Lịch sử kiến trúc Đình làng Bắc Bộ Việt Nam

Page 1


Nhóm 5: 2

KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG


3

Đào Ánh Ngọc

Nguyễn Thị Khánh Huyền

Nguyễn Phạm Hà Linh

Hoàng Thị Ngọc Hà


4


CONTENTS 7

Lược sử chức năng

25

Bố cục tổng thể

53

Kiến trúc kết cấu gỗ

75

Đề tài trang trí

113

Một số đình làng tiêu biểu

5


6


I. LƯỢC SỬ CHỨC NĂNG

7


THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÌNH 8


Quảng Văn đình được xây dựng cơ quan hành chính quốc gia tại kinh đô. Tạc tượng Phật đặt tại đình quán. Bắt đầu những nghi thức thờ cúng

Năm 1156: nhà Lý xây Hành cung Thiên Ngự trong đó có đình Thưởng Hoa.

THẾ KỶ XV cuối thời Lý

THẾ KỶ XVI thời Trần

THẾ KỶ XVII-XVIII thời Lê sơ

THẾ KỶ XIX nhà Nguyễn

Năm 1231:Đình trạm,đình quán Làm nơi dừng chân cho khách vãng lai, đưa tiễn người đi xa.

9


Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóacủa cộng đồng cư dân người Việttrong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện,trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng như mộtsố tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năng; tìm niên đại xuất hiện của đình.

10


Theo Đại Việt sử kỷ toàn thư, “Thượng hoàng (Trần Thừa) xuống chiếu rằng, trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trước đây, tục nước ta vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là đình trạm. Thượng hoàng khi còn hàn vi từng nghỉ ở một đình trạm, gặp một nhà sư bảo rằng: Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại quý. Nói xong thì không thấy nhà sư đâu nữa. Đến nay lấy được thiên hạ mới có lệnh này”. Sử thần Ngô Sĩ Liên bình luận:“Đó là mầm đầu tiên của sự sùng Phật”. (4,tr.11)

11


12

Đình So (Quốc Oai, Hà Nội)


Vào năm 1998, trong tập sách ảnh Đình Việt Nam của Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự, ở mục Nguồn gốc, các tác giả cho rằng “có chứng cứ về ngôi đình từ thời Lê Sơ”, và qua một số chứng lý cùng việc so sánh ngôi đình với ngôi nhà rông, họ đi đến kết luận: “Mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng Đình – ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải là thời tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc. Tất nhiên là ở thời đó chưa được gọi là Đình – một từ vay mượn của Trung Hoa”. Ngoài ra các tác giả còn khẳng định, đình làng có hai chức năng: thờ thành hoàng làng (tôn giáo) và hội họp, giải quyết các công việc của làng xã (hành chính), tuy nhiên không phải ngay khi mới xuất hiện ngôi đình đã hội đủ cả hai chức năng đó cùng một lúc. Đầu thời Trần năm 1231 nhà nước dựng các đình trạm làm nơi nghỉ chân, đình xây gạch chát vách, bôi vôi trắng.

13

Đình Bảng ( Từ Sơn, Bắc Ninh)


Sau khi bị nhà Minh xâm lược và đặt thành quận huyện lệ thuộc, từ năm 1407, nước ta lại bị áp đặt chế độ cai trị chung theo chế độ cai trị của nhà Minh. Vậy phải chăng, vào thời kỳ này, cùng với sách vở trường học, nhà Minh cũng đã cho thực hiện việc dựng các Thân minh đình tại các thôn làng ở nước ta như ở các quận huyện khác của Trung quốc để ban bố và giải thích các giáo điều đặng cải hóa dân tục nhằm mục đích đồng hóa. Trên thực tế, hình thức Thân minh đình có thực sự được thực thi ở nước ta hay không thì hiện chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại cụ thể. Tuy nhiên, dấu vết của đình Thân minh còn được chứng minh gián tiếp qua hàng loạt các lệnh lệ trong luật pháp điển chế thời Lê được gọi là Thân minh lệnh. Đồng thời hình thức tập trung dân để giảng giải về các điều giáo hóa cũng được lưu lại qua các điều luật ở thời kỳ này. Vào cuối thế kỷ XV, qua ghi nhận trong bài Đại nghĩ Bát giáp thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao ta được biết, lễ Nhập tịch Tàng câu vào giai đoạn này đã là một lễ hội thường niên ở đình làng: “ Xuân nhật tảo khai gia cát hội Hạ đình thông xướng Thái bình âm Tàng câu mở tiệc năm năm Miếu chu đối việt chăm chăm tấc thành.’’

Và theo nội dung bài ca cho biết, ở lễ hội này, người ta tế thần, chúc tụng, vui chơi, hát xướng, yến hưởng… Tóm lại là hầu hết các hoạt động vốn có trong cộng đồng thường được thực hiện ở đền miếu trước khi có sự xuất hiện của ngôi đình thì nay, vào cuối thế kỷ XV đã được diễn ra tại đình làng. Điều đó có nghĩa là trước thời Lê chưa thấy sự xuất hiện của ngôi đình, nhưng chỉ sau dăm chục năm, ngôi đình đã hiện diện tại hầu khắp các làng xã và mang trong nó rất nhiều chức năng xã hội quan trọng.

14


Thời Lê sơ, kinh đô dựng đình Quảng Văn cấu trúc gỗ như một bộ phận tiếp dân. Năm 1491 Tới thời Trần đạo Phật và Nho giáo phát triển nhà vua cho tôi tượng phật thờ tại mỗi đình trạm. Khoảng 1680 đình có chức năng ghi nhận lại các công đức đóng góp, sự kiện quan trọng của làng. Thờ Thành Hoàng làng. Coi trọng trông coi, trùng tu xây mới cấu trúc gỗ rất nhiều ngôi đình. “ĐÌNH TRẠM” chuyển tên gọi thành “ĐÌNH LÀNG” Tục thờ thành hoàng cũng như các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác xuất hiện từ trước khi có đình . Tuy nhiên nhờ vào sự nhân rộng các ngôi đình ở cấp làng thì mới thực sự lưu truyền rộng trong dân gian. Ban đầu khoảng năm 1010 sau khi dời đô, nước ta chỉ thờ Đô thành hoàng – nhân thần Tô Lịch. Đương thời thì thành hoàng được thờ ở các miếu đền. Thế kỷ 19, dưới thời vua Gia Long, cũng xây dựng 1 số đình lớn như Tam tảo- Hà bắc, An đông – Quảng ninh… nhưng về kiến trúc và điêu khắc đã giảm sút đi nhiều. Dưới thời vua Minh mạng thì chuyển sang kết cấu xây vôi gạch, ít dùng gỗ, chỉ có ở miền núi dùng gỗ chủ yếu.

15


Chức năng hành chính Theo phong tục cũ, ngày thường đình làng là nơi chức dịch làm việc, đó là các quan lại cơ sở do dân cử ra được quantrên chấp nhận đứng ra làm việc quan, việc làm như các chánh phó tổng, chánh phó hội, lý trưởng , phó lý. Các hoạt động hành chính diễn ra xét xử: giải quyết các vụ kiện cáo, tranh chấp Cắt cử phu dịch: các hoạt động như đi lính, lao động công ích cho nhà nước, xây đắp, tuần phiên ở làng xã. Khao vọng: đây là một hình thức mừng thọ, những người lớn tuổi phải mở để khao với làng hoặc có thể liên hoan khi nhận chức tước. Các hoạt động là để ăn uống, tiệc tùng. Việc này thường diễn ra ở đình làng, chi phí do ngườitổ chức chi. Phạt vạ: hoạt động diễn ra khi cư dân trong làng phạm vào luật làng các việc như: ăn cắp, trai gái ngoài hôn nhân… với hình phạt này người chịu phạt cả tinh thần lẫn vật chất. Thu nộp siu thuế: người dân phải ra đình nộp siu thuế trước các vị chức dịch.

16


17

Đình Yên Thôn (Thạch Xá, Thạch Thất)


18


Sinh hoạt tín ngưỡng: Đình làng thờ thành hoàng làng. Dân làng vẫn thường gọi nôm là Thánh. Thánh được thờ ở giữa đại bái, nếu đình chỉ có một tòa đại bái. Sau khi đình lớn và phức tạp thì thánh đượcthờ ở trong hậu cung. Việc thờ này là thờ vái vọng nên không mấy khi có tượng mà chỉ có bài vị sắcphongNgày thường, sẽ có người chuyên xếp dọn bàn thờ , thắp hương, thắp đèn cúng thần . Thủ tục nàyđược dân làng cắt cử và phải là người có tuổi và nếu phụng sự không tốt sẽ bị phạt tiền , mất việc vàmất ngôi thứ trong làng. Có các ngày lễ trong năm, nhiều hay ít là tùy các địa phương. Các ngày lễthông thường là các ngày Kì Yên, Kì Phúc, mùng 5 tháng 5, trung thu, nguyên đán, rằm thánggiêng,… còn đại lễ thì thường một năm một lần. Sóc vọc đều có lễ nhỏ, trong các lễ nhỏ thì đều cóchầu rượu oản chuối. Ngày lễ lớn thường có thịt lợn, xôi, cơm và sau đó các lễ vật được phát lộc chocác người đại diện trong họ làng.Khi cúng tế, có các quy định ai đứng tế, ai chấp sự, ai đọc chúc tục (khi vắng thì thay người). Nhữngngười tham gia ăn mặc chỉnh tề, chỗ ngồi cũng được sắp xếp ngồi giữa là ai, tả gian là ai, hữu gian làai… còn dân đinh thì ngoài rạp ở sân.Các ngày lễ hội thường là ngày sinh hoặc ngày hóa của thần thánh. Phần tế lễ, người ta làm theo quyđịnh rất chặt chẽ, từ lời lẽ đến các bài văn tế. Văn tế là bản viết sẵn ca ngợi về công lao của vị thánhnày và các mong ước thình cầu của dân làng.Trong lễ phần rước, điều này có ý nghĩa chuyển chỗ ngự của thánh từ miếu về đình trước ngày lễ đểngài sự cúng tế và chứng kiến hội và đưa ngược lại khi hội kết thúc. Người ta rước thánh trên các kiệu‘’bát cống’’ gồm bài vị sắc phong với tám người khiêng. Kiệu được sơn thiếp lộng lẫy. Những ngườikhiêng kiệu có thể là nam hoặc gái trẻ khỏe, ăn mặc đều đẹp, nề nếp gia giáo và quan trọng phải làtrai tân hoặc gái đồng trinh. Đám rươc khi ra đường có thể đi vòng khá dài chứ không phải đi nhanh tớinơi, người ta đi lùi, đi tiến, đi chậm, đi nhanh như bay thậm chí là bổng lên, đố gọi là kiệu bay.

19


20 Hội Đình So ( Quốc Oai, Hà Nội )


21


Ở mỗi một giai đoạn đình có thêm nhiều chức năng và tổng hòa đước nhiều chức năng cộng đồng trước đó. Đình so với nhiều thể loại kiến trúc dân gian khác thì được coi là còn nguyên vẹn nhất. Đình là đời sống tinh thần của dân gian. Về chức năng hành chính,Tuy không phải cơ quan hành chính tối cao, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của dân gian, ông cha vẫn dạy

“Phép vua phải thua lệ làng” Lệ làng là nhờ đình giữ. Nhờ vào sự tồn tại của đình trong lịch sử, ảnh hưởng sâu sắc của nó vào văn hóa tín ngưỡng mà nhân dân tránh khỏi những đồng hóa từ ngàn năm bắc thuộc, và đô hộ bởi phương tây.

22


“Không thể nào giữ lại nguyên vẹn cho mai sau hàng ngàn ngôi đình và ngôi chùa dù chúng ta có nỗ lực đến mấy để bảo tồn. Điều duy nhất mà chúng ta đủ sức và đủ thời gian để làm đó là ghi chép, vẽ lại và chụp lại, xây dựng quỹ tư liệu khoa học, nhiều cơ may lưu lại cho các thế hệ mai sau”

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính

23


24


II. BỐ CỤC TỔNG THỂ

25


Vị trí, địa điểm:

26

Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.


27


28


(Đình làng Mông Phụ)

29


(Đình Tây Đằng)

30


31


Bố cục Đình có thể là 1 công trình độc lập hay 1 quần thể kiến trúc , cũng có khi kết hợp với chùa thờ Phật, đền miếu tạo thành 1 quần thể lớn. Bố cục đình làng phát triển qua nhiều thời kỳ. Thời sơ khai ban đầu chỉ có Đại đình hình chữ nhật và hồ bán nguyệt, sau đó phát triển quy mô hơn có nhiều thành phần hơn. Những Đình lớn quy mô đầy đủ gồm: Đại đình – hậu cung tạo thành 1 trục chính. 2 bên có thêm nhà Hữu, tả vu đối xứng 2 bên. Phía trước cửa Đại Đình thường có 2 trụ phía trước. Ngoài ra còn có thêm các nhà phụ trợ khác. Còn có Cổng và phía trước Đình làng thường có sân rộng, hồ nước , cây xanh…để có thể tập hợp đông người những ngày lễ hội… Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả về phía trước và phía sau. Mái cong của đình không giống bất kì môt mái cong nào ở vùng Đông Nam Á. Vì góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là ‘tâu đao lá mái”, không do vôi vữa đắp thành.

32


- Dạng chữ Nhất: Một tòa chữ nhất (-) gồm 3 gian, 2 chái nằm ngang, khoảng sân rộng phía trước, là mô hình ban đầu của kiến trúc đình làng mà còn thấy dấu tích ở một số đình như Đình Tây Đằng Đình Chu Quyến Đình Thụy Phiêu ... - Dạng chữ Nhị: Sau này nhu cầu sử dụng tăng lên, cộng với nhu cầu kiến thiết xây dựng người ta bắt đầu phát triển ra nhiều dạng khác nhau, có thể là tiếp nối vào tòa chữ nhất, có thể xây dựng thêm những tòa kiến trúc tác rời. hình minh họa là trước Đại đình người ta xây thêm 1 tòa phía trước ví dụ như Đình Hạ Hiệp Đình Phù Lão ... - Dạng chữ Đinh: Khu thờ Thành hoàng được lui về phía sau, tạo nên tòa Hậu cung. Tòa Hậu cung nối liền với tòa Đại Đình tạo thành bố cục chữ Đinh, ví dụ như: Đình Thổ Tang Đình Bảng Đình Lỗ Hạnh ... - Dạng chữ Công: Hậu cung dần dần lui hẳn về sau và nối với tòa Đại Đình bằng một nhà cầu, gọi là ống muống. Điển hình là: Đình Ngọc Canh Đình Thổ Hà ...

33


Đình Phú Hữu 34

(Bát Bạt, Sơn Tây)


Đình Hát Môn

(Phúc Thọ, Sơn Tây)

35


Đình Mông Phụ 36

(Tùng Thiện, Sơn Tây)


Đình Lỗ Hạnh

(Hiệp Hòa, Bắc Giang)

37


38 Tòa đại đình ở Đình Bảng


Đại Đình

Mặc dù kiến trúc đình làng Việt Nam có sự thay đổi khá đa dạng phong phú nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng: dù kiến trúc đình làng có phát triển như thế nào thì phần quan trọng nhất trong nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam vẫn là tòa Đại Đình.

39


Tòa đình chính (Đại đình hay Đại bái) thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng, bốn tàu mái cao rộng không nặng nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng. Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đình làng dựng lên bằng những cột gỗ tốt tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc dáng dấp bệ vệ, uy nghi, mái tỏa rộng để che mưa nắng, góc vươn cong. Khi xây Ðình, người ta thường dùng hai hiệp thợ mộc thi đua trổ tài, mỗi bên làm một nửa nên trông bề ngoài tuy nhất thể, mà bên trong mỗi nửa bên một khác nhau về phong cách trang trí. Ðình cổ được thực hiện vào lúc cây rừng còn nhiều, lại cố ý dựng lên để tồn tại với thời gian, nên vật liệu được chọn toàn những loại bền tốt, cột kèo to chắc, gỗ chồng chất đến dư thừa, nhưng ngụ ý là để chịu đựng được sức nặng của tòa mái to rộng và chịu được sức gió bão của miền nhiệt đới.

40

Trong bố cục tổng thể, không gian chủ yếu của Đình làng vẫn là tòa Đại bái, nơi diễn ra các hoạt động của vua quan khi có việc về làng hoặc hội họp của hàng phe - hàng giáp, ăn khao, phạt vạ; là nơi họp chợ của dân làng, nơi học cho con trẻ, là nơi nghỉ ngơi cho khách bộ hành lỡ đường và các sinh hoạt văn hóa-văn nghệ... Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng. Hầu hết tòa Đại đình thường là năm gian rộng, cộng hai gian hẹp theo chiều ngang, với tổng thể như vậy, Ðình cổ thường có sàn để làm chỗ cho dân làng ngồi hội họp. Sàn làm phẳng hoặc cao dần lên chênh nhau dăm mươi phân. Khi ngồi thì giải chiếu, chỗ ngồi được xếp theo thứ tự, ngôi thứ nên được gọi là ‘’chiếu trên, chiếu dưới’’. Ngày xưa, người ta hay ngồi xếp bằng tròn và ngồi trên sàn hay bục, như vậy được nhiều chỗ hơn là ngồi ghế. Hơn nữa, nếu cần ngả lưng như Ðình trạm thời xa xưa cũng rất tiện lợi.


41

Đình Đại Đồng (Đình Tam Giang) - Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên


42


Trong nền kiến trúc cổ Việt Nam, hầu hết được làm bằng gỗ, riêng cột ở Đình làng được làm bằng gỗ nguyên cây, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kiểu khác nhau: kèo lẻ, con rường hoặc kết hợp của hai loại liên kết trên (thượng rường hạ kẻ). Đường bờ nóc của Đình làng không nặng nề phức tạp như bờ nóc của Đền Chùa hay Nhà thờ

nó chỉ là những đường thẳng song song ôm dải viền hoa chanh, hai đầu nóc là hai đầu kìm, đuôi kìm cong thành hình Ê-líp, có nơi đầu kìm là đầu chim phượng uốn cong. Trên bờ nóc thường được trang trí hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".

Kiến trúc Đình làng Việt cổ là một không gian mở, khiến bốn mặt đình càng trở nên thông thoáng. Ngày nay, do tác động của thiên nhiên và nhu cầu sử dụng của con người nhiều Đình làng được xây thêm tường bao quanh.

43


Hậu cung

44

Là nơi thờ Thành hoàng làng, giữ các vật thiêng, không gian không lớn lắm nhưng kín đáo, trang nghiêm thường được đóng không cho mọi người vào.


45


46


Ở những tòa Đại đình của các ngôi Đình chưa có Hậu cung, bàn thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa Đại đình, phía sau từ cột Cái và cột quân của Đình hoặc ngăn riêng một gian ở đầu đốc làm nơi thờ Thành hoàng làng. Sau này phát triển thành dạng chuôi vồ, lùi ra sau Đại đình tạo thành chữ Đinh hoặc nối với Đại đình bằng 1 nhà cầu gọi là ống muống tạo thành hình chữ Công. Xung quanh Hậu cung thường được xây kín bằng gạch hoặc bít kín bằng ván gỗ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng. Thành hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên và lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Thành hoàng thường là nhân thần có công với làng hay địa phương như Lí Bí, Triệu Quang Phục, Trần Hưng Đạo hay một nhân vật theo truyền thuyết như Thánh Tản viên, hoặc có khi là ông tổ một dòng họ, một nghề thủ công truyền thống.

47


Tiền tế

48

Tòa Tiền Tế ở Đình Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội)

Hay còn gọi là “Phương đình”. Phải đến cuối thế kỷ 17 mới xuất hiện nhà Tiền tế và xuất hiện nhiều vào thế kỷ 19. Đây là gian diễn ra các buổi tế lễ trong những lễ hội. Thường có kích thước và quy mô nhỏ hơn Đại đình, mặt bằng chữ nhật hay hình vuông và đa số không có cửa vách bao quanh. Phải đến cuối thế kỷ 17 mới xuất hiện nhà Tiền tế và xuất hiện nhiều vào thế kỷ 19.


Tả vu - Hữu vu Là hai tòa hành lang đối xứng nhau ở trước tòa Đại Đình. Đây là nơi để mọi người sửa soạn, sắp lễ tế trước khi vào đình. Đó là không gian có mái che, không có tường bao, nếu có cũng cũng chỉ bao xung quanh, mặt chính để hở.

49


Nghi môn đình Mông Phụ

Nghi môn

Nghi môn đình Kim Liên

50

Nghi môn là hình thức cổng có 4 trụ biểu, thường làm ở đình, khác với cổng tam quan là hình thức cổng có 3 cửa, thường làm ở chùa, đền... Một vài nghiên cứu cho thấy Đại Đình như đầu Hổ phù, tả vu hữu vu là tay của nó và nghi môn tứ trụ là răng của linh vật này và hồ bán nguyệt thường ở ngoài.


51


52


III. KIẾN TRÚC KẾT CẤU GỖ

53


Đình làng, được coi là dạng kiến trúc lớn nhất trong những kiến trúc dân dã trước đây .Ngoài các chức năng như phường đình và đình quán, nó còn có chức năng như một trụ sở của chính quyền quân chủ Nho giáo, nơi ban bố chính lệnh của triều đình, trung tâm sinh hoạt văn hóa riêng của làng theo kiểu ‘’trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ’’. Đình làng có nguồn gốc từ chữ Hán và có ý nghĩa chỉ một ngôi nhà nhỏ dùng cột chống cho mọi người nghỉ ngơi ngắm cảnh. Đình làng xuất hiện manh nha từ thời Lê Sơ. Đây là giai đoạn chuyển đổi xã hội quân chủ chuyên chế phật giáo sang quân chủ chuyên chế Nho Giáo. Ở thời lê sơ, loại hình kiến trúc vẫn chưa có yếu tố đầy đủ của một ngôi đình làng như ta từng biết mà nó chủ yếu mang chức năng liên quan đến‘’bàn tay chính trị’’.Đây có thể coi là một trụ sở chính quyền đầu tiên ở làng xã Việt Nam.

54


55


56


+ Hệ kết cấu gỗ, liên kết bằng mộng: Cột, xà, kẻ, bảy, bộ vì kèo Chồng giường hay giá chiêng, hoặc giá chiêng kết hợp chồng giường. + Không gian Đình lớn, Bộ Vì gồm 6 hàng cột lớn đứng thẳng trên các bệ đá bằng sức nặng của mái và các mối liên kết mà không cần móng. + Khoảng cách các cột xác định theo số lượng khoảng hoành. Kiểu Thượng tam -hạ tứ (trên 3 dưới 4 ), Thượng tứ – hạ ngũ, Thượng ngũ – hạ ngũ. + Vì nóc có hình tam giác cân đặt trên 2 cột cái, vì nách có hình tam giác vuông đặt trên cột cái và cột quân. Khoảng cách cách hoành qui ước là a, thì chiều cao b = 2/3a, đường xiên c hay còn gọi là khoảng chảy.

57


58


Hình ảnh cấu tạo bên ngoài mái đình

Bờ nóc hơi võng, có khi 2 đầu nhô cao vút ra ngoài như hình con thuyền lớn. Trên 2 đầu bờ nóc được đắp hình con Kìm Lạc long thủy quái, ở giữa bờ nóc hình lưỡng long chầu nguyệt (hình thức này sang thời Nguyễn mới thịnh hành), bờ chảy đắp các con xô Lân, phượng…kết hợp với đầu đao cong vút tạo nên những nét duyên dáng nhưng không kém phần khỏe khoắn cho Đình.

59


Tên các bộ phận bên trong đình

60


Kết cấu khung chịu lực của đình

61


62


63


Bóc tách một số liên kết

Liên kết đầu cột

Liên kết đầu cột

64

Liên kết cột - kẻ nóc


Chi tiết cột bóc tách

Liên kết chân cột Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm: - Xà lòng hay chếnh: liên kết các cột cái của khung; - Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung. Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau: - Kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân, trong khung; - Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài conson qua cột hiên để đỡ phần chân mái. - Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.

65


Chi tiết cửa bóc tách

66


Chi tiết cột hiên bóc tách

67


68

Tính đơn giản, thống nhất, tính điển hình và tính tiêu chuẩn thấy rõ trong bộ khung gỗ chịu lực của công trình. Bộ khung kết cấu gỗ khớp nối bằng mộng cực kỳ linh hoạt, có thể tháo dỡ lắp ở vị trí mới.


69 Dình Phú Hữu (Ba Vì, Hà Nội)


Một số modun trong thức cổ Việt Nam

70


Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ: - Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng - Cơ sở tỷ lệ hài hoà giữa con người và kiến trúc

71


72


IV. ĐỀ TÀI TRANG TRÍ

73


Cửa74 võng 9 tầng (Đình Thổ Hà, Bắc Giang)


Nghệ thuật điêu khắc đã được ra đời và có những dấu ấn riêng như một số công trình kiến trúc tiêu biểu: kim tự tháp, đấu trường, đền thờ hoặc điêu khắc tượng đài… Điêu khắc được định nghĩa là một ngành của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối và vật chất trong không gian ba chiều, nó cũng bị chi phối của những quy luật tạo hình. Điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ được coi như việc trang trí, tô điểm cho đình làng trở nên đẹp và độc đáo hơn. Ở chùa chiền, điêu khắc cũng được thể hiện song nó không đặc biệt như điêu khắc ở đình làng. Điêu khắc thực sự gắn liền và trở thành một phần không thể thiếu của kiến trúc. Điêu khắc được ví như “bức nền” làm cho nghệ thuật kiến trúc được tôn vinh hơn. Ở nông thôn Bắc Bộ, mỗi làng thường có một cái đình để làm nơi hội họp, sinh hoạt chung cho cả cộng đồng và nó cũng là nơi gắn bó tất cả mọi người với nhau. Ở miền Trung, miền Nam cũng có xuất hiện đình làng nhưng về điêu khắc thì hoàn toàn đơn giản, không có nhiều dấu ấn riêng như ở đình làng Bắc Bộ. Chạm khắc đình làng được thể hiện ở phần mái, ở các vì kèo, mái và một số phần khác trong toàn bộ ngôi đình. Những ngôi đình ở các thế kỉ trước thường điêu khắc đình làng đậm chất nghệ thuật dân gian. Trong các ngôi đình, các chi tiết quá đồ sộ, quá to lớn như trong các cung của vua chúa thì thường không được ứng dụng trong điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ. Bởi lẽ, loại hình này xuất phát từ những nét văn hóa dân gian giản dị, gần gũi.

75


76

Đình Liệp Mai - Quốc Oai - Hà Nội

Những nhà điêu khắc thường tạo ra những tác phẩm độc đáo bằng cả tinh thần đầy nhiệt huyết và sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Không áp đặt như điêu khắc ở trong tôn giáo, hình ảnh trong điêu khắc đình làng với những chủ đề tự do, không hề gò bó. Hệ tư tưởng phong kiến thống trị thì nghệ nhân ở các địa phương chỉ áp dụng lại những tác phẩm kinh điển và những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuật cung đình như phượng, rồng và lân…trong các tư thế rất oai nghiêm, cứng nhắc và thể hiện theo mẫu nước ngoài. Tuy nhiên, khi phong trào công nhân đã bùng nổ, sự lay chuyển trong xã hội truyền thống thì nghệ thuật theo hướng dân gian lại phát triển mạnh. Tinh dân gian của điêu khắc đình làng Bắc Bộ thể hiện mạnh mẽ ở việc không có một ước lệ nào về hình thức hay nội dung, mọi thứ đều rất tự nhiên và bộc lộ được rõ cá tính của tác giả cũng như nghệ thuật điêu khắc này mang hoàn toàn tính chất của nhân vật.


Chạm gỗ (đình Đình Bảng - Bắc 77 Ninh)


78

Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)


Đình Yên Thôn (Thạch Xá, Thạch Thất)

Phần mái trong nghệ thuật điêu khắc đình làng ở bắc bộ vẫn thường được chạm khắc với những hình con rồng, con phượng … với những nét mềm mại, uyển chuyển hoặc rắn rỏi tủy theo những nét kiến trúc mới lạ đối với từng ngôi đình, yêu cầu của từng thời đại. Chiêm ngưỡng những nét chạm khắc trên gỗ, trên đá ở các vì kèo, cột trụ…ta nhận rõ thấy những nét đục, nhát búa, nhát dao vững chãi, mạnh mẽ. Người nghệ sĩ vừa nồng nhiệt vừa đắm say tạo ra những tác phẩm vô cùng độc đáo và mang hơi thở thôn quê.

Đầu đao đình Mông Phụ (Yên Phụ, Sơn Tây)

79


80

Đình Chu Quyến (Chu Minh, Ba Vì)


Từ thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) là mở đầu cho giai đoạn phục hưng nghệ thuật dân gian, đặc biệt là trong chạm khắc đình làng với những hoạt cảnh liên quan đến thiên thần và con người dân dã. Khối hình tuy đơn giản nhưng vẫn lộ sức sống, vẻ mềm mại, gần gũi với đời thường. Thế kỷ XVII là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc trong kiến trúc cổ truyền. Hình tượng con người đã có mặt ở hầu hết kiến trúc đình làng với nhiều đề tài, lĩnh vực bao gồm cả tâm linh và đời thường. Đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XVII, hình tượng cả nam và nữ được thể hiện khá nhiều. Các chủ đề dân gian, sinh hoạt làng quê được thể hiện theo quan niệm tạo hình dân gian giàu tính tượng trưng và ước lệ. Không quan tâm đến tỷ lệ cơ thể cân đối, miễn sao truyền được cái “thần” của nhân vật. Nhưng tổng thể tác phẩm lại là sự hài hoà cân đối hợp lý về mặt bố cục, hình khối, đường nét. Trang trí khéo léo và tinh tế, trang trí để làm đẹp các bộ phận cấu kiện chứ không trang trí thừa thãi, khéo léo lồng ghép yếu tố văn hóa, thiên nhiên, ước nguyện vào đề tài trang trí. Nơi tập trung các tác phẩm điêu khắc độc đáo, văn hóa dân gian. Đề tài thông thường là long, ly, quy, phượng (tứ linh) hay thông, mai, cúc, trúc (tứ quý), đặc biệt là hình ảnh về hoạt cảnh dân gian, những hình ảnh thân thuộc ở làng quê Sang thế kỷ XVIII là giai đoạn chín muồi và có sự chững lại của nghệ thuật chạm khắc dân gian về đề tài con người trong kiến trúc đình làng. Từ thế kỷ XIX trở đi, nằm trong dòng chảy chung của nghệ thuật chạm khắc đình làng xứ Bắc, chịu ảnh hưởng rõ nét của kiến trúc quyền quý triều Nguyễn, tính chất giản dị, dân dã đã chuyển dần sang hoa mỹ, phức tạp hơn.

81


Con rồng:

Các dạng trang trí hình rồng phát triển theo từng thời kỳ, mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, hình tượng con rồng cũng được phát hiện từ những di vật còn lại từ thời Lý. Con rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua (theo quan niệm phong kiến), biểu hiện ước mong mưa thuận gió hoà (dân gian). Trang trí trên bệ tháp, cấu kiện gỗ, đỉnh mái...

82


83

Đình Chu Quyến (Chu MInh, Ba Vì)


84


Ngôi đình thường nằm ở trung tâm làng và trong kiến trúc ấy, rồng trở thành con vật linh vật thiêng liêng, quyền uy và được kính trọng nhất. Hình rồng được xuất hiện nhiều, hiếm có ngôi đình nào lại không chạm khắc rồng. Trong các không gian lễ nghi – tín ngưỡng, đình làng không phải là nơi đầu tiên rồng đến, nhưng chắc chắn đó là nơi hình ảnh rồng đọng lại sâu đậm, bền bỉ nhất trong tâm hồn người Việt. Con rồng trở thành linh vật thiêng liêng nhất, quyền uy nhất, được kính trọng nhất trong văn hóa cổ truyền Việt Nam. Nhưng, con rồng còn vô cùng gần gũi với mọi người dân Việt. Hẳn sẽ không bao giờ quên được nếu ai đã được tận mắt chiêm ngưỡng hình ảnh những nàng tiên yếm thắm, váy đào vắt vẻo trên lưng rồng hân hoan múa hát. Hình ảnh Rồng tiên trên kiến trúc đình làng luôn được khắc chạm trên vị trí thiêng liêng nhất. Đây là mảng phù điêu mang những hình ảnh lãng mạn và đẹp đẽ, tựa như vệt sao băng trên bầu trời nghệ thuật Việt. Trong nhiều thế kỷ dưới thời phong kiến, người phụ nữ bị yếm thế, không được học hành, không được quyền lựa chọn hôn nhân, ít được vinh danh trong cộng đồng… thì trên đình làng hình ảnh tiên mang dáng dấp thôn nữ vắt vẻo trên lưng rồng mãi mãi là một biểu tượng kỳ diệu cho sự sáng tạo xuất phát từ những giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt.

85


Đề tài tiên cưỡi rồng đặc biệt phong phú đa dạng và đặc sắc trong mỹ thuật người Việt. Dù có thấy rải rác ở đâu đó trong trang trí của người Việt như ở đền, ở chùa, những hình ảnh tiên rồng, nhưng trên kiến trúc đình làng vẫn chiếm số lượng nhiều nhất. Các nàng tiên yếm thắm tâng tâng đôi gò bông đảo kẹp chặt lưng rồng bay vi vút trên các cấu kiện kiến trúc đình làng. Đồ án này xuất hiện ngang nhiên giữa đình hẳn có liên quan đến huyền thoại tiên Âu, rồng Lạc – tổ của người Việt. Cách tạo hình tiên nữ trên đình làng giống hệt tiên nữ trong các tích trò rối nước. Giống một cách kỳ lạ từ phục trang, tư thế vũ đạo cho đến thần thái các khuôn mặt, cũng những vạt áo dải khăn ấy, cũng những ngón tay như búp măng cong cong, cũng những chiếc cánh xòe ra múa lượn từ những cánh tay đầy đặn… và không làm sao quên được những cặp môi duyên đầy đặn, nồng nàn mà thánh thiện như từng thấy ở đình Phong Cốc (Quảng Ninh). Nếu như Rồng hùng dũng oai phong bao nhiêu thì Tiên lại yêu kiều,

86

lả lướt bấy nhiêu. Soi kỹ vào các khuôn mặt các nàng tiên như ở đình Diềm (Bắc Ninh), ta giật mình thấy hao hao giống với các khuôn mặt của Phật Bà Quan Âm, lúc phảng phất tượng Mẫu (như ở đình Cổ Mễ, đình Hữu Bổ), lúc lại thấp thoáng các khuôn mặt các đào nương ca Trù (như ở đình Thổ Hà, đình Liên Hiệp)… nhưng có thể là một thôn nữ trong tâm tưởng của một bác phó mộc nào đó (như ở đình Hương Lộc). Ai mà biết các nàng tiên cưỡi rồng đến từ đâu! Đình là linh hồn của một ngôi làng người Việt. Những ký ức văn hóa sâu thẳm nhất vẫn được cất giấu nơi đây. Con rồng ngự ở ngôi đình làng, rất tự nhiên, nó cũng cởi mở, dung dị, chất phác như chính con người nơi thôn dã vậy. Mặc dù giai cấp thống trị, vương quyền đã giành lấy rồng như một biểu tượng riêng cho mình, nhưng ở đình, rồng là của cả làng. Đặc biệt hình tượng Rồng - Tiên là một biểu tượng đoàn kết dân tộc, niềm hạnh phúc của người Việt Nam.


Đình Cửu Cao (Văn Giang, Hưng Yên)

87


Các chi tiết rồng thời Mạc (1978)

88


Các chi tiết rồng thời Mạc (1978)

89


90


Con nghê

Trong các chi tiết trang trí kiến trúc của văn hóa Việt Nam, vẫn tồn tại hình tượng con nghê với những miêu tả về hình dáng giống với con kỳ lân Trung Quốc. Đó là con vật mình không lớn, không có sừng, chân ngắn và thường có móng vuốt, không có vảy ở thân, đầu, mình và đuôi thường có lông che phủ. Với hình dáng nhỏ nhắn, phần nào thể hiện nét tinh nghịch và vui tươi, nghê là chi tiết trang trí được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

91


Tác giả Bùi Ngọc Tuấn trong cuốn Đồ gốm cổ truyền Việt Nam đã cho rằng nếu kỳ lân là hình tượng của văn hóa Trung Hoa thì nghê là hình tượng mang đầy đủ ý niệm và tâm linh của người Việt Nam. “Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cày ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) chứ. Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quên miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ (…) Rồi để bày trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu có, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá hóa linh. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê”. Cho nên, tác giả Bùi Ngọc Tuấn kết luận: “Vậy con Nghê là một linh vật thuần Việt được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt”.

92


Đình Giẽ Hạ (Phú Xuyên, Hà Nội)93


94

Cô tiên cưỡi phượng Đình Phong Cốc (Quảng Yên, Quảng Ninh)


Chim Phượng

Chim Phượng không gắn nhiều với Phật giáo mà chỉ tượng trưng cho điềm lành, mỗi khi xuất hiện thì báo hiệu đất nước thái bình, phồn thịnh, vẻ đẹp của phụ nữ ...Thườngđượcchạmkhắctrêncốn,thànhbậc,đầudư,đầuđao..

95


Đình Phú Diễn (Hà Nội)

96

Chim phượng không phải là con vật có thật mà hình thành từ tư duy liên tưởng và tập hợp những đặc tính tốt thuộc một số loài chim của cư dân phương Đông. Thời Lý, hình tượng phượng được sử dụng nhiều trong các mảng chạm khắc tại các công trình kiến trúc hay những tác phẩm điêu khắc trang trí, biểu trưng cho yếu tố nữ mang tính âm. Hai cánh phượng dang rộng. Cổ phượng ngắn, mắt tròn, đầu nhỏ, bờm gáy cũng đang bay vút lên phía trên. Chiêm ngưỡng biểu tượng linh vật chim phượng trong các di tích ở mỗi giai đoạn chúng ta sẽ thấy được sức sáng tạo tài tình của nghệ thuật truyền thống. Tư tưởng thẩm mỹ của cha ông qua hình tượng chim phượng ở các công trình kiến trúc chứa đựng những nét mộc mạc, chân chất, mang những ước vọng về vẻ đẹp của người phụ nữ vừa thể hiện mong ước về cuộc sống sum vầy, hạnh phúc...


Hình tượng chim phượng được thể hiện một tinh thần nghệ thuật tự do phóng khoáng muốn vượt ra ngoài khuôn khổ để hòa vào nét văn hóa dân gian của đời thường. Bức chạm phượng ở đình Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ (Hiệp Hoà) mang đậm nét dân gian được chạm tỉ mỉ. Con chim thiêng được bố cục theo dạng nhìn nghiêng, mỏ không khoằm, mắt giọt lệ, thân tròn nổi mập có hình dáng như con chim nước với mỏ dài, mắt tròn, tóc trĩ bay ngược ra phía sau. Thân mập, cánh ốp vào thân, chân dài, móng dạng móng gà. Đuôi phượng được tạo thành chùm tỏa ra xung quanh. Hình tượng chim phượng kết hợp với các đao mác bay ra như biểu hiện của tầng trên và chứa đựng những siêu lực để gọi nguồn hạnh phúc, thể hiện ước vọng cầu mưa, cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Do vậy, tìm về cái đẹp của linh vật truyền thống trong đó có hình tượng chim phượng trong các di tích là tìm kiếm cái đẹp của tâm linh, của những ước vọng thầm kín trong đời sống tín ngưỡng của cha ông từ bao đời nay.

Phượng ở Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) - hiện đã mất

97


Uống rượu ở Đình Hoàng Xá (Ứng Hòa, Hà Nội)

Trong chạm khắc trang trí kiến trúc đình làng, so sánh với các tạo hình rồng, mây, hoa lá... thì tạo hình con người được có phần khác biệt về thủ pháp để tạo hiệu quả thẩm mỹ. Ở bất kỳ ngôi đình thế kỷ XVII nào, hình ảnh các con vật bao giờ cũng được chú ý chạm khắc cầu kỳ, đầy đủ các chi tiết như rồng, nghê, ngựa, hổ có đủ mắt, mũi, râu, đao mác, vẩy cùng nhiều chi tiết trang trí. Ngược lại, hình ảnh con người phần lớn được chạm khắc hết sức đơn giản, lược bớt các chi tiết, giữ lại hình dáng cơ bản. Những nét đặc trưng được nhấn mạnh, tăng cường sự biểu cảm của khối hơn là chi tiết về hình. Khác với thể loại tượng chân dung/tượng hậu trong đền, chùa, thế kỷ XVII, tượng luôn có dáng tọa thiền gọn gàng, trang phục được mô tả kỹ lưỡng đến từng chi tiết, như một số tượng hậu ở chùa Mật (Thanh Hóa), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được tạo tác rất công phu, nêu bật được các đặc điểm tướng mạo quý tộc, như các bà thường có cổ kiêu ba ngấn, tay thon bắp ngà tựa như tay Phật. Trang phục có các hoa dây trang trí cầu kỳ... Với các hình người trong kiến trúc đình làng, do nằm trên cấu kiện kiến trúc, có tỷ lệ bé nhỏ hơn, vì vậy hình người được tập trung thể hiện với các dáng vẻ động tác khác nhau, tạo ra sự sinh động cho bức chạm, khi diễn tả đề tài, câu chuyện...

98


Khác biệt với tượng hậu, cần các chi tiết trang trí, cần ánh mắt để truyền tải nội tâm của nhân vật, “tượng người” trong đình làng lại cần sự linh hoạt của tư thế, dáng đứng, dáng ngồi, trong tổng thể trang trí hơn là sự đơn lẻ. Hình ảnh con người trên chạm khắc trang trí kiến trúc là sự truyền tải thông điệp của một cộng đồng nhiều hơn là của một con người cụ thể. Về khuôn mặt, các nhân vật trong chạm khắc đình làng ít biểu hiện tính cách hoặc cảm xúc cụ thể, cá biệt một số mảng chạm khá đặc sắc tìm thấy ở đình Hoàng Xá, đình Hưng Lộc, khuôn mặt đã biểu lộ được cảm xúc có trạng thái tình cảm rõ ràng. Chẳng hạn như hoạt cảnh Uống rượu ở đình Hoàng Xá [H.124], ngoài dáng ngả nghiêng, khuôn mặt có hình khối gồ ghề, với cái miệng rộng, gò má cao, mắt to. Trong sự va đập của ánh sáng trên khối bức chạm đã mô tả được bộ mặt phừng phừng trong men rượu của hai nhân vật. Trong mảng chạm Trai gái vui đùa (Bốn nụ cười) ở đình Hưng Lộc, trạng thái cảm xúc của các nhân vật được thấy rõ qua nét mặt, như “thẫn thờ sung sướng” của người đàn ông bị cô gái tóm “của quý”, nét mặt “bạo dạn, lạnh lùng” của cô gái trước cánh đàn

ông “nghịch ngợm”, hay nụ cười đắc ý hở cả cái răng sứt của anh chàng chứng kiến cảnh tượng “tình tự” của đôi nam nữ, hoặc nụ cười mỉm thẹn thùng quay đi chỗ khác của cô nàng kế bên... Đây là một trong những hoạt cảnh sống động nhất của chạm khắc đình làng. Bức chạm cho thấy, vượt qua ngôn ngữ tả kể, chạm khắc đình làng đã trở thành tác phẩm tạo hình. Các nhân vật đã có cảm xúc, tác phẩm đã có sự biểu đạt về tình cảm của tác giả, được thông qua việc diễn tả ánh mắt của nhân vật. Chúng ta biết rằng, việc mô tả ánh mắt ở nghệ thuật điêu khắc là điều không hề dễ dàng, nhất là khi tượng phù điêu trang trí trên kiến trúc rất bé nhỏ. Do vậy, ở nhiều ngôi đình làng Bắc bộ, phần lớn chạm mắt cho người đều gặp phải thất bại trong việc miêu tả chân dung nhân vật, dừng lại là khối cầu lồi vô ảnh, vô hồn trên khuôn mặt, gây cảm giác về người bị tật về mắt hơn là con người bình thường. Chúng tôi ngờ rằng, vì lẽ đó mà phần lớn người thợ tránh mô tả mắt người trên kiến trúc, nhưng đây lại là thế mạnh của thủ pháp nghệ thuật khi tả kể một câu chuyện. Nó đã trở thành đặc điểm riêng của chạm khắc hình người trên trang trí kiến trúc làng.

99


Ánh mắt chính là cảm xúc của cá nhân, là biểu hiện của nội tâm, cảm xúc của nhân vật cụ thể. Trong nghệ thuật tạo tác tượng thờ, việc điểm nhãn (vẽ mắt) hết sức quan trọng, công việc này dành cho người có tay nghề cao, không phải ai cũng tùy tiện làm được. Đây là có lẽ không phải là thế mạnh đối với người nghệ sỹ làng khi phải tạo tác các nhân vật bé nhỏ trên kiến trúc, thay vào đó họ đã tập trung mô tả khóe miệng, khuôn mặt sao cho gợi cảm, động tác nhân vật sao cho linh hoạt. Ở đình Thổ Tang, toàn bộ 21 nhân vật trong mảng chạm Sinh hoạt xã hội đều không thấy có mắt, đổi lại hình mũi, miệng lại được chạm khắc rất kỹ lưỡng và gợi cảm. Trên kiến trúc đình Phùng, đình Phù Lão, đình Hương Canh, đình Liên Hiệp và nhiều đình khác nữa... chạm khắc con người phần lớn đều thiếu mắt, các khuôn mặt gợi cảm về khối, nhưng không biểu lộ cảm xúc rõ ràng, trai cũng như gái, khuôn mặt ít biểu lộ về “giới”. Nhưng sự trống vắng đôi mắt ấy lại làm cho sự ồn ào, náo nhiệt của hoạt cảnh như lắng lại trên các khuôn mặt của nhân vật. Có lẽ bởi mục đích chia sẻ với cộng đồng nhiều hơn với cá nhân hay một nhân vật cụ thể nào. Lúc này, trên mảng chạm, dân cũng bình đẳng với quan, người giàu có cũng như người nghèo ít có sự phân biệt rách ròi. Các hoạt cảnh về con người trên trang trí đình làng thật đa dạng, gồm nhiều tầng lớp xã hội, nhiều đề tài...

100

Đấu vật, Đình Hoàng Xá (Hà Nội)

Đấy vật, Đình Phù Lão (Bắc Giang)


Đấy vật, Đình Phù Lão (Bắc Giang)

Đình Hạ Hiệp (Phúc Thọ, Hà Nội)

Đinh Tây Đằng (Hà Nội)

101


102


Thế kỷ XVII, khác với sự kinh điển của trong điêu khắc Phật giáo, chạm khắc trang trí kiến trúc đình làng lại là tư duy tạo hình mang tính bản năng, chứa đựng sự phóng túng bay bổng, lạc quan, trí tưởng tưởng phong phú. Chúng ta cũng thấy rõ sự nhấn nhá trong hình thể các nhân vật, tùy theo nội dung và đặc điểm, cũng như sức tưởng tưởng mà hình khối trở thành câu chuyện. Con người trên chạm khắc kiến trúc trở thành nhân vật chứa đựng yếu tố tinh thần, đại thể của cả cộng đồng, chứ ít mang hình dáng hoặc cá tính riêng biệt của con người cụ thể nào. Hình thể con người, sự vật trên trang trí kiến trúc đình làng được kể nhiều hơn tả, giống nhiều hơn là đúng. Ở đây, hình thể được giản lược, không đi sâu vào chi tiết, dường như người “nghệ sỹ đình làng” hào hứng kể chuyện hơn là quan tâm phơi bày kỹ thuật. Hình con gà chọi có thể “nuốt” hình chàng trai, nhưng “thú chơi chọi gà của cánh đàn ông làng” vẫn hiển hiện trong tâm thức người nghệ sỹ, tay tiên nữ dài hơn bình thường chỉ đơn giản người ta muốn nhấn mạnh sự hoan lạc vui tươi thông qua điệu múa, thân hình các đô vật có thể còm nhom, nhưng khối hình xoắn lại với nhau “rằng đây là trận quyết đấu”, chàng trai nhét vào miệng con rồng một hình mỏng dính, nhưng chẳng thể ai nghĩ khác hơn là “chiếc tiểu đựng cốt của người cha”... Tính ngẫu hứng trong cách tả kể lại rất gần gũi với thị giác người xem, nó bộc trực, đơn giản, xuê xoa như chính người nông dân vậy. Nghệ thuật đình làng là thứ nghệ thuật hết sức bản năng của dân gian, mà tác giả Thái Bá Vân đã nhận định “Truyền thống mỹ thuật cổ của ta vốn giàu óc tưởng tượng, sẵn một bản năng trang trí mạnh mẽ từ gốc rễ, thành thử nó có khả năng dung nạp và thưởng thức một cách bình thường cả cái tầm biến dạng kinh khủng của tự nhiên”

103


1. Kỹ thuật chạm nông

Kỹ thuật chạm nông đã được sử dụng nhiều ở chạm khắc đá thời Lý như vũ nữ, thiên thần tấu nhạc trên tảng kê chân cột chùa Phật Tích (Bắc Ninh), hình vũ nữ trên lan can thành bậc tháp Chương Sơn (Nam Định), lan can thành bậc chùa Hương Lãng (Hưng Yên), chùa Bà Tấm (Hà Nội)... Do các hiện vật gỗ thời Lý không còn nên ta chưa biết được kỹ thuật chạm gỗ của giai đoạn này như thế nào, nhưng ở các mảng chạm khắc trên thượng điện chùa Thái Lạc (Hưng Yên), mảng kết cấu gỗ (Cồn Chè, Nam Định) cho chúng ta biết rõ hơn kỹ thuật chạm trên gỗ của thời Trần. Chạm khắc thời Trần hầu hết là kỹ thuật chạm nông, có bề mặt phẳng, ít thấy các hõm sâu, hoa văn họa tiết trang trí dày đặc, ít khoảng hở. Thời Lê Sơ, kiến trúc gỗ cũng không còn để nhận định về chạm khắc giai đoạn này. Kỹ thuật chạm nông được người nghệ sỹ sử dụng phổ biến trải suốt nhiều thế kỷ. Tuy vậy, kỹ thuật chạm này cũng có nhiều thay đổi, hình thức chạm nông từ thời Trần sang đến thời Mạc là bước chuyển biến quan trọng cho sự hình thành phương pháp chạm lộng/bong kênh ở các giai đoạn tiếp theo. Hình ảnh con người thời Trần trên kiến trúc chùa Thái Lạc đạc biểu chủ yếu bằng đường nét, không gian hai chiều. Ở các mảng chạm trên kiến trúc đình Tây Đằng thế kỷ XVI, trên các mảng chạm nông nhưng mảng đã

104

bộc lộ xu hướng thoát khỏi mặt phẳng để tạo nên khối của không gian ba chiều. Hình Người đâm thú, Chèo thuyền, hay các hình hoa lá trang trí cho thấy rõ sự chuyển động của khối chiếm lĩnh trong không gian của mảng chạm. Các mảng chạm nông trong kiến trúc đình làng thế kỷ XVII kế thừa được tinh hoa kỹ thuật chạm của thế kỷ XVI, tiêu biểu là các mảng chạm hoạt cảnh Chèo thuyền, Tiên cưỡi rồng ở đình Phù Lưu; Chèo thuyền, Chọi gà, Hái dừa ở đình An Hòa; Điều voi dắt ngựa ở đình Chẩy; mảng chạm trên ván dong đình Phong Cốc; Đánh cờ, Quan xem hát ở đình Ngọc Canh; Hầu đồng, Vinh quy ở đình Cổ Mễ; Đấu vật, Trai gái tình tự ở đình Phùng. Các mảng chạm nông trong kiến trúc đình làng thế kỷ XVII thường có bố cục giản dị, chặt chẽ, ít chi tiết, chú ý phân bổ khoảng đặc, khoảng trống hợp lý. Trên các kết cấu kiến trúc là các ván cốn, ván gió, ván dong thường được áp dụng kỹ thuật chạm nông, hoặc kết hợp với các chi tiết được chạm lộng tạo thêm sự nhấn nhá trên bề mặt chạm khắc. Đến cuối thế kỷ XVIII - XIX kỹ thuật chạm nông được sử dụng nhiều hơn trong trang trí kiến trúc, nhưng kỹ thuật xử lý khối lại mất đi sự tinh tế, thay vào đó là sự khô cứng, giáo điều trên các bức chạm.


Ngựa, đình Tây Đằng

105 Sơn Quản ngựa, đình Hoàng


106

ĐÌnh Dương Khê (Ứng Hòa, Hà Nội)


2. Kỹ thuật chạm thủng

Kỹ thuật chạm thủng trong kiến trúc đình làng thế kỷ XVII được vận dụng linh hoạt khi thì kết hợp với chạm nông, khi kết hợp với chạm lộng/bong kênh. Ở đây chúng tôi chỉ bàn tới kỹ thuật chạm thủng trên phù điêu chạm nông. Các mảng chạm nông được đục thủng một số chi tiết chìm để giữ lại các đường nét/mảng/hình nổi. Kỹ thuật chạm thủng trong trang trí kiến trúc đình làng thế kỷ XVII không nhiều lắm, phần lớn được sử dụng ở các ván gió, ván cốn, mà không áp dụng trên các kết cấu chịu lực của kiến trúc. Kỹ thuật chạm thủng có thể biến ván gỗ khô cứng trở nên có cảm giác mềm mại như một tấm vải, nên nó thường được áp dụng để chạm trên y môn, thỉ môn, cửa võng của đình. Tiêu biểu trong nghệ thuật chạm khắc có những bức chạm thủng đặc sắc như Tiên cưới rồng, trên ván gió, trên hướng án đình Thổ Hà, đình Diềm, hay người cưỡi trúc, cưỡi rồng trên cửa võng đình Diềm. Các mảng chạm thủng đình làng thế kỷ XVII có ở đình Thổ Hà (Bắc Giang) với 4 bức tiên cưỡi rồng, tiếc là các bức này đã hỏng nên phải treo trên tấm ván nên hiệu quả ánh sáng của nó không còn nữa. Đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc) có bức Uống rượu, đình Đệ Tam (Nam Định) có bức mô tả nhiều hoạt cảnh trong đó có cảnh tắm tiên, cảnh rước..., đình Đông Viên (Hà Nội) là bức các cô gái tắm đầm sen, đình Liên Hiệp [H.120] có bức mô tả cảnh ngày hội… Như đã nói ở trên, các mảng chạm thủng trong đình làng thế kỷ XVII có hình ảnh con người thường được chạm ở ván gió, ván cốn, cửa võng, y môn, ít thấy sử dụng trong các cấu kiện trang trí khác. Sang đến các thế kỷ sau hình ảnh con người trong kiến trúc mất dần, kỹ thuật chạm thủng vẫn phát huy ở cửa võng, y môn, đường diềm trang trí, làm ô thoáng, tạo hoa văn trang trí cho cửa khám thờ, cửa hậu cung hoặc cửa ra vào của đình.

107


Đình Hạ Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội.

108

ĐìnhPhú Hữu (Ba Vì)


3. Kỹ thuật chạm lộng

Thế kỷ XVII, chạm lộng/bong kênh được sử dụng nhiều, đã đạt đến trình độ điêu luyện. Kỹ thuật chạm lộng/bong kênh được “thăng hoa” ở các kết cấu kiến trúc không chịu lực, hoặc ở các vị trí như mộng chốt, mộng liên kết như cấu kiện đầu dư, cánh gà, ván dong. Hoặc chạm trên các thành phần trang trí bao phủ, che lấp các kết cấu chịu lực như trụ đấu, cốn... Tóm lại, chạm lộng/bong kênh được áp dụng ở nhiều vị trí trang trí kiến trúc khác nhau, tùy vào sự linh hoạt trong tạo tác của người nghệ sỹ. Tuy nhiên, nghệ thuật trang trí phải đảm bảo không ảnh hưởng tới kết cấu có chức năng liên kết hay chịu lực của công trình. Chạm lộng thường được áp dụng trên bề mặt gỗ có độ dày và rộng để người thợ có thể tạo ra chiều sâu và không gian của mảng chạm. Sang thế kỷ XIX chạm lộng không còn giữ được kỹ thuật tinh xảo, các mảng chạm thường có sự lắp ghép các chi tiết để tạo độ dày, gây cảm giác nổi khối. Các mảng chạm nông, khối cao vừa phải, cho nên khi ánh sáng chiếu vào hiệu quả về khối rất kém. Kỹ thuật chạm thủng tạo các khoảng tối nổi rõ đường nét. Kỹ thuật chạm lộng tạo chiều sâu bên trong không gian, hình khối mảng chạm. Khi điểm nhìn hoặc ánh sáng thay đổi thì tạo ra nhiều hình khối mờ ảo, hiệu quả thẩm mỹ cũng từ đó cũng có những chuyển đổi khác nhau. Đây là nét đặc sắc của hiệu quả chạm lộng trong trang trí kiến trúc đình làng. Phần lớn các mảng chạm lộng thế kỷ XVII đều có rồng và hoa lá, mây lửa cách điệu, các chi tiết ấy được tạo thành nhiều lớp, nằm ngang trên bề mặt kết cấu luôn làm nền cho hình ảnh con người. Trong mảng chạm đấu vật ở đình Liên Hiệp khối của các hình mây, đao mác góc cạnh, dứt khoát, làm nền cho hình hai đô vật. Các đao mác nằm dưới, được ánh sáng chiếu vào trở nên rất rõ nét, còn khối của hai đô vật lại được vờn tròn, đối lập với khối của lớp nền, vì vậy hình ảnh đô vật như điểm nhấn trên mảng chạm.

109


Kỹ thuật chạm lộng tạo được nhiều lớp bên trong, các hình khối được luồn lách sâu, để lại các khoảng nền trầm, âm, mờ ảo phía sau bề mặt. Do đó hình tượng con người trên các mảng chạm được đề cao. Ở đình Liên Hiệp, đình Hương Canh, bức chạm trên ván gió chiếm chiều dài bằng cả gian đình, trên bức chạm dày đặc các hình rồng, thú, đao mác, mây lửa... không khó nhận ra con người điểm xuyết trên mảng chạm với các hình tiên múa, mả táng hàm rồng, đấu vật, bắt thú, uống rượu, đánh cờ, giã bạn... Hiệu quả của kỹ thuật chạm lộng được thấy ở chức năng trang trí kiến trúc. Trong các kết cấu của xà, bẩy, kẻ thường có cảm giác thô nặng, nhưng người ta đã khéo léo đưa các mảng trang trí để che lấp chất liệu, tạo ra trên bề mặt kết cấu các tâng lớp trang trí với nhiều hoa văn hình thù, đã làm cho kết cấu có cảm giác nhẹ nhàng hơn, triệt tiêu sự đè nén của công trình. Dù làm sử dụng kỹ thuật chạm nông hay thủng, chạm lộng hay kênh bong thì tài nghệ của người cầm đục – người sáng tạo nên các hình tượng nghệ thuật ở thế kỷ XVII đã đạt được trình độ điêu luyện trong việc diễn tả khối. Trong bất kỳ hình tượng rồng, nghê, muông thú, hoa lá hay con người thì đặc điểm của chạm khắc gỗ thế kỷ XVII luôn là dấu ấn quan trọng để người ta có thể phân biệt được phong cách nghệ thuật của từng giai đoạn. Từ nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVI, chúng ta đã thấy được sự tinh tế trong việc xử lý khối trên phù điêu. Tất cả các mảng chạm thế kỷ XVI ít thấy được sự đối lập đột biến trong khối, các mảng chạm ở đình Tây Đằng luôn luôn có độ chuyển nhẹ từ khối nông sang khối sâu, các lớp hình được gọt dũa tinh tế. Sang thế kỷ XVII, chạm khắc trên kiến trúc có nhiều biến chuyển, người thợ đã tạo cho mảng chạm nhiều lớp không gian, nhưng sự chuyển động nhẹ nhàng tinh tế trong từng hình khối vẫn được người nghệ sỹ phát huy. Hình ảnh con người trong các mảng chạm lộng luôn được đặt trong không gian ba chiều với nhiều lớp ánh sáng, vì vậy sự mượt mà trong hình khối của nhân vật như có sự chuyển động từ bên trong, tạo nên thẩm mỹ đặc trưng mang dấu ấn của điêu khắc đình làng thế kỷ XVII.

110


111 Đình thôn Trùng Hạ (Ninh Bình)


112


V. MỘT SỐ ĐÌNH TIÊU BIỂU

113


114


Đình Lỗ Hạnh

thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa. Đây là ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa ,Bắc Giang ngày nay. Đình được khởi dựng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVI (1576) đã được các triều đại phong kiến ban nhiều sắc phong và lưu truyền với danh xưng là “Đệ nhất Kinh Bắc .

115


Yếu tố, dấu tích

Đình xây dựng năm 1576 về đời Mạc, niên hiệu Sùng Khang, niên đại tuyệt đối này được biết đến qua dòng lạc khoản khắc trên cốn bên phải và bên trái của đình. Đình thờ thành hoàng làng là Cao Sơn đại vương và Phụng Duy công chúa. Năm1850 đình được sửa chữa, thêm hậu cung và 2 dãy tả hữu vu phía trước, dấu tích được ghi lại trên cốn phía sau hậu cung. Năm 1994 nhận 1 cuộc tu sửa lớn

Tổng quan vị trí địa lí:

Xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, quay vềhướng Tây, nắm thẳng về núi Tam Đảo, theo các cụ trong làng thìđất làng Lỗ Hạnh có hình con rùa, đầu quay về hướng TâyTrong khuôn viên đình làng có các công trình: nghi môn, giếng, tà-hữu vu, sân, đại đình, bếp, nhà kho, vườn cây, xung quanh có tườngxây baoCác hạng mục chính nằm đối xứng nhau qua trục giữa đình( trụcthần đạo) Nghi môn xây theo kiểu “tứ trụ” năm 1994.Sát cạnh phíatay phải Nghi môn có 1 chiếc giếng đào cùng time xây dựngSân đình hình chữ nhật hai bên là 2 tòa Tả vu và Hữu vu được nhândân xây dựng để phục vụ lễ hội.Nhà Tả vu có kiến trúc đơn giảnhình chữ nhật(3.8x11.5m) kết cấu 1 hàng chân cột, vì kèo đơn giản,mái lợp ngói mũi truyền thốngVì vậy về mặt công trình chỉ có Đại đình là đáng lưu ý.

116


Kiến trúc đại đình

Gồm 5 gian 2 chái, kết cấu 8 vì kèo, mỗi vì 4 hàng chân cột đặt trên các chân tảng bằng đá xanh( 28 cột trong đó có đường kính 0.4-0.45m, cột quân đường kính trung bình 0.3m) các vì gian giữa theo kiểu chồng giường giá chiêng.Nền đình dài 23,50m rộng 12,30m( đồng thời là chiều rộng của lòng đình). Đại đình có Hậu cung kéo dài từ gian giữa về phía sau, thành bố cục hình chuôi vồ( hay chữ Đinh ngược).Khung gỗ liên kết có 4 hàng cột, 4 bộ vì nóc chính và 2 vì lửng. Vì nóc làm theo cùng 1 kiểu thức Vì Gía chiêng– Chồng rường. Liên kết vì nách có 2 kiểu thức khác nhau: các vì nách trước và sau của Gian giữa và ở 2.Chái là Cốn Chồng rường, các Vì nách còn lại dùng kẻ. Khoảng trống giữa các cấu kiện của Vì Nóc được nong kín các ván lớn nhỏ Đại Đình có hai hệ thống xà Dọc ở trên đầu các hang cột cái và cột quân với hệ thống ván Gió. Hệ mái có bốn mái xung quan trước đây là tường gạch xây xung quanh.

117


Mặt cắt ngang đại đình Lỗ Hạnh

118


Mặt cắt dọc đại đình Lỗ Hạnh

119


Chi tiết trang trí mặt cắt ngang Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang)

120


Điêu khắc: Được trạm khắc

trang trí với mật độ khá dày đặc rất đáng tiếc sau nhiều lần tu sửa hoa văn chạm khắc cổ đã bị thay mới quá nhiều. Các biểu tượng trang trí trên các cấu kiện: Vân xoắn lớn, đao, hoa lá Linh thú: rồng, phượng, lân hổ, hươu. Hình tượng con người: chủ yếu: Tiên cưỡi rồng, có cánh ăn mặc nghiêm chỉnh. Riêng ở mảng chạm cuối cùng, hình người ko có cánh và cởi trần, hai tay giang rộng 2 bên Qua nhiều lần trùng tu các chi tiết điêu khác ở đình đã bị thay đổi để đảm bảo kết cấu, và những thứ đó chỉ còn lưu trũ lại qua các bản vẽ ghi hoặc ảnh chụ. Vân xoán lớn: là các chi tiết chính trong tổ hợp điêu khắc trong ván Gió, bao gồm cả vấu Vuông thót đáy. Điểm bắt đầu của vân xoán này là một vòng tròn nhỏ, thân của Vân xoắn xoáy mở rộng dần ra một cách khoáng đạt bằng nhiều hình tròn có đường kính khác nhau. Từ một góc rất mập ở hai bên đấu Vuông thót đáy, hai Vân xoắn lớn cuộn xoáy đối xứng. Hai vân xoắn thứ hai cùng gốc có đầu vòng xoáy nhỏ hơn lại được nối tiếp bằng ba chẽ lá lớn. Giống dạng Đao lá (Đao phổ biên loại hai đao lá và đao Nhọn mũi; Hoa lá: phổ biến Hoa cúc – Hướng dương)

121


Trang trí linh thú:

Rồng: được thể hiện rất đa dạng với hai loại Đầu thẳng hướng và Đầu quay ra chính diện. Phượng: trước đây đại đình có những hình Phượng rất đẹp chạm trên ván Nong giá chiêng vì Nóc bên trái gian giữa. Sau khi chạm lại các hình Phượng này chỉ còn thấy bố cục kiểu Phượng vũ cánh xoèo. Lân: được chạm trên đầu các con rường vì nách, trên cột cả vì nóc và vì nách, trên các ván nong giá chiêng của 2 vì lửng, ván nong vì nách. Hổ: một số hình lân được mổ tả kỹ có các hình vằn như trên lưng hổ (đẹp nhất là bức phù điêu trên ván nong vì nách trước chái Bắc). Hươu: nằm giữ Vân xoán lớn, trêm nền các dao là, hình hươu chạm trên ván Nong vì nách sau của chái phía Nam là một thể hiện sáng tạo. Trong một mảng chạm khắc Hươu thành vật cưỡi cữa của tiên nuỗm chiếc đàn có cần rất dài. Hình tượng con người: Chủ yêu là hình tượng hoạt cảnh Tiên cưỡi rồng. Hàu hết tiên được chạm có cánh. Ăn mặc nghiêmchỉnh. Riêng tại hình cuối, hình người không có cánh, cởi trần hai tay giang rộng hai bên

122


đình Lỗ Hạnh - Bắc Giang 123


124


Đình Thổ Hà

nằm giữa thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 125


DẤU TÍCH NGUỒN GỐC Theo các sử liệu để lại, đình làng Thổ Hà bắt đầu được xây dựng năm 1685, năm Bính Dần 1686 hoàn thành đến năm Tân Mùi 1691 dựng Tam quan và làm Cửa võng. Trước đây Đại đình đình làng Thổ Hà được xếp vào Nghệ thuật thế kỉ 17. Trải qua thời gian cùng biến động của lịch sử, đình Thổ Hà đã bị hư hỏng nhiều cấu kiện vì thế trong quá trình tồn tại đã có nhiều lần tu sửa vào các năm 1961 và 1979. Đồng thời do nằm ở vị trí trung nên thường hay ngập lụt vào mùa mưa hàng năm và có ảnh hưởng không nhỏ đến các cấu kiện, nhất là nền.Từ năm 2006 đến nay, được đầu tư tu bổ, sửa chữa giúp cho quần thể văn hóa ngày càng khang trang, xứng đáng tầm vóc di tích lịch sử. TỔNG QUAN Thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc GiangĐình quay về hướng Tây Nam, nằm trên 1 gò đất cao giữa làng, hơi dốc thoải về phía bờ sông. Nằm lọt trong 1 khúc uốn chữ U của sông cầu, được xem là thế đất “tụ phúc-tụ thủy”. Các cụ ở làng cho rằng, đất làng có hình con Cốc. Đình làngdựng ngay trên lưng con Cốc, xóm Tiên Phúc và xóm Vạn Thọ là 2 cánh phía Tây Bắc, hai xóm Đông Tự và Thuần Thịnh là cánh phía Đông Nam. Đình làng nằm trên 1 khu đất chừng 3ha. Đình thờ thành hoàng làng họ LÝ tên Đam tên chữ là Lý Bá Dương. Mỗi năm có 2 kì hội: hội xuân ngày 7 tháng Giêng, hội Thu ngày 8-8 âm lịch. Khuôn viên có các hạng mục: cổng, sân (2 cấp), tả vu, hữu vu, tiền tế, đại bái, dậu cung và các hạng mục phụ trợ khác. Tòa Đại bái tước kia có kiến trúc kiểu chữ Nhất, sau này nhân dân xây dựng thêm hậu cung và ống muống nối hậu cung với Đại bái tạo nên kiến trúc hình chữ Công như hiện nay.

126


Đình Thổ Hà sau khi được trung tu 127


Kiến trúc đình: Đình quay về hướng tây tây nam trên gò bộ đà một gò đất cao ở giữa làng. Gò đất này khá lớn hơi thoải về phái bờ song. Đình nằm lọt trong một khúc uốn chữ U của song cầu được xem là thế đất tụ phúc tụ thủy. Theo văn bia ghi “ thủy tạo đình miếu bi năm Chính Hòa thứ 13(1962) đã khảng định: “ Địa hình sơn thủy xã Thỏ Hà ở phía Đông có rông xanh uốn lượn quay đầu nhìn về chốn tổ, ở phía Tây tựa hình hổ trắng phục chầu tông miếu, ở phía Nam thì đình Hằng non Nguyệt ghi rõ ở sách trời, còn phía Bắc thì đóng Lát gò Nộn chung đúc khí thiêng của đất.” đất theo hình con cốc, đình dựng trên lưng cốc.

128


129


130

Mặt bằng nền đại đình


Kiến trúc Đại bái: Mặt nền: 29,88m x 14,87m. Cao hơn mặt sân 0.50m, xung quanh bó kè bằng những phiến đá xanh và được xây giật 3 cấp tạo bậc lên xuống. Hai bên và phía sau đình cao khoảng 1,20m so với mặt đất xung quanh. Đại đình gồm 5 gian 2 chái, thành phần chịu lực chính là bộ khung gỗ gồm 48 chiếc cột: 8 cột cái, 16 cột quân, 24 cột hiên.Liên kết ngang của 3 gian giữa là 4 bộ vì. Vì nóc làm theo kiểu giá chiêng. Vì nách làm theo kiểu chồng rường. Dọc theo nhà có ba hang xà kép: xà thượng, xà trung, xà hạ. Giữa các hang xà được bưng ván gió. Để mở rộng long công trình các nghệ nhân thời xưa đã đặt hai bộ vì lửng ở hai gian bên. Trên xà đùi nối các cột cái và cột quân gian bên ở hai người ta đặt cột trốn rồi gắc bộ vì nên cột trốn. Vì này làm theo kiểu chồng rường. Các con rường được xếp chồng nên nhau qua các đấu và được chạm trổ. Hậu ccung gồm 3 gian khá đơn giản. Các đàu kẻ Hiên thuộc vè cấu kiện có liên đại thế kỷ 17 nên đã đỡ các tàu mái. Các góc đao cong đã làm cho mái trở nên nhẹ nhàng hơn.

131


Mặt đứng Đái Bái Đường

132


Mặt cắt dọc Đại Bái Đường

133


Điêu khắc trang trí. Những trang trí chạm khắc của đình thuộc hai phong cách rõ rệt: phong cách nghệ thuật thế kỹ 16 và phong cách nghệ thuật thế kỷ 17.Trong toàn bộ đình Thổ Hà xét dưới góc đọ kiến trúc nghệ thuật trang trí tại tòa Đại bái là đáng chú ý nhất. Trang trí có các điểm chung là nét khỏe với những khối nổi cao, có độ tinh xảo giữa chạm nổi và chim do trình độ điêu luyện củaký thuật chậm lộng, bong kênh tìa hoa khéo léo cuả nghệ nhân xưa và được chạm hầu hết tại cấu kiện của đình như: côn kê, đấu, dư, kẻ rương… chẳng hạn trên các đầu kẻ được trang trí hình rông, mây,nghê và được chạm cả hai mặtnối liền ván nong. Rồng ở kẻ hiên xuất hiện khá độc đáo với nửa thân mình như vừa chui ra từ cột. Đầu rồng vươn ra ngửa mặt đỡ mái một chân rồng đạp vào cột một chân vươn ra đùa nghịch với các con thú khác. Râu rông với mây bayngược về sau. Các mặt kẻ chạm nghê cũng được diểm các con thú con đặc biệt là kẻ đỡ đao phía nam có chạm con chim mỏ dài Các vì nóc cũng được chạm trổ khá tinh vi. Ở hai vì nóc gian giữa các con rông được chậm hình rồng, mây , nghê, và hoa lá. Trong đó hình nghê được bố trí khá sinh động, nghê cúi khom lưng một chân dơ nên gãi tai, đầu ngoảnh lại phíasau. Vì gian bên phải và bên trái trên rường và đấu đều chạm nổi hình hoa lá. Trên mặt đấu chậm hình nghê ngồi chống hai chân trước. Các con rường cũng được chạm hình nghê phục khom lưng đội hoành. Hình nghê được chạm vớinhiều tư thế khác nhau với các nét chạm khắc chắc khoẳ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Các cột trốn thường được trang trí hình hoa hình con thú. Khoảng trống giữa hai cột trốn được bịt kín bằng tấm ván chậm rồng trên kẻ hiên.Rồng được chạm theo tư thế uốn lượn toàn thân nhưng đầu lại quay ra nhìn chính diện như kiểu hổ phù. Có ván thay hình rồng bằng hình mặt trời có đao lửa xung quanh.Xà nách được chạm trổ cung phu. Ở hai xà nách cảu gian hồi phía tây, chiếc trong chạm hình rồng chiếc ngoài chạm hình thú, những mảng chạm khắc ở đây mang phong cách nghệ thuật thê kỷ 16, với hình khối chắc, đường chạm tinhtế, chạm nổi không cao mà gần như trải dàn trên một mặt phẳng, khác với mảng chạm khắc hình rồng trên cấu kiện khác mang phong cách thế kỷ 17. Sự khác biệt thể hiện qua việc chạm hình tượng rồng. Đặc điểm đầu rồng ở đây làđầu nhỏ mặt dài mắt tròn, lông mày xếp thành nếp, râu mảnh mọc hai bên mép và chạy song song với thân, râu tóc thưa thớt để lộ ra đoạn thân rồng, thân rồng uốn khúc ít độ uốn ở giữa không đáng kể gây cảm giác như lưng rồng võngxuống đó là lọa phổ biến ở thế kỷ 16

134


Hai xà nách ở phía đông cũng được chạm lộng hình rồng hình người hình thú. Đay thực sự là những tác phẩm nghệ thuật

135


136


Xà trong ở giữa chạm hình bông hoa giữa hai chiếc lá phía ngoài chạm con rồng vảy đơn đầu rồng quay ra phíachính diện đỉnh đầu cài một bông hoa nhiều cánh đang nở. Rông ở đây có đặc điểm tai to rộng cằm nhiều râu hình răng cưa thân lẳn bị che bởi râu và mây, trước rồng có hình tiên nữ cưỡi phượng và tiên nữ cưỡi mây. Bên cạnh đó còn rất nhiều hình con thú nhỏ bốn chan khác. Xà ngoài chạm lộng hình hai con rồng lớn chầu đầu rồng. Cạnh đó còn bố trí them nhìu rồng con và tiên nữ. Các nét chạm khắc ở đây mang phong cách thế kỷ 17. Trên hệ ván gió đình được trang trí bằng nhiều đề tài khác nhau. Ván gió xà hạ chủ yếu chạm hình thú bốn chân, riêng ở gian bên phải kề gian giữa chạm hình hoa dây và một đoạn ở đầu hồi phía tây chạm hình hai ngời đàn ông đang ngồi. Hình thú được xếp thành từng đàn nối tiếp nhau, con chạy, con nằm , con ngồi, con đứng rất sinh động. Ván gió xà trung được trang trí hình hoa dây xen kẽ với cụm đấu ba chạc. Hoa dây được tỉa gọt chi ly, mép lá đường gân mềm mại. Ván gió xà thượng chạm hình rồngchầu mặt trời xen kẽ với hình phượng và tiên nữ. Các nét chạm khắc oẳ dây đều mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Hinh hoa lá và hinh thú cung có nhieu hinh mang phong cách nghê thuật thế kỷ XVI. Đó là những hình hoa trên cột Trốn của khung giá chiêng. Hoa có kích thước to, nét chạm tinh tê, đêu đặn chạy thăng từ nhuỵ ra đâu cánh. Hình thú dây cung khác so vói hinh thú o các Ván gió, voi các dac điểm vóc dáng mảnh, det, hai chân trước gặp thập, hai chân sau đứng cao, lung võng xuống, tư thê chôm về phía truớc. Cùng với những yếu tố nghệ thuật trên thì dinh Thô Hà có nhiều nét giá trị về mặt lịch sử.Tại đình Thổ Hà ngoài những trang trí trên bộ phận kiên trúc còn có những tác phẩm điêu khắc khác. Đó là bộ cửa võng ở gian giữa phía trước cung thờ. Bộ cửa võng làm vào năm Chính Hòa thử l3 (1692) được sơn son thếp vàng, đục chạm rất công phu. Phần chính của cửa võng là 3 khám thờ. Khám thờ làm theo kiểu 8 lớp lồng vào nhau, mặt ngoài có khung gỗ chạm cánh sen và 6 cột nhỏ chạm tông. Xen kề giữa các khám là 4 bức đô chạm tứ quý.

137


Những trang trí trên bộ cửa võng chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thê kỷ XVH) nhưng cũng có một sô bộ phận mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn như các bức đô, bức hoành.Với nghệ thuật kiên trúc mang đậm phong cách kiến trúc thế kỷ XVI, sự quy mô, bề thề của công trình cũng thể hiện trình độ xây dựng đình khá cao của những nguời thợ thời xưa đem lại giá trị kiến trúc độc đáo. Đồng thời những trang trí điêu khắc ở đình Thổ Hà thực sự là những tác phám nghê thuật. Những trang trí này mang hai phong cách khác biệt nhau được thê hiện trên các cấu kiện cảu đình làng. Với bố cục tuân thủ theo quy luật truyền thống quy luật về tính đăng đối. Tuy nhiên các nét chạm khắc lại được thể hiện một cách khéo léo, đường nét đẹp, sinh động hơn hẳn giai đoạn trước. Cùng với bố cục chạm khắc cũng góp phần vào thanh công của nghệ thuật trang trí đình Thó Hà. Đây thực sự được coi là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí đình làng thế kỷ XVII

138


139


Tài liệu tham khảo:

- https://ltlskt-dhxd.com/2019/03/24/kien-truc-dinh-lang-viet/ - https://www.facebook.com/groups/DinhlangVN - https://gotrangtri.vn/kham-pha-net-doc-dao-cua-nghe-thuat-kien-truc-dinh-lang-viet-nam/ - http://designs.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-kien-truc-viet-qua-dinh-lang_5471.html#.Xs2j5B83uUk - http://baobacgiang.com.vn/bg/dulichbg/tu-lieu-bac-giang/190382/dac-sac-nghe-thuat-cham-khac-dinhlang.html - https://angcovat.vn/tin-tuc/1161-hieu-ve-nghe-thuat-dieu-khac-dinh-lang-o-bac-bo-viet-nam-net-kientruc-dieu-khac-xua-an-tuong-tin315117.html - https://tailieu.vn/doc/de-tai-trang-tri-trong-kien-truc-truyen-thong-1499487.html - http://baobacgiang.com.vn/bg/dulichbg/tu-lieu-bac-giang/196235/hinh-tuong-chim-phuong-hoang-noidi-tich.html

Ngoài ra còn tham khảo thêm ở một cố nguồn sách:

GS. Trần Lâm Biền, 2017 “Đình làng Việt” Nhà xuất bản văn hóa dân tộc “ KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG VIỆT ” (TẬP1,2) TH.S Trương Hữu Huân, 1998 “ KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG VIỆT ” TH.S Đặng Minh Đức, 2012 “ NHẬN DIỆN, CÁC GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THỜI MẠC ”

140


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.