1 minute read
Dương Nghiễm Mậu
– Anh tưởng con sông này là sông Dịch sao?
– Tôi nhớ lại chuyện Kinh Kha sang Tần, Tư Mã Thiên đã viết cảnh qua sông của chàng Kinh thành một thiên anh hùng ca, chắc anh cũng đã đọc qua.
Advertisement
– Anh cũng muốn làm một Kinh Kha nữa sao, tiếc đây không phải là dòng sông Dịch, tiếc tôi không phải là Cao Tiệm Ly, là chủ quán thịt chó hay Thái tử Đan, và tiếc bên kia sông cũng không có cả một Tần Thủy Hoàng cho anh tới mà hạ con chủy thủ… Để chọn làm một Kinh
Kha thì sướng quá đi rồi, hoàn cảnh này đâu còn thích hợp cho Kinh Kha nữa, nhưng tôi vẫn không nghĩ rằng giết Tần Thủy Hoàng là mục đích chính của chàng Kinh, ca tụng cái hành động đó người ta đã giết Kinh Kha để thỏa mãn sự bất lực của mình, để làm hài lòng tự ái của mình. Tôi hỏi anh, một người như Kinh Kha mà lại không nghĩ tới hậu quả khi cầm con dao nhọn sang Tần sao?
– Tại sao không, nhưng chắc chàng ta không nghĩ tới hậu quả mà nghĩ tới kết quả.
– Kết quả là nước Yên bị làm cỏ, những người như chàng Kinh mà hành động là phải nghĩ tới cùng một lúc những thất bại, và những thành công, anh nghĩ giết được Tần Thủy Hoàng là thành công rồi sao. Tôi nghĩ chắc chắn khi cầm mũi nhọn sang Tần chàng Kinh phải nghĩ tới sau khi đã giết được Tần Thủy Hoàng và nếu việc giết thất bại. Giết Tần Thủy Hoàng rồi làm gì với một nước Tàu rối loạn? Giết một kẻ tàn bạo không chết hắn sẽ làm gì với võ lực trong tay hắn?
– Tôi thấy các chính sử chỉ chép hành động của Kinh Kha: giết một kẻ bạo tàn, sự bạo tàn mà về sau này ai cũng thấy, như vậy hành động như
Kinh Kha không đáng ca ngợi sao? – Coi chừng anh nghĩ sai điều tôi nói, tôi không hề không tán đồng hành động của Kinh
Kha, nhưng tôi không tán đồng lý do người ta đưa ra, lý do khiến Kinh Kha hành động… Trước đây tôi được một người kể lại cho nghe về một cuốn sách viết về chàng Kinh, một cuốn sách mà những sự việc trong đời chàng Kinh khác hẳn những điều mình đã đọc.