6 minute read
Truyện vui về con trâu
nửa thỏ nửa trâu
Trong quán nhậu, thực khách chất vấn bồi bàn: – Có thật là thịt thỏ không đây? Sao tôi ăn thấy dai nhách vậy?
Advertisement
Anh bồi bàn thú thực: – Dạo này thịt thỏ khan hiếm quá mà khách lại thích thành thử chúng tôi trộn thêm thịt trâu vào. – Trộn theo tỷ lệ nào? – Dạ thưa mỗi thứ một nửa ông ạ. – Nghĩa là nửa ký thịt thỏ trộn với nửa ký thịt trâu hả? – Dạ không… Chúng tôi trộn nửa con thỏ với nửa con trâu ạ.
sát sinh tội nặng lắM
Một người dắt trâu vào chợ bán. Có nhà sư trông thấy, bảo: – Ngày nào ngươi cũng sát sinh, tội nặng lắm! Để nhà chùa làm lễ sám hối cho, có bằng lòng không?
Người dắt trâu hỏi: – Sám hối thì phải thế nào?
Sư bảo: – Bán rẻ trâu cho nhà chùa để nhà chùa phóng sinh, thả cho nó đi cày Người dắt trâu nói: – Vâng! Nhưng xin nhà chùa choi con năm tiền, chứ kém không được. Sư nói: – Nam mô phật! Sao đắt thế! Xưa nay nhà chùa vẫn mua thịt trâu ở hàng cơm cũng chỉ có ba tiền một con, nữa là trâu chưa nướng.
Gần gũi, gắn bó, thân thiết, quen thuộc, bạn tốt, cộng sự đắc lực là những từ ngữ mà người ta thường dùng để nói về mối quan hệ giữa con trâu và người nông dân, người Việt Nam.
Trâu cần mẫn siêng năng, kham nhẫn lầm lì, đã theo con người từ mấy nghìn năm trước để bước đi qua những cánh đồng thửa ruộng, vườn rẫy đồi nương, làm cho đất hoang cỗi cằn thành phì nhiêu màu mỡ, làm cho đồng trống đồi trọc hóa xanh tươi ngạt ngào. Công sức, mồ hôi và cả sinh mạng của họ nhà trâu đã đóng góp cho cuộc sống trần gian này không phải là ít. Sự đóng góp của gia tộc trâu đâu chỉ ở việc nông gia, mà còn có cả trong kho tàng Văn học. trâu chui cũng
lọt..
Hai anh em nhà nọ, bố mẹ mất sớm, để lại một gia tài kha khá. Người em chăm chỉ làm ăn, người anh thì lười biếng, nghiện rượu, nghiện chè đủ thứ, cuối cùng nghiện cả thuốc phiện, rước bàn đèn về nhà. Người em can mãi, vẫn không nghe, nhà cửa ruộng nương bán dần, chỉ còn con trâu định bán nốt. Người em mới nghĩ ra một kế làm cho anh tỉnh ngộ. Hôm ấy, định thả trâu ra ăn cỏ, nhưng anh không tháo cửa chuồng, cứ đúng ngoài quát. Con trâu loay hoay mãi, không ra được. Người anh nằm bên bàn đèn, thấy chướng mắt liền hỏi: - Không mở cửa chuồng, con trâu to thế kia, ra làm sao được?
- Bấy giờ người em mới nói: - Anh ơi! Cơ nghiệp nhà ta to gấp mấy con trâu cũng chui lọt lỗ xe điếu huống hồ cửa chuồng này, to gấp ngàn lần lỗ xe điếu nó chui không lọt hay sao?
Nghe câu nói thấm thía, người anh lấy làm suy nghĩ, ôm lấy em, khóc nức nở. Từ đó tu tỉnh dần.
con trâu Bay
Có anh nông phu nọ mua được một con trâu tơ mười hai đồng bạc, đem về cày ruộng. Trâu mạnh khỏe, dai sức lắm.
Đêm ngủ, anh ta nằm chiêm bao thấy trâu nọ mọc hai cái cánh bên hông, bay bổng đi mất. Lúc thức dậy anh ta nghĩ rằng: Đó là điềm bất lành. Mình phải bán con trâu này. Không thì nó cũng mất.
Hôm sau anh dắt trâu ra chợ, bán được sáu đồng bạc. Bèn lấy dây thắt lưng buộc số tiền ấy lại.
Đến nửa đường, anh thấy một con chim lớn đang đứng mổ vào xác con chuột chết. Lại gần thử xem, thì chim nọ dạn dĩ, không bay. Anh vồ con chim nọ, dùng dây thắt lưng buộc vào chân chim.
Đi được một lát, chim nọ vùng vẫy, mổ vào tay đau điếng. Vô ý anh buông con chim ra. Chim bay bổng, mang theo cái thắ lưng buộc bạc.
Về đến nhà, vợ hỏi: Con trâu đâu?
Anh thở dài: - Nó bay mất rồi!... nhưng lần nào Trời cũng nói: – Còn thuê trâu của ta, ta còn lấy hoa màu. Bao giờ trả trâu cho ta thì mới hết nợ.
Càng làm vất vả, bác nông dân càng đói rét. Một hôm, sau khi bàn bạc cẩn thận với mọi người, bác quyết đem trâu đi trả Trời. Đường lên Trời vừa dốc vừa nhiều bùn, bác và trâu đi khó nhọc lắm mới đến nơi.
Vừa đến cửa nhà Trời, bác lên tiếng: “Từ nay tôi chẳng công nợ vay mượn gì của Trời. Trời đừng đến lấy thóc lúa của tôi nữa”.
Trời cười đáp: – Để trâu đấy cho ta. Anh chẳng thuê đã có người khác. Thôi về đi!
Bác nông dân nghĩ đến bao nhiêu thóc lúa của mình làm ra trong mấy năm bị Trời cướp không cả. Bác thấy cần phải lấy con trâu của Trời để bù cho chỗ Trời đã cướp không của mình. Bác nắm lấy đuôi trâu giật lùi xuống dốc. Cứ như thế, bác dắt trâu về tới nhà mà Trời không biết. Chiều hôm đó, không thấy trâu đâu. Trời vội vàng chạy đi tìm. Đến nhà bác nông dân, trời thấy con trâu đang ăn cỏ ở trước cửa. Trời hỏi: – Anh đã dắt con trâu này của ta đi phải không?
Bác nông dân đáp: – Tôi đem trả trâu cho Trời. Trời đã nhận rồi. Con trâu này tôi chịu khó cày cấy dành dụm mãi mới mua được đấy.
Trời không tin cứ nằng nặc đòi. Sốt ruột, bác nông dân liền dắt Trời lên dốc. Vừa đi, bác vừa chỉ xuống bùn: – Đấy Trời xem, chỉ có vết chân trâu đi ngược lên nhà Trời, làm gì có dấu chân trâu đi xuống mà Trời bảo tôi dắt trâu của Trời.
Không biết nói thế nào, Trời đành hậm hực quay về.
Từ đó, không ai phải mướn trâu của Trời nữa và cái cảnh Trời dâng nước cướp hoa màu thay cho tô trâu ở các nơi miền núi cũng không còn nữa.
sự tích con trâu trÊn trần gian
Ngày xưa, Trời có một con trâu cái. Trời thấy nuôi trâu thì không có lợi mà để trâu dùng vào việc cày bừa thì Trời lại không biết làm ruộng. Trời bèn nghĩ ra một cách là cho loài người mượn trâu. Trong khi ấy, bác nông dân biết làm ruộng nhưng lại không có trâu. Bác đánh bạo leo dốc lên hỏi thuê trâu của Trời. Trời bảo: – Ta cho anh thuê trâu, nhưng anh phải trả hoa màu cho ta.
Không còn cách gì khác, bác nông dân đành nhận lời và dắt trâu về. Từ đó, hàng ngày, bác ra sức cùng trâu cày bừa. Mồ hôi của người và vật đổ xuống, thấm cả luống cày, mà đến mùa, Trời lại dâng nước lên cướp hoa màu đem đi hết. Không chịu được cảnh lấy tô trâu của Trời, bác nông dân đã nhiều lần xin Trời nới tay cho,