để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Ban đã xây dựng định hướng công tác KTNB hoạt động quản lý rủi ro, công nghệ thông tin giai đoạn 2020 - 2022; hoàn thiện hệ

Tập thể Ban Kiểm toán nội bộ

thống văn bản pháp lý như quy định về hoạt động KTNB, quy trình kiểm toán phòng chống rửa tiên, quản lý rủi ro, khung kiểm toán và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động nghiệp vụ; ban hành Cẩm nang KTNB quy định bộ chỉ tiêu xây dựng kế hoạch KTNB hàng năm với gần 20 chương trình kiểm toán hướng dẫn cách thức, thủ tục kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của BIDV.

Triển khai kiểm toán với phạm vi, quy mô ngày càng mở rộng; Thực hiện giám sát theo các chuyên đề như cho vay ẩn danh, giao dịch nghi ngờ… Đặc biệt, trước xu thế số hóa, Ban KTNB cũng đã chủ động đề xuất với Ban Lãnh đạo BIDV trang bị phần mềm KTNB (Teammate) nhằm ứng dụng nền tảng công nghệ trong công tác ghi nhận phát hiện, tổng hợp kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán.

Trong thời gian qua, Ban KTNB cũng chú trọng và phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong đoàn thanh niên - là lực lượng nòng cốt, giàu nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, tích cực nghiên cứu, xây dựng nhiều chương trình ứng dụng. Kết quả đã có 09 đề tài sáng kiến, chương trình ứng dụng phục vụ hoạt động kiểm toán tín dụng, huy động vốn; 03 giải pháp phần mềm về giảm thiểu rút gọn thủ tục hành chính trong quy trình quản lý công việc của Ban cùng nhiều sáng kiến đơn lẻ khác về cách thức thu thập số liệu, xây dựng các báo cáo phân tích phục vụ hoạt động kiểm toán và hoạt động giám sát. Trong đó có thể kể đến: Chương trình tổng hợp, phân tích dữ liệu giao dịch lịch sử, khoanh vùng rủi ro khách hàng phục vụ kiểm toán nghiệp vụ tín dụng từ Dữ liệu gốc; Chương trình tổng hợp tự động các ghi nhận, khuyến nghị kiểm toán nội bộ (sáng kiến tiêu biểu cấp cơ sở năm 2018); Phương pháp luận và chương trình phân tích rủi ro khách hàng tín dụng (sáng kiến tiêu biểu đạt giải Nhì cấp hệ thống năm 2019); Chương trình rà soát giao dịch phục vụ kiểm toán giám sát công tác phòng chống rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác (sáng kiến cấp hệ thống năm 2020)…

Trong năm 2021, KTNB tiếp tục đề xuất với Ban Lãnh đạo BIDV triển khai Dự án phát triển chức năng KTNB hệ thống quản lý rủi ro, thuê ngoài kiểm toán công nghệ thông tin đánh giá rủi ro thất thoát dữ liệu và 03 sáng kiến, nghiên cứu khoa học. Có thể nói, KTNB của BIDV đã triển khai hoạt động theo quy định của pháp luật và BIDV với phạm vi, quy mô ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng.

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, Ban KTNB đang đề xuất Ban Lãnh đạo BIDV xem xét luân chuyên đào tạo có thời hạn một số cán bộ có kinh nghiệm của KTNB tới các Ban/ Trung tâm, đơn vị thành viên đối với những nghiệp vụ mới, phức tạp hoặc được tiếp cận tất cả các dự án triển khai của ngân hàng để nắm bắt, chuyển giao kiến thức chuyên môn nhằm xây dựng đội ngũ Kiểm toán viên nội bộ có chất lượng, hướng tới một KTNB “Năng lực - Chính trực - Khách quan”, thực hiện tốt vai trò là tuyến phòng thủ cuối cùng trong quản trị rủi ro ngân hàng. (*) Giám đốc Ban Kiểm toán nội bộ

Tiền thân của Ban KTNB là Phòng KTNB (thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm soát) được thành lập năm 2012 với số lượng cán bộ là 12 cán bộ. Đến năm 2017, Phòng KTNB được nâng cấp lên thành Ban KTNB với số lượng nhân sự được bổ sung hàng năm, đến thời điểm hiện nay là 37 cán bộ. Kể từ đó đến nay, Ban KTNB đã chủ động rà soát, hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ về hoạt động kiểm toán, triển khai kiểm toán theo định hướng rủi ro, đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trong việc kiểm tra, đánh giá độc lập việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các cá nhân, bộ phận có liên quan.

This article is from: