4 minute read
Cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại ngân hàng
cảnh báo sớm
rủI ro tíN DụNg tạI NgÂN HàNg
Advertisement
LaN HươNg
Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (RRTD) được hiểu là một chương trình kiểm tra, giám sát, đánh giá tính tuân thủ của khách hàng và đơn vị kinh doanh sau cấp tín dụng, cảnh báo sớm với trường hợp có dấu hiệu rủi ro và có thể chuyển nhóm nợ cao hơn để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
Cấu trúc hệ thống cảnh báo sớm RRTD gồm: (i) Cơ sở dữ liệu đầu vào cho hệ thống; (ii) Hệ thống chỉ tiêu và ngưỡng cảnh báo sớm RRTD; (iii) Đo lường RRTD; (iv) Đánh giá và phân loại rủi ro các khoản vay; (v) Biện pháp ứng xử đối với các khoản vay có rủi ro.
Hệ thống cảnh báo sớm RRTD được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, các đơn vị liên quan phải thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và đúng thời gian theo quy định kết quả kiểm tra sau cho vay vào hệ thống cảnh báo sớm RRTD.
Thứ hai, cảnh báo sớm RRTD phải đảm bảo tính khách quan, độc lập.
Thứ ba, việc cảnh báo sớm RRTD phải được tổ chức và đánh giá định kỳ theo đúng tần suất kiểm tra sau cho vay của khách hàng hoặc đột xuất nếu đơn vị kinh doanh phát hiện có rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Thứ tư, cảnh báo sớm RRTD phải được triển khai một cách đồng bộ thống nhất tuân thủ theo đúng các tiêu chí, nội dung đánh giá theo quy định của pháp luật và TCTD.
Thứ năm, các dấu hiệu bất thường đối với khách hàng trong quá trình cảnh báo sớm phải được phản ánh đến cấp phê duyệt tín dụng kịp thời trong thời gian sớm nhất nhằm có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chất lượng tín dụng của các ngân hàng bị tác động không nhỏ theo chiều hướng xấu. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, dưới tác động của dịch bệnh, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng nhẹ trong các tháng đầu năm 2021, từ mức 1,69% (cuối năm 2020) lên 1,78% (cuối tháng 4/2021).
Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu đang thấp do NHNN ban hành các biện pháp tạm thời cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 01 ngày 13/03/2020. WB khuyến nghị, một Việc triển khai các hệ thống ứng dụng, phát hiện sớm rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có thêm công cụ để bảo vệ tài sản, giảm thiểu tổn thất và gia tăng uy tín trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
hệ thống cảnh báo sớm cần được xây dựng để xác định những nguy cơ tiềm ẩn ở từng ngân hàng và cả hệ thống. Việc triển khai thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể che lấp một phần mức độ dễ bị tổn thương của bên vay và các ngân hàng, vì vậy cần được theo dõi chặt chẽ.
Phương thức hiệu quả nhất chống lại sự vỡ nợ của các khoản vay là xác định sớm các khoản nợ có rủi ro, để có đủ thời gian thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổn thất như thay đổi kì hạn khoản vay hoặc cấu trúc lại khoản vay. Việc có đủ thời gian để thực thi các giải pháp là vấn đề quan trọng nhất trong việc xử lý thành công các khoản nợ có rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng.
Một hệ thống cảnh báo sớm RRTD cũng giúp các ngân hàng giảm thiểu và kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng để đáp ứng Thông tư 13/2018/TTNHNN của Ngân hàng nhà nước. Đồng thời, các tổ chức tư vấn quốc tế (E&Y, Deloitte,..) cũng tư vấn các ngân hàng sớm kiện toàn hệ thống cảnh báo sớm RRTD để kiểm soát tốt hơn chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh.
Tính đến 31/12/2020, Việt Nam có 35 ngân hàng thương mại. Theo mức độ phát triển của hệ thống cảnh báo sớm RRTD có thể chia hệ thống ngân hàng thương mại thành 3 nhóm: Nhóm 1: đã công bố hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống cảnh báo sớm RRTD (Vietinbank và Vietcombank); Nhóm 2: đã hoàn thành 1 phần và đang tiếp tục triển khai để hoàn thiện hệ thống này (19 ngân hàng, trong đó có BIDV); Nhóm 3: chưa triển khai hệ thống cảnh báo sớm RRTD (14 ngân hàng, trong đó có Agribank).