4 minute read
Kiểm tra hồi tố mô hình VAR, vai trò và xu hướng
Kiểm tra hồi tố mô hình VAR
VAi TRÒ Và XU hƯỚnG
Advertisement
Kim CHi
Trong quản lý rủi ro thị trường, mô hình đo lường giá trị chịu rủi ro (VaR - Value at Risk) là một trong những công cụ hữu hiệu để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hàng ngày. VaR giúp ngân hàng dự báo trước mức tổn thất tối đa có thể xảy ra trong tương lai với một mức độ tin cậy nhất định. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho các ngân hàng khi áp dụng mô hình VaR là làm thế nào để đánh giá được khả năng dự báo của mô hình có thực sự chính xác, tối ưu hay không? Để giải quyết vấn đề này, từ năm 2018 đến nay, BIDV đã nghiên cứu và thực hiện kiểm tra hồi tố (backtest) định kỳ đối với các mô hình VaR.
tHế Nào Là KIểm tra HồI tố?
Ngay từ chính tên gọi “kiểm tra hồi tố” đã thể hiện tương đối rõ về ý nghĩa của phương pháp này. Kiểm tra hồi tố (hay có tên gọi khác là kiểm nghiệm giả thuyết/backtest) là một quá trình kiểm tra lại kết quả đo lường, dự báo của các mô hình dựa trên dữ liệu lịch sử. Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra hồi tố, tuy nhiên theo thông lệ tốt tại nhiều quốc gia trên thế giới, các phương pháp backtest phổ biến có thể kể đến là phương pháp tiếp cận đèn giao thông (theo Basel), phương pháp nhị phân (Binomial Method), phương pháp bao phủ vô điều kiện (Kupiec), phương pháp bao phủ có điều kiện (Christoffersen, Haas),… Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để khắc phục vấn đề này, ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp, từ đó tổng hợp các kết quả để xem xét có nên tiếp tục áp dụng mô hình VaR như hiện tại hay cần phải thay đổi, điều chỉnh mô hình.
trIểN KHaI BaCKtest tạI BIDV
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cần thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ các mô hình quản lý rủi ro, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra quy định, hướng dẫn cụ thể về phương pháp. Nhằm tự nâng cao năng lực quản lý rủi ro nội bộ tại BIDV, việc kiểm tra hồi tố mô hình VaR đã được ngân hàng chủ động thực hiện, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó phương pháp tiếp cận đèn giao thông theo Basel là phương pháp chính.
Đối với phương pháp tiếp cận đèn giao thông, BIDV đo lường số điểm ngoại lệ (breach) phát sinh khi giá trị lỗ (P/L) của danh mục lớn hơn giá trị do mô hình VaR dự báo trong khoảng thời gian 1 năm (tương đương 250 quan sát thu thập được). Mức lỗ của danh mục này có thể là P/L thực tế và dự kiến hoặc P/L giả định - được xác định dựa trên giả định trạng thái danh mục không thay đổi. Số điểm ngoại lệ sẽ được phân loại theo ba vùng xanh - vàng - đỏ và được phân tích nguyên nhân để xem xét tiếp tục sử dụng mô hình (vùng xanh), cân nhắc (vùng vàng) hay sẽ phải điều chỉnh mô hình (vùng đỏ). Phương pháp này đơn giản và trực quan, do đó được nhiều ngân hàng ưu tiên sử dụng.
Ngoài ra, để tăng thêm tính xác thực, BIDV kết hợp các phương pháp Binomial Method, phương pháp Kupiec, phương pháp dự báo khoảng của Christoffersen, phương pháp Haas để hỗ trợ xem xét đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ mô hình. Các dữ liệu, giả thuyết của mô hình cũng được rà soát, cập nhật thường xuyên, kịp thời.
Các phương pháp backtest đã được BIDV tự nghiên cứu triển khai dựa trên các khuyến nghị của Ủy ban Basel, sau đó dần hoàn thiện qua các kỳ thực hiện backtest và dự án Tư vấn tăng cường công cụ quản lý rủi ro thị trường năm 2019, tới nay đã tiệm cận đến gần hơn với thông lệ tốt tiên tiến trong quản lý rủi ro thị trường theo Basel. Với định hướng của Ban Lãnh đạo BIDV trong việc mở rộng triển khai các mô hình phục vụ quản lý rủi ro, trong tương lai, song song với công tác xây dựng mô hình, công tác kiểm tra hồi tố sẽ ngày càng được chú trọng và là một nhân tố không thể thiếu trong quản lý rủi thị trường nói riêng, quản lý rủi ro toàn hàng nói chung.