4 minute read

SỰ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ

WEALTH CRISIS

THEO ANDREW LEONG

Advertisement

Sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 được ký kết và Boris Johnson chiến thắng cuộc tổng tuyển cử ở Anh, hầu hết nhà đầu tư mong chờ nền kinh tế phục hồi khi bước vào năm 2020. Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên Đán lại chứng kiến sự bùng phát không ngờ của virus Corona làm tê liệt mọi hoạt động, từ kinh tế đến xã hội. Việc duy trì cũng như vực dậy kinh tế giữa nhiều biến động hiện là thách thức lớn cho cả nhân loại. Được cho là khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm 2019, virus Corona khiến cho hơn 13 triệu người nhiễm và hơn 500 nghìn ca tử vong trên toàn cầu. Đứng đầu về kinh tế, Mỹ hiện là quốc gia có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất. Trong nhiều tháng qua, tiền tệ hàng hóa “ngồi ở ghế dự bị” khi “bóng ma” Covid-19 không có dấu hiệu chựng lại.

TIỀN TỆ HÀNG HÓA HOẢNG LOẠN TRONG THỜI ĐIỂM BIẾN ĐỘNG

Trên thực tế, đồng AUD đại diện cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Trong nỗ lực làm giảm lây lan dịch bệnh, hơn 50 triệu người Trung Quốc bắt buộc thực hiện giãn cách xã hội. Trong bối cảnh này, sự ảm đạm của kinh tế toàn cầu hẳn là điều tất yếu. Và tất nhiên, bất lợi của đồng AUD cũng tăng theo sự bùng phát virus.

Dịch bệnh này diễn ra song song với vụ cháy trên diện rộng làm ít nhất 8,4 triệu ha rừng bị thiêu rụi, giáng đòn mạnh lên kinh tế Úc. Moody ước tính thiệt hại vụ hỏa hoạn sẽ vượt mức kỷ lục 4,4 tỷ đô Úc do các vụ nổ Ngày Chủ Nhật Đen Tối năm 2009 gây ra. Còn theo Daily Mail, các nhà kinh tế cảnh báo rằng các vụ cháy rừng và Covid-19 sẽ quét sạch khoảng 14 tỷ đô Úc trong GDP, đặt nền kinh tế quốc gia này bên bờ vực suy thoái. Hiện còn quá sớm để đưa ra một cái nhìn chính xác về tác động của virus Corona đối với nền kinh tế Úc.

Một loại tiền tệ khác cũng đưa vào thị trường là CAD, do lo ngại về tình trạng cung ứng vượt quá nhu cầu số lượng dầu. Theo tờ New York Times, cùng với việc đóng cửa các dịch vụ đi lại, vận chuyển từ hàng không, đến thủy, bộ, nhu cầu về dầu của của người Trung Quốc hàng ngày đã giảm xuống 20. Để cân bằng thị trường, OPEC không ngừng kêu gọi các thành viên thực hiện cắt giảm nhiều hơn nữa sản lượng dầu, riêng Nga nỗ lực duy trì hiện trạng. Với những sự kiện rõ ràng trên đây, chúng ta có thể thấy đồng AUD và CAD phải chịu nhiều tác động.

TÀI SẢN RỦI RO VẪN LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ CÓ LỢI

Trong cùng thời điểm, các “thiên đường” an toàn như là USD và JPY hưởng lợi từ ác cảm rủi ro thống trị thị trường. JPY đã tăng mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi Vũ Hán tuyên bố đóng cửa để hạn chế nguy cơ lây lan virus. Tuy nhiên, JPY đã giảm khi thị trường bày tỏ sự chủ quan rằng virus viêm phổi cấp chỉ có tác động lên nền kinh tế toàn cầu trong một thời gian ngắn. Trong các báo cáo thị trường lao động trong nước, đồng USD đã vượt mặt JPY. Trong khi bối cảnh thị trường tài chính chịu nhiều rủi ro, thị trường cổ phiếu Mỹ cố gắng điều chỉnh bức tranh khá tăm tối bằng cách duy trì tinh thần lạc quan. Nó tiếp tục giữ trạng trái khá ổn định trong khi hầu hết các tài sản rủi ro đều chịu áp lực từ Covid-19.

Trong lịch sử, phố Wall trước các đại dịch như SARS và H5N1 thường không bị ảnh hưởng nhiều. S&P 500 đã tăng 14,59% sau ca nhiễm SARS đầu tiên được phát hiện vào năm 2003, dịch bệnh khiến 774 người chết. Trong khi đó, chỉ số này đã tăng 11,66 % khi dịch cúm châu Á H5N1 bùng phát và lan rộng vào năm 2006.

Đánh giá về sự vượt trội của thị trường chứng khoán Mỹ, giả định cơ bản được đưa ra là đợt dịch kéo dài họa chăng là vài tuần, và hoạt động kinh tế vẫn trụ vững. Sự lạc quan này mâu thuẫn với thực tế, khi mà dịch bệnh ngày càng lây lan một cách chóng mặt làm đóng băng nền kinh tế Trung Quốc, kéo theo đó là cần nhiều hơn nữa hỗ trợ thanh khoản từ các ngân hàng lớn toàn cầu.

Khả năng thanh khoản phong phú trên thị trường sẽ tiếp tục trò chơi “săn lùng lợi nhuận” trong năm 2020. Với triển vọng này, các tài sản rủi ro sẽ vẫn là khoản đầu tư có lợi để nắm giữ.

This article is from: