Yearbook 105 Years Old Chu Van An High School

Page 1

C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Chu Văn An T r o n g M o’ U ó’ c #19 gian này, cùng tiến vào bước tiến mới của cả nhân loại, nhà trường đã có nhiều cải tiến hiện đại hơn, và quốc tế hóa hơn. Trong thế giới hội nhập, em thấy những điều đó là điều cần thiết. Như em đã nói, Chu Văn An đẹp đẽ và cổ kính, là chính những gì em mơ ước ở một ngôi trường. Bầu trời Chu đẹp đến như thế, thanh xuân, 3 năm cấp ba em đẹp được đến như vậy, có lẽ chính vì em đã được đặt chân vào một môi trường đáng mơ ước. Đúng là ta cần hội nhập, nhưng điều em mong muốn nhất ở Chu, là hãy vẫn giữ nguyên những nét cổ kính, rêu phong vốn có, giữ nguyên truyền thống là một trường Bưởi danh giá, đáng mơ ước của từng thế hệ học sinh từ trước đến nay, và thậm chí là trong tương lai thật xa. Bởi, có như vậy, thì cái tên Chu Văn An mới đẹp và gây xao động lòng người đến thế. Ngoài ra, em cũng muốn đề ra một số bổ sung về ngôi trường em mơ ước. Em luôn muốn được học tập và nghiên cứu tự do. Bởi học sinh vào Chu, em nghĩ cũng là những học sinh ưu tú của đất Hà Nội. Nên em muốn đề nghị một số tiết thay thế thành tiết tự học, tự nghiên cứu. Và thứ hai là, em nhận thấy khi thư viện trường mình vẫn hơi nhỏ, và sách vẫn chưa phong phú thể loại. Em luôn mong muốn thư viện sẽ có đa dạng sách hơn để phù hợp với yêu cầu của từng học sinh. Trên đây là một số ý kiến về ngôi trường trong mơ của em. “Ngôi trường trong mơ”, đối với em hay cũng như các học sinh, đã đang và sẽ học ở Chu, dù có thay đổi như nào, thì vẫn một lòng tự hào là học sinh Chu Văn An, và cái tên”Chu Văn An” vẫn sẽ mãi là ước mơ của thế hệ học sinh muôn đời. Lời cuối, em xin có lời chúc mừng tới đại lễ mừng sinh nhật Chu Văn An 110 tuổi!

C H U VĂ N A N 1 1 0

Trước khi bắt đầu, em xin phép được nói đôi lời về thứ mà em sẽ gọi nó là duyên, khi em được có cơ hội học tập ở Chu Văn An. Không sai khi nói, được vào Chu đã là mơ ước từ khi em còn bé. Ngày đó, mỗi lần mẹ đèo đi chơi, là đều hỏi mẹ, "Không biết đường này có đi qua trường Chu Văn An không mẹ nhỉ?". Mẹ em thường bảo, từ thời của mẹ, Chu Văn An đã là ngôi trường mơ ước của bao thế hệ học sinh Hà thành rồi. Ngôi trường cổ kính nằm giữa một thành phố cổ kính, tạo nên một cảm giác vừa thân thương vừa danh giá đến lạ. Ngày thi cấp 3, vì muốn vào Chu vì bất kỳ giá nào, em đã mạnh dạn đăng ký vào lớp Chuyên Văn dù đó chưa bao giờ là thế mạnh hay là sở thích của em. Em vẫn nhớ chiều hôm đó là một ngày đẹp trời. Từ một con bé vẫn hằng ngày nhìn Chu từ ngoài vào, nay được đặt chân vào ngôi trường mơ ước, cảm giác thật mới lạ, nhưng cũng cảm giác được thuộc về. Hôm đó, phòng thi của em, lại tình cờ là lớp học của khóa 12 Văn năm trước đó, tức là khóa K105 đã ra trường. Tự dưng em bỗng có linh cảm, mình được các tiền bối tiếp sức. Và điều kỳ diệu nhất đã xảy ra, em đã vào được Chuyên Văn Chu Văn An danh giá của mảnh đất nghìn năm này. Em sinh ngay đầu năm 2001, tức vừa hay ở độ tuổi gần như chuyển biến từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, nên bản thân em cũng khá may mắn khi thấy được sự đổi mới của thời đại. Và thời gian 3 năm em học ở Chu, cũng giúp em nhận ra sự cựa mình đầy đổi mới của Chu từ năm 107, và đến nay, năm thứ 110. 110 năm tọa lạc tại đất rồng này, chắc hẳn Chu Văn An cũng chứng kiến biết bao nhiêu đổi mới, thăng trầm lịch sử. Hiếm có nơi nào lại tồn tại đến hơn 1 thế kỷ, mà vẫn đẹp đến nao lòng, không hề bị lạc hậu hay lỗi thời. Thời


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Chu Văn An T r o n g M o’ U ó’ c #87

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi một hướng đi mang tính cải cách từ ngành giáo dục, một sự thay đổi toàn diện từ cả nhà trường, thầy cô và học sinh trong việc biến nhà trường thành 1 thành 1 không gian mở và liên kết. Ở hướng đi này, các bạn học sinh sẽ bỏ giày ở ngoài trường và thay vào đó được phát dép để đi trong nhà. Ngoài ra các hành lang liên kết sẽ được xây để kết nối các khu nhà, và các loại nhạc cụ như piano, guitar hay trống cajon sẽ được đặt dọc theo những hành lang đó. Việc làm này sẽ làm tăng cao mối liên kết giữa học sinh và thầy cô cũng như học sinh với nhau bởi việc có 1 không gian với nhiều hoạt động thú vị như vậy sẽ khuyến khích mọi người ra ngoài để giao lưu thay vì ở trong lớp học vào giờ ra chơi như hiện nay, từ đó tăng cường học hỏi và trao đổi kiến thức giữa mọi người. Hơn nữa, việc đặt nhạc cụ dọc hành lang, hay như nhiều ngôi trường khác đang làm, mở những quán cà phê do học sinh phục vụ sẽ biến nhà trường thành một môi trường lãng mạn mà vẫn rất sư phạm bởi khi chơi nhạc hay làm phục vụ ở quán, các bạn học sinh sẽ mở mang được mối quan hệ của mình và được học hỏi các kỹ năng mềm_một yếu tố tất yếu cho thành công sau này. Một không gian mở và lãng mạn như thế sẽ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học mà còn giúp tăng cường sự gắn kết trong tập thể nhà trường. Cuối cùng, việc không phải đi giày không chỉ giúp mọi người đi lại tham gia các hoạt động một cách dễ dàng mà còn giúp nhà trường được sạch sẽ hơn bởi sẽ ít ai vứt rác ra chỗ mình dẫm chân lên.

Về một ngôi trường Chu Văn An trong mơ ước, tôi nghĩ bây giờ là đủ, tôi không đòi hỏi thêm điều gì cả. Chu Văn An không phải là một ngôi trường đáng mơ ước đối với tôi, nhưng lại là ngôi trường hợp với tôi nhất, bởi đôi khi một cái gì đấy không hoàn hảo trong mắt bạn mới là thứ bạn cần. Không phải bạn bè, không phải những câu lạc bộ,..., điều khiến cho Chu Văn An đặc biệt trong mắt tôi không gì khác chính là những công trình kiến trúc của trường, những hàng cây, nắng,... Mỗi khi ra đến trường sớm, tôi sẽ được nghe tiếng chim hót, mặc cho ngoài phố có ồn ào đến mức nào đi chăng nữa. Chẳng phải lúc nào bạn cũng sẽ được nghe một thứ âm thanh hay đến như vậy khi đang sống ở một Hà Nội luôn ồn ã vào buổi sáng. Và tôi thích nhất mỗi khi ra nhà bát giác vào những giờ nghỉ, ở đó nắng rất đẹp, và càng tuyệt hơn khi được chơi đàn trong một căn phòng ở trên tầng hai, đó giống như là một đặc ân vậy. Không quan trọng là bạn chơi đàn tốt hay không tốt, đàn cũ hay đàn mới, mà quan trọng là chơi ở đâu. Rồi cả những lúc tôi và hai bạn của tôi đi la cà trong sân trường nữa, đó cũng là một trong những khoảng thời gian mà tôi thích nhất ở trường Chu. Vậy nên trường Chu Văn An đối với tôi như vậy đã là một ngôi trường đáng mơ ước rồi

C H U VĂ N A N 1 1 0

#22


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

#78 ban chiều chiếu qua cửa sổ của những khu nhà pháp thuộc. Cũng có lẽ là mảng rêu cổ kính vắt vẻo trên mảnh tường vàng. Tôi nhớ cái làn gió nhẹ mơn man mái tóc khi ở dưới mái vòm nhà Bát Giác. Khoảnh khắc lúc ấy bình yên đến lạ. Có những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng lại là thứ khắc sâu vào lòng ngừơi nhất. Như ổ bánh mì nóng hổi từ tiệm Bánh Mì Bà Già-cái tên chúng tôi hay gọi. Hay tiếng đập bóng bình bịch ở sân bóng rổ giữa một trưa hè nắng gắt. Tất cả những điều đó, nhẹ nhàng và lặng lẽ, chảy vào trái tim tôi. Tôi viết những dòng này, chỉ là những dòng chữ ngô nghê của một thoáng xúc động nào đó. Còn Chu Văn An trong mơ ước của tôi, thì không cần thay đổi gì cả. Đơn giản là, Chu Văn An chính là mơ ước của tôi.

C H U VĂ N A N 1 1 0

"Bầu trời Chu-trong tim chị, nó đẹp lắm em ạ." Có người đã từng nói với tôi một câu như thế. Tôi còn nhớ, khi còn là một học sinh lớp 9, đang tràn đầy kì vọng về ngôi trường cấp 3, tôi đã tò mò nghĩ, không biết bầu trời Chu có trong xanh, có đẹp như người đó đã từng nói không. Hóa ra, vào trường tôi mới biết, đó chỉ là cách nói ví von của các anh chị khóa trước, để chỉ một "người đặc biệt" nào đó. Với nhiều người, "bầu trời Chu" chính là tuổi thanh xuân rực rỡ và hoài niệm, hay tình yêu chớm nở đầu đời đầy rung động. Còn với tôi, "bầu trời Chu" đẹp, chỉ đơn giản vì nó là mảnh trời dưới mái trường của tôi. Chu đẹp, đẹp bởi tầng tầng lớp lớp năm tháng nó đã trải qua, đẹp bởi cái màu trầm nhuốm đầy hơi thở của quá khứ. Những gốc cây xù xì của cây xà cừ cổ thụ, những hoa nắng điểm khắp sân trường. Hay ánh nắng


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

#29 nơi này khác đi, nhưng rồi nhận ra rằng chính những điều ấy buộc mình phải va vấp và chịu trách nhiệm, khiến mình tin vào bản thân và không sợ hãi khi lựa chọn nữa. Có lẽ mình chẳng dành cho Chu Văn An một tình yêu tuyệt đối, nhưng thực sự mình rất muốn cảm ơn nơi này. Mình có muốn Chu Văn An thay đổi không? Câu trả lời là không, dẫu còn nhiều thứ chưa hài lòng. Mình chỉ nghĩ đơn giản nếu Chu Văn An dễ dàng quá thì chúng mình bây giờ và cả sau này nữa, sẽ chẳng có chuyện gì để chuyện trò, để kêu ca và than phiền. Mọi khiếm khuyết của nơi này đều đặc biệt, và sau này khi rời xa, mình sẽ nhớ nhung nhiều lắm. Và cũng bởi lẽ dù Chu Văn An có làm hài lòng mình thì cũng làm một ai đó mất lòng, nên thay đổi chẳng bao giờ là đủ khi chiều ý hết người này đến người nọ. Nên cứ vậy thôi nhỉ. À, có một điều mình thật sự muốn thay đổi đấy là các bài hát được phát trên loa trường. Hôm trước tự nhiên trường lại không bật mấy bài nhạc trẻ bốc bốc nữa mà mình lại nghe thấy "Chu Văn An trong tôi" với "Mùa thu ngày khai trường". Thật sự là điêu đứng luôn vì thật sự hợp quá. Loa hơi rè giống mấy loa phát thanh ngày xưa, phát mấy bài nhạc cũ cũ, rất rất retro í :(( Vậy nên đừng bắt các em mảng nói đọc tuyên truyền sốt xuất huyết nữa (vì không có ai nghe và cũng không nghe thấy vì loa rè), đừng bật các bài nhạc trẻ nữa nha!

Chu Văn An trong tương lai của tôi là một ngôi trường có thể giáo dục học sinh để trở thành con người tự do thay vì trở thành một con người bị động và hình thức. Sự tự do ấy phải được định đoạt trong nhân cách, rằng nếu như mình có sự tự do thì người khác cũng có sự tự do, rằng khi mình đã được tự do thì mình cũng phải bảo vệ sự tự do của người khác. Ở đây khi đã nói trong tâm hồn và nhân cách có sự tư do, thì có nghĩa sự tự do phải ở trạng thái vi tế nhất của nó. Đối với tôi, tự do được thể hiện ở khả năng suy tư. Trong hình dung của tôi, các học sinh tự do và bình đẳng lựa chọn trưởng lớp, trưởng khối của mình. Họ bầu ra một hội đồng đại diện cho mình bàn luận với nhà trường để soạn thảo về những quy định chung của nhà trường, những nguyên tắc chung giữa học sinh và nhà trường. Trong một ngôi trường như vậy, tiếng nói của bất cứ ai, dù là học sinh, giáo viên hay lãnh đạo cũng đều được tôn trọng như nhau. Tôi tin rằng, nếu Chu Văn An của tôi sẽ thực sự như vậy, học sinh có quyền tự do lựa chọn các quy định, và họ có trách nhiệm với sự lựa chọn của họ.

C H U VĂ N A N 1 1 0

Chu Văn An trong mơ ước chỉ tồn tại khi mình là cô học sinh lớp 9. Hồi ấy mình thích Chu Văn An lắm, sống chết chỉ muốn thi vào đây, trượt thì mình sẽ đi bán ổi (mình tự nghĩ ra viễn cảnh ấy để dọa bản thân phải học thật chăm chỉ). Mình nhớ như in một ngày tháng 3 có các anh chị của BCH Đoàn vào trường mình để giới thiệu về CTour 2016. Dù chỉ đứng trên bục giảng thôi mà sao mình thấy các anh chị như đứng trên đài vinh quang rồi phát ra ánh sáng lấp lánh. Ngày đầu mình đến Chu Văn An là ngày tập trung trước kì thi chuyển cấp. Tim mình đập nhanh khi bước những bước đầu tiên qua cổng trường. Chu Văn An thực sự là một ngôi trường trong mơ vì chẳng giống bất cứ một nơi nào mình biết. Trường có nhiều cây, có những dãy nhà sơn màu vàng, có khoảng sân rộng, có váy và vest đồng phục. Nghe hơi vớ vẩn nhưng thực sự đó là tất cả để mình sống chết muốn được học ở đây. Thật thà mà nói, "Chu Văn An trong mơ" cho mình động lực, còn "Chu Văn An khi tỉnh mơ" dạy mình trưởng thành. Mình từng trách móc và giận dữ vì mọi thứ chẳng như mình mong, nhưng rồi chuyện gì cũng qua cả. Chu Văn An làm mình buồn, cũng làm mình vui vẻ. Mình có những "lần đầu tiên" đáng nhớ: dẫn Ctour, học và dạy Teamwork; thân thiết hơn với những người bạn cũ, thêm những người mới, những thầy cô giáo, anh chị, bạn bè và cả các em khóa dưới. Mình từng khao khát

#88


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

#128

#123

C H U VĂ N A N 1 1 0

Một ngôi trường Chu Văn An trong mơ sẽ là ngôi trường vừa mang tính cổ tích, nên thơ từ những năm thế kỷ 20, đồng thời mang theo những nét hiện đại của thời kỳ đổi mới thế kỷ 21. Tại ngôi trường trong mơ này, các bạn trẻ - tương lai của đất nước được tự do khám phá sở thích của mình, được phát triển toàn diện theo cách mình thích; được sống một tuổi trẻ trọn vẹn, được vui chơi thỏa thích. Bảo toàn cảnh quan của trường, tổ chức thêm nhiều sự kiện dành cho học sinh thể hiện tuổi trẻ nhiệm màu của mình...

Cũng như tất cả những học sinh khác, khi biết mình đã đỗ vào Chu, tôi đã tự tô vẽ trong đầu mình về ba năm cấp 3 màu hồng, về hình ảnh một ngôi trường cấp 3 trong mơ. Nhưng sự thật, thì không phải lúc nào cũng như tưởng tượng. Tôi từng mơ về một Chu với canteen nhiều thức ăn ngon, với wifi 3 vạch phủ đầy trường, với nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho, luôn có đầy đủ giấy vệ sinh, nước rửa tay. Tôi cũng đã từng mơ có một mối tình học trò kéo dài 3 năm thanh xuân, có một tập thể lớp thương yêu nhau và đoàn kết, có một thời đi học bình yên, không sóng gió, không xích mích cãi nhau. Tôi còn mơ là Chu sẽ có thật nhiều hoạt động và sự kiện xuyên suốt năm học, sẽ bớt nghiêm khắc hơn về vấn đề tóc tai, trang điểm. Nhưng Chu lại là một hiện thức khác xa với những ảo tưởng của tôi. Có những khi cuộc sống ở Chu làm tôi ngột ngạt, thất vọng, tôi toàn trách mình tại sao lại chọn Chu, rồi tự ca thán "Vào học ở Chu là một sai lầm". Đã có những lần tôi ghét Chu như vậy đấy. Trải qua 2 năm lớp 10 và 11 với những ngờ vực, hoài nghi về quyết định của bản thân, tôi đã quên mất việc yêu Chu, quên mất rằng không có gì là hoàn hảo tuyệt đối, ngôi trường nào cũng đều có những mặt mạnh và mặt yếu riêng. Tôi tự nhủ sẽ dành nốt năm 12 cuối cấp này để yêu Chu, vì chưa đầy một năm nữa thôi, là tôi phải rời xa Chu rồi...


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

#131

học sinh lại là năm kỉ niệm 110 năm trường Bưởi, thì Chu Văn An còn tuyệt vời hơn sau 2 năm em học tập ở đây. Vẫn nét cổ kính ay nhưng lại được trang hoàng lộng lẫy, đẹp đẽ hơn. Những hàng ghế đá được thay bởi nhưng chiếc ghế gỗ mang dam chất Paris ( hoặc do em nghĩ thế ), đồi thế kỉ, sân bóng rổ, sân bóng đa đều được tu sửa lại theo một phong cách mới mẻ, hiện đại và trẻ trung phù hợp với ngôi trường quốc tế mới. Trường THPT Chu Văn An sẽ còn tuyệt vời hơn không chỉ trong mơ ước của mỗi học sinh mà cả thực tế nếu lịch học của học sinh, giáo viên phù hợp hơn với thời điểm hiện tại. Hiện tại, trường Chu3 đã đạt tiêu chuẩn trường quốc tế với tên gọi đầy đủ khá là dài và có thể bao quát lại toàn bộ lịch sử Chu Văn An với giờ học mang đậm chất quốc tế. Chu Văn An trong ước mơ của em có lẽ nhỏ bé là có thể đi học vào giờ không bị tắc đường , tuyến đường Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám thì từ 7h15 đến 8h30' chính là khung giờ vàng của thành phố Hà Nội, khi mà trên Thụy Khuê có cùng lúc 4 ngôi trường mở cửa và 2 ngôi trường trên Hoàng Hoa Thám. Năm nay là năm cuối cùng tuổi học trò của em, Chu Văn An vẫn mãi luôn là ngôi trường mơ ước tuyệt vời nhất của đời em dù cho trường có thế nào đi chăng nữa.

Ngôi trường mơ ước của con sẽ là: Ở trong lớp học có cây xanh và các lớp học sẽ được sơn theo màu mà học sinh yêu thích. Trên tường, bọn con sẽ được treo những câu châm ngôn hay các bức vẽ. Những điều này con tin sẽ khiến cho lớp học không còn nhàm chán mà sẽ trở thành một nơi của riêng bọn con học tập và sáng tạo. Học sinh sẽ được học các môn mình yêu thích và trải nghiệm nhiều môn thể thao trong tiết Thể Dục Sẽ không có câu trả lời đúng hay sai. Mỗi người sẽ có một ý kiến và cách suy nghĩ khác nhau và điều mà mọi người thấy sai không có nghĩa là mình không được nghĩ đúng Có thể thực hành nhiều hơn. VD: Bọn con học môn sinh học không có nghĩa là bọn con phải ngồi trong lớp học những kiến thức ở trong sách. Trường học trong mơ của con sẽ là nơi học sinh có thể trồng rau, ươm mầm và trong quá trình đó có thể hiểu hơn về thiên nhiên, sinh vật.. + Có các dụng cụ âm nhạc như đàn, kèn,... và thay vì bỏ tiết âm nhạc thì nên cho học sinh tham gia vào các lớp nhạc cụ. Học sinh cũng nên được chơi nhạc vào những giờ nghỉ ngơi, giải lao

C H U VĂ N A N 1 1 0

THPT Chu Văn An đã có truyền thống từ lâu đời về trước và cho đến nay đã tròn 110 năm thành lập trường. Chu Văn An có tên gọi đầu tiên là Collège du Protectorat còn được gọi là trường Thành chung Bảo hộ. Lịch sử ngôi trường Chu Văn An thì có lẽ ai cũng được nghe qua không cách này thì cách khác và với bề dày lịch sử, cơ sở vật chất cổ kính nhưng không kém phần hiện , môi trường học tập tốt thì đây chính là một trong những trường điểm mà bao thế hệ học sinh mong muốn thi đỗ và học tập. Ngôi trường mơ ước đối với em chính là ngôi trường xung quanh được bao phủ bởi cây, những lớp học mang nét cổ kính xưa hàng hàng nối tiếp nhau, không cần quá rộng cũng không cần quá hiện đại. Năm đầu tiên của cấp 2, điều đầu tiên làm em bỡ ngỡ không phải lần đầu bước chân vào ngôi trường mới, không phải là tiếp xúc những người bạn mới từ những ngôi trường khác nhau đến mà là Chu3. Mẹ em chính là người đưa em đến trường và mẹ là người đã thả em trước cổng Chu3. Em đã rất ngỡ ngàng và còn tưởng đây chính là trường cấp 2 sắp tới của em, nó không khác những gì em tưởng tượng, không những thế nó còn hơn những gì em mong muốn ở ngôi trường mơ ước của em. Cho đến bây giờ, khi em đã là Chu-er khóa 109, cái khóa mà năm cuối cấp của đời

#129


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Chu Văn An T r o n g M o’ U ó’ c #132

C H U VĂ N A N 1 1 0

Với tôi Chu Văn An không phải là đích đến mà tôi từng mơ ước.Vậy nên có thể nói tôi chưa từng đặt ra cho mình bất kì tiêu chuẩn hay khái niệm về một Chu Văn An trong mơ ước. Thậm chí cả sau khi vào trường, tôi vẫn là một con người thực tế, không mơ mộng về những gì mình muốn mà là chấp nhận và xuôi theo những gì đã có trong thực tại. Người ta thường nói cái gì đầu tiên thường sẽ đẹp nhất và lưu lại lâu nhất trong lòng người. Có lẽ là Chu Văn An lần đầu tiên trước mắt tôi đủ đẹp để khiến bản thân không còn muốn gì thêm. Từ những lần đi học muộn tìm mọi cách thương lượng với cô giám thị, những lúc ngồi trước cửa nhà vệ sinh để đợi người mình thích đi qua,hay lúc cô giám thị đi kiểm tra sĩ số cả lớp đều nhao nhao lên kéo cô vào trò chuyện, thậm chí là cả những lần vì sợ kiểm tra miệng đầu giờ nên trốn ở phòng y tế,.. Bây giờ đã cực kì thân thiết với cô giám thị, người thích cũng thành người dưng, cũng biết trưởng thành hơn để không trốn tránh, những kỉ niệm đấy đều thành những hồi ức đẹp nhất. Mặc dù nghe không chân thực nhưng với tôi một Chu Văn An như vậy là quá hoàn hảo về cả môi trường học tập hay cơ sở vật chất hay cộng đồng học sinh ,.. Vừa rồi cũng chỉ là đôi dòng hoài niệm lại những kí ức về Chu Văn An trong tôi, tuy không hay và khó thấu hiểu được nhưng với tôi lại rất chân thực. Và chắc là tôi cũng trở nên yêu Chu mất rồi. Yêu gì thì đều muốn tốt cho cái đó, giữ gìn phát triển và bảo vệ nó. Vì vậy đương nhiên là bản thân tôi cũng muốn Chu Văn An phát triển và đổi mới.Tuy không thể có được ý kiến gì hay nhưng hi vọng Chu sẽ phát triển từ từ, đủ để mỗi thế hệ đều có đủ thời gian để cảm nhận được một cái gì đấy riêng về Chu Văn An của mình.Và tôi tin chắc là dù nhà trường có đưa Chu Văn An phát triển như thế nào thì mỗi thế hệ học sinh đều sẽ hết lòng bảo vệ và giúp đỡ.


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Chu Văn An T r o n g M o’ U ó’ c #182

#157

Đối với tôi ngôi trường Chu Văn An trong mơ là nơi có môi trường học tập năng động, giáo viên không chỉ dạy để học sinh qua môn mà dạy để mỗi người có thể biến kiến thức bài học thành của riêng mình và áp dụng vào thực tế. Là nơi những bài giảng được kết hợp với thực hành, những câu hỏi thiết thực được đặt ra thay vì chỉ là lí thuyết, những công thức phức tạp. Là nơi cạnh tranh lành mạnh, bạn bè thẳng thắn, biết vì lợi ích chung. Là nơi mà lịch học được sắp xếp hợp lí hơn, được thoải mái kiến nghị, và những yêu cầu của học sinh được thực sự đặt lên bàn cân, không chỉ là những phản ánh cho có quy trình. Là nơi nhiều hoạt động, câu lạc bộ được tổ chức và phát triển hơn nữa, có nhiều sự kiện hơn chỉ Sparkling hay Lễ trưởng thành. Là nơi thầy cô biết lắng nghe mục tiêu của học sinh và tạo điều kiện cho các em . Là nơi, tôi sẽ gặp được những giáo viên tuyệt vời, biết lắng nghe, biết thấu hiểu và biết khơ gợi năng lực của học sinh.

C H U VĂ N A N 1 1 0

Với một cựu học sinh ra trường đã lâu thì Chu Văn An là một vẻ đẹp hoàn hảo và vời vợi một màu xanh, khái niệm Chu Văn An trong mơ ước có lẽ chỉ hình thành trong tôi khi con gái tôi lại bước vào cánh cổng trường Chu Văn An. Không có một từ nào tả xiết nõi xúc động của tôi khi con gái bước những bước chân trên những viên gạch, những thảm cỏ, dưới tán cây, dưới những mái nhà mà tôi đã từng bước cách đây gần 30 năm. Nhưng ngoài niềm tự hào, tôi vẫn ấp ủ biết bao hy vọng về con và về mái trường nơi con đang theo học. Hy vọng rằng Chu Văn An vẫn mãi có những thầy cô tận tình như ngày xưa tôi từng có, có những thầy cô biết lắng nghe con nói, tìm cách hiểu những gì con đang nghĩ, và hy vọng Chu Văn An không chỉ dạy kiến thức mà còn cung cấp cho các con những kỹ năng sống càn thiết để bước vào đời. Kính chúc ngôi trường 110 năm luôn vững mạnh và phát triển cùng thời đại.

Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội là một trong những ngôi trường danh giá, nổi tiếng nhất toàn Việt Nam. Không chỉ được biết đến với truyền thống dạy hay, học tốt, Chu Văn An còn được ngưỡng mộ bởi hệ thống cơ sở vật chất, mặt bằng và khung cảnh sư phạm được đầu tư kĩ lưỡng. Có thể đối với một số người, Chu không phải lựa chọn đầu, nhưng đây là ngôi trường mà tôi luôn ngưỡng mộ và được bố mẹ định hướng thi vào từ nhỏ. Bởi vậy, sau hơn một năm được học tập, rèn luyện dưới mái trường này, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì Chu Văn An mang lại cho tôi, không chỉ là môi trường sư phạm chuẩn quốc gia, được ngưỡng mộ khi mang trên áo phù hiệu Chu Văn An, mà cả những người thầy cô giáo nhiệt tình, yêu thương học sinh, những người bạn quý giá và những trải nghiệm chưa từng có mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ở đâu khác ngoài Chu. Chu có thể không hoàn hảo, thầy cô bạn bè có thể không như bạn mong đợi, cuộc sống ở Chu có thể không như bạn mơ ước khiến bạn chán nản, thất vọng. Nhưng nếu bạn nghĩ thoáng hơn, mở rộng lòng mình đón nhận tất cả, chấp nhận cả những thiếu sót của Chu, yêu lấy cái tốt đẹp của Chu, trân quý những gì nhận được ở nơi đây, bạn sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng và đáng yêu hơn rất nhiều. Một ngôi trường đáng mơ ước, có thể không đáp ứng được tất cả nhu cầu về vật chất hay tinh thần của mỗi người. Nếu mỗi người học sinh đều yêu và tự hào về Chu, họ sẽ biến Chu thành ngôi trường tuyệt vời nhất, thành ngôi trường mơ ước của tất cả mọi người. Thay vì luôn than phiền và cố gắng thay đổi Chu, thay đổi chính suy nghĩ và cách nhìn nhận của mỗi người sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và biết đâu, khi được sống trong ngôi trường mơ ước mà chính mình tạo ra, chúng ta lại có cho mình những ước mơ to lớn, cao cả hơn?

#136


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Chu Văn An T r o n g M o’ U ó’ c #215

C H U VĂ N A N 1 1 0

Chu Văn An là cổ tích, là đồng thoại nhưng Chu Văn An cũng phải sống giữa đời thực, Chu Văn An cũng phải dấn thân vào một trường đua với xã hội, như bất cứ một tập thể hay một cá nhân nào khác. Chu Văn An cổ kính, thơ mộng, yên ả nhưng cũng mang những trách nhiệm lớn, những bổ phận lớn. Chu Văn An mơ mộng nhưng xét cho đến cùng, Chu Văn An vẫn phải sống trong sự vận động hối hả của cộng đồng. Thật khó để đưa ra ước mơ rằng Chu Văn An sẽ mãi là tòa lâu đài trong truyện cổ tích, lánh xa những bộn bề của hiện thực, để mỗi học sinh lại được sống hồn nhiên, vô tư và được là những kẻ khờ mộng mơ. Học sinh Chu Văn An không chỉ duyên dáng, thanh lịch, chúng tôi còn cần thức thời, năng động, dám dấn thân, dám hành động. Nhưng, xét cho đến cùng, đó là khẩu hiệu chung cho tất cả, cho mỗi công dân muốn trở thành "công dân toàn cầu". Sự hòa nhập là tất yếu, nhưng nếu ai cũng phải là thế, nếu ai cũng sẽ như thế, thì cái tên Chu Văn An này sẽ tạo nên điều gì khác biệt trong vô vàn gương mặt vừa trí tuệ, vừa năng động, nhạy bén ấy? Học sinh Chu Văn An có nền tảng tri thức khá tốt, sự nhạy cảm với thời cuộc cũng đáng ghi nhận. Nhưng, liệu chúng ta có nên chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng kiến thức, tạo động lực để mỗi học sinh có thể tự vượt qua giới hạn, vươn tới những thế giới xa hơn thôi hay không? Chu Văn An trong mơ ước của tôi là Chu Văn An chỉ đường cho mỗi cá nhân tìm thấy màu sắc của riêng mình, là Chu VĂn An tự thân nó mang một danh hiệu riêng, không chỉ về sự giỏi giang, thành đạt mà còn ở cái căn cốt,cái thần thái, ăn sâu thành gốc rễ trong quan niệm, tư duy. Để một học sinh Chu Văn An không chỉ phân biệt với những học sinh của ngôi trường khác bởi cái tiếng mà nó ban cho, mà còn bởi cái toát ra từ bên trong, cái chân giá trị của mỗi học sinh đến từ ngôi trường hơn 100 năm tuổi.Đây không phải điều dễ thực hiện, nó đòi hỏi sự thay đổi trong nếp dạy và học, trong thói quen suy nghĩ từ chính những người lái đò, những người định hướng, đòi hỏi chính họ cũng phải có cái "chất" của riêng mình để không biến điều trên đây thành một cái rễ bó buộc, cản trở mỗi bước chân của thế hệ học sinh trường Bưởi mà trở thành cái nền tảng vững chắc định hướng cho mỗi bước đi sau này của chúng tôi.


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Chu Văn An T r o n g M o’ U ó’ c #251

C H U VĂ N A N 1 1 0

Chu Văn An, như mọi ngôi trường khác, cũng có những điều không trọn vẹn, không hoàn hảo. Và tôi, với tư cách là một phần của Chu Văn An, luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho ngôi trường này. Những mong muốn ấy, từ những gì nhỏ nhất cho đến những cái rộng lớn hơn, dần dần hình thành nên một 'Chu Văn An mơ ước' trong tôi, 'Chu Văn An mơ ước' không phải để dành cho tôi, mà để dành cho những thành viên tiếp theo của ngôi trường này, những vòng gỗ mới của cây đại thụ Chu Văn An. Tôi mơ ước một Chu Văn An ngày càng đổi mới, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, kèm theo đó là phương pháp dạy học đổi mới, thoải mái hơn, gần gữi hơn và giảm bớt những áp lực đến từ các bài kiểm tra giấy chồng chất, điều này có lẽ không chỉ là mong muốn của tôi với Chu Văn An mà là mong muốn của nhiều bạn học sinh ở các ngôi trường khác. Thế nhưng Chu Văn An vẫn có những điều không thể thay đổi trong tương lai. Đó là những toà nhà cổ kính vẫn sẽ luôn nằm đó, những chiếc cầu thang gỗ nhuốm màu thời gian vẫn được giữ lại để dõi theo từng bước chân, những hàng cây xanh vẫn luôn được chăm sóc để che nắng che mưa cho các thế hệ sau. Khoảng trời của Chu vẫn sẽ xanh một màu xanh rất khác, và góc mái vòm của nhà Bát giác, vẫn luôn là góc của Chu mà tôi "phải lòng". Chu Văn An trong mơ ước của tôi, là một Chu Văn An không còn khoảng cách, là nơi mà thầy cô giống như những người cha, người mẹ, thân thiết và gần gũi, thấu hiểu và kết nối với chúng tôi. Chúng tôi- các bạn học sinh cũng sẽ luôn yêu thương, chia sẻ và thông cảm với các thầy cô, giữa thầy và trò sẽ không còn khoảng cách gượng gạo mà luôn là những giờ phút thoải mái ở trường lớp. Chu Văn An là nơi bạn bè giống như những người anh chị em, dù có cãi vã xích mích thì sau cùng vẫn là những người chúng ta yêu thương nhất. Chu Văn An trong mơ ước của tôi, là những truyền thống luôn được giữ mãi về sau, để chúng tôi và thế hệ những vòng gỗ mới luôn nhớ về cội nguồn, về bề dày lịch sử và trách nhiệm cao cả của mái trường này, cho dù sau này nó có thay đổi về diện mạo hay thậm chí mang một cái tên mới là "trường quốc tế". Chu Văn An tôi mơ ước, sẽ không mất đi Sparkling, bởi lẽ nó là món ăn tinh thần hàng năm không thể thiếu, là thứ đặc sản "lấp lánh" mà mỗi học sinh Chu Văn An đều tự hào, là nơi rút ngắn những khoảng cách trong Chu Văn An. Chu Văn An trong mơ ước là Chu Văn An với những màu sắc còn vẹn nguyên: màu xanh của cây cối, màu xanh của khoảng trời Chu, màu vàng của những toà nhà cổ kính, của nắng sân trường... Và hơn tất cả là những màu sắc đa dạng của các thế hệ vòng gỗ sẽ ngày càng rực rỡ để làm nên một Chu Văn An hoàn thiện và trọn vẹn.


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

#dreamschool

trường khác. Thậm chí một số lứa học sinh mới lúc vào đã không hề thấy tự hào hay có cái nhìn thiện cảm với trường. Một câu hỏi đã khiến tôi trăn trở rất nhiều. Tại sao và tại sao? … Tuy vậy, tôi vẫn tiếp tục làm những gì tôi muốn cho trường. Tôi đã gặp các câu lạc của Chu, bạn thì buồn vì học sinh không nhiệt tình lắm với hoạt động các câu lạc bộ, bạn thì chán nản vì nhà trường chưa hỗ trợ tốt các hoạt động của nhóm các bạn ý,… mọi thứ đều xoay quanh việc các câu lạc bộ trong trường không được mọi người công nhận. Tuy nhiên, may mắn thay, chúng tôi đã làm việc rất nhiệt tình để tổ chức Running CVA. Sự kiện có lẽ không lớn lắm, nhưng theo cá nhân tôi nó thật sự ý nghĩa bởi đó là nơi để các câu lạc bộ của trường Chu gặp nhau, đoàn kết và cùng lớn mạnh. Nhưng quan trọng hơn với tôi, đó là cơ hội thấy được sự nhiệt thành, chất ‘’Chu Văn An’’ vẫn đâu đó bên trong các bạn, và tôi lại tiếp tục băn khoăn. Điều gì đã khiến tinh thần Chu ở mỗi người mất dần và tại sao nhiều bạn học sinh lại có những suy nghĩ dè bỉu trường? Dẫu biết mỗi người đều có những trải nghiệm riêng mà tôi không biết và tôi cần tôn trọng họ, nhưng tôi suy nghĩ và suy nghĩ...bỗng trong phút chốc tôi tự hỏi sao ngày xưa và bây giờ lại trái ngược nhau đến thế. Làm thế nào để những người yêu mái trường Chu Văn An có thể gặp nhau và truyền, khơi dậy tinh thần đó cho các lứa học sinh tiếp theo. Chính vì thế, mà tôi thực sự muốn cảm ơn những người đã lập ra trang ‘’Màu của Chu’’, đây là trang xã hội thật sự là ý nghĩa với trường và tôi thực sự mong muốn page sẽ lớn mạnh để tinh thần Chu Văn An sẽ còn mãi.

tiến lên được. Về kiến thức chuyên môn: Định nghĩa của em: Những loại kiến thức chuyên môn thiết thực được cung cấp: - IELTS. - Tin học văn phòng. - Các môn yêu cầu của Bộ. Lý do - Giải pháp: Lý do: Đây là những kiến thức thực sự thiết yếu của thế kỉ 21 mà trường ta chưa triển khai. Nếu vẫn giữ quan điểm chỉ dạy tiếng Anh theo tiêu chuẩn chung, và như thế sẽ không khác gì các trường đại trà bây giờ, ta không thể nào được chuẩn Quốc tế. Giải pháp: Thay vì để học sinh phải học ở ngoài, nhà trường hãy tìm một đối tác liên kết để có thể dạy tại trường với giá rẻ hơn (bởi trường sẽ cung cấp lượng học sinh hàng năm, là đối tác thân thiết nên nhà cung cấp sẽ tạo điều kiện). Hơn nữa, nhà trường đã hợp tác thành công cho tiếng Đức với viện Goeth thì em nghĩ tại sao lại không tìm được đối tác cho môn tiếng Anh. - Tin học văn phòng: Vì môn này rất dễ tự học ở nhà nên em nghĩ cách hay nhất là để học sinh mua sách rồi TỰ HỌC Ở NHÀ, rồi mỗi tuần đến tiết sẽ lên phòng thực hành để làm bài

Chu Văn An trong mơ của em chính là ngôi trường vẫn mang vẻ đẹp cổ điển nhưng khiến học sinh tiếp cận sự văn minh, tự chủ, bản lĩnh, sáng tạo và ham học hỏi một cách hiện đại theo xu hướng 4.0

tập và lấy điểm. Tất nhiên level của bài tập sẽ tăng dần theo tiến trình tự học ở nhà. Nếu không đủ phòng tin thì giao hẹn mỗi tuần gửi bài Việc kiểm tra sẽ sử dụng hình thức thi thử trên phần mềm, vừa miễn phí, vừa nhanh gọn mà không thể xảy ra việc học sinh cóp pi bài nhau được (đây là đặc tính của phần mềm). Vừa luyện tính tự chủ cho học sinh mà vẫn đảm bảo việc kiểm tra trình độ. Thay vì suy nghĩ theo cách cũ là tăng thời lượng học lên như kiểu lập câu lạc bộ bồi dưỡng bổ trợ thì ta hãy nghĩ theo CÁCH 4.0 MỚI: để học sinh CHỦ ĐỘNG LUYỆN học các kiến thức. Về phía học sinh: Có quá nhiều tài liệu trên mạng, chưa kể nhiều nguồn không thực tế và chất lượng (vì nhiều khi các tài liệu trên mạng không ai kiểm tra, hoặc người ta chỉ up 1 dạng nhỏ để học sinh biết đến danh mình mà đi đăng kí lớp của họ nên tài liệu sẽ không đầy đủ) khiến các bạn hoang mang KHÔNG DÁM TỰ HỌC và từ đó KHÔNG DÁM ĐẶT NIỀM TIN VÀO KHẢ NĂNG BẢN THÂN, LUYỆN CHO BẢN THÂN TÍNH PHỤ THUỘC MỖI KHI KHÓ KHĂN. Về phía còn lại: họ chưa đủ nhiệt huyết trên lớp vì nhiều lý do. Giải pháp 1: Các môn thi trắc nghiệm: Việc tài liệu tràn lan trên mạng để học sẽ khiến học sinh rất rối bời để chọn hướng học, vậy nên ta cần xây dựng một bộ tài liệu

chung, chuẩn chỉ (ngân hàng bài tập Chu Văn An). Đây là nơi mà các giáo viên từng bộ môn trong trường cùng xây dựng, tổng hợp bài tập trắc nghiệm theo từng dạng theo đúng chuẩn để học sinh tự học ở nhà qua mạng. Học sinh sẽ đăng nhập tài khoản để làm bài tập trắc nghiệm và nộp cho máy chấm. Với những câu sai, máy sẽ hiện lên phần giải bài đó để học sinh tự học. Những bạn không có máy, hoặc mắt không thể tiếp xúc lâu với máy tính có thể in bài tập và đáp án ra về làm. Nếu mà hiện phần giải mà học sinh cũng không hiểu thì máy sẽ hiện ra những bạn cùng lớp đã làm đúng bài đó để học sinh chủ động đến hỏi. Trường hợp không có ai làm được, thì lúc đó giáo viên bộ môn mới ra tay. Với trường hợp giáo viên giao bài tập để kiểm tra kiến thức thay vì để cho học sinh tự học thì sẽ không có phần giải mẫu trên máy. Nếu học sinh khoogn có máy tính thì sẽ in bài ra, tô trắc nghiệm ở nhà rồi mang đến khu có máy chấm trong trường để chấm, sau đó cac thầy cô admin sẽ là người phân phối lại bài về từng lớp. Giải pháp 2: Với bộ môn ngữ văn, tiếng anh: Do đòi hỏi cần viết nhiều, nên trên mạng sẽ lưu các bài giảng lại của giáo viên cùng với bài tập để học sinh tự làm, rồi gặp giáo viên trên lớp đưa để được chữa.

C H U VĂ N A N 1 1 0

Chưa cần mơ thì tôi cũng muốn được gửi lời cảm ơn vì Chu Văn An thật dễ mến và thân thương đến thế. Đây là ngôi trường mà có lẽ tôi đã không biết đến cho đến khi được mẹ dẫn đi ngắm trường trước hạn đăng kí vào cấp ba hai tháng, và khoảnh khắc đó, tôi như ‘’phải lòng’’ với vẻ đẹp cổ kính nơi đây. Hai tháng sau đó là cả sự hi vọng, quyết tâm của một đứa học sinh trường top dưới, chưa hề tham gia bất cứ lớp học thêm môn chuyên nào, dám mơ ước được bước chân vào ngôi trường cổ kính ấy. May mắn thay, Chu Văn An đã chào đón và mở rộng vòng tay với một đứa học trò như tôi. Bước vào trường với suy nghĩ như thế, tôi thấy quanh mình là cả một thế giới màu hồng. Các bạn, các anh chị khóa trên, những người thầy, người cô rồi cả những hoạt động diễn ra ở Chu Văn An sao mà hấp dẫn và gần gũi đến vậy…. và những lúc như thế, tôi thấy vui vẻ, đáng tự hào biết bao khi được là học sinh trường Chu Văn An. Tôi cố gắng học hành, nhiệt tình tham gia các hoat động của lớp, của nhà trường. Không chỉ vậy, tôi còn đăng kí trở thành CTV BCH Đoàn trường ( sau này là CTeam ), tổ chức Ctour, Teamwork, rồi Sparkling,… với ý nghĩ không chỉ là vui cho mình mà còn phần nào phát triển ‘’một tinh thần Chu Văn An’’ theo những gì tôi có thể. Tuy nhiên, sau một thời gian, dần dần tôi bắt đầu thấy mình thật ‘’cô đơn’’. Tôi tự hỏi tại sao những tâm hồn, những trái tim khác dành cho Chu ba khác giờ đây đi đâu mất rồi, chỉ còn lại tôi và vài người khác? Những khuôn mặt rạng rỡ khi bước vào trường giờ đây chỉ còn chút ít. Những cô cậu học sinh nhiệt thành trước đây phần nhiều đã trở nên khó chịu, hay thâm chí là so sánh Chu ba với những ngôi

Việc trường Chu Văn An chuyển giao lên thành chuẩn Quốc tế là điều rất ý nghĩa và đáng mong đợi. Bản thân em rất ủng hộ hướng đi này, song dưới con mắt của một học sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, em xin được đưa ra một số cách thức tuy không thể chi tiết như những chuyên gia, nhưng là những điều mà em thấy rất thiết thực. Chúng ta cần quay trở lại với câu hỏi: Trường học sinh ra để làm gì? Đó chính là để cung cấp đủ những kĩ năng cần thiết của mỗi con người để họ trở thành bản ngã hoàn hảo nhất của đời mình và là một công dân có ích cho xã hội. Thời thế đã thay đổi so với thế kỉ XX, học sinh bây giờ không đơn thuần chỉ học lý thuyết và thực hành trên ‘’giấy’’ như trước, mà cần phải có những điều sau: - Kiến thức chuyên môn. Định hướng nghề nghiệp. - Kĩ năng xã hội. - Đạo đức, lòng tự tôn và ý chí dân tộc. - Thể chất vững mạnh. Đặc biệt là những điều trên phải được đưa tới học sinh theo hướng để học sinh chủ động sắp xếp và tự học. Tất nhiên là trường ta vẫn thuộc sự chỉ đạo của Bộ GDDT Việt Nam, nhưng theo em phải có kiến nghị và thay đổi ( tất nhiên vẫn trong phạm trù của Bộ ) thì mới có thể


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Viết về ngôi trường trong mơ của em

#dreamschool trường chưa thể tự chủ, nhà trường chủ động thuê người bên ngoài về chạy CLB. Hai là, để học sinh chủ động thay đổi thói quen xấu và đi tập thể dục hay có ý chí, đạo đức, tất cả phải bắt nguồn từ nhận thức, thói quen của chính cá nhân. Người ta có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nhà trường hãy đẩy mạnh văn hóa đọc sách, để học sinh được “nói chuyện” với các tác giả và học được những thói quen tốt bằng hình thức sau: Áp dụng hình thức bắt buộc cho việc: đọc 1 cuốn sách/1,5 tháng. Sách đó phải có trong danh sách phân loại của nhà trường (để đảm bảo học sinh đọc sách chất lượng). Sau một tháng, sẽ dùng 2 tiết Ngữ văn/ GDCD để học sinh viết 1 bài luận về quyển sách mình đã đọc, chia sẻ cuốn sách trực tiếp, gửi video tới giáo viên. Qua đó đánh giá học sinh đã thực sự học những gì từ quyển sách. Nếu bản thân học sinh đó thực sự tiếp thu được nhiều điều, sẵn sàng cho bạn ấy điểm hệ số 2 ở môn Ngữ văn/ GDCD.

