Kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên 2014

Page 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 327 /BC-UBND

Điện Biên, ngày 28 tháng 11 năm 2014

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2014 và Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2015

Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2014

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014, là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch 5 năm 2011-2015, tỉnh ta có những thuận lợi, khó khăn sau: 1. Những thuận lợi cơ bản Tỉnh Điện Biên tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nguồn lực đầu tư thông qua nhiều chương trình dự án tiếp tục được quan tâm đầu tư; năm 2014 là năm diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức ở cấp Quốc gia tại tỉnh, là điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh; Hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, các ngành, các cấp có nhiều chuyển biến tiến bộ, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp tích cực, hiệu quả của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh và các đoàn thể tỉnh đã kịp thời, xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân các dân tộc đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; công tác cải cách hành chính, củng cố bộ máy tổ chức, cán bộ các cấp tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và kiện toàn. 2. Khó khăn chủ yếu Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2014 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước tăng trưởng, phục hồi chậm hơn dự báo, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng với mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, khiến sức mua của thị trường sụt giảm, cộng với tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tình hình thiên tai, lũ lụt diễn biến phức tạp; đặc biệt là thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra.

1


Nguồn lực cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước giảm so với năm 2013; một số chính sách quản lý đầu tư còn bất cập, một số dự án trọng điểm triển khai chậm do khó khăn vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng; Tình trạng di cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, tình hình buôn bán, sử dụng ma túy... diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; một bộ phận nhân dân nhất là người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức, quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo. A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2014 1. Lĩnh vực kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 7.590,8 tỷ đồng, tăng 9,08% so với năm 2013. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (9,52%) nhưng là kết quả đạt khá tích cực trong điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Mức tăng trưởng này cao hơn so với năm 2013 cho thấy kinh tế đã ổn định và phát triển hơn năm trước. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 5,04%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,26%; dịch vụ tăng 12,94%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,11%, giảm 1,46%; công nghiệp - xây dựng chiếm 30,92%, tăng 1,38%; dịch vụ chiếm 44,97%, tăng 0,09% (so với năm 2013). Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 20,75 triệu đồng/người/năm, tăng 12,65% so với năm 2013. 1.1. Sản xuất nông nghiệp a) Cây lương thực: Các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng các loại cây lương thực vụ đông xuân năm 2014 thực hiện đạt khá so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt năng suất lúa vụ đông xuân năm 2014, đạt cao so với cùng kỳ nhiều năm trước, cụ thể: - Lúa đông xuân: Diện tích gieo cấy được 8.475,75 ha, tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,65% kế hoạch; năng suất bình quân ước đạt 60,51 tạ/ha, tăng 5,46 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 51.285 tấn, tăng 5.795 tấn so với vụ đông xuân năm trước, đạt 105,18% kế hoạch. - Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 16.928,3 ha, tăng 1,99% so với thực hiện năm trước, đạt 100,23% kế hoạch; năng suất bình quân đạt 50,24 tạ/ha; sản lượng ước đạt 85.043 tấn, tăng 2.982 tấn so với vụ mùa năm trước, đạt 104,18% kế hoạch. - Lúa nương: Gieo cấy được 23.997 ha, giảm 0,58% so với thực hiện năm trước, đạt 102,78% kế hoạch; năng suất bình quân đạt 14,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 33.843,8 tấn, giảm 160 tấn so với năm 2013, đạt 105,45% kế hoạch. - Cây ngô: Diện tích trồng được 29.942,7 ha, tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,63% so với kế hoạch cả năm; năng suất bình quân đạt 25,67

2


tạ/ha; sản lượng ước đạt 76.875,8 tấn tăng 3,58% so với cùng kỳ năm trước và đạt 103,75% kế hoạch năm. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 247.047 tấn, tăng 4,78% bằng 11.276 tấn so với năm 2013 và đạt 104,42% kế hoạch. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 462 kg/người/năm, tăng 3,32% so với năm 2013. b) Cây công nghiệp - Cây công nghiệp dài ngày: Năm 2014 trồng được 904 ha cao su, đạt 69,56% kế hoạch, tập trung ở địa bàn các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, Mường Nhé, nâng diện tích cao su ước đạt 5.159,2 ha, đạt 96,76% so với kế hoạch. Trồng mới được 161,26 ha cà phê, đạt 40,32% kế hoạch; 40,98 ha chè, đạt 81,96% kế hoạch nâng tổng diện tích cà phê đạt 4.157,6 ha tăng 4,04%; Chè 557,05 ha tăng 7,94% so với năm 2013. - Cây công nghiệp ngắn ngày với hai loại cây chủ yếu là đậu tương và lạc tiếp tục được gieo trồng, tuy nhiên diện tích còn nhỏ và phân tán. Cây đậu tương: diện tích 5.501,23 ha, đạt 83,33% kế hoạch, tăng 0,96% so với cùng kỳ năm 2013; sản lượng ước đạt 7.151,6 tấn, bằng 98,85% cùng kỳ năm 2013, đạt 85,28% kế hoạch năm. Cây lạc: diện tích 1.542,2 ha, đạt 91,09% kế hoạch; sản lượng ước đạt 1.992,6 tấn, tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 99,38% kế hoạch năm. c) Chăn nuôi Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường, các loại dịch bệnh được kiểm soát và khống chế nên tình hình phát triển đàn cũng như khả năng cung ứng thực phẩm cho thị trường khá ổn định. Kết quả điều tra chăn nuôi tính đến ngày 01/10/2014 trong tỉnh: Đàn trâu có 123,1 ngàn con, tăng 3,01% so với cùng thời điểm năm trước và đạt 99,99% kế hoạch; Đàn bò 47,06 ngàn con, tăng 5,88% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,72% kế hoạch; Đàn lợn 334,2 ngàn con, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,09% kế hoạch; đàn gia cầm 3.117,5 ngàn con, tăng 11,16% so với thời điểm 01/10/2013. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.960,29 ha, tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2013, tăng 1,47% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.733,21 tấn, đạt 105,02% kế hoạch và tăng 11,45% so với năm 2013. Sản lượng khai thác ước đạt 223 tấn, tăng 13,44% so với năm 2013. d) Lâm nghiệp Công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp: Diện tích đã giao theo Nghi định 163/NĐ-CP được 103/129 xã, phường đạt 79,8% theo kế hoạch 388/KH-UBND; kết quả rà soát cho thấy phần lớn giấy chứng nhận đã giao theo Nghị định 163 có sai lệch về diện tích, loại đất, vị trí, chủ sử dụng so với thực địa. Đã khảo sát hiện trạng, xác định diện tích, ranh giới, trữ lượng rừng làm cơ sở thực hiện việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án giao đất, giao rừng; quyết định giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố được 132.754,96 ha (trừ thị xã Mường Lay) đạt 41,8% theo kế hoạch 388/KH-UBND; xây dựng phương án giao đất, giao rừng được 41/129 xã, phường đạt 31,78%; quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, 3


cộng đồng dân cư thôn (bản) được 24.288,28 ha đạt 7,66% so với kế hoạch 388/KH-UBND. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng được 110 tỷ đồng, đạt 54,7% kế hoạch. Tổ chức tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trong việc tham gia trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng. Dự ước năm 2014, thực hiện trồng được 119 ha rừng phòng hộ, hỗ trợ gạo để chăm sóc diện tích rừng trồng chuyển tiếp 472 ha, chăm sóc rừng trồng 320 ha, khoanh nuôi tái sinh 3.638,5 ha, đạt 25,99% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 41,58%, tăng 1,56% so với năm 2013. Đã phát hiện và xử lý 271 vụ vi phạm về mua bán vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu 248,71 m3 gỗ các loại. 1.2. Sản xuất công nghiệp, xây dựng - Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2013. Tuy nhiên, một số dự án thủy điện trọng điểm chậm hoàn thành đưa vào khai thác theo dự kiến, nên tốc độ tăng trưởng chưa đạt kế hoạch giao. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 (theo giá so sánh 2010) đạt 2.036,3 tỷ đồng, đạt 85,99% kế hoạch, tăng 9,85% so với năm 2013. Trong đó: Công nghiệp khai thác đạt 99,55 tỷ đồng, tăng 4,21%; công nghiệp chế biến đạt 1.793,85 tỷ đồng, tăng 10,35%; sản xuất, phân phối điện khí đốt đạt 112,82 tỷ đồng, tăng 6,72%; cung cấp nước và xử lý rác thải 30,9 tỷ đồng, tăng 12,11% (so với năm 2013). Một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp tăng cao so với năm trước như: điện sản xuất tăng 11,0%; gạch xây tăng 14,71%; trang in offset tăng 14,03%; nước máy sản xuất tăng 5,26%; một số sản phẩm có sản lượng thấp hơn so với năm 2013 và đạt thấp so với kế hoạch như: thức ăn chăn nuôi, đá xây dựng,.. - Hoạt động xây dựng: Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 4.463,75 tỷ đồng, tăng 4,81% so với năm 2013; trong đó loại công trình nhà ở tăng 5,14%, công trình kỹ thuật dân dụng tăng 8%. - Đến hết năm 2014, có 128/130 xã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 3 xã), trong đó 113/130 xã đi lại được quanh năm (tăng 5 xã); có 126/130 xã, phường có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 81,97% số hộ được dùng điện, tăng 1,06% so với năm 2013; có 96,82% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch (tăng 0,65%) và 59,18% dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (tăng 2%). 1.3. Khu vực dịch vụ - xuất nhập khẩu a) Hoạt động thương mại, giá cả Lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại trên thị trường tương đối sôi động, hàng hóa trên thị trường phong phú. Tổ chức tốt việc cung ứng hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nâng cao chất lượng các dịch vụ thương mại, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.888 tỷ đồng, tăng 20,75% so với năm 2013, tăng 2,81% so kế hoạch. Giá cả các hàng hóa, dịch vụ tương đối ổn định cho thấy hiệu quả của chính sách điều hành nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát được phát huy. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2014 dự ước tăng 5,32% so với tháng 12/2013. 4


b) Hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn được duy trì và có bước tăng trưởng. Giá trị xuất khẩu ước đạt 23,2 triệu USD, đạt 128,89% kế hoạch, tăng 24,46% so với 2013. Trong đó xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ địa phương 14,9 triệu USD, tăng 19,77% so với 2013. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng và một số số hàng tiêu dùng: Xi măng, đồ dùng bằng nhựa, thép xây dựng, đá xây dựng, bánh kẹo các loại, pin đèn… Giá trị nhập khẩu ước đạt 10,2 triệu USD, đạt 72,86% kế hoạch, tăng 8,41% so với 2013. Trong đó nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ địa phương 3 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, gỗ xẻ, nông lâm sản và một số hàng tiêu dùng. c) Dịch vụ du lịch Năm 2014 phát triển khá mạnh và sôi động do các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch liên vùng và các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức với nhiều hoạt động. Lượng du khách du lịch đến Điện Biên tăng mạnh, nhất là dịp trước ngày 07/5/2014. Dự ước trong năm đã đón 440 ngàn lượt khách, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,6% so với năm 2013; trong đó khách Quốc tế ước đạt 75 ngàn lượt, tăng 12,3%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 540 tỷ đồng, tăng 24,5%. d) Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách Tiếp tục được mở rộng, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa. Vận chuyển hành khách ước đạt 972,89 nghìn lượt người, tăng 16,39%; luân chuyển hành khách 193 triệu 129 nghìn lượt HK.Km, tăng 14,46% so với năm 2013. Vận chuyển hàng hóa ước đạt 2 triệu 310 ngàn tấn, tăng 7,51%; luân chuyển hàng hóa ước đạt 108 triệu 697 ngàn tấn km, tăng 17,86% so với năm 2013; e) Bưu chính Viễn thông Các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống thiết bị, mở rộng dung lượng và đầu tư xây dựng thêm các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS), đường truyền internet tốc độ cao nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc tại các địa bàn. Đến cuối năm 2014 tổng số thuê bao Internet ước đạt 13.870 thuê bao, tăng 3,51%; tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 401.922 thuê bao, tăng 8,92% so với năm 2013. Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông năm 2014 ước đạt 326,5 tỷ đồng, tăng 21,47%. 1.4. Hoạt động Tài chính - Ngân hàng a) Thu, chi ngân sách Công tác quản lý ngân sách tiếp tục được quan tâm chỉ đạo theo sát định hướng của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tích cực rà soát, đôn đốc xử lý các khoản nợ đọng thuế, rà soát các nguồn thu. Trong bối cảnh tình hình kinh tế và hoạt động doanh nghiệp còn khó khăn, các khoản thu ngân sách tại địa phương vẫn đạt khá. Dự ước tổng thu ngân sách địa phương đạt 6.847 tỷ 685 triệu đồng, đạt 107,71% dự toán giao và 5


bằng 83,62% so với thực hiện năm 2013. Trong đó thu nội địa ước đạt 623 tỷ đồng, đạt 109,29% dự toán, tăng 13,86% so với năm 2013. Các khoản chi ngân sách được thực hiện theo phương châm tiết kiệm, đúng chính sách, các khoản chi đột xuất cho các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, an sinh xã hội đảm bảo kịp thời. Dự ước tổng chi ngân sách địa phương 6.672 tỷ 812 triệu đồng, đạt 104,96% dự toán ngân sách, giảm 18,01% so với năm 2013. Trong đó: chi thường xuyên 5.045 tỷ 670 triệu đồng, chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách ước đạt 254 tỷ 850 triệu đồng (Gồm chi trả nợ vay đầu tư, chưa bao gồm vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn TPCP và vốn ODA không thuộc cân đối NSĐP). b) Hoạt động ngân hàng Đã tập trung triển khai các nhóm giải pháp quản lý tiền tệ theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ. Tập trung rà soát xử lý nợ xấu, tích cực thu hồi nợ quá hạn và xử lý rủi ro theo chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, đồng thời xem xét tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân. Dự ước tổng nguồn vốn huy động ước đến 31/12/2014 đạt 5.400 tỷ đồng, tăng 12,48% so với cuối năm 2013. Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2014 ước đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 13,17% so với cuối năm 2013. Các ngân hàng tập trung phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để xử lý nợ xấu, tổng nợ xấu ước thực hiện đến 31/12/2014 là 110 tỷ đồng, chiếm 1,24% tổng dư nợ. 1.5. Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường a) Khoa học công nghệ Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ bằng vốn ngân sách tiếp tục được triển khai thực hiện với 29 danh mục đề tài, dự án tiếp chi và 18 danh mục đề tài, dự án mới năm 2014. Đã tổ chức nghiệm thu 10 đề tài, dự án; tổ chức xét duyệt 18/18 đề cương danh mục đề tài, dự án mới đạt 100% kế hoạch. Nội dung các đề tài nghiên cứu tập trung vào: lĩnh vực ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, trong đó chú trọng vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Năng lực thiết bị phục vụ công tác quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được tăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý chất lượng các mặt hàng thiết yếu trên thị trường góp phần bảo vệ sức khỏe và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. b) Tài nguyên và môi trường Hoàn thành việc lập, thẩm định Đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại 10/10 huyện, thị; thực hiện kế hoạch đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2014. Hoàn thành 26 công trình đo đạc bản đồ phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án để xây dựng phát triển kinh tế, xã hội với tổng diện tích đo đạc 793,18 ha (1). Tích cực tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết đất đai cho các doanh nghiệp đăng ký trồng rừng. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về 1

Cụ thể: Tỷ lệ 1/1000 là 113,07ha; tỷ lệ 1/2000 là 580,77ha, tỷ lệ 1/5000 là 99,34ha; Trích lục, chỉnh lý bản đồ 648 thửa đất với tổng diện tích 112,46ha.

6


đất đai thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND-UBND tỉnh nhằm cụ thể hóa một số điều của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai (2) để việc triển khai thực hiện đồng bộ theo đúng thời gian quy định. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn. Ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoáng sản, lập bảng giá tính thuế tài nguyên để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện tích cực, đồng bộ, kịp thời góp phần tăng cường hiệu lực hiệu quả về quản lý bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. 1.6. Tình hình thu hút đầu tư, phát triển thành phần kinh tế a) Thu hút đầu tư Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được triển khai tích cực; trong 10 tháng đầu năm, tỉnh đã chấp nhận 07 chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh 03 dự án với tổng số vốn đăng ký 3.632 tỷ đồng (thủy điện Nậm Mức, thủy điện Lông Tạo, thủy điện Sông Mã 3); cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 04 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư 29 tỷ đồng. Số dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng là 03 dự án (3). Tổng giá trị giải ngân trong 10 tháng đầu năm ước đạt 500 tỷ đồng. b) Phát triển các thành phần kinh tế Năm 2014, có thêm 100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 260 tỷ đồng; đăng ký thay đổi, bổ sung cho 150 lượt doanh nghiệp (4). Nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên 960 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 9.200 tỷ đồng và 145 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại địa phương. Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục phát triển. Dự ước năm 2014 có 23 hợp tác xã mới được thành lập, với tổng số vốn đăng ký là 46 tỷ đồng; nâng tổng số lên 166 hợp tác xã, với tổng số vốn đăng ký 215 tỷ đồng. Đăng ký mới 1.430 hộ kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký 237 tỷ đồng; nâng tổng số hộ kinh doanh lên 11.127 hộ, với tổng số vốn đăng ký 1.093,102 tỷ đồng. Tổ chức triển khai thực hiện Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và lộ trình thoái vốn nhà nước đối với những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến hết tháng 10 năm 2014 đã thực hiện thoái toàn bộ vốn Nhà nước ở 5/11 công ty cổ phần thuộc diện thoái vốn giai đoạn 2012-2015. 2. Lĩnh vực đầu tư phát triển 2

Đã xây dựng các dự thảo: Hạn mức đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, giá đất. Nhà máy gỗ ghép ván thanh huyện Tuần Giáo với tổng mức đầu tư là 52,5 tỷ đồng; thủy điện Nậm He công suất 16 Mw, tổng mức đầu tư là 467,7 tỷ đồng; khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại điểm mỏ 1 Thị trấn Mường Ảng, tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng. 4 Ngoài ra còn có 13 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 53 doanh nghiệp do không hoạt động, giải thể. 3

7


2.1. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý được TW giao là 2.208 tỷ 036 triệu đồng (không bao gồm vốn vay tín dụng 130 tỷ đồng), UBND tỉnh đã giao chi tiết đến danh mục dự án là 2.165 tỷ 096 triệu đồng (5) . Khối lượng xây lắp hoàn thành 10 tháng đầu năm ước đạt 1.424 tỷ 81 triệu đồng, bằng 65% kế hoạch vốn giao; dự ước cả năm đạt 2.082 tỷ 687 triệu đồng, bằng 95% kế hoạch giao. Đến 31/10/2014 đã giải ngân được 1.139 tỷ 403 triệu đồng, bằng 52% kế hoạch giao; dự ước giải ngân cả năm đạt 2.267 tỷ 894 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch giao. Một số nguồn vốn thực hiện chưa đạt kế hoạch năm, tuy nhiên tổng khối lượng thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn cả năm vẫn đạt cao là do nguồn vốn nước ngoài giải ngân vượt kế hoạch khá lớn (đến hết tháng 10/2014 nguồn vốn nước ngoài thực hiện và giải ngân đạt 184% kế hoạch). Kết quả thực hiện các nguồn vốn trong năm như sau: - Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương (Bao gồm vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn thu từ sử dụng đất): 254 tỷ 850 triệu đồng, là nguồn do địa phương được chủ động trong việc giao kế hoạch vốn, nên tình hình thực hiện và giải ngân đạt khá. Khối lượng thực hiện 10 tháng đầu năm đạt 169 triệu 457 triệu đồng, dự ước khối lượng thực hiện cả năm đạt 254 tỷ 850 triệu đồng; giải ngân đến 31/10/2014 được 217 triệu 309 triệu đồng (kể cả số vốn phải trả cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển và dự án năng lượng nông thôn, và Trả phí tạm ứng vốn kho bạc NNTW là 55 tỷ 85 triệu đồng), đạt 85% kế hoạch, giải ngân cả năm ước đạt 254 tỷ 850 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. - Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: Tổng số 646 tỷ 339 triệu đồng; dự ước giá trị khối lượng cả năm đạt 569 tỷ 268 triệu đồng, trong đó khối lượng thực hiện 10 tháng, đạt 441 tỷ 685 triệu đồng. Một số dự án trọng điểm như: Sân vận động Điện Biên, Bảo tàng chiến thắng đã được đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời phục vụ Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Giải ngân cả năm ước đạt 646 tỷ 339 triệu đồng, trong đó 10 tháng đầu năm giải ngân 321 tỷ 676 triệu đồng, bằng 51% kế hoạch. Tập trung chủ yếu ở các nguồn Hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng, hạ tầng huyện mới chia tách, hạ tầng du lịch, hỗ trợ dự án công trình văn hóa theo quyết định lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn ... Các nguồn vốn chưa giải ngân trong 10 tháng đầu năm và tỷ lệ giải ngân còn thấp là: Hỗ trợ phát triển rừng, hỗ trợ sắp xếp di chuyển dân cư theo Quyết định 193, hỗ trợ Đầu tư trung tâm giáo dục lao động - xã hội, Chương trình 134 kéo dài, Hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 160, Sắp xếp ổn định dân di dịch cư tự do Mường Nhé. Một số nguồn vốn khó có khả năng thực hiện hoàn thành trong năm kế hoạch như: Hỗ trợ phát triển rừng, sắp xếp ổn định dân di dịch cư tự do Mường Nhé, hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 160; nguồn vốn thực hiện Quyết định số 293/QĐ-TTg; - Vốn ĐTPT thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: Kế hoạch vốn giao 246 tỷ 860 triệu đồng (trong đó vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 37 tỷ đồng). Dự 5

Vốn hỗ trợ theo Quyết định 293 còn 36 tỷ đồng, vốn 160 còn 6 tỷ 940 triệu đồng chưa đủ điều kiện giao kế hoạch chi tiết.

8


ước giá trị khối lượng cả năm đạt 246 tỷ 860 triệu đồng, trong đó 10 tháng đầu năm đạt 163 tỷ 881 triệu đồng; giải ngân đến 31/10 được 174 tỷ 696 triệu đồng, đạt 71% kế hoạch giao, chủ yếu tập trung ở nguồn vốn 30a, Chương trình MTQG về Giáo dục; ước thực hiện cả năm giải ngân đạt 100% kế hoạch. - Vốn Trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý: Kế hoạch vốn giao 945 tỷ 457 triệu đồng, dự ước khối lượng cả năm đạt 895 tỷ 457 triệu đồng, trong đó thực hiện 10 tháng đầu năm ước đạt 472 tỷ 729 triệu đồng; Giải ngân cả năm ước đạt 855 tỷ 911 triệu đồng, trong đó thực hiện giải ngân đến 31/10/2014 được 259 tỷ 393 triệu đồng, đạt 27,4 % kế hoạch giao. Cụ thể: + Các dự án giao thông, y tế, đối ứng ODA: Kế hoạch vốn giao 203 tỷ 457 triệu đồng (gồm cả vốn mới bổ sung ngày 11/6 là 58 tỷ 277 triệu đồng); ước tính giá trị khối lượng thực hiện cả năm 203 tỷ 457 triệu đồng, trong đó 10 tháng đầu năm đạt 120 tỷ 666 triệu đồng; Giải ngân cả năm ước đạt 203 tỷ 706 triệu đồng, trong đó thực hiện giải ngân đến hết tháng 10 được 123 tỷ 966 triệu đồng, đạt 61% kế hoạch (không tính thanh toán vốn ứng trước từ năm 2013 thu hồi năm 2014 là 10 tỷ 500 triệu đồng (6) ). + Vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới: Vốn giao là 92 tỷ đồng cho 116 xã trên địa bàn, giá trị khối lượng thực hiện hết năm 2014 ước đạt 42 tỷ đồng, trong đó 10 tháng đầu năm đạt 12 tỷ 923 triệu đồng. Dự ước giải ngân hết năm 2014 ước đạt 50 tỷ đồng, trong đó thực hiện giải ngân đến hết tháng 10 được 13 tỷ 048 triệu đồng tương đương 14,1% kế hoạch vốn được giao. Khối lượng thực hiện và giải ngân đạt thấp, tuy nhiên các dự án thuộc chương trình là dự án nhỏ, thực hiện chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện trong năm (đầu năm chủ yếu là thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư). Khối lượng thực hiện và giải ngân không hoàn thành kế hoạch trong năm 2014, nhưng có khả năng giải ngân hoàn thành kế hoạch năm 2014 của chương trình này, vì kế hoạch vốn của năm được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến hết tháng 6/2015. + Dự án di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La: Tổng vốn đã giao là 650 tỷ đồng. Dự ước khối lượng thực hiện cả năm 600 tỷ đồng, trong đó khối lượng thực hiện đến hết tháng 10 đạt 284 tỷ 986 triệu đồng; Giải ngân cả năm ước đạt 602 tỷ 454 triệu đồng, trong đó thực hiện giải ngân đến hết tháng 10 đạt 122 tỷ 379 triệu đồng. Khối lượng thực hiện và giải ngân đạt thấp, nguyên nhân do đến tháng 6 Bộ Tài chính mới có văn bản thẩm tra phân bổ kế hoạch vốn và phải chờ thông báo hướng dẫn của Ngân hàng phát triển Việt Nam trước khi giải ngân. 2.2. Vốn đầu tư từ ngân sách do các Bộ ngành Trung ương quản lý Tổng số vốn đã giao ước đạt 1.157 tỷ 595 triệu đồng, riêng số vốn ủy quyền cấp phát tại Kho bạc nhà nước tỉnh 883 tỷ 749 triệu đồng; tập trung ở Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Giá trị khối lượng thực hiện 10 tháng đạt 748 tỷ 167 triệu đồng; đến hết tháng 10/2014 đã giải ngân được 853 tỷ 097 triệu đồng; trong đó thanh toán qua Kho bạc Nhà nước tỉnh được 683 tỷ 97 triệu đồng, qua Cục tài chính Bộ quốc phòng 170 tỷ (7). 6 7

Đối ứng ODA đường Chà Tở - Mường Tùng. Đường Núa Ngam – Mường Nhà – Mường Lói đã ứng giải ngân từ năm 2013.

9


2.3. Vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp và dân cư Dự ước tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp và dân cư thực hiện trong cả năm ước đạt gần 3.000 tỷ đồng, trong đó ước 10 tháng đầu năm ước đạt 2.295 tỷ đồng bằng 76% kế hoạch. Trong đó, một số dự án thủy điện lớn như Nậm Mức, Nậm He, nhà máy chế biến gỗ ghép thanh Tuần Giáo, một số khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ được tích cực triển khai thực hiện. 2.4. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm a) Kết quả tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được phê duyệt, các cấp, các ngành đã thường xuyên nắm bắt tình hình, bám sát tiến độ, có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện tích cực, kịp thời góp phần làm nên thành công của Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại Điện Biên, cụ thể: - Đã huy động các nguồn lực để đầu tư kịp thời các dự án phục vụ kỷ niệm, dự án trùng tu, tôn tạo di tích, chỉnh trang đô thị..., tiêu biểu là dự án Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Sân vận động, dự án Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, các dự án nâng cấp, sửa chữa các Nghĩa trang liệt sĩ, kịp thời phục vụ cho các hoạt động kỷ niệm và phục vụ khách du lịch. - Tổ chức thành công trên 50 hoạt động, sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm theo Kế hoạch, tập trung từ ngày 13/3/2014 đến hết ngày 07/5/2014. Một số hoạt động tiêu biểu là: Phát động và tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về mảnh đất, con người Điện Biên xưa và nay; Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên năm 2014 và chương trình nghệ thuật Hoa Ban khoe sắc; Hội thảo khoa học "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh"; Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc tại Điện Biên với chủ đề “Về với Điện Biên”; Hội chợ Thương mại Quốc tế vùng Tây Bắc - Điện Biên năm 2014; Giải đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ”; Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc và gặp gỡ ngoại giao Đoàn năm 2014; Chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 60 năm vào tối ngày 06/5/2014... và đặc biệt là Lễ diễu binh, diễu hành, mít tinh kỷ niệm vào sáng ngày 07/5/2014. Công tác tổ chức đón tiếp, phục vụ các đoàn khách trong nước, quốc tế và thân nhân gia đình liệt sĩ đến dâng hương, thăm viếng tại các Nghĩa trang liệt sĩ đã được các cấp, các ngành tổ chức trọng thị, chu đáo. Nhân kỷ niệm 60 năm, Tỉnh đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của một số địa phương với tổng nguồn lực hỗ trợ cho tỉnh là 59,3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. b) Đề án 79 về sắp xếp ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh huyện Mường Nhé đến năm 2015 Trong 10 tháng đầu năm các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư các điểm tái định cư đã tích cực cử cán bộ xuống cơ sở để vận động, tổ chức cho nhân dân đăng ký di chuyển đến các địa điểm tái định cư theo quy hoạch; phối hợp triển khai thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng hạ tầng tại 26 điểm bản đã phê duyệt 10


quy hoạch. Đến cuối tháng 10 đã có 4 điểm bản (8) cơ bản thi công hoàn thành các công trình hạ tầng và tổ chức di chuyển, sắp xếp ổn định được 71 hộ dân đến nơi ở mới. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Đề án còn một số khó khăn do phát sinh thủ tục đầu tư theo các Nghị định quản lý đầu tư xây dựng mới, vốn đền bù để thu hồi đất đai đến cuối năm 2014 mới được bố trí, tiến độ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn thấp... UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Mường Nhé và các ngành chức năng rà soát, báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những khó khăn vướng mắc để đề xuất Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương tháo gỡ. c) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Tiến độ triển khai công tác quy hoạch và xây dựng đề án còn chậm so với yêu cầu. Đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có tổng số xã đã phê duyệt quy hoạch 96/116 xã đạt 82,76%; có 17/116 xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới, đạt 14,65%. Qua tổng hợp từ các quy hoạch đã phê duyệt cho thấy nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới rất lớn, nhất là vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất; trong khi, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách rất hạn chế, việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức và nhân dân trên địa bàn tham gia xây dựng chưa được chú trọng và hạn chế. Tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch năm 2014 đạt thấp, 10 tháng đầu năm mới được 14%. d) Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La Dự án đã cơ bản hoàn thành công tác sắp xếp bố trí tái định cư cho các hộ dân, năm 2014 tập trung thực hiện thanh, quyết toán các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy hoạch, đo vẽ bản đồ địa chính, kinh phí công trình tạm. Tiếp tục đầu tư xây dựng 163 dự án hạ tầng, trong đó khởi công mới 40 dự án; tuy nhiên đến nay mới phê duyệt quyết định đầu tư được 14 dự án, các dự án còn lại tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Các phương án hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho các hộ phi nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp tại khu vực tái định cư hầu như chưa triển khai, hoặc triển khai cầm chừng do mức hỗ trợ đầu tư đào tạo thấp. Các hộ sản xuất nông nghiệp chưa được giao đủ đất sản xuất theo hạn mức nên việc tổ chức sản xuất còn khó khăn; nguồn hỗ trợ thuộc kế hoạch năm 2014 chưa được giải ngân. e) Chương trình giảm nghèo bền vững Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; các mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ trên cơ sở lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn tập trung vào thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, đào tạo nghề, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gắn với tạo sinh kế cho người nghèo. Phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững trên địa bàn 2 huyện Tuần Giáo, Mường Chà theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch bố trí vốn hỗ trợ năm 2014 là 36 tỷ đồng (18 tỷ đồng/huyện) 8

Điểm bản Mường Toong 10 (Sở Tài nguyên và Môi trường), Nậm Kè 2 (Công an tỉnh), Tá Sú Lình (huyện Mường Nhé), Gia Chứ.

11


và Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững Huyện Nậm Pồ giai đoạn 2014-2020 theo Nghị quyết 30a. 3. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội 3.1. Lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS Dự ước năm 2014 duy trì việc làm thường xuyên cho 293.290 lao động, giải quyết việc làm mới cho 8.500 lao động, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Xuất khẩu lao động 50 người đạt 33,3% kế hoạch. Giảm tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị từ 3,7% năm 2013, xuống còn 3,5% năm 2014, đạt kế hoạch. Thực hiện tuyển mới đào tạo nghề cho 7.875 lao động, đạt 98,43% kế hoạch, tăng 0,76% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 6.050 người, đạt 95,27% kế hoạch (giảm 4,27% so với cùng kỳ năm trước). - Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội: Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo; tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động theo Nghị quyết 30a tại 5 huyện nghèo và 2 huyện Tuần Giáo, Mường Chà. Đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng đối tượng kịp thời các chính sách hỗ trợ; trong năm 2014 đã chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 11.412 đối tượng (9); cấp gạo cứu đói đứt bữa cho 6.019 hộ nghèo không có khả năng ăn tết với 270.155 kg gạo. Tổ chức tiếp nhận và cấp phát 1.351 tấn gạo cứu đói cho nhân dân theo Quyết định 434/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đầu năm các huyện, thị xã, thành phố đã cấp phát thẻ BHYT cho 430.079 đối tượng chính sách xã hội(10) và hỗ trợ tiền điện cho 39.426 hộ nghèo. Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014; theo báo cáo sơ bộ của các huyện, thị xã, thành phố, ước tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,22% năm 2013, xuống còn 31,49% (giảm 3,73%), đạt kế hoạch, trong đó 5 huyện nghèo tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,94% năm 2013, xuống còn 46,13% (giảm 4,81%) năm 2014. - Cai nghiện ma túy: Hoàn thành công tác cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - LĐXH tỉnh, bàn giao về địa phương 450 đối tượng chuyển sang từ năm 2013. Trong 10 tháng đầu năm 2014 đã tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng cho 516 lượt người, đạt 47% kế hoạch năm, ước cả năm thực hiện được 876(11) lượt người, đạt 78,8% kế hoạch. Tổng số bệnh nhân đang điều trị tại 05 cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là 1.332 bệnh nhân(12), các bệnh nhân đều đáp ứng tốt với điều trị. Toàn tỉnh có 40 xã, phường, 9

Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội tổ chức thăm hỏi, tặng 10.862 suất quà với tổng trị giá 5 tỷ 350,3 triệu đồng cho các đối tượng bảo trợ nhân dịp lễ tết 10

Trong đó: 430.079 đối tượng chính sách xã hội, trong đó: 340.856 thẻ cho người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số; 3.700 thẻ cho người thuộc hộ cận nghèo, 77.752 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi, 7.771 thẻ cho đối tượng bảo trợ xã hội; 11 Trong đó: Cai tại cộng đồng và gia đình 847 lượt người, tại Trung tâm cai tự nguyện cho 20 đối tượng. Chỉ tiêu 200 đối tượng cai bắt buộc không thực hiện được, do chưa có hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan thực hiện Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện.

12


thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội (tăng 1 xã so với năm 2013); xây dựng 12 mô hình phòng, chống mại dâm (tăng 3 mô hình so với năm 2013). Công tác phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục được chú trọng triển khai thực hiện; tình hình lây nhiễm HIV/AIDS có xu hướng giảm so với các năm trước. Số ca HIV mắc mới 10 tháng đầu năm là 271 ca, giảm 33,9% (139 ca) so với năm 2013. Tính đến 22/9/2014, số người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn quản lý được 4.087 ca (88,8%) tại 107/130 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống so với dân số chiếm 0,76%. UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014-2015; xây dựng thực hiện Đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 3.2. Y tế - Dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trẻ em Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người, không để xảy ra dịch lớn; chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từng bước được nâng lên. Tổng số lượt khám bệnh năm 2014 ước đạt 956.443 lượt người, đạt 100% kế hoạch (giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước); điều trị nội trú 78.133 lượt, đạt 102,8% kế hoạch. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 90%, ngày sử dụng giường bệnh bình quân ước đạt 26,5 ngày/tháng. Công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (trong đó tiêm chủng thường xuyên ở 127 xã, tiêm định kỳ tại 3 xã của huyện Nậm Pồ); năm 2014 tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin là 93,8%, đạt kế hoạch (tăng 3,6% so với năm 2013); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi 19,77% (giảm 0,46% so với cùng kỳ) và thể chiều cao/tuổi 30,18% (giảm 0,22% so với cùng kỳ). Tỷ lệ xã có bác sỹ 35,4%, đạt 80,8% kế hoạch (tăng 10,8% so với năm 2013); đến năm 2014 có 27/130 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, chiếm 20,77%. Công tác truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được duy trì thường xuyên tại các huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình tại 67/130 xã của 10 huyện, thị xã, thành phố. Ước tính năm 2014: Tỷ suất sinh 23,8%o (giảm 0,5 %o so với cùng kỳ, đạt kế hoạch); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 19%, tương đương năm 2013. Tỷ số giới tính khi sinh 108,6 trẻ trai/100 trẻ gái (tăng 0,4 so với cùng kỳ)(13). Qui mô dân số ước đạt 534 ngàn 772 người. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm, thực hiện; đã tổ chức định kỳ hàng năm các hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" và quyên góp quỹ Vì trẻ thơ. Trong năm 2014 số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 8.160, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 7.072 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

12

Huyện Điện Biên 357, Tuần Giáo 239, Mường Ảng 208, Phường Noong Bua - Thành phố Điện Biên Phủ 454 và huyện Mường Chà 74 bệnh nhân. 13

tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT đạt 73%, tăng 2,2% so với năm 2013.

