Nhịp tiêu điểm đập thị trường
Đồng hành để vượt khó Hà An
Với tinh thần nỗ lực, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp và người dân, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19. Các ngân hàng thương mại đã quyết định giảm hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả. Từ chính sách đến cuộc sống Ngay từ khi có dịch Covid-19, một trong những giải pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai rất quyết liệt, đồng bộ đó là ban hành văn bản hướng dẫn các Tổ chức tín dụng (TCTD) hỗ trợ khách hàng thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo chỉ đạo của NHNN tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN, sau đó là Thông tư 03/2021/TTNHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/ TT-NHNN), các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay đối với khoảng gần 800.000 khách hàng với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, các ngân hàng đã tích cực giảm lãi trực tiếp, gián tiếp cho cả khoản vay cũ, mới. Thống kê sơ bộ từ năm 2020 đến nay, tổng số chi phí giảm lãi của các TCTD khoảng 18.830 tỷ đồng. Trước diễn biến phức tạp của đợt dịch thứ tư này Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tiếp tục kêu gọi 16 ngân hàng thương mại có quy mô lớn đồng thuận cam kết giảm thêm khoảng 20.300 tỷ đồng lãi suất cho
20
vay. Chi phí hỗ trợ thực tế tuỳ thuộc quy mô mỗi ngân hàng và từng đối tượng khách hàng. Thực hiện vai trò chủ đạo, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank) mỗi ngân hàng đã cam kết và sẵn sàng dành thêm hàng ngàn tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, người dân tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch cũng như các tỉnh, thành phải thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. BIDV cũng vừa công bố từ nay đến hết 31/12/2021 sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu đồng thời triển khai các gói vay mới với lãi suất thấp dành cho khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 19 tỉnh/thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng ngân sách hỗ trợ lên đến 1.000 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, BIDV đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp với tổng nguồn lực dự kiến lên đến hơn 6.100 tỷ đồng. Vietcombank cũng cam kết thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với tất cả khách hàng đợt thứ 8 và cũng là đợt giảm lãi suất lớn nhất kể từ năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát với
Đầu tư Phát triển Số 289 Tháng 8. 2021
tổng mức lãi suất cắt giảm lên tới gần 1.800 tỉ đồng. Theo đó, tổng số tiền lãi Vietcombank hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 dự kiến lên tới 4.000 tỉ đồng và cả năm 2021 là hơn 6.000 tỉ đồng. Vietinbank cũng sẽ giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm cho các khách hàng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Dự kiến tổng số tiền lãi và phí VietinBank hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 trên 2.000 tỷ đồng và cả năm lên tới trên 6.000 tỷ đồng. Ngoài các Ngân hàng thương mại Nhà nước, nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần như HDBank, Techcombank, MSB… cũng công bố nhiều chương trình giảm lãi suất cho vay bình quân 1 - 2%/năm đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Cần sự chung tay góp sức Ngoài những chương trình hỗ trợ của các TCTD, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai chương trình cho vay hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến ngày 14/8/2021, hệ thống Ngân