![](https://assets.isu.pub/document-structure/220212052347-d6bc3d5692b7cc5e536c7ebb9c990035/v1/3a0c1f4bbbfe8065344ae2b6255bd766.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
6 minute read
Vài ghi nhớ về trường Việt Ngữ Cộng Đồng Canberra
12
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220212052347-d6bc3d5692b7cc5e536c7ebb9c990035/v1/671bcd04560f32e0d237118025e27af2.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Advertisement
Đến năm 1997, nhận được lời kêu gọi và động viên của Thầy Nguyễn Quang Duy và cô Hiệu Trưởng Nguyễn Thị Kim Oanh, tôi đã nhận lời đảm nhiệm vai trò Hiệu Phó. Thời gian ấy nhà trường đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đó là: nhu cầu tăng cao số học sinh ghi danh nhưng không đủ giáo viên chuyên môn và nguồn nhân sự, ngân sách tài trợ từ chính phủ bị cắt giảm và nhiều khó khăn khác về mặt quản trị. Trước tình hình này Ban Giám Hiệu nhà trường đã chính thức thành lập Hội Phụ Huynh Học Sinh (PHHS) để hỗ trợ và chung tay xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho Trường Việt Ngữ Canberra. Nhờ thời gian đầy khó khăn này tôi đã chứng kiến sự đóng góp to lớn của Hội PHHS và dồi dào tài nguyên đóng góp từ cộng đồng. Điều tôi muốn chia sẻ cùng quý vị ở đây là “TẤM LÒNG”. Không có những tấm lòng vàng cùng nhau gắn kết, không có những hy sinh đóng góp, không có những đôi tay góp lại và đôi vai chung nhau gánh vác thì sẽ không có trường Việt Ngữ tồn tại và phát triển tới ngày nay. Bốn mươi năm qua đi, nhiều thế hệ đã được học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
Trường Việt Ngữ Canberra song song với quá trình hội nhập vào xã hội Úc. Những em học sinh trường Việt Ngữ ngày nào nay đã có sự nghiệp, gia đình và con cái. Nay những em này vẫn đang tiếp tục gửi con em mình đến trường Việt Ngữ để giúp cho con em mình học hỏi và thụ hưởng vốn quý ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Viết tới đây quý vị sẽ hình dung ra chuỗi ngọc của thời gian, tâm huyết, sự hy sinh và công sức của nhiều người qua nhiều thế hệ của cộng đồng tỵ nạn chúng ta. Tôi biết chắc là quý thầy cô, quý mạnh thường quân, quý phụ huynh học sinh và các em học sinh đã trở thành một phần lung linh trong chuỗi ngọc quý giá này. Để kết thúc dòng cảm xúc này, tôi không biết nói gì hơn ngoài tấm lòng tri ân, sự vinh danh và cảm phục được gửi đến những tấm lòng vàng đã nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Nguyện chúc cho chuỗi ngọc tuyệt vời của chúng ta ngày càng được mở rộng và tươi sáng hơn trên miền đất thủ đô yêu dấu này. Viết tại Canberra 18/11/2021 • Trần Việt Cường
Vài ghi nhớ về trường Việt Ngữ Cộng Đồng Canberra
Nguyễn Quang Duy
Người Việt bỏ nước tìm tự do đều mong muốn con em mình giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam.
Vì thế ngay trong các trại tị nạn cộng sản cũng có các trường Việt ngữ và tại hải ngoại ở các nơi có đông người Việt định cư đều thành lập các trường tiếng Việt cho con em mình. Khi sang trại tị nạn Bi Đông (Pulau Bidong) tôi đã tình nguyện tham gia giảng dạy và khi định cư ở Hobart tiểu bang Tasmania mỗi thứ Bảy hằng tuần tôi cũng đến dạy tại trường Việt ngữ do Cộng Đồng tổ chức. Năm 1991 khi nhận trách nhiệm đại diện Cộng Đồng người Việt Tự Do tại Canberra đã có 3 trường Việt ngữ một do Cộng Đồng, một do Chùa Vạn Hạnh và một do Cộng đoàn Công Giáo điều hành. Trên danh nghĩa là thế, trên thực tế trường Việt ngữ Cộng Đồng không còn hoạt động, nhưng nhờ mở ra từ năm 1981 và thuộc Cộng Đồng nên đã được Chính Quyền địa phương tài trợ. Trường do Cộng Đoàn Công Giáo tổ chức gặp khá nhiều khó khăn, chúng tôi có họp với Ban Chấp Hành Cộng Đoàn Công Giáo và quyết định chuyển phần tài trợ của Chính phủ cho trường, chẳng may đến cuối năm 1992 trường ngừng hoạt động. Mặc dù mở ngay trong Chùa, có phòng học và do Gia đình Phật tử điều hành nhưng Trường ở Chùa Vạn Hạnh cũng gặp không ít khó khăn, hoạt động không
kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021)
14
liên tục ít lâu sau cũng đóng cửa. Vì thế chúng tôi ra sức vận động để đến năm 1993 trường Việt ngữ Cộng Đồng sẽ hoạt động lại, chúng tôi đến từng nhà thầy cô để mời tham gia giảng dạy. cô có chuyên môn và tâm huyết; (2) cần sự tham gia của phụ huynh học sinh; (3) cần tài chánh để trợ giúp các thầy cô trong việc sửa soạn giảng dạy và di chuyển; và vì thế (4) cần thâu học phí của phụ huynh học sinh.
Nhờ thế nhiều thầy cô nhận lời gồm cô Cao Thị Nguyệt, cô Đồng Thị Ái, cô Nguyễn Thị Kim Oanh, cô Kim Chi, cô Nguyễn Thị Định, cô Phạm Thị Kiều Loan, cô Nguyễn Thị Phương Mai, thầy Phạm Doanh Môn,
Năm 1993, trường được mở lại với chừng 50 học sinh với 5 lớp học, có lớp cần đến 2 thầy cô, tôi làm Hiệu Trưởng và dạy thay khi có thầy cô vì lý do riêng không thể đến lớp. Trong năm 1993 khó khăn lớn nhất là Trong năm 1993 khó việc mướn khăn lớn nhất là việc trường lớp, vì mướn trường lớp, vì lý lý do ngoài ý do ngoài ý muốn chúng tôi đã phải thay đổi địa điểm dạy mấy lần. muốn chúng tôi đã phải thay đổi địa điểm dạy mấy lần.
thầy Võ An Ninh, thầy Trần Việt Cường và thầy Nguyễn văn Vinh. Chúng tôi cũng tiếp xúc với khá nhiều phụ huynh có con em trong hạn tuổi đi học để tìm hiểu nhu cầu học tiếng Việt của các em và nguyện vọng của phụ huynh. Rút kinh nghiệm từ các trường lớp mở trước đây và qua tham khảo quý thầy cô cùng phụ huynh học sinh, chúng tôi đưa ra một số quyết định: (1) cần thầy Để khắc phục tình trạng Cô Cao thị Nguyệt đã liên lạc với Hội Văn Hóa Pháp (Alliance Française de Canberra) và Cộng Đồng đã mướn cơ sở này vào mỗi thứ Bảy hằng tuần nhờ đó nhà trường mới bước vào ổn định. Đồng thời, Cô Cao thị Nguyệt cũng có công trong việc tổ chức lại nhà trường, như đưa học sinh vào quy củ, nề nếp, kỷ luật và bắt đầu xây dựng được chương trình giảng dạy chuyên
Trường Việt Ngữ Canberra môn. Cô Nguyễn Thị Kim Oanh có lần tâm sự: Cô xem trường học như gia đình, xem học trò như con em, nên cả tuần chỉ mong đợi đến ngày thứ Bảy được đến trường gặp lại các em. Tôi vì vừa giữ vai trò Chủ tịch Cộng Đồng vừa là Hiệu Trưởng nên công việc khá bận rộn, mỗi thứ Bảy tôi đều đến trường nếu không phải dạy thế, thì trò chuyện với phụ huynh về việc học của con em, việc Cộng Đồng và tình hình chính trị Việt Nam. Cuối năm 1993, tôi quyết định chuyển về Melbourne, chúng tôi đã họp và để giảm nhẹ trách nhiệm cho các Ban Chấp Hành kế tiếp, Cộng Đồng đã tách việc điều hành nhà trường khỏi trách nhiệm của Ban Chấp Hành. Trường được đặt tên là trường Hồng Bàng, cô Cao thị Nguyệt đã nhận làm Hiệu Trưởng kế nhiệm, còn thầy Võ An Ninh làm Thủ Quỹ. Cũng cần ghi nhận trong năm 1991, Cộng Đồng chúng ta đã mở ra trường dạy tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa cho các em trung học từ Việt Nam mới sang đoàn tụ gia đình và đã được các thầy Lê Vân Tú, thầy Tân, thầy Sơn, thầy Trí, thầy Tín, thầy Hạnh… tình nguyện