13


được trợ giúp, đạt 106,2% kế hoạch, tăng 13,3% so với năm trước (14). 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí. Xây dựng 13 mô hình thí điểm tư vấn về chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Tiếp tục mục tiêu xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em với 65 xã, đạt tiêu chí, tăng 8 xã so với năm 2013. Nuôi dưỡng 80 cháu tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (15) và 134 cháu là trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. 3.3. Giáo dục và Đào tạo Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; phát triển mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Toàn tỉnh có 100% các xã, phường, thị trấn được công nhận và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra và kết luận tỉnh Điện Biên đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm 2014, sớm trước 1 năm so với kế hoạch. Ước thực đến hết năm 2014 có 107/130 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, tăng 32 xã so với năm 2013. Quy mô giáo dục năm học 2014-2015: Toàn tỉnh có 499 trường (16) (không bao gồm trường Chính trị tỉnh, trường Quân sự tỉnh), tăng 8 trường và 162.915 học sinh, tăng 5.457 học sinh so với cùng kỳ năm học trước, trong đó: Giáo dục mầm non có 167 trường với 44.037 trẻ, tăng 04 trường và 2.824 trẻ (17); giáo dục tiểu học có 175 trường với 63.740 học sinh (tăng 02 trường và 459 học sinh); THCS: 114 trường với 39.754 học sinh (tăng 2.667 học sinh so với cùng kỳ năm học trước); THPT: 31 trường (3 trường chưa hoạt động), tăng 2 trường với 15.384 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,6%, tăng 1% so với năm học trước và đạt 99,79% so với kế hoạch; trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 98,7% tăng 0,5% so với năm học trước và đạt 98,98% so với kế hoạch; tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS đạt 89,3%, tăng 1,1% so với năm học trước và đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi 15-18 tuổi học THPT đạt 54,5% (tăng 2,2% so với năm học trước) và đạt 100% kế hoạch. Giáo dục không chính quy: 8 trung tâm GDTX với 1.574 học viên, trong đó: Bổ túc THPT 1.383 học viên; bổ túc THCS 191 học viên. 14

trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo 35.800 em, (giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước); trẻ em bị buôn bán, bắt cóc được phát hiện 02 em, (giảm 33,4% so với cùng kỳ năm trước); số trẻ em bị xâm hại, lạm dụng được phát hiện 11 em; 73 em bị nghiện ma túy. Số trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không giảm, có chiều hướng tăng; số trẻ bị nhiễm là 132 em. 15 Trong đó có 09 cháu đang học chuyên nghiệp; 71 cháu được nuôi dưỡng tại Trung tâm. 16 Tổng số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn Quốc gia năm 2014 là 225/487 trường, đạt 46,2%, tăng 63 trường so với năm 2013. 17

Số trẻ ra lớp đạt 101,2% so với kế hoạch giao. Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 14% (tăng 1,5% so với cùng kì năm học trước); trẻ 3-5 tuổi đạt 92,6% bằng so với kế hoạch (tăng 0,2% so với cùng kì năm học trước) và trẻ 5 tuổi đạt đạt 98,2% đạt 99,09% so với kế hoạch (tăng 0,2% so so với cùng kì năm học trước).

14


Năm học 2014-2015, tỷ lệ học sinh THCS lên lớp đạt 99,57%; học sinh THCS tốt nghiệp đạt 99,5%; tỷ lệ học sinh THPT lên lớp đạt 98,4%; tỷ lệ học sinh THPT tốt nghiệp đạt 96,8%. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục có chuyển biến tích cực. Năm 2014, tổng số học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh từ lớp 9 đến lớp 12 có 1.790/ 3.710 học sinh dự thi. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 tỉnh Điện Biên có 15/48 học sinh dự thi đoạt giải ở 6/8 môn dự thi (18), tăng 2 giải so với năm 2013. Các trường Cao đẳng đã thực hiện tốt công tác tuyển sinh và đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư bổ sung. Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý từng bước được nâng lên. Quy mô đào tạo giữa năm học của 03 trường Cao đẳng là 5.237 học sinh, sinh viên, trong đó: 2.264 sinh viên hệ cao đẳng; 2.973 sinh viên hệ trung cấp; giảm 284 học sinh, sinh viên so với đầu năm học và tăng 347 học sinh, sinh viên so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở đào tạo tiếp tục mở rộng liên kết với các trường Đại học để đào tạo, bồi dưỡng các hệ đại học, cao học với nhiều chuyên ngành, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh19. Công tác đào ở các trường chuyên nghiệp và đào tạo nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 41,3% (tăng 2,7% so với năm 2013) và đạt 100,07% kế hoạch. Đã phê duyệt một số kế hoạch quan trọng như: Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo; kế hoạch xóa mù chữ; xây dựng xã hội học tập giai đoạn đến năm 2020. 3.4. Văn hoá, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình a) Văn hoá, thể dục thể thao Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm tuyên truyền, vận động thực hiện ngay tại cơ sở; trong năm có 76.138 gia đình đăng ký gia đình văn hóa đạt 97% kế hoạch, dự ước có 66.874 gia đình được công nhận, chiếm 57,8% số gia đình trong toàn tỉnh, đạt 100% kế hoạch tăng 6,7% so với năm trước; có 1.231 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký đạt chuẩn văn hóa, dự ước có 767 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận, chiếm 43,8% số thôn, bản, tổ dân phố trong tỉnh, đạt 103,79% kế hoạch năm, tăng 4,2% so với năm trước; có 1.222 cơ quan, đơn vị đăng ký đơn vị văn hóa, dự ước có 1.105 đơn vị, chiếm 85% số cơ quan, đơn vị được công nhận. Trong năm có nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa được tổ chức nhân kỷ niệm các ngày lễ của đất nước và tỉnh; tổ chức thành công các hoạt động Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tạo không khí sôi động, vui tươi phấn khởi góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế- xã hội và dịch vụ du lịch. Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; số người tập luyện TDTT thường xuyên là 125.700 người (chiếm 23,5% tổng số dân toàn tỉnh), đạt 100,8% kế hoạch; số gia đình thể thao là 16.500 gia đình (chiếm 14,15% tổng số gia đình toàn tỉnh), đạt 18

trong đó có 07 giải ba, 08 giải khuyến khích, tăng 01 giải ba và 01 giải khuyến khích so với năm

trước. 19

Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật liên kết đào tạo đại học 1.166 sinh viên, 91 học viên thạc sỹ; trường Cao đẳng Sư phạm liên kết liên kết đào tạo đại học 613 sinh viên.

15


100% kế hoạch năm; có 340 câu lạc bộ TDTT cơ sở; 321 trường học thực hiện giáo dục thể chất nội khóa. Trong năm đã tổ chức được 410 giải thi đấu thể thao ở các cấp, đạt 101,49%, tổ chức thành công Đại hội TDTT tỉnh lần thứ 8 thu hút gần 1.000 người tham gia. Thể thao thành tích cao đã thành lập các đoàn vận động viên tham gia các giải thi đấu trong khu vực và toàn quốc; kết quả đạt 43 huy chương các loại; 2 vận động viên của tỉnh tham gia giải điền kinh trẻ Đông Nam Á và đạt 2 Huy chương (01 bạc, 01 đồng). b) Phát thanh truyền hình Tổng số giờ tiếp, phát sóng phát thanh ước đạt 117.922 giờ; trong đó, số giờ phát, tiếp sóng phát thanh địa phương 52.032 giờ đạt 100% kế hoạch; số giờ phát, tiếp sóng phát thanh tiếng dân tộc địa phương 36.425 giờ, đạt 101,2% kế hoạch. Số xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây là 28 xã; tỷ lệ số hộ được phủ sóng phát thanh Trung ương đạt 100%; hộ được phủ sóng phát thanh địa phương ước đạt 85%. Tổng số giờ tiếp, phát sóng truyền hình ước đạt 345.381 giờ, trong đó số giờ phát, tiếp sóng truyền hình đài tỉnh đạt 58.529 giờ, vượt 24,6% kế hoạch. Tỷ lệ số hộ được phủ sóng truyền hình Việt Nam đạt 100%; tỷ lệ số hộ được phủ sóng truyền hình tỉnh ước đạt 83%. 3.5. Bình đẳng giới UBND tỉnh, Ban chỉ đạo vì sự tiến bộ của phụ nữ đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện chương trình Quốc gia về bình đẳng giới. Trong năm đã tổ chức 5 hội nghị tập huấn về lồng ghép giới trong xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội của tỉnh và trong hoạch định chính sách, nâng cao năng lực về giới cho 426 đại biểu; xây dựng mô hình bình đẳng giới tại 2 huyện Điện Biên, huyện Mường Chà và 05 xã thuộc huyện Tuần Giáo. Phụ nữ ngày càng có thêm nhiều cơ hội để phát triển, vai trò vị thế của phụ nữ trong xã hội ngay càng được khẳng định. Năm 2014 tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của tỉnh 33,3%, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh chiếm 24%, cấp huyện 22,9%, cấp xã 19,8%. Các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 58,6%. Lao động nữ được giải quyết việc làm mới chiếm 49,4%/tổng số lao động có việc làm mới. 4. Lĩnh vực tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, thanh tra và phòng chống tham nhũng 4.1. Công tác tư pháp Công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được tăng cường, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, điều hành; công tác theo dõi thi hành pháp luật được quan tâm thực hiện, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL được quan tâm chú trọng. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính tiếp tục phát huy hiệu quả; công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, tập trung triển khai thực hiện theo 09 chương trình, đề án về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Chính 16


phủ, các bộ ngành ở Trung ương ban hành. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo theo quyết định số 52/QĐ-TTg và quyết định số 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực. 4.2. Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng Tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và luân chuyển cán bộ đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng các chính sách đối với cán bộ, công chức viên chức. Tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2014; triển khai dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chinh các cấp trên địa bàn tỉnh”. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm; tăng cường kiểm tra cơ sở. Chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh; triển khai thực hiện các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết XI của Đảng, Nghị quyết XII Đảng bộ tỉnh. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời công tác thi đua khen thưởng, góp phần động viên cán bộ, công chức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 trên cơ sở các mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c của Chính phủ. Tăng cường mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước ở các cấp các ngành. Duy trì và mở rộng hoạt động theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở các cơ quan đơn vị. Tăng cường tổ chức đối thoại để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 của tỉnh đứng thứ 43/63 tỉnh thành (tăng 20 bậc) và đứng thứ 3 trong vùng các tỉnh miền núi phía Bắc được công bố năm 2014. 4.3. Công tác thanh tra Trong năm 2014 các tổ chức Thanh tra trong tỉnh đã triển khai thực hiện 77 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội; 483 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu trên lĩnh vực công tác việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản; các quy định trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành Giáo dục, Nông, Lâm nghiệp, an toàn giao thông, Văn hóa... Qua thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế với số tiền là 18.896,47 triệu đồng, trong đó: Kiến nghị xử lý thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 7.581,72 triệu đồng; kiến nghị xử lý theo các hình thức khác 10.979,03 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2.124,95 triệu đồng; tịch thu 48 xuất bản phẩm; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của 06 cá nhân, tịch thu 56,36m3 gỗ buộc phải tháo dỡ 43 biển quảng cáo, băng dôn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Đã xử lý thu hồi 6.933,05 triệu đồng; kiến nghị xử lý trách nhiệm 66 cá nhân

17


liên quan đến các sai phạm và có 28 kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý đối với các cơ quan, đơn vị. 4.4. Công tác phòng, chống tham nhũng Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức trên toàn tỉnh như: Kê khai tài sản, thu nhập bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức, công bố, niêm yết công khai và thực hiện cung cấp thông tin theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra giám sát các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, tài sản và ngân sách Nhà nước; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng luôn được cấp ủy và lãnh đạo các cấp quan tâm, phổ biến đầy đủ, thường xuyên, kịp thời đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nắm vững và thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường, trong năm triển khai 08 cuộc thanh tra; kiểm tra tại 10 đơn vị. Qua thanh tra đã đánh giá được ưu điểm, tồn tại trong việc tổ chức triển khai các quy định về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị và đã có nhiều kiến nghị chấn chỉnh các tồn tại thiếu sót đối với các đơn vị được thanh tra, kiểm tra. Tổ chức thực hiện tổng hợp báo cáo Thanh tra Chính phủ về kết quả kê khai, xác minh tài sản, thu nhập năm 2013 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; tiếp tục quán triệt và thực hiện kế hoạch Chiến lược Quốc già về PCTN từ năm 2010 đến năm 2020 theo Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 20/8/2009. 4.5. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Các cấp, các ngành đã tổ chức tiếp 896 lượt công dân; tiếp nhận và xử lý 1.126 đơn khiếu nại, tố cáo và đề nghị. Nội dung khiếu nại, tố cáo tập trung chủ yếu về lĩnh vực đất đai như: Giải quyết tranh chấp đất ở, đất nương và đất nông nghiệp trong nội bộ nhân dân; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy CNQSD đất; hỗ trợ và tái định cư Thủy điện Sơn La, chế độ, chính sách hỗ trợ những gia đình chính sách... Qua phân loại xác định có 78 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết (trong đó có KN 66 vụ; TC 12 vụ), số vụ đã giải quyết là 67/78 vụ đạt 85,9%. Số vụ việc còn lại đang được các cấp, các ngành thẩm tra, xác minh, xem xét để giải quyết trong thời gian tới. 5. Quốc phòng - An ninh, đối ngoại 5.1. Quốc phòng - An ninh Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên 2 tuyến biên giới Việt Lào và Việt - Trung cơ bản ổn định. Các lực lượng vũ trang đã tăng cường công tác phối hợp, nắm chắc tình hình, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Triển khai có hiệu quả kế hoạch quân sự địa phương, kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cả khu vực biên giới và nội địa. Tổ chức tốt công tác quân sự địa phương, giáo dục quốc phòng, dân quân tự vệ, công tác huấn luyện cho các đơn vị theo kế hoạch đảm bảo nội dung, thời gian và quân số. 18


Tiếp tục tăng cường cán bộ, chiến sỹ xuống cơ sở để vận động nhân dân, nắm bắt tình hình an ninh cơ sở; phối hợp tuần tra, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa diễn ra trên địa bàn, đặc biệt bảo vệ thành công các hoạt động trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tích cực đấu tranh phòng chống hoạt động tuyên truyền "Vương quốc Mông", ngăn ngừa tình trạng di dịch cư tự do. Đã vận động đầu thú, bắt giữ 6 đối tượng; triệu tập, đấu tranh, khai thác 39 đối tượng; quản lý, kiểm soát chặt chẽ 104 đối tượng đã bị xử lý về hoạt động"Vương quốc Mông". Chủ động nắm chắc tình hình quản lý chặt chẽ các tổ chức, hệ phái tôn giáo trên địa bàn theo đúng quy định không để phát sinh các vụ việc gây phức tạp an ninh trật tự. Trong năm đã phát hiện 147 hộ, 723 khẩu di dịch cư tự do (tăng 16 hộ, 14 khẩu so với năm 2013). Công tác tấn công, trấn áp tội phạm trật tự xã hội được đẩy mạnh. Các đơn vị đã tập trung lực lượng nhanh chóng điều tra, làm rõ các vụ trọng án, đặc biệt là các vụ án gây dư luận và xảy ra trong vùng đồng bào dân tộc ít người; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen. Trong năm đã điều tra, làm rõ 200/245 vụ tội phạm về TTXH (tăng 29 vụ so với cùng kỳ năm 2013), trong đó bắt xử lý 309 đối tượng, đạt tỷ lệ 81,6%; trọng án điều tra làm rõ 14/14 vụ đạt tỷ lệ 100%. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy được tăng cường lực lượng phòng chống ma túy đã phối hợp chặt chẽ, triển khai xuống các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma tuý. Đã phát hiện, bắt giữ và điều tra, làm rõ 461 vụ, 556 đối tượng, thu giữ: 27,8 kg hêrôin; 6,5 kg thuốc phiện; 9.345 viên và 296,5 gam ma túy tổng hợp và nhiều tang vật, tài sản khác. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân phát hiện, triệt phá 3,8 ha cây thuốc phiện Công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn giao thông được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức; tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông tại 506 cơ quan, đơn vị và trường học với 56.725 lượt người tham gia. Tính đến hết tháng 10/2014 đã xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông (giảm 2 vụ) làm chết 29 người, bị thương 70 người so với cùng kỳ năm 2013. 5.2. Công tác đối ngoại Phối hợp với Bộ ngoại giao tổ chức đón tiếp chu đáo các đại sứ, tùy viên quân sự của một số nước, phóng viên báo chí quốc tế tham dự lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tổ chức tiếp đón, làm việc và quản lý theo đúng quy định với các tổ chức quốc tế đến khảo sát tìm hiểu về tình hình nhân quyền và hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ công tác đối ngoại; tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào, tổ chức thành công hội đàm giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào để đánh giá kết quả thực hiện biên bản ghi nhớ giai đoạn 2012- 2014 và ký kết biên bản hợp tác cho giai đoạn đến năm 2016. Đẩy mạnh quan hệ và hợp tác hiệu quả với tỉnh Vân Nam Trung Quốc và Chiềng Rai – Thái Lan. Duy trì quan hệ với các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế. Quản lý chặt chẽ các đoàn ra, đoàn vào kịp thời đúng quy định (20). 20

Trong năm làm thủ tục cho 34 đoàn, 200 cán bộ đi nước ngoài, 75 đoàn 758 lượt người đến làm việc tại tỉnh.

19


B. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN I. Tồn tại hạn chế 1. Trong lĩnh vực kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2013 nhưng chưa đạt mục tiêu kế hoạch. Chỉ tiêu trồng mới các loại cây công nghiệp dài ngày; tổ chức khai hoang ruộng nước gắn với các dự án thủy lợi; công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tiến độ giao đất, giao rừng chưa đảm bảo. Việc quyết toán chương trình trồng rừng theo Quyết định 327 và 661, tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới chậm so với yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp; tiến độ thực hiện một số dự án thủy điện trọng điểm; nhiều sản phẩm sản xuất chưa đạt kế hoạch. Việc khai thác vật liệu xây dựng thông thường như đá, cát sỏi ở một số địa bàn còn khó khăn. Phát triển các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế, kinh tế quốc doanh địa phương được sắp xếp, đổi mới nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Các thành phần kinh tế phát triển thiếu bền vững, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xây dựng và dịch vụ; lĩnh vực sản xuất và trồng rừng bước đầu có sự đầu tư của một số doanh nghiệp nhưng còn chưa đồng bộ. 2. Trong quản lý đầu tư xây dựng - Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tiến độ triển khai một số chương trình dự án trọng điểm còn chậm; tình trạng nợ đọng trọng XDCB mặc dù đã quan tâm xử lý những chưa giải quyết triệt để. - Tình trạng dư ứng ở các công trình đầu tư XDCB chưa được thu hồi (21). Công tác quản lý của một số chủ đầu tư, chất lượng xây dựng một số công trình còn lỏng lẻo. Công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư; công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa phát huy được hiệu quả, công suất khai thác sử dụng thấp. - Công tác quyết toán dự án hoàn thành mặc dù đã được đôn đốc quyết liệt nhưng công tác quản lý hồ sơ và tổ chức quyết toán dự án hoàn thành của hầu hết các chủ đầu tư vẫn còn chậm trễ. 3. Trên lĩnh vực văn hoá xã hội Văn hóa, xã hội có mặt chuyển biến chậm. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chỉ tiêu xuất khẩu lao động không đạt. Một số cơ chế chính sách và biện pháp trợ giúp xóa đói giảm nghèo chưa thật phù hợp, còn mang tính bao cấp, làm nảy sinh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tình hình buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy còn diễn biến phức tạp, hiệu quả cai nghiện thấp, số người nghiện ma túy tiếp tục tăng so với năm 2013. Chỉ tiêu cai nghiện tập trung năm 2014 không thực hiện được. Tình lây 21

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, tính đến ngày 30/9/2014 tổng số vốn dư ứng chưa thực hiện thủ tục hoàn ứng là 152 tỷ 240 triệu đồng, trong đó có một số dự án đã hết thời hạn thực hiện.

20


nhiễm HIV/AIDS được kiểm soát nhưng tỷ lệ nhiễm trên tổng dân số còn cao còn khoảng 10% đối tượng nhiễm HIV/AIDS chưa được quản lý.

(22)

,

- Về Y tế: Công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở còn yếu, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tỷ suất chết mẹ, tỷ suất tử vong trẻ em có giảm nhưng còn cao so với trung bình toàn quốc, nhất là tỷ lệ tử vong trẻ em. - Về giáo dục: Đội ngũ giáo viên phổ thông cơ bản đủ về số lượng nhưng một số nơi chưa đồng bộ về cơ cấu; giáo viên mầm non còn thiếu; chưa có biên chế nhân viên cấp dưỡng trong các trường phổ thông Dân tộc bán trú và phổ thông có học sinh bán trú. 4. Về cải cách hành chính Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ có việc còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả công tác chưa cao. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng với yêu cầu. II- Nguyên nhân 1. Nguyên nhân khách quan Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước tiếp tục xu hướng giảm, năng lực các doanh nghiệp trên địa bàn hạn chế, ảnh hưởng do suy giảm kinh tế những năm qua nên hoạt động gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm. Cơ chế chính sách quản lý về đầu tư và một số nội dung, lĩnh vực văn hóa xã hội thay đổi, chưa đồng bộ và thiếu thống nhất gây khó khăn cho địa phương trong quá trình điều hành và triển khai thực hiện. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án chưa được cân đối hỗ trợ sát với mục tiêu đề ra. 2. Nguyên nhân chủ quan Phương pháp chỉ đạo điều hành của một số ngành, địa phương chậm đổi mới, chưa sát điều kiện thực tế cơ sở; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu ở một số đơn vị, địa phương chưa phát huy hiệu quả; một số ngành, chính quyền cấp huyện chưa bám sát tình hình thực hiện và kịp thời giải quyết các việc phát sinh trong quá trình điều hành; hoạt động chỉ đạo điều hành thiếu quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến khu vực vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; Năng lực một bộ phận các nhà đầu tư trên địa bàn còn yếu, hầu hết chưa đúng với hồ sơ đăng ký. Việc phối hợp giữa nhà đầu tư, chính quyền địa phương, các ngành chức năng trong giải quyết các vướng mắc còn chậm và thiếu chặt chẽ. Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của các cấp chính quyền, Chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chú trọng phát huy vai trò giám sát và tham gia của người dân trong tổ chức thực hiện và quản lý khai thác

22

Tỷ lệ là 0,76% dân số.

21


các dự án sau đầu tư, nhất là các dự án giao thông, thủy lợi, cấp nước ở địa bàn nông thôn. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cấp, các ngành chưa nghiêm túc dẫn đến khó khăn trong công tác tổng hợp, xây dựng báo cáo chung của tỉnh; Đánh giá chung Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái và kinh tế đất nước có nhiều khó khăn, thách thức song các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu và đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 ước đạt 9,08%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định. Một số ngành sản xuất công nghiệp như điện, vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch có chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, các chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện và cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; các dự án trọng điểm được chỉ đạo quyết liệt. Các mặt văn hóa xã hội tiếp tục có sự chuyển biến tiến bộ, một số vấn đề xã hội bức xúc được kiềm chế; Quốc phòng an ninh được đảm bảo, trật tự xã an toàn xã hội được giữ vững. Dự ước đến hết năm 2014, đã có 11/55 mục tiêu, thực hiện đạt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Theo dự kiến chỉ tiêu kế hoạch năm 2015, sẽ có 39/55 mục tiêu đạt Nghị quyết, 16/55 mục tiêu không đạt Nghị quyết. Riêng chỉ tiêu xã đạt chuẩn quốc gia về y tế không đánh giá do Bộ Y tế thay đổi tiêu chí đánh giá xếp loại.