Nguyễn Đức Khoa K109 Lý 2016 – 2019

Tôi từ bé đã có nhiều ước mơ. Những mơ ước thường không cố định. Có thể là ước mơ về nghề nghiệp, về ngoại hình, về một ngôi nhà trong mơ. Và có lẽ ước mơ về ngô trường cũng thế, cũng chẳng cố định cho lắm. Dôi lúc hứng lên, tôi lại nảy ra một suy nghĩ kì lạ nào đó và ước mơ thay đổi. Ngày còn nhỏ, tôi thường mơ về một ngôi trường thật đẹp. Trẻ con thường không nghĩ tối những điều phức tạp nhưng trí tưởng tượng lại phong phú. Với tôi, trương phải thật đẹp, thật “xịn” với những tòa nhà như lâu đài cổ kính, với phòng thí nghiệm là tòa tháp cao có kính thiên văn để ngắm những vì sao lấp lánh, với khoảng sân rộng cho chúng tôi nô đùa và một thư viện với những gốc đại thụ rộng lớn. Phải là căng tin với dãy đồ ăn ngon tràn ngập, là nhà vệ sinh tiêu chuẩn năm sao như khách sạn. Đúng là mơ mộng quá, phải không? Về sau tôi phát hiện, không phải cứ cái gì đẹp thì sẽ làm mình vui, làm ta hạnh phúc. Trường tiểu học của tôi cũng khá đáng yêu nhưng giả như nó có đẹp lên nữa thì điều đó cũng không làm tôi hết buồn vì điểm kém, hết mệt vì bài kiểm tra, các kì thi và hết lo sợ trước những lời nhắc nhở nghiêm khắc của cô giáo về

kỉ luật. Thế là với tôi, ngôi trường mơ ước phải là một nơi học sinh có thể làm mọi điều theo ý mình thích mà không bị quản lý quá nghiêm, không phải làm bài kiểm tra hay chấm điểm, không phải ngủ trưa, không phải ăn hết suất cơm bán trú và chỉ học những môn mình thích. Tôi cũng dần lớn lên và em trai tôi đi học. Nó lam tôi nhìn lại được hình ảnh của mình những ngày xưa nhưng ở một khía cạnh khác, cứng đầu, khó bảo và có gì đó tự do theo kiểu trẻ con, hơi thiếu kỉ luật. Từ khi đi học, nó có phần ngoan hơn bớt ương bướng. Hình như, việc rèn rũa, đưa học sinh và khuôn phép cũng không tệ lắm. Nhưng có một điều làm tôi băn khoăn, thay vì chấm điểm, trong vở nó toàn những kí tự , . Với thằng bé, kí hiệu cũng chỉ là kí hiệu nên dù nó viết ẩu hay làm bài cẩu thả đến đâu, cũng chỉ là một phê vào vở như bao bạn khác. Tôi lại nghĩ, chấm điểm cũng có tác dụng đấy chứ?! Vậy thì rốt cuộc tôi mong ước gì ở một ngôi trường? Là do tôi đã lớn nên những mong ước nguyên sơ nhất về ngôi trường với tôi đã xa dần theo năm tháng trẻ con hay do tôi đã hiểu được điều gì đó?

C H U VĂ N A N 1 1 0

Định hướng nghề nghiệp: Giải pháp: Nhà trường nên liên kết với các cựu học sinh để: Lập ra kênh thông tin mạng lưới các ngành nghề để học sinh trường Chu có thể xem xét các thông tin nghề cùng với đó là xem chia sẻ của chính các cựu học sinh Chu Tổ chức các chuyến đi trải nghiệm nghề nghiệp hàng quý/ hàng năm tại các cơ sở làm việc có cựu học sinh Chu Văn An đứng đầu (VD: FPT, IIG, …), để được hỗ trợ tối đa, thay vì liên kết các tổ chức khác. Kĩ năng xã hội + Đạo đức, lòng tự tôn và ý chí + Thể chất: Định nghĩa của em: Kĩ năng xã hội là khả năng tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, đạo đức, lòng tự tôn và ý chí, thể chất. Lý do – Giải pháp: Kiến thức xã hội: - Áp dụng hình thức sinh hoạt CLB là bắt buộc. Lập đơn khảo sát online các loại CLB còn thiếu ở nhà trường, với một số loại CLB mà học sinh


C H U VĂ N A N T R O N G M Ơ Ư Ớ C

Viết về ngôi trường trong mơ của em mộng… Hơn thế, đó cũng là một ngôi trường có tiếng về chất lượng giáo dục và hoạt động , khiên tôi tự hào khi nhắc đến tên. Nhưng nếu là tôi của nhiều năm trước, có lẽ tôi sẽ nghĩ những điều trên là quan trọng. Còn tôi bây giờ, tất cả những điều ấy sẽ không còn ý nghĩa nếu tôi không yêu và hòa nhập với “cái Lớp” có 28 con người đáng yêu, với thầy cô và những bài giảng thú vị, với tất cả những điều nhỏ bé và nên thơ, đó mới thực là thứ mà tôi mong ước và trân trọng. Sắp tới trường cấp 2 của tôi sẽ dỡ đi xây lại. Xem bản thiết kế mới, sẽ là một ngôi trường cao tầng màu trắng và lát gạch trơn. Khách quan, nó hiện đại và phù hợp hơn thiếu kế cũ. Nhưng những kỉ niệm mà tôi nhớ mãi như chùm hoa nắng in trên mảnh gạch vàng đỏ kiểu cũ, bức tường mật ong và khung cửa sổ màu kem, những dãy nhà và phòng học đã chứng kiến sự trưởng thành của chúng tôi sẽ không còn nữa. Tôi rất buồn. Nên tôi mong ngôi trường cấp ba của tôi, một ngôi trường có lẽ sẽ không bao giờ bị dỡ đi, bị thay đổi (vì đã là di tích quốc gia) khiến tôi phải bật khóc vì nuối tiếc sẽ mang lại cho tôi những kỉ niệm thật đẹp. Là sự rèn rũa cần thiết, là cảm hứng và những phút giây ấm áp với bạn bè thầy cô. Tôi vẫn luôn ước ao như thế. Và có lẽ, nó đã phần nào mang lại rồi đấy… Nguyễn Vân Thùy Linh – 11 Lý – Chu Văn An

C H U VĂ N A N 1 1 0

Vậy thì đặt câu hỏi: “ Tôi có yêu trường mình không?”. Nếu có, có lẽ ngôi trường đã đáp ứng ít nhiều mong ước của tôi, vì ta không thể yêu thứ gì mãi khi nó đã làm ta thất vọng, hụt hẫng quá nhiều lần. Và tôi đã tìm được câu trả lời. Thật ra, mơ ước của tôi về một ngôi trường chẳng có gì qua xa vời. Ngôi trường mà tôi mong muốn chỉ cần là ngôi trường khiến tôi vui vẻ và thoải mái khi học tập, vui chơi. Mơ ước ấy nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng chẳng dễ dàng chút nào. Có phải lúc nào bạn cũng có hứng thú học tập đâu, có phải lúc nào thầy cô bạn bè cũng làm bạn vui vẻ, thoải mái đâu, có phải lúc nào bạn cũng thôi lo lắng về điểm số đâu, đúng không? Nhưng cuộc sống là thế đó, không gì là hoàn hảo. Vậy nên tôi chỉ cần khi chán nản, lo âu có thể thoải mái tâm sự với bạn bè, có thể vui vẻ với những kỉ niệm mà thầy cô và mãi trường đã tạo ra cho dù đó là những buổi ôn thi mệt nhoài, những ngày mưa đi trong sân trường mà cũng ướt sũng cả người,… Không phải AQ nhưng từng đó thôi, chỉ cần là một môi trương không tồi và một không khí ấm áp, thế là đủ. Trường cấp ba của tôi, tính ra là ngôi trường thỏa mãn nhiều nhất mong ước của tôi. Trường rộng, những cây côt thụ cao tít, những tòa nhà cổ đẹp như trong truyện, sân vận động trải dài nhìn ra hồ Tây thơ


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.