PPTK

Page 1

MỤC LỤC CHƯƠNG I: KIẾN TRÚC LÀ GÌ? CHƯƠNG II: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC LÀ GÌ? CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC GIAI ĐOẠN 1: Phân tích – nghiên cứu GIAI ĐOẠN 2: Phát triển ý tưởng GIAI ĐOẠN 3: Phát triển thiết kế - kỹ thuật HIỆN THỰC HÓA – THI CÔNG

CHƯƠNG IV: ÁP DỤNG VÀO ĐỒ ÁN SINH VIÊN CHƯƠNG V: CÁCH LÀM ĐỒ ÁN



CHƯƠNG I:

KIẾN TRÚC LÀ GÌ?


Để hiểu và nắm bắt rõ ràng về các quy cách thiết kế kiến trúc thì trước tiên ta phải hiểu “Kiến trúc là gì?”. Nhiều sinh viên kiến trúc hay thậm chí là những người đã hành nghề lâu năm vẫn không thể xác định rõ câu trả lời của câu hỏi này. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về kiến trúc. Có khái niệm rằng “Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế, xây dựng các công trình và tổ hợp công trình theo những tiêu chuẩn thẩm mỹ và chức năng” hay “Kiến trúc còn được hiểu là công trình đã được xây dựng lên sau khi đã nghiên cứu thiết kế”… Đôi khi, cách định nghĩa lại nói lên tư tưởng về kiến trúc của mỗi cá nhân. Đặc biệt, những “bậc thầy” kiến trúc trên thế giới, những người tiên phong trong công cuộc “định hình” kiến trúc của nhân loại như Le Corbusier, Peter Zumthor, Frank Lloyd Wright,… đều đưa ra cho mình những khái niệm riêng mang dấu ấn phong cách kiến trúc độc đáo.

“Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của hình khối dưới ánh sáng” – Le corbusier

“Kiến trúc là sự suy nghĩ thấu đáo về không gian” – Louis Kahn

Tất cả các quan điểm trên đều không phủ nhận nhau nhưng lại không thống nhất với nhau do quan tâm tới những khía cạnh khác nhau của kiến trúc. Vì vậy khó có thể định nghĩa “kiến trúc” một cách tuyệt đối chính xác, mà nên xây dựng các khái niệm phù hợp với từng mục đích nghiên cứu.


ARCHITECTURE

Bản chất: Kiến trúc là một ngành nghệ thuật Liên quan mật thiết tới mỹ học và tuân thủ các quy luật triết học.

Phương thức hoạt động: như là một nghệ thuật tổ chức không gian (bố trí, sắp đặt, dàn dựng, … các đối tượng để đạt được một chủ đích nhất định).

Đối tượng: là các không gian tạo thành môi trường hoạt động của con người.

Mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu của con người (vật chất và tinh thần). Một trong những nhu cầu về tinh thần cơ bản là nhu cầu về cái đẹp.

Tác phẩm kiến trúc: là những không gian được tổ chức một cách nghệ thuật. Một tác phẩm kiến trúc luôn bao hàm những bản vẽ, phác thảo và thiết kế để thực hiện nó.

Kiến trúc có tính nhân văn cao: Kiến trúc là sản phẩm của con ngưới, do con người tạo ra và vì nhu cầu con người. Cũng vì vậy mà kiến trúc luôn là một thành tố rất quan trọng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc



CHƯƠNG II:

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC LÀ GÌ?


Thiết kế kiến trúc là một hoạt động sáng tạo của con người để tạo ra môi trường mới nhằm thoả mãn những yêu cầu của đời sống con người về mặt vật chất và tinh thần: - Một tác phẩm kiến trúc được tạo nên bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa chức năng sử dụng và tác dụng thẩm mỹ . Nó không chỉ đơn thuần là một sản phẩm ứng dụng KHKT mà còn là một sáng tạo nghệ thuật. - Tác phẩm kiến trúc không chỉ là những công trình riêng lẻ , mà còn có thể là một tập hợp nhiều công trình phối hợp với nhau và với môi trường xung quanh tạo nên một tổ hợp, một tổng thể kiến trúc: đường phố, làng xóm, trung tâm, đô thị…


Yếu tố công năng: Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với một công trình Kiến trúc đòi hỏi chức năng, công dụng phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người. Yếu tố này luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội về cơ sở vật chất và trình độ văn hóa của con người.

Yếu tố kỹ thuật - vật chất: Khả năng vật liệu, giải pháp kết cấu, phương pháp thi công. Vật liệu tạo thành kết cấu và cấu tạo nên hình khối không gian. Vì vậy Kiến trúc phải phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Yếu tố nghệ thuật: Công trình Kiến trúc phải đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động tốt đến tâm lí và nhận thức của con người. Cách tổ chức không gian bên trong, bên ngoài, màu sắc vật liệu và các thủ thuật trang trí phải đảm bảo mỹ quan.

Yếu tố quan hệ với địa điểm xây dựng: Công trình Kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan, quy hoạch, điều kiện tự nhiên, địa hình, văn hóa xã hội…; đáp ứng khả năng kinh tế và kỹ thuật của địa phương



CHƯƠNG III:

QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC


Quá trình thiết kế kiến trúc có thể được chia thành 2 con đường:

WAY 1

Thẩm mỹ

WAY 2

Con người

Hoán đổi

Thích dụng

Bền vững

Tinh thần

Thời gian

Cả 2 cách trên đều trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Phân tích – Nghiên cứu

Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng

Giai đoạn 3 : Phát triển thiết kế Kỹ thuật

THI CÔNG


Sơ đồ các giai đoạn của quá trình thiết kế kiến trúc (theo “Phương pháp thiết kế kiến trúc” – Nguyễn Chí Thành)


Giai đoạn 1:

Phân tích – Nghiên cứu

Ví dụ:

Với đồ án K3: Nhà hàng

THEO KIỂU ĐỒ ĂN: Đây là bước đầu tiên nhằm xác định rõ đặc thù, yêu cầu của công trình . Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình thiết kế. 1. Tìm hiểu về đặc tính công trình:

 Mục đích: Để hiểu rõ các đặc thù đối với địa điểm xây dựng

 Nội dung: - Tính chất công trình: nhà ở, bệnh viện, nhà máy,… - Quy mô công trình: diện tích, cấp độ - Yêu cầu kỹ thuật: giao thông, điện nước,… - Đặc điểm vận hành: đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng,…

- Nhà hàng Ý - Nhà hàng Trung Hoa - Nhà hàng món Việt - … THEO QUI MÔ ĐẲNG CẤP: -

Canteen – Nhà ăn ở các xí nghiệp trường học,… Nhà hàng bình dân Nhà hàng trung – cao cấp …

THEO HÌNH THỨC PHỤC VỤ: -

Nhà hàng phục vụ theo định suất (menu) Nhà hàng phục vụ chọn món Nhà hàng tự phục vụ …

THEO ĐỒ ĂN CHUYÊN: -

Nhà hàng đồ biển Nhà hàng đồ ngọt Nhà hàng đồ chay … …


2. Phân tích khu đất => Mục đích: Để đánh giá những thuận lợi và khó khăn

Ví dụ:

Với đồ án K4: Trường mầm non, trường tiểu học

=> Nội dung: - Điều kiện tự nhiên. - Hiện trạng khu vực. - Bản đồ quy hoạch sử dụng khu đất. - Cảnh quan kiến trúc khu vực. - Các quy định về thiết kế. GIAO THÔNG

GIÓ TÂY BẮC (xấu)

HƯỚNG GIÓ

GIÓ ĐÔNG NAM (tốt) GIÓ HỒ


Ví dụ:

Với đồ án K4: Trường mầm non, trường tiểu học.

3. Xác định Nhiệm vụ thiết kế:

=> Mục đích: Xác định những yêu cầu mà công trình cần đáp ứng. => Nội dung: - Yêu cầu của chủ thể sử dụng - Văn hóa địa phương - Khả năng kinh tế và kỹ thuật địa phương => Sơ đồ ma trận

TRƯỜNG MẦM NON -

Yêu cầu 8 nhóm lớp, thuộc 4 nhóm trẻ ( 160 -> 200 trẻ) Mật độ xây dựng <35% diện tích khu đất. Diện tích xây dựng 40 – 50%


Ví dụ: Ý tưởng thiết kế toà nhà Quốc hội Brazil

Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng (Thiết kế sơ bộ)

Dựa vào những thông tin đã nghiên cứu và phân tích trong giai đoạn đầu, đưa ra những phương án thiết kế sơ bộ cho công trình . 1. Lựa chọn ý tưởng: Ý tưởng kiến trúc là sự tổng hợp có logic của các ý đồ sáng tác. Ý đồ hình thành từ các hình ảnh và ấn tượng của tiềm thức được cảm xúc thức tỉnh, nó như những ý nhỏ để tạo nên một ý tưởng kiến trúc. => Bản chất: Xúc cảm

Nhận thức

=> Ý tưởng được phát triển theo 2 cách: Hướng vật chất hóa (hình khối kiến trúc) – Way 1 Hướng tinh thần hóa (Giá trị riêng của chủ thể) – Way 2


Ví dụ: Sơ đồ công năng của một văn phòng trong tòa Big River Advertising, Mỹ 2. Tích hợp công năng:

=> Mục đích: Xác định những không gian chức năng chính trong công trình phù hợp với nhiệm vụ thiết kế. => Nội dung: - Tổng hợp các khu chức năng - Dây chuyền công năng Chức năng được hiểu không chỉ là một dạng hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng vật chất mà còn được gắn với yếu tố tinh thần (cách thức, thói quen, tâm lý … gắn với sử dụng)


Ví dụ:

Diagram chức năng một khối nhà trong trường Guan Kindergarten, Trung Quốc

3. Tổ chức không gian:

=> Mục đích: Tổ chức các không gian phù hợp với ý tưởng thiết kế (diagram chức năng, giao thông sơ bộ) Quá trình này đòi hỏi phải áp dụng những thông tin đã phân tích – nghiên cứu cùng với các yêu cầu trong nhiệm vụ thiết kế và phải phù hợp với ý tưởng đã chọn, đảm bảo về mặt hình khối lẫn sự tiện nghi. Thể hiện trên các bản vẽ sơ bộ. => Mô hình khối sơ bộ


Giai đoạn 3: Phát triển thiết kế - kỹ thuật (Thiết kế kỹ thuật)

Sau khi tìm được một phương án thiết kế thỏa mãn các yêu cầu về chức năng, hình thức, ý đồ và nhiệm vụ thiết kế, đó là cụ thể hóa các bản vẽ và gắn nó với kết cấu kỹ thuật của công trình. . 1. Thuyết minh phương án Trao đổi với chủ đầu tư về ý tưởng, cách tổ chức không gian – hình khối và đưa ra thống nhất. 2. Kỹ thuật – Dự toán: Đây là bước định hình hóa giải pháp kiến trúc. Nó thuộc lĩnh vực kết cấu, kỹ thuật công trình, kinh tế xây dựng,...) Các giải pháp kỹ thuật thường có mâu thuẫn với giải pháp kiến trúc, ảnh hưởng tới kiến trúc công trình.

Kết cấu gỗ ở Đại học Massachusetts, Amherst


3. Tổng hợp đồ án: Đây được coi là bước “về đích” cho một quá trình thiết kế kiến trúc. - Cụ thể hóa công trình bằng các bản vẽ với kích thước rõ ràng đầy đủ, đúng tỉ lệ. ( bản vẽ kiến trúc, bản vẽ chi tiết, bản vẽ kết cấu, ...) - Tổng hợp các phân tích nghiên cứu về nhiệm vụ thiết kế, - Thống kê về khối lượng vật liệu, chỉ số kết cấu. - Bản dự toán cụ thể về kinh phí => Hồ sơ thiết kế


Hiện thực hóa - thi công (Thiết kế thi công)

Đây là bước định lượng hóa giải pháp kiến trúc. Chi tiết hóa và cụ thể hóa giải pháp kỹ thuật đã chọn thành bản vẽ đầy đủ. - Đảm bảo yêu cầu an toàn trong kết cấu, trong sử dụng, trong phòng chống cháy nổ lối thoát hiểm,... - Thống nhất hóa và điều phối kích thước các bộ phận cấu thành công trình. - Xác định kinh phí cho các công đoạn thi công. - Đảm bảo sự thống nhất về phong cách nội thất và ngoại thất. => Không phải lúc nào đến giai đoạn này vấn đề cơ bản về kiến trúc đã hoàn tất, song vẫn xuất hiện những vấn đề phát sinh từ kỹ kỹ thuật, kinh tế,... Có ảnh hưởng rất lớn đến tác phẩm kiến trúc.


CHƯƠNG IV:

ÁP DỤNG VÀO ĐỒ ÁN SINH VIÊN


Đồ án môn học trong đào tạo KTS có tầm quan trọng đặc biệt – Đó là những dạng bài tập thực hành đặc thù giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học trên lớp và tích lũy từ những nguồn khác nhau một cách tổng hợp và sáng tạo để giải quyết các vấn đề cụ thể trong thiết kế các dạng công trình với những quy định và các điều kiện hoặc giả định cho trước. Xây dựng và khai thác hệ thống thông tin tư liệu chuyên ngành kiến trúc là yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng đồ án SV. Trong các bước làm đồ án, có thể chia ra 3 bước: 1. Phân tích – nghiên cứu. 2. Thiết kế ý tưởng. 3. Thiết kế phương án. 4. Hoàn thiện đồ án. Trong 3 bước này, bước khó nhất đối với việc hướng dẫn là bước Thiết kế concept (Thiết kế ý tưởng), nôm na gọi là “tìm ý”. Nếu các bước 1 và 3 thiên về thực hành các kỹ năng thì bước 2 là thực hành về tư duy sáng tạo, trong đó bao hàm nhiều kỹ năng để tích hợp kiến thức và sáng tạo, cả nghệ thuật, kinh tế xã hội và kỹ thuật. Nếu bước 2 tốt thì mới hy vọng có sản phẩm đồ án tốt.


ĐỒ ÁN K3: NHÀ HÀNG I.

Phân tích – nghiên cứu: 1, Tìm hiểu về đặc tính công trình:

Trường mầm non Kích thích sự vận động thể chất và tư duy của trẻ bằng các hoạt động thực tế hằng ngày, để trẻ quen dần với việc tới trường học. Nguyên tắc: - Tôn trọng, không áp đặt trẻ - Học tập luôn đi kèm với thực hành - Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt - Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ - Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ - Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ

Tính chất công trình

KINDERGARTEN

Đối tượng

Quy mô

-

Trẻ em thuộc các nhóm tuổi: - 2 tuổi mẫu giáo - 3 tuổi bé - 4 tuổi mẫu giáo - 5 tuổi lớn => 160 – 200 trẻ

Không gian vận động thể chất: sân chơi, hiên chơi, ... Không gian vận động tư duy: phòng học vẽ, đàn, hát,... Sảnh đón: không gian mở, có quầy tiếp đón Bếp: Phòng ăn tập trung: (có hoặc không) đáp ứng đủ số trẻ Văn phòng Phòng y tế Phòng Hiệu trưởng, hiệu phó ...


I.

Phân tích – nghiên cứu: 2, Phân tích khu đất:

GIAO THÔNG

HƯỚNG GIÓ

GIÓ TÂY BẮC (xấu) GIÓ ĐÔNG NAM (tốt) GIÓ HỒ


I.

Phân tích – nghiên cứu: 3, Xác định nhiệm vụ thiết kế: -

Yêu cầu 8 nhóm lớp, thuộc 4 nhóm trẻ ( 160 -> 200 trẻ, 20-30 trẻ/ lớp) Mật độ xây dựng <35% diện tích khu đất. Diện tích xây dựng 40 – 50%

- Khối lớp mầm: + Các phòng học (45 – 54m2) + Hiên chơi (18 - 25m2) + Hiên chơi (18 - 25m2) + Phòng ngủ (36 - 45m2) + Phòng cách ly (9 - 12m2) + Phòng vệ sinh (15 - 18m2) + Kho/phòng để đồ (4- 6m2) + Phòng năng khiếu (80 – 100m2) - Khối sinh hoạt và phục vụ chung: + Tiền sảnh (9 – 12m2) + Khu vực đón nhận trẻ (15 - 18m2) + Không gian chơi và sinh hoạt tập thể (100- 120m2) + Không gian đa năng (100 - 150m2) + Khu bếp Kho khô: (6 – 9m2) Kho ướt (6 – 9m2) + Sân phục vụ bếp: (24 - 30m2) + Phòng giặt: (15 - 18m2) + Sân phơi (24 - 30m2)

- Khối hiệu bộ: + Phòng hiệu trưởng, hiệu phó (15-18m2) + Phòng hội đồng giáo viên (50 - 54m2) + Phòng đồ dùng dạy học ( 36 - 40m2) + Phòng hành chính, tài vụ, y tế (15 - 18m2/phòng) + Kho (9 - 15m2) + Khu vệ sinh chung: Nam: 1 xí – 1 tiểu – 1 tắm – 1 chậu rửa Nữ: 2 xí – 1 tắm – 1 chậu rửa


I.

Phân tích – nghiên cứu: 4, Tìm hiểu công trình tham khảo:

SMW Nursery, Nhật Bản

The Mentesory School, Hạ Long

Jiangsu Beisha Kindergarten, Trung Quốc

Timayui Kindergarten, Colombia



II. Phát triển ý tưởng 1, Phương án 1:

Mặt bằng sơ bộ

Thuyết minh:

Hình khối sơ bộ

- Lớp học bố trí kiểu phân tán, tạo ra khu sân chơi riêng cho mỗi lớp. - Trên mái được tận dụng làm sân chơi với những khối lồi lên lấy sáng.

Nhận xét của thầy hướng dẫn: Khối

nhàm chán, bình thường


II. Phát triển ý tưởng 1, Phương án 2:

Mặt bằng mái sơ bộ

Thuyết minh:

Hình khối sơ bộ

- Lấy tạo hình cánh hoa làm ý tưởng, mỗi đơn vị lớp là mỗi cánh hoa hướng vào sân chính. - Trên mái được tận dụng làm sân chơi với những khối lồi lên lấy sáng.

Nhận xét của thầy hướng dẫn: Khối

bị xấu, rối mắt; chưa tận dụng được điểm tốt địa hình.


II. Phát triển ý tưởng 1, Phương án 3:

Mặt bằng sơ bộ Mặt bằng mái sơ bộ

Thuyết minh:

Mặt cắt sơ bộ

- Tạo 3 mái phụ hình elip rỗng ở trong. - Trên mái được tận dụng làm sân chơi với những khối lồi lên lấy sáng.

Nhận xét của thầy hướng dẫn: Chỗ

giao nhau của 3 mái khó xử lý nên nghĩ lại, không gian ở giữa rộng quá, thêm thang tròn ở trung tâm sảnh tiện cho giao thông đứng


II. Phát triển ý tưởng 1, Phương án 4:

Hình khối sơ bộ

Mặt bằng mái sơ bộ

Thuyết minh:

- Thay 3 mái dốc bằng 1 mái bằng. - Tạo đường cong nhẹ ở đầu mỗi cán hoa, giảm tính thô của khối.

Nhận xét của thầy hướng dẫn: Tìm

cách làm nổi đường cong của khối


II. Phát triển phương án:

Sân cỏ

Sân đá

Sân cỏ

Mặt bằng tâng 1

Mặt bằng tâng 2


Mặt cắt chính

Mặt đứng chính



CHƯƠNG IV:

CÁC BƯỚC LÀM ĐỒ ÁN




TÀI LIỆU THAM KHẢO -

“Phương pháp thiết kế kiến trúc” – Nguyễn Chí Thành. “101 things I learn in architecture school” – Matthew. https://prezi.com/hkelxnx1wzuq/tim-hieu-phuong-phap-lam-o-an-kien-truc/ - “Tìm hiểu về cách làm đồ án kiến trúc. https://thietkekientruc.com/tu-van-hoi-dap/articleid/23946/thiet-ke-kien-truc-la-gi - “Thiết kế kiến trúc”. https://www.tapchikientruc.com.vn/dao-tao/tham-khao-kinh-nghiem-lam-do-an-kientruc.html - “Tham khảo kinh nghiệm làm đồ án kiến trúc”


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.