Trên tiêu đường điểm phát triển
Kiểm toán nội bộ
Để thực hiện tốt vai trò là tuyến phòng thủ cuối cùng nguyễn thị thanh vân (*)
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình hành động v/v triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính Phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Nghị quyết số 97/NQ-BIDV tại BIDV” của Tổng Giám đốc BIDV. Để đảm bảo thực hiện hiệu quả nội dung này, Ban Kiểm toán nội bộ (KTNB) cũng đã xác định rõ mục tiêu, đề ra những giải pháp và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể... Những giải pháp quyết liệt Năm 2021, bên cạnh việc quán triệt phương châm hành động của toàn hệ thống “Kỷ cương - Chất lượng - Chuyển đổi số”, bám sát các chủ trương của Chính phủ, NHNN và mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021 của BIDV theo Nghị quyết số 97/NQ-BIDV của HĐQT và Chương trình hành động 899/CTr-BIDV của Tổng Giám đốc, Ban KTNB cũng đặt ra một số mục tiêu trọng tâm phù hợp với đặc thù hoạt động nghề nghiệp, đó là: Nâng cao vai trò, giá trị của KTNB toàn
14
diện trên 3 khía cạnh: đảm bảo, tư vấn chuyên nghiệp và khách quan, trong đó khía cạnh đảm bảo bao gồm quản trị ngân hàng, rủi ro và kiểm soát; khía cạnh tư vấn chuyên nghiệp bao gồm đánh giá, phân tích và hỗ trợ; và khía cạnh khách quan bao gồm độc lập, trách nhiệm và chính trực; Đổi mới hoạt động của KTNB trên cơ sở xác định mục tiêu cốt lõi, đặc biệt trong bối cảnh BIDV đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ; Xây dựng môi trường làm việc kỷ cương, chất lượng, hiệu quả và tiếp tục kiện toàn đội ngũ KTV nội bộ lớn về lượng, mạnh về chất.
Đầu tư Phát triển Số 284 Tháng 3. 2021
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra và nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của Ban Lãnh đạo BIDV, Ban KTNB tập trung vào thực hiện một số giải pháp chính như sau: Thứ nhất: Xây dựng định hướng kiểm toán trung dài hạn trong đó tập trung nhiều hơn vào các rủi ro chiến lược; Đổi mới phương pháp kiểm toán truyền thống, hướng tới KTNB từ xa; Tăng cường công tác kiểm toán và giám sát theo các chuyên đề với quy mô lớn, chuyên sâu, phức tạp và mang tính rủi ro toàn hệ thống hoặc các vấn đề “nóng”, mang tính thời sự hoặc các lĩnh vực hoạt động được BLĐ quan tâm. Thứ hai: Tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, kết quả kiểm tra, rà soát của các đơn vị thuộc tuyển bảo vệ thứ nhất, tuyến bảo vệ thứ hai. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, đưa ra một số đề xuất, yêu cầu về hoạt động/nghiệp vụ đối với các tuyển bảo vệ này để thực hiện rà soát, đánh giá. Thứ ba: Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ và tối ưu hiệu quả kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và công sức thực hiện kiểm toán. Thứ tư: Nâng cao năng suất lao động thông qua việc giảm thiểu các thủ tục hành chính nội bộ; Tạo môi trường làm việc mở nhưng vẫn đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết và kịp thời ghi nhận, tạo động lực cho cán bộ thông qua việc quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ, đặc biệt là phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và chiều hướng phát triển tốt. Động lực từ những thành công bước đầu Thực tế trong thời gian vừa qua, đối với các giải pháp nêu trên, cơ bản Ban KTNB đã từng bước triển khai để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Ban đã xây dựng định hướng công tác KTNB hoạt động quản lý rủi ro, công nghệ thông tin giai đoạn 2020 - 2022; hoàn thiện hệ