Phần II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2015 I. DỰ BÁO BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRONG TỈNH

Kinh tế trong nước năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, những diễn biến khó lường trong tranh chấp biển đảo sẽ có ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô đặc biệt là cân đối thu – chi ngân sách nhà nước, từ đó ảnh hưởng đến những tỉnh hưởng trợ cấp từ ngân sách Trung ương như Điện Biên. Đối với tỉnh, năm 2015 là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch 5 năm 2011- 2015, các nhiệm vụ phát triển KT- XH còn lại hết sức nặng nề do tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2011- 2014 đạt thấp hơn so với dự kiến; bên cạnh đó những khó khăn bất lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội là tình hình thời tiết diễn bất thường, thiên tai, nguy cơ dịch bệnh bùng phát, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể xảy ra; nguồn lực đầu tư từ ngân sách khó khăn trong khi phải ưu tiên để thanh toán nợ đọng; yêu cầu hoàn thành những chương trình dự án trọng điểm có thời hạn kết thúc vào năm 2015 sẽ là những yếu tố tác động chi phối đến hoạt động chỉ đạo điều hành và mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Tỉnh trong năm 2015. II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH 2015 22


1. Mục tiêu tổng quát Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với phát triển sự nghiệp y tế giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 10%; trong đó: Giá trị gia tăng khu vực nông lâm nghiệp tăng 4,5%, giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,7%, giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng 11,82%. - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xác định; phấn đấu cơ cấu GRDP năm 2015: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 23,1%, giảm 1,01%; công nghiệp Xây dựng: 31,35%, tăng 0,43%; dịch vụ: 45,54%, tăng 0,57% (so với năm 2014). - Tổng sản lượng lương thực phấn đấu đạt 241,65 ngàn tấn; tốc độ phát triển đàn gia súc tăng 5,8%. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 41,84% (tăng 0,26% so với năm 2014). - Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 36 triệu USD, tăng 7,78% so với năm 2014, trong đó: Giá trị xuất khẩu đạt 27 triệu USD, tăng 16,38%; giá trị nhập khẩu đạt 9 triệu USD, bằng 88,23% so với năm 2014. - Tổng thu ngân sách nhà nước 6.651 tỷ 424 triệu đồng; trong đó, thu ngân sách trên địa bàn 749,5 tỷ đồng, thu nội địa 705 tỷ đồng, tăng 13,16% năm 2014. - Tổng vốn đầu tư phát triển 7.325,3 tỷ đồng, tăng 5,65% so với ước thực hiện năm 2014. - Mức giảm tỷ lệ sinh 0,5%o, dân số khoảng 542 ngàn người; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi còn 19,3%; thể chiều cao/tuổi còn 29,4%; giảm tỷ suất chết của trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 49%o, giảm 3%o so với năm 2014. - Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đẩy mạnh phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ II. Huy động 93,3% số trẻ 3-5 tuổi học mẫu giáo; 99,2% trẻ 6-10 tuổi đi học tiểu học; 90,2% trẻ từ 11-14 tuổi học THCS; 55,2% dân số trong độ tuổi 15-18 học THPT. Nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày lên 88% ở cấp tiểu học, 50% ở cấp THCS. - Phấn đấu 70/130 xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em (trong đó 5 xã được công nhận mới). - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 28,01%, giảm 3,48% so với năm 2014; đào tạo nghề cho 8.000 lao động (tăng 1,6% so với ước thực hiện 2014), tạo việc làm mới cho 8.500 lao động (bằng với ước thực hiện 2014); tổ chức cai nghiện cho 1.200 lượt người (tăng 38,4% so với ước thực hiện 2014); số người nghiện các 23


chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng methadone là 4.400 người; 40 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội. - 130/130 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 116/130 xã đi lại được quanh năm; 130/130 xã, phường có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã (tăng 4 xã), 83,36% số hộ được dùng điện, tăng 1,39% so với năm 2014. - 97,49% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 61,18% dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh. III. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Phát triển kinh tế 1.1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 phù hợp với định hướng của Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp toàn quốc đã được Chính phủ phê duyệt. Mở rộng diện tích lúa ruộng nước, ổn định và giảm dần diện tích lúa nương; huy động, khai thác nguồn lực để tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, nhất là kênh mương nội đồng của các công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng và các công trình thủy lợi nhỏ phục vụ khai hoang ruộng nước, thâm canh tăng vụ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phòng trừ dịch bệnh, thâm canh tăng năng suất để duy trì nhịp độ tăng sản lượng lương thực; đảm bảo an ninh lương thực tại các vùng khó khăn; nâng cao sản lượng lương thực hàng hóa chất lượng cao tại các vùng trọng điểm lúa. Đảm bảo diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 78.985 ha. Tổng sản lượng lương thực phấn đấu đạt 241.654 tấn. Trong đó, riêng lúa ruộng đạt 133.763 tấn. Năng suất lúa ruộng bình quân đạt 53,46 tạ/ha. + Phát triển cây công nghiệp: Khuyến khích phát triển cây công nghiệp ngắn ngày để khai thác khả năng canh tác trên đất lúa l vụ. Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày với ba loại cây chính là cao su, cà phê, chè theo quy hoạch phát triển cây công nghiệp toàn tỉnh. Mục tiêu năm 2015 trồng mới 210 ha cà phê; 536 ha cao su, 20 ha chè; nâng tổng diện tích cao su lên 5.695,28 ha, tại địa bàn các huyện Điện Biên, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Nhé; cà phê 4.367,6 ha, tại địa bàn Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên; chè 577,1 ha tại địa bàn huyện Tủa Chùa. Sản lượng cà phê nhân 5.847 tấn, tăng 2,88% so với kế hoạch năm trước; chè búp tươi 91,8 tấn. Tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh như cây mắc ca. + Chăn nuôi gia súc: Tăng cường hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, tập trung phát triển chăn nuôi trâu bò, lợn, mở rộng chăn nuôi gia cầm theo quy mô hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, duy trì sản lượng trâu bò hàng hóa góp phần cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân. Phấn đấu đàn trâu tăng 3,09%, đàn bò tăng 6,2%, đàn lợn tăng 6,71%. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 16.302,5 nghìn tấn, tăng 6,73 % so với năm 2014. - Về lâm nghiệp: Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2011- 2020; tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khoanh 24


nuôi tái sinh rừng phòng hộ nhất là vùng đầu nguồn các công trình cấp nước sinh hoạt tại các khu đô thị, các công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các nhà đầu tư trồng rừng sản xuất để tháo gỡ vướng mắc trong giao đất thực hiện các dự án; tập trung hỗ trợ thực hiện kế hoạch trồng rừng sản xuất để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Tăng cường quản lý khai thác, vận chuyển lâm sản, phòng chống cháy rừng. Phấn đấu thực hiện: Khoanh nuôi tái sinh: 8.844,1 ha; trồng rừng phòng hộ: 1085 ha; khoán bảo vệ rừng: 12.915,8 ha; trồng 1,25 triệu cây cây phân tán. - Về phát triển nông thôn: Đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn đến năm 2015, lồng ghép với các chương trình dự án khác trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt thống nhất triển khai thực hiện; ưu tiên triển khai thực hiện trước các công trình, các tiêu chí thiết yếu có số người hưởng lợi cao phù hợp với khả năng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ. 1.2. Công nghiệp, xây dựng Tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp để tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Thúc đẩy phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông lâm sản, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Chú trọng hỗ trợ khôi phục, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có ưu thế; trong đó, chú trọng giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, đất đai, chính sách tín dụng đối với các dự án thuỷ điện trong quy hoạch được duyệt để sớm khởi công xây dựng, đi vào hoạt động tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương; Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 2.517,7 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 23,64% so với ước thực hiện năm 2014. Các sản phẩm chủ yếu: Điện sản xuất 280 triệu Kwh, tăng 100%, đá xây dựng 650 ngàn m3, xi măng 320 ngàn tấn; gạch xây 90 triệu viên, trang in offset 1.700 triệu trang, nước máy 7 triệu m3, thức ăn gia súc, gia cầm 2.000 tấn, sản phẩm gỗ chế biến 32.000m3. Xây dựng: Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng các đô thị, xúc tiến đầu tư, phấn đấu ký kết hiệp định vay vốn của dự án nâng cấp đô thị thành phố Điện Biên Phủ từ nguồn vốn WB trong năm 2015. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, định mức khai thác, giá cả vật liệu tại các địa bàn đảm bảo nâng cao tính cạnh tranh minh bạch trong thị trưởng sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng. 1.3. Phát triển các ngành dịch vụ Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ thị trường tạo động lực cơ bản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tỉnh có ưu thế gồm: Dịch vụ thương mại, khách sạn nhà hàng, vận tải – viễn thông, xuất nhập khẩu... tạo cơ sở để hình thành và phát triển vững chắc các thị trường này; tăng 25


cường quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả các ngành dịch vụ, sự nghiệp công. Phấn đấu giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 11,82%. a) Dịch vụ thương mại Khuyến khích đầu tư và hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng thương mại tại các khu đô thị; tạo điều kiện để phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại theo quy mô hộ kinh doanh cá thể để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; tăng cường hoạt động quản lý thị trường của cơ quan chức năng để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, trung gian thương mại và người tiêu dùng. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng thị trường hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại. Phấn đấu mục tiêu về tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 8,89% so với năm 2014. b) Phát triển dịch vụ du lịch Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Đổi mới công tác quản lý, khai thác, phát huy tốt hơn giá trị của hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, hỗ trợ xây dựng và phát triển các tour du lịch đặc thù. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào quản lý, khai thác phát huy giá trị các khu điểm di tích lịch sử theo hướng từng bước kêu gọi xã hội hoá vào lĩnh vực phát triển du lịch lịch sử để giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Hỗ trợ phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm sản phẩm lưu niệm đặc trưng nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân của du khách. Phấn đấu trong năm đón 400 ngàn lượt khách, trong đó có 70 ngàn lượt khách quốc tế, phấn đấu doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt mức 500 tỷ đồng. c) Vận tải, bưu chính viễn thông Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ đầu tư hạ tầng để phát triển mở rộng, nâng cao chất lượng thị trường dịch vụ vận tải và bưu chính viễn thông, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Đẩy mạnh tốc độ phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT tới vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. d) Xuất, nhập khẩu Tăng cường phối hợp với các tỉnh Bắc Lào để cùng khai thác có hiệu quả các cặp cửa khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ qua các cửa khẩu trên địa bàn. Cập nhật thông tin thị trường, điều chỉnh định hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu chủ lực phù hợp với những diễn biến trong quan hệ đối ngoại Việt – Trung để nâng cao tỷ trọng hàng địa phương xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu; tiếp tục nghiên cứu để mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, xã hội với một số tỉnh phía Bắc của Thái Lan như: tỉnh Nan, Chiêng Rai, Chiềng Mai. Phấn đấu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 36 triệu USD, trong đó: Xuất khẩu 27 triệu USD (xuất khẩu hàng địa phương 18 triệu USD), nhập khẩu 9 triệu USD (nhập khẩu doanh nghiệp địa phương 3 triệu USD). 1.4- Phát triển các thành phần kinh tế 26


a) Thu hút đầu tư: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 2015, ngoài thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực truyền thống như thủy điện, nông lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ...mở rộng thu hút, tìm kiếm các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác như môi trường, biến đổi khí hậu, điện gió. Đặc biệt chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Điện Biên. Phấn đấu số dự án được cấp chứng nhận đầu tư mới trên 10 dự án, số vốn thực hiện và giải ngân khoảng trên 50% tỷ đồng. b) Đăng ký kinh doanh, sắp xếp doanh nghiệp Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các nhà đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án sắp xếp, đổi mới DNNN và lộ trình thoái vốn nhà nước đối với những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần theo kế hoạch của Chính phủ. Phấn đấu số lượng doanh nghiệp đăng ký mới là 110 doanh nghiệp, 22 hợp tác xã, với tổng vốn đăng ký khoảng 480 tỷ đồng. 1.5- Tài chính, tiền tệ Thực hiện điều hành dự toán thu, chi ngân sách năm 2015 linh hoạt theo chỉ đạo của Chính phủ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn, tích cực đôn đốc xử lý nợ đọng thuế trong các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Phấn đấu tổng thu ngân sách địa phương năm 2015 đạt 6.651 tỷ 424 triệu đồng. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn đạt 749,5 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tiêu hành chính theo hướng mở rộng khoán chi đối với các cơ quan, đơn vị gắn với kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách, đảm bảo các khoản dự phòng chi cho các yêu cầu nhiệm vụ chi cấp bách, đột suất phát sinh trên địa bàn. Dự kiến tổng chi ngân sách đạt 6.651 tỷ 424 triệu đồng. Tăng cường huy động vốn tại địa phương, để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tăng dư nợ tín dụng để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu. Thực hiện kịp thời, nghiêm túc các chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Phấn đấu huy động vốn tại địa phương tăng trên 10%, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 12% so với năm 2014, khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. 2. Phát triển văn hoá - xã hội 2.1. Đào tạo lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo 27


- Đào tạo lao động: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tập trung vào những ngành nghề trọng điểm, có ưu thế của địa phương, như phát triển cây cao su, cà phê, chè, du lịch... Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề. Phấn đấu đạt ít nhất 70% người lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ ổn định, với hiệu quả năng suất lao động, thu nhập cao hơn. Tuyển mới, dạy nghề cho 8.000 người, tăng 1,6% so với ước thực hiện năm 2014. - Giải quyết việc làm cho người lao động: Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua các Dự án cho vay vốn từ Qũy quốc gia về việc làm; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 8.500 lao động, huy động các nguồn lao động đã được đào tạo nhưng chưa có việc làm đi xuất khẩu lao động; phấn đấu năm 2015 xuất khẩu từ 100 lao động trở lên. - Xóa đói giảm nghèo: Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư cho giảm nghèo, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; thực hiện tốt các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, cho vùng khó khăn, nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, nâng mức thu nhập của hộ nghèo. Tăng cường công tác vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ cơ sở và các hộ nghèo, nỗ lực quyết tâm thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách trợ giúp người nghèo. Phấn đấu giảm 3,47% số hộ nghèo so với năm 2014. - Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cứu trợ kịp thời các đối tượng. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa; công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em; quan tâm chăm sóc, giúp đỡ trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người cao tuổi, người thuộc hộ gia đình chính sách. 2.2. Giáo dục và Đào tạo a) Định hướng giáo dục - Tiếp tục phát triển mạng lưới trường học các cấp, thành lập trường mới trên địa bàn huyện Nậm Pồ và ở xã, vùng đặc biệt khó khăn theo quy hoạch. Tập trung huy động số trẻ em đang ở ngoài nhà trường được ra lớp, mở các lớp phổ cập cho trẻ trong độ tuổi hiện chưa đi học hoặc bỏ học giữa chừng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Phấn đấu nâng tổng số trẻ đi học mầm non lên 46.900 cháu, tăng 6,5%, trong đó mẫu giáo 39.310 cháu, tăng 2,7% so với ước thực hiện năm học 2014-2015; số học sinh phổ thông có mặt đầu năm học 20152016 huy động 121.240 học sinh (tăng gần 2% so với năm học 2014-2015), trong đó: 63.900 học sinh tiểu học, 40.450 học sinh THCS, 16.890 học sinh THPT. Phấn đấu năm 2015 có 48% số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia; trong 28


đó: 41,2% số trường mầm non, 52,5% số trường tiểu học, 50% số trường THCS và 54,8% số trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. b) Định hướng đào tạo - Đào tạo chuyên ngành gắn với đào tạo nghiệp vụ, quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh; tập trung đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số trình độ đại học, cao đẳng và trình độ trên đại học ở một số ngành, lĩnh vực như khoa học, nông, lâm, công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa… Thực hiện đạt tiêu chuẩn tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề năm 2015. - Đẩy mạnh liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các trường Đại học trong nước. Thực hiện tốt chương trình đào tạo học sinh cho các tỉnh Bắc Lào và cử học sinh, cán bộ đi học tại Lào, Trung Quốc theo kế hoạch. Đào tạo nguồn lực cán bộ dân tộc thông qua cử tuyển đại học; mở rộng hình thức định hướng nghề nghiệp, dạy nghề cho học sinh cấp THPT. Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật người dân tộc hoàn thành chương trình phổ thông tại trường dạy nghề của tỉnh. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án thành lập trường Đại học Điện Biên Phủ trong năm 2015 để trình Thủ tướng Chính phủ. 2.3. Dân số - Y tế - Trẻ em - Xã hội - Dân số: Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động truyền thông với nội dung, hình thức cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về dân số - sức khỏe sinh sản, giáo dục phòng ngừa HIV, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường. Kiện toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản giảm nhanh tỷ lệ tử vong sản phụ và trẻ sơ sinh. - Y tế: Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đảm bảo chế độ chính sách cho KCB BHYT, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; tăng cường giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho KCB; quản lý chặt chẽ giá thuốc và hành nghề y - dược. Tăng cường hoạt động quản lý, kiểm tra đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm. - Bảo vệ trẻ em: Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa huy động các nguồn lực cho công tác chăm sóc trẻ em. Chủ động hướng dẫn, triển khai việc lồng ghép các chỉ tiêu về trẻ em vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nâng đối tượng trẻ em mồ côi được nuôi dưỡng tại cơ sở Bảo trợ xã hội của tỉnh và Làng trẻ em SOS lên 250 cháu, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2014 và số trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK được hưởng trợ cấp tại cộng đồng 6.923 cháu. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT là 98% (76.420 cháu, bằng ước thực hiện năm 2014); phấn đấu nâng số xã, phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em lên 70 xã, tăng 7,6% so với ước thực hiện năm 2014. - Cai nghiện ma túy: Mở rộng đối tượng, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và duy trì kết quả sau cai nghiện, mở rộng mô hình điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng Methadone; tăng cường phối hợp giữa chính quyền, gia đình và các tổ chức đoàn thể trong quản lý, vận động cai nghiện ma túy tại cộng đồng. 29


- Công tác bình đẳng giới: Tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới định hướng đến năm 2020. 2.4. Khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường - Khoa học, công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến để cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh các ngành sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Chú trọng chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch. Thực hiện tuyển chọn và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi ưu việt, tiếp tục nghiên cứu một số đề tài về Khoa học xã hội và nhân văn làm cơ sở cho hoạch định các chủ trương, chính sách của tỉnh. - Tài nguyên môi trường: Tiếp tục nhiệm vụ đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hoàn thành kế hoạch giao đất giao rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Giải quyết vướng mắc trong quản lý nhà nước về đất đai; đặc biệt là chính sách về giá đất trong đền bù giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật đất đai mới. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là sau cấp phép; tập trung xử lý các vướng mắc trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhỏ lẻ đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn. Tăng cường công tác phòng ngừa và kiểm soát xử lý ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải; tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xử lý các bãi rác thải gây ô nhiễm môi trường tại các đô thị; thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 2.5. Văn hoá, thể thao và phát thanh truyền hình - Văn hóa: Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền các chủ trương đường lối của đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cấp cơ sở; phát huy phong trào xây dựng gia đình đoàn kết, hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc, kỷ cương, nền nếp, đời sống kinh tế ổn định và phát triển bền vững. Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, khôi phục các lễ hội truyền thống, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần. Phấn đấu nâng số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa lên 78.546 hộ, tăng 3,0%, trong đó 70.478 hộ được công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 60% tổng số hộ toàn tỉnh, tăng 5,4% so với ước thực hiện năm 2014; có 1.341 thôn bản đăng ký đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hoá (tăng 8,9%), trong đó 822 thôn, bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa, chiếm 50% tổng số thôn, bản toàn tỉnh (tăng 15% so với ước thực hiện năm 2014). 30


- Thể thao: Duy trì và phát triển mạnh phong trào TDTT quần chúng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho người dân; đẩy mạnh và phát triển thể thao thành tích cao, tăng cường đào tạo VĐV năng khiếu TDTT và huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về TDTT. Phấn đấu đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 134,5 ngàn người tham gia tập luyện ít nhất 01 môn thể thao (tăng 7% so với ước thực hiện năm 2014, đạt tỷ lệ 24,7% dân số toàn tỉnh); 17.299 gia đình được công nhận gia đình thể thao (tăng 4,8% so với ước thực hiện năm 2014, chiếm 15% dân số toàn tỉnh). Hoàn thành quy hoạch phát triển thể thao giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. - Phát thanh truyền hình: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phát thanh truyền hình cấp cơ sở; đầu tư đổi mới nội dung, chương trình phát thanh - truyền hình địa phương, mở rộng dịch vụ truyền hình trả phí. Tăng cường hỗ trợ nhân dân vùng khó khăn tiếp cận với dịch vụ phát thanh, truyền hình. - Báo chí xuất bản: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và phát triển thông tin tuyên truyền góp phần triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; định hướng dư luận xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. 3. Công tác tư pháp, xây dựng chính quyền, thanh tra, phòng chống tham nhũng Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Triển khai đồng bộ các hoạt động rà soát, xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật. Tiếp tục thực hiện 09 chương trình, đề án về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương ban hành; tổ chức quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản pháp luật mới được ban hành, trọng tâm là triển khai thực hiện Luật đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền từ Tỉnh đến cấp cơ sở. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ các ngành, các cấp. Tổ chức khảo sát các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Thực hiện Kế hoạch xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2012-2016 tầm nhìn 2020 trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các nội dung như thể chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ, tài chính công và thực hiện tốt công tác tôn giáo, thanh niên, thi đua khen thưởng trên toàn tỉnh. Đánh giá hiệu quả hoạt động, nghiên cứu mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành. Thực hiện tốt công tác quy trình đánh giá tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo và các chính sách liên quan đến công tác cán bộ. Tổ chức thực hiện Chương trình công tác thanh tra năm 2015 theo đúng định hướng của Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh, tăng cường chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc thanh tra hành chính đẩy mạnh các hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra kể cả thu hồi kinh tế cũng như xử lý trách nhiệm hành chính đối với cán bộ công 31


chức liên quan đến sai phạm. Thực hiện tốt Luật Tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân ngay từ cơ sở; chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đơn thư của công dân theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức và đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. 4. Quốc phòng - an ninh, đối ngoại Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tăng cường năng lực phòng thủ, tích cực theo sát diễn biến tình hình trên Biển Đông và khu vực biên giới chủ động đối phó với các tình huống, diễn biến đột suất; xây dựng củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới. Chú trọng kết hợp củng cố quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm các điều kiện cơ bản về sản xuất, đời sống cho đồng bào các dân tộc ở các địa bàn trọng điểm, vùng biên giới. Cơ bản hoàn thành công tác sắp xếp ổn định dân cư theo Đề án phát triển kinh tế- xã hội gắn với sắp xếp ổn định dân cư đảm bảo an ninh quốc phòng huyện Mường Nhé. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án quốc gia về phòng chống tội phạm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma tuý và tội phạm nghiêm trọng. Làm tốt công tác quản lý trật tự xã hội, quản lý vũ khí, chất nổ, phòng cháy chữa cháy, kiềm chế tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, giảm tai nạn giao thông đường bộ. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước, tăng cường hợp tác đầu tư và quan hệ kinh tế đối ngoại với các tỉnh Bắc Lào; thúc đẩy quan hệ biên mậu, tăng cường vận động, tiếp xúc với các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán để mở ra những cơ hội mới trong đầu tư phát triển. 5. Đầu tư phát triển 5.1. Dự báo khả năng khai thác và huy động các nguồn lực Theo quyết định 60/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách giai đoạn 2011-2015; căn cứ văn bản số 7642/BKHĐT-TH, ngày 23/10/2014 về việc thông báo dự kiến kế hoạch đầu tư nguồn NSNN năm 2015 và dự báo các nguồn vốn đầu tư khác từ các thành phần kinh tế trên địa bàn, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2015 khoảng 7.325 tỷ 300 triệu đồng, tăng 5,65% so với ước thực hiện năm 2014 cụ thể ở các nguồn như sau: a) Vốn do địa phương quản lý: * Vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý và được ủy quyền quản lý dự kiến khoảng 2.905 tỷ 300 triệu đồng, trong đó: - Vốn ODA do địa phương quản lý: 66,98 tỷ đồng;

32


- Vốn cân đối ngân sách địa phương: 252 tỷ 450 triệu đồng; trong đó thu từ sử dụng đất 10,75 tỷ. - Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: 1.056 tỷ 370 triệu đồng (Gồm cả vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình MTQG). - Vốn trái phiếu Chính phủ, tái định cư thủy điện Sơn La: 1.470 tỷ đồng. - Vốn thu từ xổ số kiến thiết 9 tỷ 500 triệu đồng. - Vốn tín dụng ưu đãi: 50 tỷ đồng * Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp: 3.520 tỷ đồng. b) Vốn các Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn: 900 tỷ đồng. 5.2. Định hướng đầu tư các nguồn vốn ngân sách a) Định hướng chung: Quán triệt nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, TPCP; trong đó, tập trung thanh toán khối lượng nợ đọng các dự án; rà soát đình hoãn, giãn tiến độ các dự án vượt quá khả năng cân đối của nguồn vốn, dự án chưa thực sự cấp bách theo Chỉ thị 1792/CT-TTg; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Không thực hiện bố trí vốn khởi công mới đối với các địa phương, các nguồn vốn chưa thanh toán hết nợ đọng. b) Định hướng kế hoạch đầu tư đối với từng nguồn vốn cụ thể như sau: * Vốn đầu tư XDCB tập trung và vốn thu từ tiền sử dụng đất: - Bố trí đủ vốn cho thanh toán nợ vay từ quỹ tín dụng ưu đãi, tín dụng dự án năng lượng nông thôn REII (dự kiến 85,358 tỷ đồng); - Số vốn còn lại được phân chia theo định mức trong thời kỳ ổn định ngân sách cho các huyện, các ngành tập trung tối đa cho yêu cầu thanh toán nợ đọng. Trong đó, tập trung bố trí cho các dự án đã quyết toán, các dự án hoàn thành từ 31/12/2014 trở về trước, kể cả các dự án phải lồng ghép nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương theo quy định, các công trình dự kiến hoàn thành năm 2015 và tiếp chi; xem xét đình hoãn, giãn tiến độ các dự án tiếp chi có yêu cầu vốn bố trí lớn trên các địa bàn, các ngành còn nhiều nợ đọng, hạn chế tối đa dự án khởi công mới, trừ dự án đặc biệt cấp bách tại các địa bàn và lĩnh vực đã giải quyết được nợ đọng XDCB. * Vốn hỗ trợ đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015; thực hiện hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch năm 2015, hạn mức vốn đầu tư trong kế hoạch trung hạn 20142015 đã được thông báo để xây dựng danh mục dự án đầu tư phù hợp với tiêu chí của nguồn vốn hỗ trợ, tập trung cho việc thanh toán nợ đọng theo Chỉ thị của Thủ tướng, khởi công mới các dự án ở một số nguồn đã bố trí hết hạn mức cho các dự 33


án theo thỏa thuận gồm vốn Hỗ trợ quản lý biên giới, hạ tầng du lịch, hỗ trợ khu kinh tế cửa khẩu... * Vốn đầu tư phát triển thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia: Xây dựng theo khung hướng dẫn, xác định mục tiêu và kinh phí thực hiện chương trình năm 2015 đồng bộ theo quy định. Trong đó, tập trung lồng ghép để thực hiện các chương trình để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới. * Đối với vốn di dân - tái định cư thuỷ điện Sơn La, vốn Trái phiếu cho các dự án Giao thông, thủy lợi trọng điểm và bệnh viện tuyến huyện: Đã được Trung ương giao kế hoạch giai đoạn 2014-2016, năm 2015 cần căn cứ tình hình triển khai thực hiện các dự án để đề nghị bố trí kế hoạch còn lại trong giai đoạn đáp ứng yêu cầu vốn theo tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành các công trình, đưa vào khai thác để phát huy hiệu quả. Tập hợp phần điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư do thay đổi chế độ chính sách và trượt giá, các công trình phải đình hoãn giãn tiến độ để kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung nguồn vốn theo quy định. * Vốn ODA: Chủ yếu từ nguồn vốn WB, dự án đường Chà Tở - Mường Tùng, phấn đấu hoàn chỉnh thủ tục, khởi công các dự án thu gom xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ; dự án cấp nước thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn II trong năm 2015. Đẩy nhanh tiến độ xúc tiến dự án nâng cấp đô thị bằng nguồn ODA của WB. * Định hướng đầu tư của các thành phần kinh tế: Thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch; tăng cường xúc tiến đầu tư, cấp phép các dự án đầu tư mới; tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đã được cấp phép. IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU

1. Thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định, bền vững 1.1. Về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn - Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị liên quan chủ động lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng kênh mương nội đồng, hỗ trợ khai hoang để khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi được xây mới bảo đảm phát huy hiệu quả công trình đầu tư phục vụ cho cộng đồng dân cư. - Tăng cường công tác chỉ đạo và điều hành sản xuất, tích cực chủ động trong phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ hậu quả thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất. - Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đo đạc địa chính và cắm mốc phân loại rừng làm cơ sở thực hiện công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện trồng rừng nhằm kịp thời đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến lâm sản. - Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành trong việc vận động nhân dân hợp tác, góp đất cùng với các doanh nghiệp thực hiện các dự án trồng cây công nghiệp, trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tăng cường giám sát tiến độ 34


triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép, giải ngân nguồn vốn hỗ trợ theo chính sách quy định của nhà nước một cách chặt chẽ trên cơ sở kết quả triển khai của nhà đầu tư, tăng cường hậu kiểm đánh giá năng lực thực sự của các nhà đầu tư, nhằm ngăn chặn kịp thời những nhà đầu tư không có năng lực, lợi dụng chính sách hỗ trợ để trục lợi. - Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm, chống rét cho trâu bò trong mùa đông, tăng cường kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn. - Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp. 1.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình thủy điện. Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt. - Khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng tại địa bàn các huyện thị, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có và bảo vệ môi trường, để các doanh nghiệp tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu xây dựng, đảm bảo tính cạnh tranh giảm giá thành vật liệu xây dựng của tỉnh. - Tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động thăm dò khai khai thác khoáng sản kim loại để đảm bảo doanh nghiệp được cấp phép thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ về tài chính và bảo vệ môi trường theo quy định và cam kết; khuyến khích gắn khai thác với chế biến. - Hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp có thị trường tiêu thụ và hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu của thị trường nhất là các sản phẩm đặc trưng phục vụ nhu cầu du khách. 1.3. Phát triển các ngành dịch vụ - Dịch vụ thương mại: Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng phát triển hạ tầng thương mại, chợ tại các đô thị; mở rộng cơ sở kinh doanh thương mại tại các vùng khó khăn để thúc đẩy sản xuất hàng hóa và giao lưu thương mại; tiếp tục triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Nâng cao chất lượng công tác quản lý thị trường, chất lượng hàng hóa và quản lý giá cả. - Thực hiện tốt cơ chế quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhân dân, doanh nghiệp để thu hút các nguồn hàng từ các địa phương lân cận. Tăng cường phối hợp với các tỉnh Bắc Lào để đầu tư hạ tầng, thống nhất cơ chế chính sách quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu. 35


- Chú trọng tập trung khai thác tiềm năng về dịch vụ du lịch, gắn với hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh việc triển khai có hiệu quả Chương trình liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. - Khuyến khích đầu tư hạ tầng mạng viễn thông, mở rộng ứng dụng các phương thức truy nhập băng thông rộng. Phát triển hạ tầng vận tải nhất là bến bãi tại các đô thị theo quy hoạch. Tăng cường quản lý dịch vụ vận tải nhất là vận tải hành khách, chấn chỉnh tình trạng tăng giá tùy tiện, chở quá số người quy định vào dịp cao điểm, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. 2. Đảm bảo an sinh xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân 2.1. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo - Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm thông qua các Dự án cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động mất việc làm; nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. - Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án và chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo; huy động các nguồn lực cho công tác XĐGN, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. - Xây dựng chương trình hành động thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo từ chính quyền cấp tỉnh đến cơ sở, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền với kết quả tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Tăng cường tuyên truyền vận động để nâng cao quyết tâm thoát nghèo của người dân; đánh giá kết quả công tác giảm nghèo thực chất, công khai và công bằng. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ các gia đình chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất và đời sống cho người nghèo, góp phần ổn định đời sống xã hội. 2.2. Lĩnh vực văn hoá, xã hội - Tăng cường năng lực chính quyền cơ sở và các ngành chức năng trong đấu tranh, khống chế làm giảm tệ nạn ma túy, mại dâm, buôn bán người, di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, tảo hôn, tự tử. Gắn hoạt động của các tổ chức đoàn thể và chính quyền cơ sở với tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống HIV-AIDS. - Mở rộng mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone trên cơ sở huy động sự tham gia đóng góp của xã hội, cộng đồng; đẩy mạnh cai nghiện tự nguyện. Quản lý chặt chẽ sau cai nghiện gắn với trách nhiệm của gia đình và chính quyền cơ sở, quan tâm giải quyết việc làm cho các đối tượng sau khi cai nghiện.

36


- Về Y tế: Thực hiện tốt việc tăng cường cán bộ y tế cho các đơn vị tuyến cơ sở, kết hợp tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các huyện, xã khó khăn. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các tuyến y tế, tăng cường giám sát giúp đỡ đội ngũ y tế thôn bản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dưới nhiều hình thức phổ biến kiến thức thực hành dinh dưỡng hợp lý cho toàn dân, tăng cường hoạt động liên ngành và xã hội hóa công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. 3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục với cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, các lực lượng vũ trang để huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp và duy trì sỹ số, đi học chuyên cần; - Nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục phổ thông, mở rộng quy mô giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tổ chức đánh giá kết quả học tập chính xác, khách quan; mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ, tin học trong các trường tiểu học. Gắn học tập với thực hành, chú trọng giáo dục kỹ năng sống. - Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo các trường chuyên nghiệp. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo với các trường đào tạo có uy tín. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực, thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nhân lực. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác tuyển dụng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, thu hút con em đồng bào dân tộc đã được đào tạo vào công tác trong bộ máy chính quyền, đoàn thể ở cơ sở phù hợp với trình độ, chuyên môn được đào tạo. 4. Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư 4.1. Tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư - Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục đầu tư, giao đất, cho thuê đất để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh trong thu hút đầu tư, thực hiện nhất quán các chính sách ưu đãi hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. - Tiếp tục tổ chức kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án sau khi cấp phép đầu tư để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Kiên quyết rút giấy phép đầu tư đối với các nhà đầu tư không đủ năng lực theo đăng ký, chậm trễ, không triển khai thực hiện dự án theo quy định. - Tăng cường công tác vận động, thu hút ODA. Phối hợp với các Bộ ngành đẩy nhanh tiến trình thẩm định, ký kết thực hiện các hiệp định ODA đã được Chính phủ cho chủ trương, đặc biệt là dự án nâng cấp đô thị sử dụng nguồn ODA 37


của Ngân hàng thế giới (WB), tiếp tục tìm kiếm ODA cho các dự án thuộc lĩnh vực được các nhà tài trợ lớn quan tâm như phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường… - Báo cáo đầy đủ kịp thời tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, bám sát chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Chính Phủ và các bộ ngành Trung ương để báo cáo, đề nghị bố trí nguồn vốn kịp thời cho các chương trình dự án trọng điểm, nhất là các nguồn vốn bổ sung theo đặc thù cho Đề án 79, Chương trình tái định cư thủy điện Sơn La, các dự án đã được đầu tư theo Đề án kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ... 4.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư - Tiếp tục quán triệt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư, tập trung giải quyết nợ đọng để xây dựng kế hoạch đầu tư theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm giải quyết dứt điểm nợ đọng trong XDCB. Xây dựng suất đầu tư trung bình, tiêu chí ưu tiên lựa chọn danh mục dự án làm cơ sở nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; chấn chỉnh chất lượng tư vấn thiết kế, lập dự án và thẩm định, thẩm tra. - Chỉ đạo thực hiện giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện đề án cải cách hành chính theo cơ chế một cửa ở các cơ quan, đơn vị liên quan đến giải quyết các thủ tục đầu tư, giải ngân, quyết toán vốn để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và thực hiện và giải ngân các dự án. - Xây dựng kế hoạch, lộ trình và ưu tiến bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Kiên quyết không thực hiện triển khai các dự án mới khi chưa bố trí được nguồn vốn cho xử lý nợ đọng. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng xây dựng các công trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước; công tác Quản lý giám sát đầu tư theo đúng quy định của Chính Phủ, chú trọng triển khai quy định về giám sát của cộng đồng. - Tích cực tuyên truyền phổ biến chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong thực hiện các dự án hạ tầng phục vụ trực tiếp lợi ích của nhân dân như giao thông, thủy lợi cấp nước để từng bước tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng. - Tiếp tục hoàn chỉnh quy chế quản lý, vận hành duy tu các công trình hạ tầng khu vực nông thôn nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp nước theo hướng huy động sự đóng góp bằng ngày công lao động tham gia quản lý duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo phát huy hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ công trình. 5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và các tổ chức đoàn thể Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, thực hiện rà soát cắt giảm, sửa đổi kịp thời các thủ tục hành chính không còn phù hợp với quy định mới. Tăng cường thông tin, phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong điều hành thực hiện kế hoạch. Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, đổi mới phương thức điều hành của các cơ quan hành chính 38


theo hướng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong quá trình hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, nhất là tuyển dụng và bổ nhiệm theo hướng công khai, minh bạch, có tiêu chí rõ ràng với từng vị trí công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan tuyển dụng. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức trong việc tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát. Kiên quyết xử lý nghiêm kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật các vụ việc vi phạm theo quy định. Kiện toàn hệ thống các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò của nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội, của các cơ quan báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; có biện pháp, chính sách bảo vệ người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí... Tiếp tục chấn chỉnh thực hiện tốt hơn chế độ thông tin báo cáo của các sở, ban, ngành, UBND các cấp. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng chặt chẽ, khách quan và minh bạch. Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2014 và Kế hoạch năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh./. Nơi nhận: - VP Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (B/c) - Bộ Tài chính; - Ban Chỉ đạo Tây Bắc; - TT Tỉnh ủy; - TT HĐND tỉnh; - LĐ UBND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; - UBND các huyện, TX, TP; - LĐ Văn phòng, CV các khối; - Lưu: VT, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Mùa A Sơn

39


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.