7 minute read
Kinh nghiệm triển khai IFRS9 và quản lý danh mục tín dụng
DIệu Mỹ - PHú ToàN
Advertisement
Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm, Phó TGĐ BIDV Trần Phương cùng đoàn công tác thăm và làm việc tại PwC (Sydney)
Từ ngày 23/08 đến ngày 02/09/2022, đoàn công tác Lãnh đạo cấp cao của BIDV đã có chuyến khảo sát, trao đổi và tìm hiểu thông tin về quá trình triển khai chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số 9 (IFRS9) và Quản lý danh mục tại các tổ chức tín dụng lớn của Úc, qua đó có rất nhiều thông tin hữu ích và kinh nghiệm thực tế có thể ứng dụng tại BIDV trong thời gian tới.
kinH ngHiệM tại các ngân Hàng úc
Úc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều ngân hàng có tổng tài sản lớn như Commonwealth Bank of Australia - CBA, National Australia Bank - NAB, ANZ... Tại đây, hầu hết thông lệ quốc tế trong hoạt động tài chính ngân hàng đều đã được áp dụng từ rất sớm như IFRS từ năm 2005, Basel II từ năm 2008 và Basel III từ năm 2013. Hội đồng Chuẩn mực kế toán của Úc (AASB) đã ban hành Chuẩn mực Báo cáo tài chính Úc (A-IFRS) dựa trên cơ sở thông qua toàn bộ IFRS riêng tại quốc gia này, áp dụng bởi 100% các công ty niêm yết, ngoại trừ những công ty rất nhỏ không niêm yết.
Các cơ quan quản lý Úc rất coi trọng mức độ đủ vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn nền kinh tế, vì vậy, yêu cầu xây dựng IFRS9 tại các ngân hàng tương đối chặt chẽ. Tại các ngân hàng này, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận Quản lý rủi ro, Tài chính kế toán và các đơn vị kinh doanh trong tính toán kết quả số dư dự phòng theo IFRS9 với đầu mối là các đơn vị kinh doanh. Kết quả này được kiểm soát bởi Ủy ban bao gồm các thành viên: Tổng Giám đốc (CEO), Phó TGĐ Quản lý rủi ro (CRO), Phó TGĐ Tài chính kế toán (CFO) và DCFO (tương tự cấp Phó của CFO).
Để tính toán chính xác Tổn thất tín dụng dự kiến (ECL) theo IFRS9, các ngân hàng thường xuyên kiểm định và xem xét hiệu chỉnh các mô hình IFRS9 phù hợp từng giai đoạn. Với một số mô hình đặc thù, cần phân tích các vấn đề địa chính trị... kết hợp ý kiến chuyên gia. Đồng thời, những tác động của Covid, biến đổi khí hậu cần được quan tâm khi triển khai, các ngân hàng thường áp dụng 04 kịch bản kinh tế bao gồm 01 kịch bản thông thường, 01 kịch bản lạc quan và 02 kịch bản bi quan. Các kịch bản do bộ phận Nghiên cứu kinh tế vĩ mô đưa ra trong đó vai trò chính thuộc về Chuyên gia Kinh tế trưởng xem xét quyết định.
Đồng thời, để thực hiện báo cáo tài chính theo IFRS9 nhanh chóng và chính xác, từ năm 2020 hầu hết các ngân hàng tại Úc sử dụng các phần mềm thống kê như SAS, Python… và từ năm 2021 bắt đầu triển khai hệ thống nhằm tự động hóa và đẩy nhanh quá trình tính toán ECL. Thường có khoảng 30-40 nhân sự tham gia tính toán, xây dựng, kiểm định mô hình IFRS9 với thành phần gồm đội ngũ đã xây dựng các mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ/Basel IRB cho ngân hàng. Tại Úc, bộ phận Quản lý danh mục tín dụng (QLDMTD) trong các ngân hàng cũng được quan tâm đặc
biệt. Đây là tuyến 1 trong 3 tuyến chức năng của ngân hàng (các ngân hàng nhỏ hơn thì QLDMTD nằm cả ở tuyến 1 và tuyến 2) với các chức năng chính như: Phân tích chất lượng dữ liệu, báo cáo danh mục; Quản lý vốn, tài sản có rủi ro RWA; Quản lý tập trung/chiến lược ngành và tài sản; Kiểm tra căng thẳng Stress Testing; Triển khai IFRS9/tác động tổn thất tín dụng dự kiến ECL.
Bộ phận QLDMTD tại các ngân hàng thực hiện các báo cáo chuyên sâu như phân tích ngành/sản phẩm theo mức suy giảm hạng. Các ngân hàng tại Úc có Hội nghị bàn tròn về QLRR với chức năng phê duyệt, ra quyết định rủi ro, đồng thời thực hiện phê duyệt các báo cáo về chất lượng tài sản, chất lượng các khoản vay đã được phê duyệt trong tháng...; báo cáo được cung cấp, chia sẻ giữa các ngân hàng.
Bên cạnh đó, các mô hình đo lường rủi ro PD, EAD, LGD theo IRB Basel được áp dụng phổ biến trong phê duyệt tín dụng, quy trình, chính sách tín dụng hàng ngày cũng như ứng dụng trong quản lý danh mục, định hướng phát triển. Việc quản lý hạn mức, cảnh báo sớm không chỉ thực hiện theo cấp độ khách hàng mà theo quốc gia, khu vực địa lý, sản phẩm, ngành/lĩnh vực. Các ngân hàng tuyên bố Khẩu vị rủi ro, Thiết lập rủi ro (tuyến 2) và Thiết lập rủi ro cấp đơn vị kinh doanh (tuyến 1).
Với hệ thống công nghệ thông tin và nhân sự dồi dào, các ngân hàng tại Úc thực hiện Kiểm tra căng thẳng (Stress Testing), tính toán ECL theo IFRS9 với tần suất hàng quý/6 tháng một lần.
tHực tế triển kHai tại biDv
Là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, BIDV đã sớm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai chuẩn mực Báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế số 9 (IFRS9) và hoàn thành BCTC IFRS9 kiểm toán từ cuối năm 2021. Nhờ đó, BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên trong các ngân hàng lớn có vốn nhà nước tại Việt Nam hoàn thành BCTC IFRS9, đáp ứng sớm hơn yêu cầu của Bộ Tài chính, sẵn sàng cung cấp cho các đối tác quốc tế, tổ chức định hạng.
Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai IFRS9 và Quản lý danh mục tín dụng tại các tổ chức tín dụng lớn như CBA, NAB, ANZ, nhiều bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng tại BIDV trong thời gian tới để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xây dựng báo cáo tài chính.
Thứ nhất, khi triển khai giải pháp IFRS9, cần lưu lại toàn bộ quá trình xây dựng, điều chỉnh mô hình trên hệ thống để phục vụ kiểm toán và giám sát định kỳ. Lưu lại dữ liệu tại từng bước xử lý xây dựng và tính toán, kiểm soát nguồn thông tin từ đầu tới cuối cho tới khi lập BCTC. Khả năng diễn giải từ kết quả mô hình lên BCTC, từ các giả định tới tác động lên kết quả ECL cần được chú trọng.
Thứ hai, Ngân hàng nên thực hiện thuyết minh BCTC chi tiết và toàn diện đối với những nội dung quan trọng như nguyên nhân, yếu
TGĐ Lê Ngọc Lâm, Ủy viên HĐQT Lê Kim Hòa, PTGĐ Trần Phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại PwC (Melbourne)
Đoàn công tác tham gia hưởng ứng chương trình check-in Omni iBank tố tác động dẫn tới kết quả dự phòng, các phủ quyết lớn.
Thứ ba, BIDV cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống và cẩm nang các chỉ tiêu về đo lường hiệu quả hoạt động/lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro như RAROC, RoRWA… đối với các ngành /đơn vị /danh mục /sản phẩm/…; Rà soát đánh giá lại Khẩu vị rủi ro và quản lý, thiết lập hạn mức rủi ro mức chấp nhận đối với từng danh mục/ngành/sản phẩm; Tiếp tục nghiên cứu các công tác Triển khai ứng dụng kết quả đo lường vào định giá dựa trên rủi ro: Xác định mức lãi suất cho vay theo tỷ lệ tổn thất dự kiến ECL và RWA; Thống nhất kiểm tra sức chịu đựng về vốn trong quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ - ICAAP và mô hình dự báo tương lai trong lập BCTC IFRS9; Thực hiện xây dựng các báo cáo chuyên sâu ứng dụng IFRS9 trong đánh giá sản phẩm/ngành.
Cuối cùng, cần chú trọng nghiên cứu các nội dung như xây dựng các mẫu báo cáo phân tích chuyên sâu về chất lượng tín dụng; áp dụng cơ chế chính sách lãi suất dựa trên rủi ro theo tổn thất dự kiến ECL và mức độ tiêu thụ vốn (Tài sản có rủi ro). Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm theo cấp độ danh mục/ngành nghề/sản phẩm nghiên cứu kết hợp thống nhất dữ liệu, kịch bản mô hình dự báo tương lai trong tính toán ECL và đánh giá sức chịu đựng về vốn. Trao đổi với Hiệp hội Ngân hàng về cơ chế chia sẻ thông tin chất lượng tín dụng theo ngành/sản phẩm.