Hướng tiêu điểm tới kỷ niệm 60 năm ngày mở đường hồ chí minh trên biển
Đường Hồ Chí Minh trên biển Con đường đi vào huyền thoại Đạt Tiến
“Đường Hồ Chí Minh trên biển” là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông. Tuyến đường được mở ngày 23/10/1961 để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam…
H
ướng đến kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), cùng nhìn lại, suy ngẫm về những trang sử hào hùng của dân tộc và kỳ tích con đường Hồ Chí Minh trên biển năm nào; cùng ngẫm lại những nhân tố cơ bản để tạo nên thắng lợi của đường Hồ Chí Minh trên biển năm xưa. Đường Hồ Chí Minh trên biển - Một huyền thoại có thật Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một “kỳ tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức
26
quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, đã góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lịch sử với bao kỳ tích hào hùng của dân tộc ta, mỗi kỳ tích là một chuỗi những sự kiện mang dáng dấp một câu chuyện huyền thoại, vượt khỏi sự hình dung thông thường. Một trong số đó mang tên Con đường Hồ Chí Minh trên biển. Cách đây 60 năm, trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn cam go và đầy thử thách, đây cũng là khoảng thời gian mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từ thế phòng thủ chuyển sang thế tiến
Đầu tư Phát triển Số 289 Tháng 8. 2021
công. Khi con đường chi viện trên bộ chưa thể vươn tới các chiến trường xa hậu phương miền Bắc, sâu trong vùng địch chiếm đóng, thì những chuyến tàu bí mật vượt sóng Biển Đông, vượt qua sự ngăn chặn, kiểm soát ngặt nghèo của quân thù,... đã góp phần tiếp tế vũ khí, bổ sung lực lượng cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam đánh mạnh, thắng lớn. Con đường thể hiện nhãn quan nhạy bén, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu Trong quá trình hoạch định đường lối kháng chiến, cùng với việc xác định chiến lược cách mạng cho hai miền Nam - Bắc, Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ chi viện chiến lược cho cuộc đấu tranh của quân và dân ta ở miền Nam là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định thành bại của cuộc kháng chiến. Có thể nói, quá trình hoạch định đường lối kháng chiến là quá trình Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, tỉ mỉ công tác chi viện chiến trường thông qua Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. Sự nhìn nhận từ sớm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của công tác chi viện chiến trường đã tạo bước phát triển vững chắc, mạnh mẽ cho cách mạng miền Nam. Con đường chi viện trên biển đã ghi dấu ấn quan trọng, thúc đẩy sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng trên chiến trường, góp phần vào thắng lợi của những trận đánh gây tiếng vang lớn như: Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Bình Giã, Ba Gia, Vạn Tường... Như vậy, quyết định đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở con đường vận tải quân sự chiến lược chi viện miền Nam trên hướng biển, đã thể hiện rõ nhãn quan nhạy bén, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh; đáp ứng khát vọng cháy bỏng và quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.