6 minute read

BIDV tiên phong chuyển đổi số

BùI HUyềN

BIDV đã tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số trên mọi mặt trong thời gian qua, và sẽ tiếp tục triển khai nhất quán trên toàn hệ thống để đạt mục tiêu chiến lược chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Advertisement

Đó là nội dung chỉ đạo của Tổng Giám đốc BIDV tại “Ngày hội sáng tạo và truyền thông chiến lược chuyển đổi số BIDV năm 2021” diễn ra ngày 27/4/2021, nằm trong chuỗi sự kiện tổ chức nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống BIDV.

Trước đó, ngày 26/4/2021 được coi là mốc sự kiện đáng nhớ về chuyển đổi số của BIDV khi SmartBanking thế hệ mới đã được nâng cấp đầy đủ các tính năng mới và chính thức ra mắt thị trường. Phó Tổng giám đốc BIDV Nguyễn Thị Quỳnh Giao đã chia sẻ một vài con số ấn tượng ghi nhận trong ngày ra mắt như sau: Số lượng khách hàng đăng ký mới SmartBanking riêng trong ngày 26/4 lên đến 13.000, trong khi con số bình quân trong suốt thời gian trước là khoảng 7.000 khách hàng/ngày; 5.500 khách hàng đăng ký thành công dịch vụ mới của BIDV thông qua tính năng eKYC, so với số lượng lũy kế 4.400 khách hàng đăng ký kể từ thời điểm bắt đầu được triển khai ngày 20/3/2021.

Những con số biết nói, sự kiện, chiến dịch nổi bật thu hút công chúng được triển khai thời gian gần đây cho thấy, sự tăng tốc của BIDV trong thực hiện Chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến 2030 đã được lãnh đạo BIDV phê duyệt. Và 2021 được coi là năm bản lề, quan trọng trong chiến lược này. BIDV xác định rõ chuyển đổi số là con đường dài, cần được chuẩn bị bài bản và có sự thay đổi toàn diện.

chiến lược chuyển Đổi số của BiDV giai Đoạn 2021-2030

Chiến lược chuyển đổi số của BIDV được cấu thành bởi bốn trụ cột và tám phương diện: (I) Số hóa toàn diện 360 độ, với các phương diện: Lấy khách hàng làm trọng tâm; Số hóa sản phẩm, kênh phân phối, các hoạt động tác nghiệp; Liên tục đổi mới công nghệ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu khách hàng và gia tăng hiệu quả cho ngân hàng; (II) Hệ sinh thái số đa dạng, tập trung vào xây dựng hệ sinh thái đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng thông qua hợp tác với các đối tác, công ty fintech; (III) Văn hóa chuyển đổi số, đẩy mạnh đào tạo kiến thức số ở tất cả các cấp, ứng dụng phương pháp làm việc và phát triển phần mềm linh hoạt, ra quyết định dựa trên dữ liệu để đưa sản phẩm ra thị trường trên các kênh số nhanh nhất; (IV) Làm chủ

tương lai số hóa, đảm bảo ngân hàng luôn sẵn sàng trong hành trình chuyển đổi số, bao gồm các điều kiện về mô hình quản trị nội bộ và các yêu cầu giám sát liên tục, tiên phong ứng dụng và thí điểm các sáng kiến công nghệ mới.

Từ chiến lược đó, BIDV đặt mục tiêu đến năm 2025 là: Phát triển nền khách hàng số đạt tối thiểu 70% số lượng giao dịch tài chính của khách hàng thực hiện trên kênh số; Tỷ trọng thu nhập thuần từ các hoạt động của ngân hàng số chiếm 30% trên tổng thu nhập thuần toàn hàng; Tăng cường trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng phân tích dữ liệu để hiểu khách hàng, thí điểm marketing số, bán chéo sản phẩm theo hành vi và phân khúc khách hàng; Hoàn thiện các kênh phân phối số liền mạch và thống nhất trải nghiệm; Phát triển kênh mobile cho khách hàng tổ chức; Ưu tiên số hóa các quy trình tương tác trực tiếp với khách hàng; Tăng đầu tư hạ tầng công nghệ phục vụ quá trình chuyển đổi số...

Về dài hạn, đến năm 2030, BIDV kỳ vọng: Số lượng khách hàng sử dụng các kênh số chiếm 90% tổng số khách hàng của BIDV; Đạt tối thiểu 80% số lượng giao dịch tài chính của khách hàng thực hiện trên kênh số; Tỷ trọng thu nhập thuần từ các hoạt động của ngân hàng số chiếm 50% trên tổng thu nhập thuần toàn hàng; Phấn đấu 100% sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số; 70% công tác ra quyết định, điều hành, chỉ đạo được thực hiện qua nền tảng công nghệ số…

Với nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số của ngành ngân hàng Việt Nam, BIDV đề cao việc nâng tầm nhận thức của cán bộ các cấp về chuyển đổi số thông qua các chương trình truyền thông, tuyên truyền và đào tạo; đồng thời tiếp cận chuyển đổi số toàn diện trên ba khía cạnh: Công nghệ, Kinh doanh, Văn hóa-quản trị. “Quá trình chuyển đổi số là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, là một chặng đường dài có thể có điểm khởi đầu nhưng chưa có điểm kết thúc,” Phó Tổng giám đốc BIDV Nguyễn Thị Quỳnh Giao chia sẻ tại hội nghị, hàm ý về một chặng đường dài phía trước để toàn hệ thống BIDV nỗ lực hơn nữa, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Trong 5-10 năm tới, với khát vọng “thay đổi để dẫn đầu” cùng với phương châm hành động năm 2021 là “Kỷ cương, chất lượng, chuyển đổi số”, BIDV phấn đấu: Đến năm 2030 trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á; Có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á”.

tập trung mọi nguồn lực cho chuyển Đổi số

Để thực hiện mục tiêu trên, Hội đồng Quản trị BIDV đã ban hành Nghị quyết số 22 ngày 1/1/2021 về Chiến lược kinh doanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định Công nghệ và Ngân hàng số là một trong ba trụ cột phát triển của BIDV, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV cho biết như vậy tại “Ngày hội sáng tạo và truyền thông chiến lược chuyển đổi số BIDV năm 2021”. “Đây là quyết tâm của Hội đồng Quản trị BIDV nhưng tôi mong muốn có sự đồng hành trong triển khai từ Hội sở chính đến tất cả chi nhánh”, Tổng Giám đốc BIDV nói đồng thời cho biết, BIDV đã tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số trên mọi mặt trong thời gian qua, sẽ tiếp tục triển khai nhất quán từ chủ trương, nguồn lực phát triển, đến hành động các cấp trên toàn hệ thống.

Về định hướng chuyển đổi số, ông Lê Ngọc Lâm nhấn mạnh sự nhất quán trong chiến lược triển khai, quán triệt 4 nguyên tắc: Lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi lĩnh vực chuyển đổi số của BIDV; BIDV không thể chuyển đổi số nếu không có nền khách hàng sử dụng sản phẩm số; Xây dựng hệ thống sản phẩm ngân hàng số; Tối ưu hóa các quy trình, rút ngắn quy trình xử lý nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

This article is from: