6 minute read

Chìa khoá mở tương lai bền vững

Chìa khóa

mở tương lai

Advertisement

Phương Linh bền vững

Nghị quyết 534 xác định Vai trò VHKSRR là vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam cho nhận thức, thái độ, hành động của từng cá nhân trong quá trình thực hiện công việc.

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Hà Nội bước vào một đợt bùng phát dịch Covid mới. Tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Hội trường lớn gần 500 chỗ ngồi được sử dụng để làm lớp học giãn cách cho 99 học viên lớp Lãnh đạo NHTL khóa 10 trong buổi chiều các anh chị tham gia tọa đàm về VHKSRR với UVHĐQT Ngô Văn Dũng và PTGĐ Trần Phương.

nâng cao TRách nhiệm của mỗi cán Bộ BiDV

VHKSRR – một khái niệm tưởng như quen mà lạ. Quen là bởi rủi ro và KSRR – vốn là đặc tính và yêu cầu bắt buộc trong hoạt động ngân hàng, thế nhưng VHKSRR lại là một khái niệm khá mới mẻ. Khi mọi thành viên trong tổ chức đều ngầm hiểu, thừa nhận, tuân thủ và thực hành hết sức tự nhiên các giá trị, các nguyên tắc – khi ấy một tổ chức đã xây dựng văn hóa thành công. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì Nghị Quyết 534 về VHKSRR có thể coi là điểm khởi đầu, còn cả một con đường dài với tổng thể nhiều giải pháp để 8 giá trị cốt lõi – 5 nguyên tắc thực hành trở thành tôn chỉ cho mỗi BIDVer. Trong những giải pháp ấy thì truyền thông – đào tạo được kỳ vọng sẽ là cầu nối rút ngắn khoảng cách để VHKSRR được lan tỏa nhanh trong toàn hệ thống.

Chia sẻ với lớp về mục đích ra đời của Nghị Quyết 534, UVHĐQT Ngô Văn Dũng nói đại ý rằng: một ý tưởng quan trọng nhất khi chúng tôi chấp bút viết dự thảo của Nghị Quyết, đó là chúng tôi muốn mỗi chúng ta khi ra các quyết định kinh doanh cũng như khi làm việc hãy luôn luôn đặt ra và trả lời 1 câu hỏi: Nếu là tiền của bạn thì bạn có làm như vậy không? Câu hỏi này sẽ giúp ta có trách nhiệm hơn với chính công việc của mình, thu nhập của mình, đồng nghiệp mình và cũng là trách nhiệm với hệ thống. Và đó cũng chính là tinh thần quan trọng của NGhị quyết 534.

Quả đúng như chia sẻ của UV Ngô Văn Dũng, câu hỏi “Nếu là tiền của bạn, bạn có làm như vậy không” thực sự là câu hỏi có tính chất quyết định để VHKSRR phải trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của BIDV, câu hỏi này cũng khiến tinh thần của VHKSRR trở nên gần gũi và thiết thực hơn bao giờ hết. Bởi kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền, nhưng tiền của ngân hàng có phải là tiền của bạn hay không? Hiểu một cách đơn giản, ngân hàng đang trả lương cho bạn nên tiền của ngân hàng nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hưởng tới túi tiền của bạn (lương cao hay thấp). Vì vậy, khi bạn hành động trách nhiệm với đồng tiền ấy, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng phải chăng, VHKSRR chỉ gắn với những thứ to lớn như khi bạn đặt bút vào đề xuất giải ngân tiền tỷ cho khách hàng?! Câu trả lời của UVHĐQT Ngô Văn Dũng là không, việc kiểm soát rủi ro ở Ngân hàng phải ở tất cả các khâu, các bộ phận. Có khi chỉ đơn thuần là những hành động nhỏ nhặt mỗi ngày, như hết giờ làm bạn tắt điện, tắt máy…; như khi bạn không dễ dàng tặc lưỡi bỏ qua thấy đồng nghiệp nhờ nhau dung account để cho tiện, cho nhanh… ấy cũng là khi VHKSRR đang được thực hành.

Thực hành VhKSRR giúp BiDV pháT TRiển Bền Vững

Bắt đầu của một công trình vĩ đại sụp đổ nhiều khi cũng chỉ là một vết mối xông. Đã có rất nhiều những bài học kinh nghiệm đau đớn mà ngành ngân hàng tài chính trên thế giới đã chứng kiến, và tại buổi tọa đàm, một lần nữa Phó TGĐ Trần Phương chia sẻ những ví dụ về sự sụp đổ của những đế chế ngân hàng có tuổi đời hàng trăm năm trên toàn thế giới đều xuất phát từ hành động của một/một vài cá nhân nhỏ đã không được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Qua những ví dụ này, một thông điệp đã được Phó TGĐ Trần Phương gửi đi: rủi ro có

thể đến từ một hành động nhỏ của một cá nhân, chúng ta đã chứng kiến những đau đớn khi không chỉ mất tiền mà còn mất đồng nghiệp trong những vụ việc đáng buồn đã xảy ra, vì vậy, sẽ không thể có sự phát triển bền vững nếu mỗi cá nhân, dù ở vị trí nào, không đồng lòng nhất trí thực hành VHKSRR trong hệ thống.

Làm ra 3 đồng chỉ được tiêu 1 đồng và phải cất đi 2 đồng – hình ảnh này đã được cả 2 vị lãnh đạo dùng để mô tả về hiện trạng của BIDV khi chênh lệch thu chi thuộc top đầu ngành ngân hàng nhưng tỷ lệ trích lập DPRR quá lớn đã khiến lợi nhuận ngân hàng rơi xuống – đứng cùng hàng với các ngân hàng cổ phần non trẻ khác. Và hình ảnh này chắc hẳn sẽ còn gắn liền với BIDV trong một khoảng thời gian không ngắn nữa. Đó chắc hẳn là trăn trở với những người đang chèo lái con thuyền chung của ngành. Và với mỗi người cán bộ, đó cũng là một hình ảnh khiến ta chạnh lòng bởi nó liên tưởng ta đến với những trang báo mạng ngày ngày tung ra những title ấn tượng: Hé lộ thu nhập khủng của cán bộ ngân hàng ABC... hay Lộ diện Top các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất… mà tìm mãi ta cũng thấy 4 ký tự B-I-D-V thân yêu ở top dưới… Nhưng hỏi rồi, buồn rồi thì phải làm gì? Tương lai của BIDV phụ thuộc vào hành động và nghĩ suy của mỗi cá nhân như tôi và bạn.

Chia sẻ với tâm huyết của các vị lãnh đạo, các thành viên lớp học Ngân hàng tương lai bày tỏ sự đồng thuận với quan điểm phải xây dựng VHKSRR ở BIDV, bởi thực tế là hiện KSRR đang được nhiều cán bộ mặc định gắn liền với tín dụng, thẩm định… với những mảng hoạt động mang lại lợi nhuận lớn, trong khi về bản chất ở tất cả các công việc, các mắt xích từ back đến front office đều có thể xuất hiện rủi ro và nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ gây nên những tác hại khôn lường. Không chỉ xây dựng tốt VHKSRR cho BIDV, một số ý kiến cho rằng BIDV nên chia sẻ và xây dựng VHKSRR ở các đơn vị thành viên để đảm bảo cả hệ thống bền vững, “mạnh khỏe”…

Một số đồng nghiệp của tôi có chia sẻ rằng, anh/chị ấy bị ám ảnh khi phải chứng kiến những phiên tòa có đồng nghiệp của mình đứng trước vành móng ngựa. Những ánh mắt nhìn nhau câm lặng, những cái gật đầu vội vàng … Chẳng gì đáng buồn hơn khi bạn phải chứng kiến một phiên tòa như thế.

Và vì thế, việc VHKSRR sớm được lan tỏa và thực hành rộng rãi ở BIDV sẽ là một trong những chìa khóa để mở cánh cửa tương lai tươi sáng hơn, bền vững hơn.

This article is from: