6 minute read

“Ngó nghiêng” phong tục đón Tết cổ truyền Hàn Quốc

Next Article
Sắc Xuân

Sắc Xuân

NGÓ NGHIÊNG

Phong tục đón Tết cổ truyền HÀN QUỐC MINH VŨ

Advertisement

Seollal (Tết Nguyên đán) là một trong những kỳ nghỉ lễ quốc gia lớn nhất ở Hàn Quốc. Cũng giống như Việt Nam, Seollal là thời điểm người Hàn Quốc trở về quê hương để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và sum họp gia đình.

Tín ngưỡng dân gian là một phần rất quan trọng trong Tết cổ truyền Hàn Quốc. Cùng với các phong tục truyền thống như: treo Bokjori (giá đan bằng tre) trước cổng nhà với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm; thức trắng đêm giao thừa để cầu cho một năm mới minh mẫn, đốt thanh tre để xua đuổi ma quỷ… Người dân Hàn Quốc coi việc thờ cúng tổ tiên và nghi thức cúi lạy chào năm mới là những nghi lễ quan trọng hàng đầu vào ngày Tết cổ truyền. Nghi thức cúng bái thường sẽ do trưởng nam hoặc người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình đảm nhận. Những người nam giới khác trong nhà sẽ cùng tham gia. Mặc dù việc chuẩn bị mâm cỗ cúng chủ yếu do bàn tay của những người phụ nữ trong gia đình, nhưng khi hành lễ, phụ nữ thường không được phép xuất hiện hoặc chỉ được phép đứng bên cạnh theo dõi.

NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Buổi sáng ngày Seollal bắt đầu với việc các thành viên trong gia đình tụ tập trong trang phục seolbim (quần áo đặc biệt dành cho Seollal – một loại Hanbok) và thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên (Seol Chare). Với người

Hàn, cúng lễ là một nghi thức không chỉ giúp cho con cháu ý thức được về cội nguồn của mình, mà còn là một lời tri ân, cảm tạ các thế hệ cha ông, đấng sinh thành đã sinh ra và chăm sóc cho mình khôn lớn.

Khác với Việt Nam, người Hàn Quốc không để bàn thờ tại gia. Thay vào đó, khi cần thực hiện nghi thức cúng bái, họ sẽ kê một chiếc bàn gỗ lớn, chân thấp, đặt ở giữa phòng

khách và bày biện mâm cỗ cúng lên đó. Mâm cỗ cúng thường được xoay hướng về phía bắc, phía sau dựng một tấm bình phong và thường được chia thành năm hàng theo thứ tự từ trong ra ngoài:

Hàng 1 gồm: Bài vị tổ tiên, Tteokguk (canh bánh gạo - món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên đán), Songpyeon (bánh gạo), cốc rượu.

Hàng 2: Gà, thịt nướng, thịt chiên và các món nướng khác. Cá được đặt ở phía đông (đầu cá được đặt ở hướng đông, đuôi cá đặt ở hướng tây) và thịt được đặt ở phía tây.

Hàng 3: Đậu phụ hay canh thịt hầm.

Hàng 4: Rau, Kimchi, đồ mặn (thủy hải sản), các món ăn phụ và sikhye (đồ uống làm từ gạo). Trong đó, đồ mặn gồm có bạch tuộc, cá Myeongte, mực… được đặt ở đầu phía bên trái, sikhye được đặt ở đầu phía bên phải.

Hàng 5: Táo ta, hạt dẻ, hồng sấy, bánh Yakgwa, lê hay táo và các loại hoa quả khác. Táo ta, hạt dẻ, lê và hồng sấy được đặt về phía bên trái. Trái cây (lê, táo) phải được cắt bỏ phần đầu cuống và xếp theo nguyên tắc màu đỏ được đặt ở phía đông, trái cây màu trắng đặt ở phía tây.

Trên mâm cỗ cúng, người Hàn thường thắp thêm 2 cây nến nhỏ đặt hai bên. Một mâm cỗ cúng đúng chuẩn phải được bày biện theo đúng thứ tự, tuân thủ nguyên tắc giữa các hàng và đảm bảo về mặt hình thức, màu sắc hài hòa.

Nghi thức cúng bái thường sẽ do trưởng nam hoặc người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình đảm nhận. Những người nam giới khác trong nhà sẽ cùng tham gia. Mặc dù việc chuẩn bị mâm cỗ cúng chủ yếu do bàn tay của những người phụ nữ trong gia đình, nhưng khi hành lễ, phụ nữ thường không được phép xuất hiện hoặc chỉ được phép đứng bên cạnh theo dõi.

NGHI THỨC CÚI LẠY CHÀO NĂM MỚI

Khi nghi lễ cúng bái đã hoàn tất, cả gia đình ngồi quây quần bên nhau để ăn bữa sáng đầu tiên của năm mới - chính là những món ăn họ đã chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên. Món ăn chính trong ngày Tết Hàn Quốc là tteokguk – một món súp truyền thống được làm từ bánh gạo cắt lát, thịt bò, trứng, rau và các nguyên liệu khác. Ở Hàn Quốc, nước dùng trong và bánh gạo trắng tteokguk tượng trưng cho sự khởi đầu năm mới thuần khiết, thuận lợi, may mắn.

Sau bữa ăn, người Hàn Quốc tiến hành một nghi thức truyền thống không kém phần quan trọng trong ngày Seollal – nghi thức cúi lạy chào năm mới (Sebae). Sebae theo tiếng Việt có nghĩa là “tuế bái”. Đây là một một nghi thức thể hiện tinh thần hiếu đễ và được lưu truyền ngàn đời tại các quốc gia Á Đông. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam và Trung Quốc, con cháu chỉ thắp hương và quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên; chỉ còn Hàn Quốc là vẫn duy trì phong tục quỳ lạy cha mẹ khi còn sống. Để bắt đầu nghi lễ, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ ngồi xuống và nhận từ con cháu nghi thức này. Con cháu đứng trước mặt người lớn tuổi thực hiện nghi thức quỳ lạy: khoanh tay, quỳ gối, cúi rạp đầu xuống đất và nói câu “Chúc mừng năm mới ông bà/bố mẹ”. Đáp lại nghi thức cúi lạy, người lớn tuổi trong gia đình sẽ tặng lại con cháu những bao lì xì (sebaetdon) cùng lời chúc năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng như một món quà Seollal.

Tuy chỉ diễn ra trong 3 ngày từ ngày mùng 1 đến mùng 3 nhưng ngày Tết ở Hàn Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Dịp Tết Seollal mang đến một không khí bình yên và vui tươi cho người dân Hàn Quốc. Với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống đơn giản hóa, ngày nay, nhiều gia đình Hàn Quốc không còn giữ truyền thống cúng bái trong những dịp lễ tết hoặc có thể biến thể những món ăn, cách thức thực hiện đơn giản, tiện lợi, hiện đại hơn. Dù vậy, với những gia đình tại các vùng quê hoặc có người lớn tuổi trong nhà, nghi thức cúng bái hay cúi lạy chào năm mới vẫn là một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu nhất là trong dịp Tết cổ truyền.

This article is from: