8 minute read
Ngân hàng đang chịu nhiều áp lực
NgâN hÀNg
đaNg chịu NhIều áp lực
Advertisement
an Bình
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng. Song diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nguy cơ nợ xấu tăng, ngân hàng cũng cần được hỗ trợ bằng những cơ chế, chính sách mới để tiếp tục củng cố sức khỏe tài chính, ổn định hoạt động kinh doanh.
lãi Suất giảm, tăng trưởng tín Dụng Chững lại
Tại Nghị quyết số 88/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021, Chính phủ yêu cầu NHNN chỉ đạo các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: cơ cấu lại các khoản nợ; tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tại các địa bàn có dịch đang diễn biến phức tạp; hỗ trợ khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh… Đồng thời, các TCTD cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay; tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng…
Tại buổi họp báo sau phiên họp Chính phủ hôm 11/8/2021, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, lãi suất toàn hệ thống trung bình giảm khoảng 1,21,5% trong năm 2020 và giảm thêm khoảng 0,5% trong 7 tháng đầu năm 2021. NHNN tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng thương mại (NHTM) giảm tiếp lãi suất cho các doanh nghiệp thông qua hai nguồn gồm cắt giảm tối đa chi phí hoạt động và chia sẻ lợi nhuận của các NHTM… Từ trung tuần tháng 8/2021, các TCTD đồng loạt triển khai nhiều chương trình giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, trong đó khối NHTM Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay 1-2% so với trước đây; khối NHTM cổ phần giảm 0,5-1%.
Tháng trước, một số ngân hàng đã được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với kỳ vọng duy trì sự hồi phục của nền kinh tế, song dịch bệnh Covid-19 có thể khiến nhu cầu vay vốn suy giảm và nợ xấu gia tăng. Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 11/8/2021, tăng trưởng tín dụng 7 tháng năm 2021 đạt 6,66%, và tăng 1,13% so với tháng 6/2021. Đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng tín dụng bắt đầu chậm lại. Theo khảo sát của Vụ Dự báo Thống kê (NHNN), dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD dự báo tăng 4,7% trong quý 3/2021 và tăng 13,1% trong cả năm 2021, thấp hơn mức kỳ vọng 14,7% tại kỳ điều tra trước, do lo ngại tác động khó lường của dịch Covid-19 trong nửa cuối năm 2021.
Dấu hiệu tín dụng chững lại có thể thấy rõ nhất qua sự sụt giảm liên tục của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 8/2021. Tại tuần thứ ba của tháng, lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đồng loạt giảm xuống dưới mức 1%, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 tới nay, lần lượt còn 0,66%; 0,74% và 0,90%/ năm. Không chỉ lãi suất mà doanh số giao dịch liên ngân hàng cũng giảm mạnh. Các chuyên gia nhận định: diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở Việt Nam vẫn tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đầu tư. Yếu tố này phần nào đã làm giảm nhu cầu tín dụng, qua đó tiếp tục giữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dồi dào.
Cần Sớm Ban hành kế hoạCh xử lý nợ xấu
Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm vừa phòng chống dịch, vừa hỗ trợ khách hàng. NHNN ban hành Thông tư 01/2020/TTNHNN (Thông tư 01) và sau đó là Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03) để tạo cơ sở pháp lý
cho các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nếu chỉ tính riêng khoản nợ đã được các TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay khoảng gần 800 nghìn khách hàng với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng.
Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khiến những quy định tại Thông tư 01 và Thông tư 03 đã có nhiều bất cập. Theo Thông tư 03, TCTD chỉ được cơ cấu số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 4/2021 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó trong trả nợ. Nhiều khoản nợ cần được cơ cấu nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại Thông tư 03. Do đó, các ngân hàng kiến nghị, NHNN xem xét cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản giải ngân sau ngày 10/6/2020; hoặc xem xét không quy định thời gian phát sinh nợ trước ngày 10/6/2020 mà chỉ quy định về thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi để đảm bảo chủ động, linh hoạt trong thực hiện khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho rằng: Các TCTD cũng đang chịu tác động rất lớn của dịch Covid-19. Ngoài nỗ lực duy trì hoạt động, các TCTD còn có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng thông qua các biện pháp như cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi suất, phí... Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, quy định các TCTD phải trích tối thiểu 30% số tiền dự phòng, cụ thể phải trích bổ sung đến ngày 31/12/2021 là khá lớn, rất khó cho TCTD. Bên cạnh kiến nghị sửa đổi một số quy định tại Thông tư 03, các TCTD cũng mong muốn được kéo dài thời hạn trích lập dự phòng bổ sung, có thể trong 5 năm, để giảm tải áp lực tài chính nhằm có thêm nguồn lực vừa phát triển kinh doanh, vừa triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.
Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Trong thời gian tới, NHNN điều chỉnh Thông tư 01, Thông tư 03 theo hướng rõ ràng hơn cả về thời điểm được cơ cấu cũng như kéo dài thời hạn được phép cơ cấu các khoản nợ cho các doanh nghiệp. Chính sách mới phù hợp với thực trạng, từng đối tượng, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp khác nhau để đưa ra mức độ cơ cấu phù hợp. Khi điều chỉnh chính sách này, NHNN muốn tính đến câu chuyện dài hơi hơn, không chỉ giảm bớt khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp mà cả khi kết thúc giãn cách. NHNN sẽ sửa lại hoặc ban hành Thông tư mới thay thế nhằm tạo sự rõ ràng, chủ động hơn, đồng thời khẳng định sự quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế của ngành ngân hàng trong thời gian tới.
Theo báo cáo công bố tháng 8/2021, Word Bank cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, khiến nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn và một số khu công nghiệp phải đóng cửa phòng dịch, cơ quan phụ trách chính sách tiền tệ cần thận trọng với những rủi ro đang gia tăng về nợ xấu. Việc triển khai thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể che lấp một phần mức độ dễ bị tổn thương của bên vay và các ngân hàng, vì vậy cần được theo dõi chặt chẽ. Do đó, cơ quan quản lý cần sớm ban hành kế hoạch xử lý nợ xấu, không cho phép gánh nặng nợ xấu kéo dài trong hệ thống ngân hàng vì điều này có thể hạn chế vai trò hỗ trợ tăng trưởng bao trùm của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, cũng cần có cơ chế rõ ràng để xử lý những ngân hàng yếu kém và đang gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II.
Báo cáo tháng 8/2021 về kinh tế Việt Nam với chủ đề “Việt Nam số hóa - Con đường đến tương lai”, World Bank dự báo: Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021 và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5% đến 7% năm 2022. Khi các động lực tăng trưởng đã được củng cố, chính sách tiền tệ sẽ trở lại vị thế trung lập từ năm 2022. Chính sách tiền tệ sẽ tập trung nhiều hơn vào mục tiêu ổn định lạm phát nên lạm phát dự kiến vẫn thấp hơn mục tiêu chính sách 4% của NHNN...