7 minute read
Đồng hành để vượt khó
Hà aN
Với tinh thần nỗ lực, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp và người dân, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19. Các ngân hàng thương mại đã quyết định giảm hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả.
Advertisement
từ chíNh sách đếN cuộc sốNg
Ngay từ khi có dịch Covid-19, một trong những giải pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai rất quyết liệt, đồng bộ đó là ban hành văn bản hướng dẫn các Tổ chức tín dụng (TCTD) hỗ trợ khách hàng thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo chỉ đạo của NHNN tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN, sau đó là Thông tư 03/2021/TTNHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/ TT-NHNN), các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay đối với khoảng gần 800.000 khách hàng với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, các ngân hàng đã tích cực giảm lãi trực tiếp, gián tiếp cho cả khoản vay cũ, mới. Thống kê sơ bộ từ năm 2020 đến nay, tổng số chi phí giảm lãi của các TCTD khoảng 18.830 tỷ đồng. Trước diễn biến phức tạp của đợt dịch thứ tư này Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tiếp tục kêu gọi 16 ngân hàng thương mại có quy mô lớn đồng thuận cam kết giảm thêm khoảng 20.300 tỷ đồng lãi suất cho vay. Chi phí hỗ trợ thực tế tuỳ thuộc quy mô mỗi ngân hàng và từng đối tượng khách hàng. Thực hiện vai trò chủ đạo, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank) mỗi ngân hàng đã cam kết và sẵn sàng dành thêm hàng ngàn tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, người dân tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch cũng như các tỉnh, thành phải thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
BIDV cũng vừa công bố từ nay đến hết 31/12/2021 sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu đồng thời triển khai các gói vay mới với lãi suất thấp dành cho khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 19 tỉnh/thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng ngân sách hỗ trợ lên đến 1.000 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, BIDV đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp với tổng nguồn lực dự kiến lên đến hơn 6.100 tỷ đồng. Vietcombank cũng cam kết thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với tất cả khách hàng đợt thứ 8 và cũng là đợt giảm lãi suất lớn nhất kể từ năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát với tổng mức lãi suất cắt giảm lên tới gần 1.800 tỉ đồng. Theo đó, tổng số tiền lãi Vietcombank hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 dự kiến lên tới 4.000 tỉ đồng và cả năm 2021 là hơn 6.000 tỉ đồng. Vietinbank cũng sẽ giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm cho các khách hàng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Dự kiến tổng số tiền lãi và phí VietinBank hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 trên 2.000 tỷ đồng và cả năm lên tới trên 6.000 tỷ đồng. Ngoài các Ngân hàng thương mại Nhà nước, nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần như HDBank, Techcombank, MSB… cũng công bố nhiều chương trình giảm lãi suất cho vay bình quân 1 - 2%/năm đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.
cầN sự chuNg tay góp sức
Ngoài những chương trình hỗ trợ của các TCTD, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai chương trình cho vay hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến ngày 14/8/2021, hệ thống Ngân
hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt 274 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền hơn 170,2 tỷ đồng để trả lương cho 48.861 lượt người lao động.
Ngoài các đợt giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, các TCTD còn thực hiện miễn, giảm nhiều loại phí cho khách hàng. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng đã miễn, giảm cho khách hàng trong thời gian vừa qua khoảng 1.100 tỷ đồng. Việc miễn, giảm phí của ngân hàng được xem là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho khách hàng trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 kể từ khi bùng phát cho tới nay. Do đó, thực hiện chỉ đạo của NHNN, ngày 1/8/2021, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tiếp tục triển khai chương trình giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử lần thứ hai trong năm 2021. Theo đó, NAPAS giảm từ 50% đến 75% phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ so với mức phí hiện hành, áp dụng từ ngày 1/8/2021 đến cuối năm 2021.
Từ việc giảm phí này của NAPAS các TCTD có thêm điều kiện triển khai chương trình miễn giảm phí, đặc biệt là cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm góp
Các hoạt động an sinh xã hội cũng luôn được toàn ngành đặc biệt quan tâm, hưởng ứng. Từ năm 2020 tới nay, tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành Ngân hàng đã dành trên 1.550 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng chống Covid-19, mua máy y tế, sinh phẩm chuẩn đoán Covid-19… Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19, NHNN Việt Nam đã vận động các ngân hàng thể chung tay thực hiện mục tiêu của Bộ Chính trị và Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin. Tổng số tiền ngành ngân hàng ủng hộ cho quỹ vắc xin khoảng 750 tỷ đồng”.
phần phòng chống dịch Covid-19. Đơn cử, từ nay đến hết 31/12/2021, BIDV triển khai miễn 100% phí chuyển tiền trực tuyến và phí chuyển tiền 24/7 qua ATM, miễn phí trọn đời 10 loại phí khi tham gia gói B-Free và giảm 5% phí rút tiền trên ATM… Vietcombank cũng giảm hàng loạt các loại phí dịch vụ trên toàn bộ các kênh: Quầy giao dịch, ATM, Ngân hàng số VCB Digibank, VCB_iB@nking và VCB Money cho các tất cả các đối tượng khách hàng.
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nhưng trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế nên họ đã xác định chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, người dân là trách nhiệm chung. Thế nhưng hiện ngân hàng chưa nhận được sự góp sức chung tay của các Bộ ngành liên quan.
Đơn cử như vấn đề giảm giá cước tin nhắn phục vụ khách hàng. Thông tin từ VNBA cho biết, hiện 100% thành viên của VNBA đã miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, nhiều loại phí giảm tới 75 - 100%. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, phí đầu vào ngân hàng phải trả cho các nhà mạng viễn thông khi sử dụng dịch vụ SMS trên điện thoại thì vẫn không được giảm. Ước tính mỗi năm, mỗi Ngân hàng thương mại Nhà nước đã phải chi trả từ 300 đến 400 tỷ đồng cho phí SMS. Từ tháng 4/2020, VNBA có công văn gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương đương với mức giá cước thông thường hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng. Gần đây nhất, ngày 9/8/2021, VNBA tiếp tục có văn bản số 276/HHNH-PLNV về việc giảm mức giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông về nội dung này. Song, đến nay, chưa một lần nào VNBA nhận được hồi âm của các doanh nghiệp viễn thông về vấn giảm phí dịch vụ để chung tay hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn.