7 minute read

Đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường đi vào huyền thoại

đường hồ chí Minh trên biển

con đường đi vào hUYền thoại

Advertisement

ĐạT TIếN

“Đường Hồ Chí Minh trên biển” là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông. Tuyến đường được mở ngày 23/10/1961 để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam…

Hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), cùng nhìn lại, suy ngẫm về những trang sử hào hùng của dân tộc và kỳ tích con đường Hồ Chí Minh trên biển năm nào; cùng ngẫm lại những nhân tố cơ bản để tạo nên thắng lợi của đường Hồ Chí Minh trên biển năm xưa.

đườNg hồ chí miNh trêN biểN - một huyềN thoại có thật

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một “kỳ tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, đã góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lịch sử với bao kỳ tích hào hùng của dân tộc ta, mỗi kỳ tích là một chuỗi những sự kiện mang dáng dấp một câu chuyện huyền thoại, vượt khỏi sự hình dung thông thường. Một trong số đó mang tên Con đường Hồ Chí Minh trên biển.

Cách đây 60 năm, trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn cam go và đầy thử thách, đây cũng là khoảng thời gian mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từ thế phòng thủ chuyển sang thế tiến công. Khi con đường chi viện trên bộ chưa thể vươn tới các chiến trường xa hậu phương miền Bắc, sâu trong vùng địch chiếm đóng, thì những chuyến tàu bí mật vượt sóng Biển Đông, vượt qua sự ngăn chặn, kiểm soát ngặt nghèo của quân thù,... đã góp phần tiếp tế vũ khí, bổ sung lực lượng cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam đánh mạnh, thắng lớn.

coN đườNg thể hiệN NhãN quaN Nhạy béN, tài tìNh của đảNg và bác hồ kíNh yêu

Trong quá trình hoạch định đường lối kháng chiến, cùng với việc xác định chiến lược cách mạng cho hai miền Nam - Bắc, Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ chi viện chiến lược cho cuộc đấu tranh của quân và dân ta ở miền Nam là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định thành bại của cuộc kháng chiến.

Có thể nói, quá trình hoạch định đường lối kháng chiến là quá trình Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, tỉ mỉ công tác chi viện chiến trường thông qua Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. Sự nhìn nhận từ sớm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của công tác chi viện chiến trường đã tạo bước phát triển vững chắc, mạnh mẽ cho cách mạng miền Nam. Con đường chi viện trên biển đã ghi dấu ấn quan trọng, thúc đẩy sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng trên chiến trường, góp phần vào thắng lợi của những trận đánh gây tiếng vang lớn như: Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Bình Giã, Ba Gia, Vạn Tường...

Như vậy, quyết định đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở con đường vận tải quân sự chiến lược chi viện miền Nam trên hướng biển, đã thể hiện rõ nhãn quan nhạy bén, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh; đáp ứng khát vọng cháy bỏng và quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

coN đườNg kết Nối giữa hậu phươNg miềN bắc với tiềN tuyếN miềN Nam

Vấn đề xây dựng hậu phương chiến lược miền Bắc vững mạnh làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta. Trong thời gian này, Đảng xác định, phải xây dựng miền Bắc thực sự trở thành “nền gốc” cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đồng thời, chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa hậu phương với tiền tuyến, tính chất, nhiệm vụ của từng miền trong việc thực hiện mục tiêu chung.

Về vấn đề này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) chỉ rõ: miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai…; xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng chính là xây dựng hậu phương cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Có thể thấy rằng, suốt chiều dài của cuộc kháng chiến, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò của mình, quân và dân ở hậu phương cũng như tiền tuyến, miền Bắc cũng như miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa xây dựng và chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng “chống Mỹ, cứu nước”, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Con đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm tháng ấy đã góp phần xứng đáng vào quá trình kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn.

coN đườNg thể hiệN sự sáNg tạo troNg tổ chức, sử dụNg các phươNg thức vậN chuyểN

Phương thức vận chuyển giữ vai trò quan trọng, nhất là trong điều kiện phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hạn chế, trong hoàn cảnh vừa phải chống chọi với sóng to, gió lớn của biển cả vừa vượt qua sự ngăn chặn quyết liệt của đối phương có trang bị phương tiện chiến đấu hiện đại. Ý thức sâu sắc vấn đề đó và thông qua nghiên cứu về khả năng phương tiện, con người và kinh nghiệm sau chuyến dùng thuyền từ miền Nam ra miền Bắc thành công, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức, sử dụng các loại tàu vận chuyển theo phương thức phù hợp, từ miền Bắc vận chuyển nhân lực, vật lực vào chiến trường miền Nam - nơi xa hậu phương nhất, sau đó phát triển ra chiến trường Khu 6 và Khu 5.

Thực hiện phương thức vận chuyển mới, Quân chủng Hải quân sử dụng tàu đi xa bờ, xen lẫn vào dòng tàu buôn ngược xuôi ngoài Biển Đông, nhiều lúc gặp khó khăn, tổn thất, do địch tăng cường vây ráp, đánh phá quyết liệt, song nhờ tổ chức phù hợp, khéo léo, kiên quyết, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ, ta đã đưa hàng nghìn cán bộ, vận chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí vào chiến trường bằng đường biển, đáp ứng kịp thời cho quân và dân miền Nam chiến đấu giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Những phương thức vận tải đường biển linh hoạt, sáng tạo trong kháng chiến chống Mỹ đã đặt nền móng cho việc hình thành nghệ thuật vận tải quân sự trên biển và chắc chắn rằng, những kinh nghiệm quý báu của phương thức vận tải quân sự này sẽ còn nguyên giá trị vận dụng trong vận tải, bảo đảm chiến đấu và công tác cho lực lượng Hải quân nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc hiện nay và cả sau này.

Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” của tuyến vận tải quân sự - Đường Hồ Chí Minh trên biển - một trong những nhân tố góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những thành tích và bài học kinh nghiệm về mở đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là di sản vô cùng quý báu, phải được giữ gìn và tiếp tục phát huy, phát triển trong những điều kiện mới.

This article is from: