5 minute read

Nét độc đáo nhà truyền thống Hàn Quốc – Hanok

kHáM pHá NéT đỘC đáo NHà TRuyềN THốNG HàN QuốC

Duy minh

Advertisement

Một trong những nét độc đáo trong văn hóa Hàn Quốc đó là các công trình kiến trúc mang đặc trưng riêng. Trong đó, nhà truyền thống Hanok luôn để lại ấn tượng khó quên với khách du lịch như một biểu tượng của văn hóa dân gian.

kiến trúc ảnH Hưởng bởi nHo giáo

Ảnh hưởng bởi Nho giáo là nét đặc trưng nổi bật trong kiến trúc của Hanok. Sự ảnh hưởng mang tính lịch sử này có thể coi là tất yếu khi Hàn Quốc cũng như các quốc gia Châu Á khác chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến bắt nguồn từ Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Kiến trúc của Hanok có thể xem như sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở truyền thống của Triều Tiên và Nhật Bản, được cải tiến để phù hợp với địa hình và đảm bảo khả năng tránh lũ.

Cấu trúc của một quần thể nhà Hanok gồm 4 phần chính: (i) Bondang (khu nhà chính) nằm ngay ở trung tâm và là nơi sinh hoạt của chủ gia đình; (ii) Haengrang chae (khu vực sân vườn) là không gian mở tươi xanh,

thường được bố trí rất nhiều loại cây, tạo sự hòa hợp với thiên nhiên cho ngôi nhà; (iii) Anchae (nhà biệt lập) thường thấy trong các quần thể nhà của quý tộc xưa và được gọi là Chodang nếu dành cho tiểu thư hay Seodang nếu dành cho công tử chưa lập gia đình; (iv) Sarang chae (khu dành cho khách) dùng làm phòng nghỉ cho người thân hoặc khách khi đến chơi.

Kiến trúc Hanok được nhiều kiến trúc sư trên thế giới đánh giá cao về độ phù hợp với từng điều kiện và khả năng chịu lũ, cũng như các cơn địa chấn bất ngờ. Ngày nay, Hanok thường được vận dụng để sáng tạo những công trình kiến trúc mới mang hơi thở dân gian hoặc dùng làm địa điểm lưu trú cho khách du lịch, nhà hàng, chùa….

vật liệu tHiên nHiên, tHân tHiện với môi trường

Những ngôi nhà Hanok được làm từ các nguyên liệu chủ yếu là gỗ kết hợp với đất, đá, thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế. Riêng phần mái của Hanok được xếp bằng gạch ngói, khéo léo tạo nên các đường cong (gọi là Cheoma). Độ cong và dài của Cheoma có thể được điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào nhà. Ngoài ra, một nguyên liệu không thể thiếu khi xây dựng Hanok chính là Hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc) được quết một lớp dầu làm bóng và chống thấm nước, dùng để làm cửa sổ và cửa ra vào để tô điểm và tạo độ thoáng cho ngôi nhà.

Chung một kiểu kiến trúc, thiết kế thế nhưng dựa vào vật liệu và hình dáng của ngôi nhà, Hanok cũng được phân loại theo tầng lớp xã hội. Trong khi những ngôi nhà mái cong lát gạch của tầng lớp quý tộc không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật tuyệt vời và thể hiện được vị trí của gia chủ trong xã hội, thì những ngôi nhà của thường dân chỉ được lợp bằng rơm và đơn thuần đáp ứng chức năng để ở.

Mặc dù được làm từ các vật liệu thiên nhiên nhưng nếu quản lý tốt, Hanok rất bền với thời gian. Các ngôi nhà Hanok lâu đời nhất của Hàn Quốc có thể kể đến như: Chính điện Geungnakjeon của chùa Bongjeongsa ở Andong được xây dựng vào đầu những năm 1200 hay nhà cổ Yun Jeung (xây dựng khoảng năm 1650) ở thành phố Nonsan…

“Hệ tHống Điều Hòa Hai cHiều” tự nHiên

Bên cạnh những đặc điểm về kiến trúc và vật liệu, điểm đặc trưng làm nên “thương hiệu” của nhà truyền thống Hanok là hệ thống sưởi dưới sàn nhà để chống lại giá rét trong mùa đông và cách lắp đặt các tấm lót sàn (được gọi là Maru) để giữ cho ngôi nhà thoáng mát trong mùa hè nóng ẩm. Đây được xem như “hệ thống điều hòa hai chiều” khiến cho Hanok luôn đem lại cảm giác thoải mái, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của nước ôn đới như Hàn Quốc. Hệ thống sưởi dưới sàn Hanok được gọi là Ondol (có nghĩa là hòn đá nóng) là hệ thống dẫn nhiệt dưới lớp đá của sàn nhà, tận dụng hơi nóng từ bếp lửa làm ấm sàn trước khi chúng thoát ra ngoài theo đường ống khói. Nhờ hệ thống này mà vào mùa đông, người Hàn xưa chỉ cần giữ cho bếp luôn đỏ lửa, nhà sẽ luôn ấm áp.

Cùng với đó, các lớp ván lót sàn luôn được đặt cách mặt đất một khoảng nhất định, tạo điều kiện cho khí nóng và khí lạnh được tự do lưu thông, khiến cho căm nhà trở nên thoáng mát vào mùa hè.

Lối kiến trúc sáng tạo và khoa học kết hợp giữa Ondol và Maru tạo cho ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc một không gian sống thoải mái. Ngày nay, lối kiến trúc này vẫn được vận dụng trong việc xây dựng những tòa nhà cao tầng hiện đại để mang lại sự tiện nghi tối ưu nhất, chỉ khác rằng hệ thống ống khói sẽ được thay bằng hệ thống ống nước nóng để phù hợp với thiết kế chung.

nHững kHu pHố Hanok nổi tiếng

Bởi những nét độc đáo và giá trị truyền thống vốn có, Hanok luôn được xem là một nét di sản văn hóa của Hàn Quốc và được bảo tồn cho đến ngày nay.

Rất nhiều làng Hanok của Hàn Quốc đã trở thành những địa điểm du lịch “không thể không ghé qua” khi du khách đặt chân đến đất nước này. Trong đó, có thể kể đến những địa danh như: Làng Hanok Bukchon, Làng cổ Seongeup, Làng Oeam, Làng Hahoe…

Những ngôi làng cổ này, bên cạnh giá trị du lịch còn là những minh chứng huyền thoại cho lịch sử nghìn năm của Hàn Quốc, là những di sản mang đậm dấu ấn văn hóa của một dân tộc.

This article is from: