8 minute read
Doanh nghiệp FDI: Một trong những trụ cột khách hàng của BIDV
tiêu điểm Trên đường pháT Triển Doanh nghiệp FDI
Một trong những trụ cột khách hàng của Bidv
Advertisement
Vương Thành Long*
Khối FDI tiếp tục giữ vững vai trò là một trong những trụ cột kinh tế của Việt Nam, đóng góp khoảng hơn 20% GDP, 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tại BIDV, số lượng khách hàng FDI lên tới trên 5.500 doanh nghiệp, tăng bình quân 20% trong 5 năm qua.
Việt Nam – Điểm ĐếN Ngày càNg hấp dẫN của các doaNh Nghiệp Fdi
Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ chính trị chỉ rõ: “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác...”. Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, dù trải qua năm 2020 đầy sóng gió, BIDV đã và đang tiếp tục đồng hành hiệu quả với các doanh nghiệp FDI …
Với các yếu tố thuận lợi như: (i) tình hình chính trị ổn định, an toàn, trật tự xã hội được đảm bảo, (ii) thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, (iii) vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, phát triển, (iv) lực lượng lao động có tay nghề, (v) triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực trong các năm qua, và khả năng phục hồi mạnh mẽ từ 2021, Việt Nam hiện tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ.
Năm 2020 là năm có nhiều biến động do ảnh hưởng toàn cầu của đại dịch Covid-19, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khiến hoạt động FDI toàn cầu ước tính suy giảm khoảng 40% so với 2019. Trong bối cảnh đó, nhờ thành công trong việc khống chế, kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế nhìn nhận và đánh giá là đất nước an toàn, điểm đến đầu tư hấp dẫn với kết quả thu hút FDI năm 2020 tương đối khả quan (tổng vốn thực hiện dự án đầu tư khoảng 20 tỷ USD, tương ứng 98% so với năm 2019). Khối FDI tiếp tục giữ vững vai trò là một trong những trụ cột kinh tế của Việt Nam, đóng góp khoảng hơn 20% GDP, 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo ra hơn 4 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 6-7 triệu việc làm gián tiếp.
ĐồNg hàNh cùNg tăNg trưởNg
Mục tiêu chiến lược ưu tiên cho giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết 22/NQ-BIDV ngày 11/1/2021 chỉ rõ: “cơ cấu nền khách hàng chuyển dịch tích cực, phát triển khách hàng FDI....”.
Trải qua 5 năm thành lập và hoạt động, Ban Khách hàng Doanh nghiệp nước ngoài (KHDNNN) với vai trò trung tâm, đã tham mưu Ban lãnh đạo từng bước hoàn thiện mô hình kinh doanh phân khúc FDI: từ xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ đào tạo, củng cố đội ngũ bán hàng chi nhánh, đến trực tiếp tổ chức hoạt động marketing cùng chi nhánh tới các doanh nghiệp FDI,… Đến nay, số lượng khách hàng FDI của BIDV đã lên tới 5.546 doanh nghiệp (tăng bình quân 20% trong 5 năm qua), huy động vốn cuối kỳ đạt 70.759 tỷ (tăng trưởng 574% trong 5 năm), dư nợ bình quân đạt 21.255 tỷ đồng, tổng thu nhập thuần đạt 1.203 tỷ đồng. Huy động vốn gia tăng mạnh mẽ với tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn cao (chiếm tỷ trọng 29% tổng huy động vốn bình quân) và huy động vốn ngoại tệ tốt (tăng ròng 43 triệu USD, tăng trưởng 14,7% so với năm 2019).
Hiện nay, BIDV đã hình thành và xây dựng được đội ngũ cán bộ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp
FDI ngày càng lớn mạnh. Tại Trụ sở chính, đội ngũ cán bộ BIDV, các nhân sự phái cử của Hana Bank, các NH Nhật Bản, được chia thành các nhóm Khách hàng theo quốc tịch (Quốc tế, Nhật Bản, Hoa ngữ, Hàn Quốc), nhóm Phát triển Sản phẩm và Hỗ trợ Chi nhánh, nhóm Tư vấn Pháp lý và M&A… Tại nhiều chi nhánh trong hệ thống, Ban giám đốc đã quan tâm hơn đến việc phát triển khách hàng FDI, tăng cường đội ngũ và phát triển kỹ năng nghiệp vụ các cán bộ quản lý khách hàng FDI.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp FDI, BIDV đã ban hành các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19. Thiết kế các chính sách phản ánh sự khác biệt, BIDV đã ban hành quy định số 1539/QyĐ-BIDV tháo gỡ khó khăn về chính sách trong tiếp cận cấp tín dụng đối với cấp tín dụng ngắn hạn khách hàng FDI lớn và rất lớn. Điểm đáng tự hào là nhiều các doanh nghiệp có quy mô rất lớn, có danh tiếng toàn cầu như Canon, Suzuki, Yamaha, Samsung, Foxconn, Huyndai, Lotte, VGSI, Hyosung, Formosa, Huawei, Goertek, VSIP, BWID, … đã trở thành khách hàng của BIDV.
Ngoài các sản phẩm truyền thống, kết hợp với các đối tác ngân hàng và nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, BIDV đã phát triển sản phẩm bảo lãnh có điều kiện ở các mức độ khác nhau, đáp ứng và kết nối phù hợp các nhu cầu giữa NH cho vay quốc tế, nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích và bảo vệ rủi ro cho BIDV, chung tay cùng phát triển ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam. Trong 2020, gần 70 triệu USD trị giá bảo lãnh đã được thực hiện cho NH EximBank và các nhà đầu tư Thái Lan. Nhiều các đối tác khác như DFC (Cơ quan phát triển tài chính quốc tế của Mỹ), Kfw, Landesbank, ING, JBIC, ... và các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như Scatec, SNP, UPC, Super Energy, v.v. đang tiếp tục quan tâm làm việc với BIDV về sản phẩm liên kết này.
BIDV tiếp tục đẩy mạnh gia tăng CASA thông qua chính sách thu hút tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ chế tỷ giá cạnh tranh, chính sách bán hàng đối với sản phẩm thu hộ qua tài khoản định danh (Virtual Account)…; không ngừng cải thiện các tính năng của chương trình iBank; tập trung thiết kế may đo sản phẩm cho các khách hàng lớn; thực hiện triển khai kết nối hệ thống BIDV với hệ thống quản lý nội bộ của doanh nghiệp (ERP Connection).
Trong năm 2020, BIDV đã triển khai thí điểm Mô hình tăng cường quản lý dọc phân khúc khách hàng FDI tại 4 Chi nhánh Bắc Ninh, Đồng Nai, Đông Đồng Nai, và Đông Hà Nội, bước đầu thiết lập hệ thống quản lý dọc khách hàng FDI tới các chi nhánh. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược BIDV-Hana Bank, theo đó, tận dụng lợi thế về kinh nghiệm hoạt động của Hana Bank, Ban KHDNNN và các nhân sự phái cử Hana Bank xây dựng cơ chế làm việc và tích cực triển khai hợp tác chiến lược, tập trung mạnh mẽ công tác marketing trực tiếp tới các khách hàng Hàn Quốc lớn.
ĐóN Đầu cơ hội mới
Phân khúc khách hàng FDI được đánh giá có nhiều tiềm năng và cơ hội, triển vọng phát triển trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo, do đó, BIDV sẽ tiếp tục triển khai:
Thứ nhất, mở rộng mô hình FDI dọc trong năm 2021 với quy mô từ 10-15 chi nhánh tại các địa bàn tập trung FDI như Hà Nội, Tp.HCM, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương, Bình Dương, Hải phòng..., song song việc xây dựng và hoàn thiện đội ngũ bán hàng FDI chuyên nghiệp từ Trụ sở chính tới các phòng KHDN chi nhánh toàn hệ thống.
Thứ hai, tập trung thâm canh và phát triển các khách hàng FDI có qui mô vừa đến lớn/rất lớn, đón đầu làn sóng các doanh nghiệp/ tập đoàn đa quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Âu, Mỹ... chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam.
Thứ ba, tăng trưởng tín dụng cần được chú trọng, hướng tới các khách hàng lớn, có uy tín, và các khách hàng là khối phụ trợ cho các doanh nghiệp hàng đầu như Apple, Samsung, LG, Huyndai, Adidas, Nike… làm bàn đạp cho gia tăng mạnh mẽ thu dịch vụ ròng và nguồn vốn không kỳ hạn từ khách hàng.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Với đội ngũ chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín phục vụ khách hàng không ngừng được nâng cao, phân khúc FDI cần phát triển nhanh chóng, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu 2021-2025 trong chuyển dịch tích cực cơ cấu khách hàng của Ban lãnh đạo, đóng góp cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của BIDV. * Giám đốc Ban KHDN nước ngoài