Nghiên tiêu điểm cứu trao đổi
Ngân hàng
đang chịu nhiều áp lực An Bình
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng. Song diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nguy cơ nợ xấu tăng, ngân hàng cũng cần được hỗ trợ bằng những cơ chế, chính sách mới để tiếp tục củng cố sức khỏe tài chính, ổn định hoạt động kinh doanh. Lãi suất giảm, tăng trưởng tín dụng chững lại Tại Nghị quyết số 88/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021, Chính phủ yêu cầu NHNN chỉ đạo các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: cơ cấu lại các khoản nợ; tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tại các địa bàn có dịch đang diễn biến phức tạp; hỗ trợ khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh… Đồng thời, các TCTD cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay; tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng… Tại buổi họp báo sau phiên họp Chính phủ hôm 11/8/2021, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, lãi suất toàn hệ thống trung bình giảm khoảng 1,21,5% trong năm 2020 và giảm thêm khoảng 0,5% trong 7 tháng đầu
50
năm 2021. NHNN tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng thương mại (NHTM) giảm tiếp lãi suất cho các doanh nghiệp thông qua hai nguồn gồm cắt giảm tối đa chi phí hoạt động và chia sẻ lợi nhuận của các NHTM… Từ trung tuần tháng 8/2021, các TCTD đồng loạt triển khai nhiều chương trình giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, trong đó khối NHTM Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay 1-2% so với trước đây; khối NHTM cổ phần giảm 0,5-1%. Tháng trước, một số ngân hàng đã được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với kỳ vọng duy trì sự hồi phục của nền kinh tế, song dịch bệnh Covid-19 có thể khiến nhu cầu vay vốn suy giảm và nợ xấu gia tăng. Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 11/8/2021, tăng trưởng tín dụng 7 tháng năm 2021 đạt 6,66%, và tăng 1,13% so với tháng 6/2021. Đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng tín dụng bắt đầu chậm lại. Theo khảo sát của Vụ Dự báo Thống kê (NHNN), dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD dự báo tăng 4,7% trong quý 3/2021 và tăng 13,1% trong cả năm 2021, thấp hơn mức kỳ vọng 14,7% tại kỳ điều tra trước, do lo ngại tác động khó lường của dịch Covid-19 trong nửa cuối năm 2021. Dấu hiệu tín dụng chững lại có thể thấy rõ nhất qua sự sụt giảm
Đầu tư Phát triển Số 289 Tháng 8. 2021
liên tục của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 8/2021. Tại tuần thứ ba của tháng, lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đồng loạt giảm xuống dưới mức 1%, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 tới nay, lần lượt còn 0,66%; 0,74% và 0,90%/ năm. Không chỉ lãi suất mà doanh số giao dịch liên ngân hàng cũng giảm mạnh. Các chuyên gia nhận định: diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở Việt Nam vẫn tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đầu tư. Yếu tố này phần nào đã làm giảm nhu cầu tín dụng, qua đó tiếp tục giữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dồi dào. Cần sớm ban hành kế hoạch xử lý nợ xấu Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm vừa phòng chống dịch, vừa hỗ trợ khách hàng. NHNN ban hành Thông tư 01/2020/TTNHNN (Thông tư 01) và sau đó là Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03) để tạo cơ sở pháp lý