PORFOLIO GVHD: Vũ An Tuấn Minh SVTH: Nguyễn Phạm Hà Linh 18K2
Nguyễn Phạm Hà Linh • • •
18K2 05/09/2000 Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Đồ án K4 là đồ án về trường học đầu tiên tôi nghiên cứu, phân tích và thiết kế. Chính vì thế, đồ án này được thực hiện trên tinh thần học tập, trau dồi kỹ năng và rèn luyện bản thân. Quyển poforlio này tường trình lại quá trình tôi thực hiện đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ An Tuân Minh tại xưởng 2. Đồ án này chắc chắn còn nhiều sai sót mong quý thầy cô nhận xét, góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
PHÂN TÍCH VÀ NGHIÊN CỨU 1, Tìm hiểu về đặc tính công trình 2, Công trình tham khảo 3, Phân tích khu đất 4, Nhiệm vụ thiết kế
XÁC ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 Phương án 5
PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG
HOÀN THIỆN Ý TƯỞNG
3
4
PHÂN TÍCH VÀ NGHIÊN CỨU 5
1.
WHAT IS KINDERGARTEN ?
6
WHAT IS KINDERGARTEN ?
“... Trường mầm non là hệ thống chương trình giáo dục dành cho trẻ mầm non dựa trên các hoạt động vui chơi, ca hát, các hoạt động thực tế như vẽ tranh và tương tác xã hội như một phần trong quá trình chuyển tiếp từ nhà tới trường học...” _ Wikipedia_
“... Trường học là nơi dạy cho những đứa trẻ sống hòa đồng với nhau ...” _ Thầy Phạm Trung Hiếu (môn PP thiết kế)_
7
Không gian vận động thể chất (KO kindergarten - Nhật Bản)
Từ các định nghĩa ấy, ta có thể hiểu rằng: “Trường mầm non là môi trường giáo dục kích thích sự vận động thể chất và tư duy của trẻ bằng các hoạt động thực tế hằng ngày, để trẻ quen dần với việc tới trường học.” Vì thế trường mầm non cần chú trọng vào 2 không gian chính, đó là không gian vận động thể chất và không gian vận động tư duy.
Không gian vận động tư duy (Nhật Bản)
8
Ngoài 2 không gian chính đó, trường mầm non còn cần chú trọng vào các không phụ trợ khác.
SẢNH ĐÓN
NHÀ ĂN CHUNG
Các trường mầm non hiện nay đang “ngó lơ” không gian này hoặc không chú trọng và cho nó hiện hữu một cách bất tiện nghi. Không gian này tuy là phụ trợ nhưng là không gian mật thiết đối với mối quan hệ nhà trường, phụ huynh và trẻ nhỏ.
Tùy vào cơ sở vật chất mỗi trường mà ảnh hưởng đến sự hiện hữu của không gian này. Đối với những trường mầm non hiện nay ở Việt Nam, không gian ăn chung thường được lược bỏ và lồng ghép vào không gian sinh hoạt của mỗi lớp riêng biệt để dễ quản lý.
KHU BẾP
HỘI TRƯỜNG
Đối với trẻ mầm non, chất lượng bữa ăn cần được chú trọng tuyệt đối, đủ 3 yếu tố sạch sẽ - tiện nghi - tách biệt.
Ở một số trường, không gian này được gộp chung với sân chơi lớn hoặc sân tập trung cho tr. Đó có thể là không gian có mái che hoặc lô thiên.
9
...
KHÔNG GIAN LỚP HỌC Không gian lớp học rất quan trọng nhằm đáp ứng cấc hoạt động phát triển tư duy của các bé. Tạo dựng một nền tảng vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Mỗi đứa trẻ sẽ có những tố chất riêng chúng có thể mạnh về 1 cách hoặc kết hợp nhiều cách lại mà trong quá trình học sẽ thể hiện ra. Thị giác
10
Thính giác
Vận động
KHÔNG GIAN GIAO THÔNG SẢNH: - Sảnh là nơi để tiếp đón các em học sinh và phụ huynh đưa đón con em đến lớp. - Sảnh còn là nơi thể hiện 1 phần bộ mặt của ngôi trường. - Sảnh còn là cầu nối giữa các khu lại với nhau. => Có trường sẽ thay sảnh là 1 nơi sinh hoạt chung rộng lớn như sân chơi chung ở giữa công trình để tiện cho việc đưa đón học sinh cũng như dễ dàng nhìn thấy các không gian học xung quanh.
HÀNH LANG: - Hành lang cho trẻ không phải là nơi kết nối giữa các phòng học,mà là nơi trẻ tham gia các trò chơi hay cũng là nơi để học tập tìm hiểu. - Hành lang là cầu nối giữa lớp học với sân trường, giữa trẻ với trẻ , giữa các lớp với nhau.
CẦU THANG: - Cầu thang như chúng ta biết thì chỉ dùng vào mục đích để đi lại giữa các tầng với nhau .Nhưng với trẻ thì không phải như vậy mà còn là một không gian chơi một nơi để khám phá. - Trẻ bước vào giai đoạn bò và tập đi sẽ rất thích những hoạt động leo trèo, và cầu thang thường là nơi bé lựa chọn để khám phá và thực hiện sở thích ấy.
KHÔNG GIAN CHUYÊN MÔN Không gian phụ trợ có thể là phòng mĩ thuật, phòng hát, tắm nắng hay có thể là phòng chơi,… Vị trí: thường nằm ở những nơi có view nhìn tốt và tách biệt khỏi khu hành chính. Khối phòng phục vụ học tập nên bố trí cạnh khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và không đặt lẫn với khối phòng tổ chức ăn. Khi đặt riêng lẻ nên dùng hành lang cầu nối với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
12
KHÔNG GIAN NGOÀI TRỜI KHU PHỤ TRỢ:
SÂN CHƠI: SÂN TẬP CHUNG - Nơi tập trung nhiều trẻ em để tham gia các hoạt động tập thể: Tập thể dục, buổi biểu diễn, cuộc thi … - Sân trường phải bằng phẳng, không quá mấp mô trơn trượt, - Đường chạy của trẻ không được cắt qua sân thể dục hay sân chơi và không được kết hợp với giao thông nội bộ công trình.
- Là nơi vui chơi của trẻ với các dụng cụ hay thiết kế riêng biệt. - Đặt các khu trò chơi phức hợp cho trẻ. - Thiết kế các hố cát, bể vầy, môi trường thiên nhiên giúp trẻ phát triển về cả nhận thức và thể chất. - Các vườn rau cho trẻ chăm sóc hằng ngày như một hoạt động thường niên giúp trẻ có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển, ngoài ra còn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm, giúp đỡ bạn bè bố mẹ,... - Tạo cho trẻ một không thiên nhiên đa dạng.
13
- Khu phụ trợ có thể là sân phơi quần áo cho trẻ bằng ánh sáng tự nhiên, khu để xe cho phụ huynh cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên, hoặc những khoảng xanh tự nhiên tạo bóng mát, chắn bụi, giảm tiếng ồn,... - Sân phơi : Có thể phơi tập chung trong sân lớn hoặc có sân nhỏ của riêng các lớp, nhóm lớp,... Liên hệ trực tiếp với khu giặt. - Bãi xe thường được đặt gần lỗi ra vào chính, phòng bảo vệ, nơi có an ninh đảm bảo. - Khu vực xanh được đặt ở những vị trí có thể chắn được nắng gắt, tiếng ồn,.. hoặc đan xen giữa những không gian kín để tạo khoảng hở
Bên cạnh việc tìm hiểu về đặc tính trường mầm non, việc nghiên cứu về phương pháp giảng dạy ở đây cũng góp phần rất lớn tới việc thiết kế công trình phù hợp. Gần đây có một phương pháp giảng dạy rất hay và đang được quan tâm phát triển tại các cơ sở mầm non ở Việt Nam, đó là phương pháp MONTESSORI.
Do tiến sỹ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952) sáng lập từ đầu thế kỷ XX. Phương pháp này tôn trọng tính tự do và độc lập của trẻ, tạo ra môi trường để trẻ khám phá và cảm nhận các giác quan.
Nguyên tắc: - Tôn trọng, không áp đặt trẻ. - Học tập luôn đi kèm với thực hành. - Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt. - Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. - Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ. - Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ.
14
Phương pháp Montessori
15
Kindergarten in Xieli Garden - China
Kaleidoscope Kindergarten - China
Jiangsu Beisha Kindergarten - China
Segrt Hlapic Kindergarten - Croatia
Timayui Kindergarten - Colombia
Montesori School - Colombia
Rosales del Canal Kindergarden - Spain
Bubbletecture M Kindergarten - Japan
Katarina Frankopan Kindergarten - Croatia
CIFI Donut Kindergart - China
SM nursery - Japan
16
C.O Kindergarten and Nursery - Japan
2.
Kinderkrippe Kindergarten - Austria
Nanjing Galaxy Kindergarten - China
Fuji Kindergarten - Japan
Kindergarten - Poland
Suwalki Kindergarten - Poland
Tales CBD Kindergarten Renovation - China
Tổng hợp các mặt bằng của các công trình tham khảo và nhận thấy: - Dạng phân tán 10% - Dạng hợp khối 50% - Dạng hướng tâm 10% - Dạng tuyến 20% - Các dạng khác 10% Loop Kindergarten - China
Yellow Elephant Kindergarten - Poland
OB Kindergarten and Nursery - Poland
17
Bố cục tạo hình là một tổ hợp gồm nhiều khối được sắp xếp theo một quy luật, hoặc liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một khối mới thể hiện một hình tượng nghệ thuật Đặc điểm thường có trong bố cục : -Số tầng: tối đa 3 tầng, đối với trường mầm non chuyên biệt chỉ nên xây 2 tầng -Khối theo dạng tuyến: khối nhà hẹp, gió thông thoáng -Tính hướng nội: có sân vườn trong công trình, là nơi học tập, vui chơi, kết nối giữa các trẻ
Các nguyên tắc tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc . – Nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn giải pháp bố cục phù hợp với yêu cầu của công trình –Phân tích, xác định rõ vai trò nhiệm vụ của các khối chức năng chính, phụ để có chế độ ưu tiên trong việc sắp xếp tổ hợp bố cục –Phân biệt rõ thể loại công trình thiết kế để lựa chọn giải pháp hình thể của tổ hợp bố cục ( khối, dáng, tĩnh, động ..) phù hợp với chức năng sử dụng của công trình . – Lựa chọn vị trí của khối chức năng chính (điểm nhấn quan trọng, thu hút sự tập trung), chú ý từ mọi hướng, các khối chức năng phụ không được che chắn làm khuất lấp các khối chức năng chính.
18
Ý nghĩa của bố cục mặt bằng Một công trình có bố cục mặt bằng tốt sẽ : - Thuận lợi cho hoạt động của các khối chức năng ; giao thông ngắn gọn, không chồng chéo, hiệu quả sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm thời gian.. -Tạo được thói quen, nền nếp hoạt động của con người theo phong cách khoa học, văn minh - Dễ lựa chọn việc tổ hợp sắp xếp các loại không gian, hệ kết cấu, hệ mô đun bố trí các hệ thống kỹ thuật, dễ biểu đạt hình khối, mặt đứng công trình kiến trúc . Yêu cầu - Một tổ hợp bố cục được đánh giá tốt phải đáp ứng các yếu tố +Tổ hợp bố cục phải ở trạng thái cân bằng (Trọng tâm): nghĩa là không quá nặng, hoặc quá nhẹ về một bên so với trục tổ hợp (Trục cân bằng trọng tâm) +Tổ hợp bố cục phải có sự liên kết giữa các khối với nhau một cách chặt chẽ : *Nếu là hợp khối : Lấy khối giằng khối, (các khối phải ngàm chặt vào nhau *Nếu phân tán khối : Lấy không gian giằng khối (là khoảng cách giữa các khối với nhau và với ranh giới của khuôn viên bố cục ). - Trong một số thể loại công trình kiến trúc, tổ hợp bố cục khối còn thể hiện một hình tượng nghệ thuật để gây cảm xúc cho nội dung cấn biểu đạt của công trình (ý tưởng mang tính biểu tượng)
Hợp khối
Công trình tiêu biểu: Montesori School (Colombia) Diện tích: 2000m2 Vị trí: Trung tâm đô thị Rionegro, Colombia Ưu điêm: Mặt bằng gọn, các không gian nối liền nhau làm tăng khả năng tương tác giữa các trẻ. Tiếp nhận ánh sáng tốt Nhược điểm: Các không gian gần nhau dễ gây ồn ào
19
Phân tán
Công trình tiêu biểu: Jiangsu Beisha Kindergarten (China) Diện tích: 2815m2 Vị trí: Làng Beisha, huyện Fu’ning, Giang Tô, Trung Quốc. Ưu điêm: Phân khu chức năng rõ ràng, bố cục đón gió và đón nắng tốt nhất trong 3 dạng, măt bằng độc đáo. Nhược điểm: Mặt đứng bị trải dài, lộn xộn, cần diện tích xây dựng lớn.
20
Dạng tuyến
Công trình tiêu biểu: Nanjing Galaxy Kindergarten China Diện tích: 4326m2 Vị trí: Trung tâm quận Xuanwu, Trung Quốc. Ưu điểm: đón nắng và thông gió tốt hơn dạng hợp khối, các không gian học cạnh nhau tăng sự tương tác giữa trẻ nhỏ với nhau. Không gian vui chơi năng động. Nhược điểm: không gian cạnh nhau dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bề rộng của các khối hẹp.
21
3.
PHÂN TÍCH KHU ĐẤT - Vị trí: Đường Nguyễn Gia Tự, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Nằm ở ngay trung tâm thành phố, có 3 mặt giáp đường: Hướng Tây Bắc giáp khu dân cư. Hướng Tây Nam đối diện công viên Thanh Giã. Hướng Đông Bắc, Đông, Đông Nam đối diện khu dân cư. Hướng Nam có Khối Đảng ủy của tỉnh và Trường chính trị của thành phố.
22
=> Địa hình khá bằng phẳng, nằm ở vùng thấp, xung quanh có dốc nhưng độ dốc thoải. => 3 mặt giáp đường thuận tiện cho giao thông => Phía Tây Nam hướng ra hồ nên có điều kiện đón về nhiều luồng gió tốt => Phía Tây Bắc là hướng xấu nhưng đã giáp với khu dân cư nên chịu ảnh hưởng ít
23
4.
Yêu cầu 8 nhóm lớp, thuộc 4 nhóm trẻ ( 160 -> 200 trẻ, 20-30 trẻ/ lớp) Mật độ xây dựng <35% diện tích khu đất. Diện tích xây dựng 40 – 50% diện tích khu đất - Khối lớp mầm: + Các phòng học (45 – 54m2) + Hiên chơi (18 - 25m2) + Hiên chơi (18 - 25m2) + Phòng ngủ (36 - 45m2) + Phòng cách ly (9 - 12m2) + Phòng vệ sinh (15 - 18m2) + Kho/phòng để đồ (4- 6m2) + Phòng năng khiếu (80 – 100m2) - Khối sinh hoạt và phục vụ chung: + Tiền sảnh (9 – 12m2) + Khu vực đón nhận trẻ (15 - 18m2) + Không gian chơi và sinh hoạt tập thể (100- 120m2) + Không gian đa năng (100 - 150m2) + Khu bếp + Kho khô: (6 – 9m) +Kho ướt (6 – 9m2) + Sân phục vụ bếp: (24 - 30m2) + Phòng giặt: (15 - 18m2) + Sân phơi (24 - 30m2) - Khối hiệu bộ: + Phòng hiệu trưởng, hiệu phó (15-18m2) + Phòng hội đồng giáo viên (50 - 54m2) + Phòng đồ dùng dạy học ( 36 - 40m2) + Phòng hành chính, tài vụ, y tế (15 - 18m2/phòng) + Kho (9 - 15m2) + Khu vệ sinh chung: Nam: 1 xí – 1 tiểu – 1 tắm – 1 chậu rửa Nữ: 2 xí – 1 tắm – 1 chậu rửa
24
25
26
XÁC ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG 27
PHƯƠNG ÁN 1:
Mặt bằng sơ bộ
Thuyết minh:
Hình khối sơ bộ
Lớp học bố trí kiểu phân tán, tạo ra khu sân chơi riêng cho mỗi lớp. - Trên mái được tận dụng làm sân chơi với những khối lồi lên lấy sáng.
Nhận xét của thầy hướng dẫn:
Khối nhàm chán, bình thường, chưa có gì thú vị. Xung quanh toàn là nhà chia lô vuông vức, thử nghĩ dến một hình khối mềm mại làm điểm nhấn.
28
PHƯƠNG ÁN 2:
Thuyết minh:
Lấy tạo hình cánh hoa làm ý tưởng, mỗi đơn vị lớp là mỗi cánh hoa hướng vào sân chính. - Trên mái được tận dụng làm sân chơi với những khối lồi lên lấy sáng.
29
Nhận xét của thầy hướng dẫn:
30
Bố trí khối và modun lớp học bị xấu Phía Đông Nam tốt mà để khu để xe hơi phí Thử suy nghĩ theo cách tạo hình này xem sao
PHƯƠNG ÁN 3:
Thuyết minh:
Tạo 3 mái phụ hình elip rỗng ở trong. - Trên mái được tận dụng làm sân chơi với không gian bán mở giữa 3 mái elip. - 3 mái dốc vào tâm để hút gió và hướng nắng vào 3 sân chơi.
31
Nhận xét của thầy hướng dẫn:
Để mái dốc vào giữa sẽ rất khó xử lý, nên bỏ 3 mái phụ đi, để sân chơi trên mái lộ thiên luôn. Cho 2 khối nhà phía Tây Bắc cùng mái (2 tầng) còn khối nhà phía Đông Nam (1 tầng) để tạo view nhìn ở giao thông chính. Đặt 1 thang tròn ở tâm làm kết nối giao thông trong công trình. Thu nhỏ không gian sảnh giữa, nó đang bị rộng một cách không cần thiết
32
PHƯƠNG ÁN 4:
Thay 3 mái phụ bằng mái bằng - Tạo đường cong nhẹ ở đầu mỗi khối làm giảm tính thô của khối, tạo đường cong ở mặt đứng. - Những cửa sổ tròn thêm phần ngộ nghĩnh tạo hứng thú cho trẻ đến trường
Thuyết minh:
33
Nhận xét của thầy hướng dẫn:
Đường cong không cần thiết, phức tạp.
Đường cong của khối khá đẹp không nên đục cửa sổ rất phá khối. Nên nhấn mạnh phân vị ngang ở mặt đứng.
Nên uốn chỗ giao nhau bằng các góc cong vào
34
PHƯƠNG ÁN 5: Thuyết minh: Đây là phương án sửa đổi từ phương án 4
35
MẶT BẰNG TẦNG 1 TỈ LỆ: 1/300
36
MẶT BẰNG TẦNG 2 TỈ LỆ: 1/300
37
MẶT BẰNG TẦNG MÁI TỈ LỆ: 1/300
38
39
40
PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG 41
Ý TƯỞNG: Lấy hình tượng cánh hoa làm ý tưởng chính
DIAGRAM GIAO THÔNG + CHỨC NĂNG
42
Sân trong
Lối vào khu phụ trợ
Kính
Lối vào chính
Sân sau
Sân để xe máy
43
Sử dụng tấm lưới cố định và di động (dạng cửa chớp) bao quanh công trình: - Dạng thanh dọc bao quanh mặt đứng công trình tạo sự nổi bật cho đường cong khối nhiều hơn phân vị ngang. - Sử dụng màu sắc gốc để phủ lên từng thanh lưới tạo sự thích thú của trẻ. - Ưu điểm của tấm lưới dọc: + Nó cho phép lưu thông không khí trong khi giữ cho căn phòng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. + Nó làm giảm nhiệt độ bên trong, đặc biệt là trong những tháng nóng nhất, tới 80% nhiệt lượng do bức xạ mặt trời tạo ra. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. + Duy trì sự riêng tư mà không làm mất hệ thống thông gió và ánh sáng, nhìn mà không thấy. + Giảm chi tiêu năng lượng + Giảm thiểu sự xâm nhập của mưa + Giảm đáng kể tiếng ồn bên ngoài
44
Khai thác thêm không gian sân chơi trong nhà: - Để trẻ rèn luyện thêm tư duy mà không cần các bài giảng. - Sự vận động được kích thích tối đa ở đây, hơn là sân chơi ngòa trời. - Với thời tiết Việt Nam nóng ẩm thất thường thì một sân chơi trong nhà là giải pháp cho những lúc thời tiết không thuận lợi. - Cũng được xem là không gian chờ đón của trẻ
Các vật liệu hạn chế xử lý cầu kỳ để trẻ được cảm nhận sự tự nhiên trong mỗi vật liệu một cách đơn giản như chúng. (tường bê tông trần, sân sỏi, sàn gỗ,...) 45
46
Hoàn thiện ý tưởng 47