8 minute read

Năm Sửu điểm qua các lễ hội trâu

lễ hội chọi trâu Đồ sơn

Hải Phòng – vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển; trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa xuất hiện từ lâu mang tính văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một vùng đất. Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn được cho là có từ thế kỷ thứ 18 là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương, thời điểm chính mở hội là ở bước chuyển từ vụ cá nam sang vụ cá bắc, là lúc ngư nhàn ít mưa bão.

Advertisement

“Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai bận rộn trăm bề Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu” nghiệm của từng ông chủ trâu. Khi vào hội mở đầu là lễ tế thần Điểm Tước (vị thuỷ thần, và cũng là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn), các ông trâu được các làng dẫn qua điện tế trình rồi mới đưa vào sới chọi. Các ông trâu được các đội dẫn vào khoảng sân rộng khi lại gần nhau sẽ thả ra để chọi; trong tiếng chiêng trống, tiếng hò reo của mọi người càng kích thích các ông trâu chọi hăng hơn và có những miếng đòn hiểm ác. Kết thúc hội thì trâu vô địch được rưới về đình làm lễ tế thần trong tiếng thanh la mừng chiến thắng của người dân làng. Một nét độc đáo của Hội chọi trâu Đồ Sơn là dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà và chia thịt cho người dân. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.

điểM Qua CáC lễ hội tRÂu

Quốc Thành

Là một nước nông nghiệp nên hình ảnh con trâu rất quen thuộc trong văn hóa Việt Nam và gắn liền với nhiều lễ hội của các vùng miền. Giá trị văn hóa đó vẫn đang được gìn giữ như một cách thúc đẩy du lịch gắn liền với duy trì và bảo tồn giá trị truyền thống của dân tộc.

Để có những ngày hội đầy hào hứng đó thông thường từ cuối năm trước đó các chủ trâu đã phải đi khắp cả nước để lựa trâu phù hợp, nuôi theo quy trình rất công phu trong suốt 8 tháng trời để bảo đảm vào Hội có những ông trâu khỏe mạnh nhất: trâu được nuôi hoàn toàn bằng cỏ voi trồng sạch, thân mía lau chẻ nhỏ, được cho ăn trứng gà, bia. Hàng ngày phải có người dẫn trâu đi dạo, huấn luyện các miếng đòn thế riêng theo kinh

lễ hội ĐâM trâu ở tây nguyÊn

Lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở Tây Nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng, cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Nơi diễn ra nghi thức đâm trâu

hiến tế cho thần linh thường ở không gian rộng lớn để người dân có thể tụ tập đông đúc như trước sân nhà rông hoặc nơi hội họp của làng. Dân làng dựng một cây nêu lớn trước sân được trang trí cầu kỳ với hoa văn truyền thống hình tượng chim thú biểu trưng cho sự sung túc no đủ của dân làng. Chú trâu được đưa đến sân tế ngay dưới gốc cây nêu, sau những tiếng cồng chiêng mở màn người chủ tế và những thanh niên trai tráng trong làng sẽ sẽ thực hiện nghi thức đâm trâu ngay sau đó. Thị trâu được dâng lên thần linh sau đó được chia cho dân làng cùng xẻ thịt liên hoan; đám đông sẽ ca múa, đấu võ, ăn uống suốt đêm mừng mùa mới bội thu, cuộc sống no đủ.

lễ hội tịch Điền

Theo tích cũ lễ hội này là do vua Thần Nông (cụ nội của vua Hùng) khai mở, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào đầu xuân, vua sẽ thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng tịch điền ở một khu ruộng riêng để làm nghi lễ này; trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực, nuôi theo chế độ riêng. Ngày làm lễ Tịch Điền, vua sẽ đích thân cày ruộng và đường cày có tính tượng trưng cho một năm mùa vụ tốt tươi.

Văn hóa nông nghiệp là sự kết hợp mật thiết giữa người với đất, chính là văn hóa của sự khai phát đất ruộng đi cùng với sự khai phát tâm linh của người dân Việt Nam. Và lễ hội Tịch điền ra đời với ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự gần gũi, quan tâm của các vị vua đối với người nông dân, tinh thần khuyến nông sâu sắc, đề cao vai trò vị thế của sản xuất nông nghiệp xuyên suốt hơn ngàn năm qua. Lễ hội Tịch điền hay còn gọi là lễ hội xuống đồng đầu năm được diễn ra vào mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây được xem là lễ hội xuống đồng lớn nhất tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, dựa vào quy mô tổ chức và các hoạt động liên quan cho thấy được mức độ và ý nghĩa của lễ hội này. Ngày nay, lễ hội này vẫn được tái hiện lại nhằm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Các nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian được giữ nguyên, trong đó, nổi bật là hội thi vẽ trâu. Hàng chục chú trâu được khoác trên mình những hình vẽ ngộ nghĩnh, đặc sắc từ ngày mùng 6 Tết thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân và cả du khách.

lễ ăn trâu huÊ

Lễ ăn trâu huê của người Cor (Quảng Nam) được tổ chức để cúng và cầu thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ dân làng, cộng đồng luôn được khỏe mạnh, đoàn kết, mùa màng tươi tốt… Lễ hội ăn trâu huê của người Cor thường diễn ra vào tháng 3-4 Âm lịch; thường được tổ chức tại nhà làng và tại nhà riêng diễn ra từ 3 đến 5 ngày.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất, người ta làm lễ cúng thần Mo Huýt - thần cai quản nương rẫy và giữ hạt giống bằng một con heo lớn và một ché rượu to, bên hố cây nêu mới đào. Sau khi chủ tế hoặc già làng khấn mời thần linh về dự lễ diễn ra nghi thức đuổi ma xấu, đây là lễ thức không thể thiếu vì người Cor quan niệm trước ngày hiến tế trâu cho thần linh thì phải đuổi hết ma xấu ở trong làng.

Bước vào ngày thứ hai, ngay từ sáng sớm mọi người bắt đầu làm lễ dựng nêu. Sau khi chủ tế làm lễ xin dựng nêu xong, mọi người bắt đầu dựng cây nêu. Lúc cây nêu được dựng xong thì chủ tế và những thành viên trong gia đình lại tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng thần cây nêu và nghi lễ vào trâu.

Vào ngày thứ ba, chủ tế và các thành viên trong gia đình tiến hành nghi lễ cúng trong nhà để mời gọi các thần linh và tổ tiên về chứng kiến lễ ăn trâu của gia đình. Sau khi đâm trâu xong chủ tế sẽ tung một nắm lá đót lên trời, người nào trong đám đông dân làng chụp được nhiều lá thì sẽ được mỗ thịt và chia phần, việc đầu tiên là cắt lấy những bộ phận của trâu. Hàng vài chục mâm thịt trâu, thịt heo cùng cơm lúa rẫy, rượu cần, rượu đế, bánh lá đót sẽ được dùng chiêu đãi họ hàng, khách khứa. Buổi ăn trâu thường bắt đầu khoảng giữa trưa, và kết thúc vào tận nửa đêm, và cùng với nó là những sinh hoạt văn nghệ dân gian.

Con trâu là đầu cơ nghiệp gắn với nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam từ rất lâu do vậy các lễ hội liên quan đến trâu thường mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gặp nhiều may mắn. Gần đây có nhiều ý kiến về tính nhân văn của các hoạt động chọi trâu, đâm trâu... cũng như không ít những ý kiến về dừng các hoạt động đó. Tuy nhiên cần cân nhắc, lựa chọn để bảo tồn điều chỉnh cho hợp với văn hóa ngày nay cũng là việc cần làm để chung tay bảo tồn nét văn hóa lâu đời của dân tộc.

This article is from: