1
2 GIA PHẢ PHAN PHÁI ** NHÁNH THỨ TƯ TẠI LÀNG ĐỐC SƠ XÃ HƯƠNG SƠ HUYỆN HƯƠNG TRÀ (NAY LÀ PHƯỜNG AN HÒA THÀNH PHỐ HUẾ) KIM CƯƠNG ẤN QUÁN
, PHAN TẤN KHẢI và PHAN TẤN NGỮ thực hiện khoảng năm 1967. Cuộc đời và sự nghiệp của Ngài Cẩn Tín Hầu PHAN TẤN CẨN không chỉ giới hạn trong phạm vi PHAN PHÁI mà còn lưu danh trong sử sách Việt Nam, con cháu ghi chép lại với niềm tự hào , kính cẩn vô hạn . Phần II : Ghi chép từ đời thứ nhất đến đời thứ tám. Đánh máy lại theo nội dung từ bản phụng soạn của cụ PHAN TẤN CỰ lập ngày 1-5-1967 và được cụ PHAN TẤN NGỮ bổ sung ngày 16-61991. Kẻ hậu sinh cập nhật thêm vào các đời sau …
3 GIA PHẢ NHÁNH THỨ TƯ TẠI LÀNG ĐỐC SƠ XÃ HƯƠNG SƠ HUYỆN HƯƠNG TRÀ (NAY LÀ PHƯỜNG AN HÒA THÀNH PHỐ HUẾ) *** Cuốn Gia Phả nầy gồm hai phần : . Phần I : Do Ngài tri phủ PHAN TẤN KẾ ghi chép bằng Hán tự từ đời thứ nhất là tằng tổ PHAN TẤN SĨ đến đời thứ ba là Cẩn Tín Hầu PHAN TẤN CẨN. Kẻ hậu sinh dựa vào bản Việt dịch do các cụ PHAN TẤN ĐÀI, PHAN TẤN CỰ
a Quảng Đức. Theo sách Đại Nam thực lục thì chín khẩu thần công này được đích thân vua Gia Long cho tiến hành đúc vào năm Quý Hợi (31/01/1803) đến cuối tháng 12 năm Gia Long thứ 3 (1804) thì hoàn thành. Hiện nay, trên phần giá súng, thân súng chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy những dòng chữ Hán được đúc nổi khắc các nội dung như bài minh nói về lý do đúc súng, tên riêng của súng, trọng lượng, cách thức sử dụng
4 TƯ LIỆU NGÀI CẨN TÍN HẦU PHAN TẤN CẨN VỚI CỬU VỊ THẦN CÔNG (Tác giả : ĐỖ MINH ĐIỀN) Ngày 01/10/2012, một tin vui không chỉ dành riêng cho Huế khi bộ Cửu vị thần công là 1 trong 30 hiện vật/nhóm hiện vật đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam. Cửu vị thần công - Ảnh: internet Đây là bộ tác phẩm bằng đồng không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật hết sức to lớn. Hiện tại cả chín khẩu thần công này được đặt ở vị trí phía sau hai cửa Thể Nhân và cử
súng. Đặc biệt phần trên thân súng (cách quai súng khoảng 14cm) còn ghi rõ danh tánh, chức tước của bốn người trong hội đồng đốc công chế tạo súng, gồm có các Ngài: Khiêm Hòa hầu Nguyễn Văn Khiêm, Cẩn Thận hầu Hoàng Văn Cẩn, Hiếu Thuận hầu Cái Văn Hiếu và Cẩn Tín hầu Phan Tấn Cẩn.
Trong bài viết này, với nguồn tư liệu khá hạn hẹp, chúng tôi xin mạn phép được bày tỏ một số ít hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp của ngài Cẩn Tín hầu Phan Tấn Cẩn, một người con ưu tú trên mảnh đất Cố đô.
1. Cuộc đời và hành trạng của ngài Cẩn Tín hầu Phan Tấn Cẩn
Ngài Cẩn Tín hầu Phan Tấn Cẩn 潘 晉 謹 (1752 - 1816), sinh ra và lớn lên tại làng Đốc Sơ (nay thuộc phường An Hòa, thành phố Huế). Sách Đại Nam liệt truyện chính biên do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, chép khá vắn tắt về cuộc đời của cụ: “Phan Tiến Cẩn, người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, có tiếng là quan lại giỏi, lúc đầu vào Gia Định bổ làm Câu kê ty nội sứ ở Chính doanh. Năm Bính Thìn (1796), theo chức cũ sung làm Ứng hậu ở hậu điện, thăng làm Cai bạ coi quản việc Đồ gia, coi các thợ đúc đồ binh khí, rồi thăng Tham tri bộ Công kiêm lý Đồ gia. Có tội phải thiên xuống làm Cai bạ nhưng vẫn kiêm lý Đồ gia. Năm thứ 12 (1813), được khởi phục làm Tham tri bộ Công, vẫn kiêm coi việc Đồ gia như cũ. Mùa đông năm thứ 14 (1815), vì ốm nên xin về hưu, được vào chầu hầu, rồi chết. Con là Tiến Kế”. Cụ Cẩn Tín hầu sinh vào ngày 15 tháng 07 năm Nhâm Thân (1752), tức vào thời kỳ chấp chính của chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) ở Đàng Trong. Theo gia phả của họ Phan hiện đang lưu giữ tại nhà thờ Nhánh của dòng họ Phan Tấn và những dòng chữ khắc trên bia mộ thì ngài có tên húy là Hoát “豁", tên chữ là Cẩn “謹”. Tuy nhiên, sách Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện chính biên lại chép tên cụ là Phan Tiến Cẩn 潘 進i 謹 (1). Thân sinh của cụ là ông Phan Tấn Bửu (1709 - 1757) và bà Nguyễn Thị
5
Thích, là cháu nội của ông Phan Tấn Sĩ, trưởng nhánh 4 (nhánh út) dòng họ Phan Tấn làng Đốc Sơ. Như vậy, thì ông thuộc đời thứ 3. Lúc lên sáu tuổi thì thân phụ mất, mẹ lưu lạc, ông phải theo mẹ kế là bà Nguyễn Thị Trấp về ở với ông Cai đội Lương Văn Miên và theo “học nghề rèn, rồi học chữ cho đến năm 15 tuổi”(2). Đến năm Tân Mão [1771], ông Lương Văn Miên cưới vợ cho ngài là bà Mai Thị Thục, trưởng nữ của ông Mai Đức Đàm, quê ở Vạn Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên. Năm Mậu Thân (1788), ông vâng lệnh chúa Nguyễn Ánh chế tạo binh khí và sắm sửa quân nhu. Đến năm 1792, ông được thăng chức Chánh dinh nội lệnh ty câu kê, tước là Cẩn Tín bá. Cũng thời điểm này, ông được đặc trách cùng một số vị quan lại khác nhận trách nhiệm thu thuế, thu mua lúa gạo, cau và một số vật phẩm khác để phục vụ cho quân đội. Đến năm Bính Thìn (1796), sung chức Ứng hậu ở hậu điện, cùng năm đó, ông vâng lệnh chúa Nguyễn Ánh ra đảo Phú Quốc nghinh rước bà Hiếu Khang hoàng hậu cùng với bà Mai Thị Thục. Với tài năng, đức độ của mình, ông được quân sĩ hết lòng cảm phục, thương yêu và quý trọng. Do đạt được nhiều thành tích, năm 1799, ngài được thăng Chánh dinh Cai bạ, thuộc Nội cai đội quản Đồ gia, tham gia vào việc đúc binh khí, súng đạn kiêm quản lý chế tạo tàu thuyền, quân nhu. Sau ngày vua Gia Long đánh bại vương triều Tây Sơn, thống nhất hải vũ, định đô ở Phú Xuân (Huế), thì ông cùng với gia quyến trở về cố hương sau bao năm dài xa cách, và đến năm 1801, “ông được thăng Chánh dinh cai bạc thập”(3). Năm Quý Hợi (1803), ông được thăng Tham tri bộ Công kiêm lý Đồ gia, cùng thời điểm này ông được giao trọng trách cùng với Nguyễn Văn Khiêm, Hoàng Văn Cẩn, Cái Văn Hiếu đúc bộ Cửu vị thần công.
2. Cụ Phan Tấn Cẩn và công lao trong việc đúc bộ Cửu vị thần công
6
Sách Đại Nam thực lục cho biết về bộ Cửu vị thần công này như sau “Quý Hợi, Gia Long năm thứ 2 (1803)… đúc chín khẩu súng bằng đồng (lấy bốn mùa và năm hành mà đặt tên, cái thứ nhất là Xuân, nặng hơn 17.700 cân, cái thứ hai là Hạ, nặng hơn 17.200 cân. Cái thứ ba là Thu, nặng hơn 18.400 cân, cái thứ tư là Đông, nặng hơn 17.800 cân, cái thứ năm là Mộc, nặng hơn 17.100 cân, cái thứ sáu là Hỏa, nặng hơn 17.200 cân, cái thứ bảy là Thổ, nặng hơn 17.800 cân, cái thứ tám là Kim, nặng hơn 17.600 cân, cái thứ chín là Thủy, nặng hơn 17.200 cân). Đúc xong, làm bài minh để ghi”(4). Như vậy, chín khẩu súng bằng đồng này, về tên gọi đều có tên riêng, được đặt theo tên của bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) và tên của Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), khẩu nặng nhất có trọng lượng là 18.400 cân, khẩu nhẹ nhất 17.100 cân. Cả chín khẩu này có chiều dài là 5,10m, “đường kính nòng 0,23m, nòng dày 0,034m, phía sau đo vòng quay được 2,60m. Trên thân súng có sáu gờ nổi, có trang trí tám dải hoa văn chạy quay thân súng. Giữa thân súng có gắn hai quai khắc hình hai con lân, uốn cong hình dấu ngã”(5). Vào năm 1816, vua Gia Long đặt tên cho các khẩu súng này là Thần oai vô địch thượng tướng quân. Về tên tuổi của những người tham gia trong hội đồng đốc công chế tạo súng thì sách Đại Nam thực lục không thấy đề cập đến. Tuy nhiên, trên phần thân súng vẫn còn thấy rõ tên tuổi, chức tước của bốn người đảm trách nhiệm v
7
có Ngài Cẩn Tín hầu Phan Tấn Cẩn: “工 部 參 知 兼 理 圖 家 謹 信 侯 臣 潘 晉 謹 奉 董 飭”. “Công bộ Tham tri kiêm lý đồ gia Cẩn Tín hầu thần Phan Tấn Cẩn phụng đổng sức”. Năm 1914, trên tập san nghiên cứu Bulletin Des Amis Du Vieux Hue (BAVH), Giáo sư H. Lebris có đăng bài khảo cứu “Các súng thần công củ
ẫ
ụ đúc súng, trong đó
a Kinh thành Huế”. Đây là bài viết khá công phu và tỉ mĩ, mà tác giả là một học giả người Pháp đã cho người đọc thấy rõ từ thời gian, quá trình đúc, kích cỡ, trọng lượng súng, cách hướng d
n nạp đạn đến quá trình di dời súng cũng như sự
kính trọng của quân dân trước bộ “Thần oai vô địch” này. Đề cập đến hội đồng đúc súng này, tác giả đưa ra một nhận xét khá lý thú rằng “cần để ý đến các chức tước phong cho những giám thị đúc súng gồm có hai phần: các chức hầu là ngang với marquis và các tên của các quan lại như Khiếm hòa, Cẩn thận, Hiếu thuận, Cẩn tín và tên ghép của người đúc tính do vua đặt và phong cho. Như vậy, chức tước vua ban cho ông Nguyễn Văn Khiêm thiếu tướng, một marquis đáng kính nể và Hoàng Văn Cẩn là đại úy marquis, người cẩn thận tước của ông Ích Văn Hiếu, trung úy, và ông Phan Tấn Cẩn, Tham tri bộ Công cẩn mật và đáng tin”(6). Như vậy, để đúc thành công 9 khẩu súng Thần oai vô địch này, vua Gia Long đã rất thận trọng, tinh tuyển lựa chọn ra những con người ưu tú nhất, không chỉ vững vàng về trình độ chuyên môn mà còn hội tụ những đức tính cao đẹp (Khiêm hòa, Cẩn thận, Hiếu thuận, Cẩn tín) để có thể đặt trọn vẹn niềm tin vào họ. Thật vậy, bộ Cửu vị thần công là một kiệt tác bằng đồng có giá mỹ thuật hết sức quý báu, chắc hẳn ngày xưa triều đình đã phải trưng tập, huy động một lực lượng nhân công khá lớn và có trình độ chuyên môn cao. Để trở thành sản phẩm như chúng ta thấy được ngày hôm nay, hẳn cả một ekip phải làm việc không biết mệt mỏi, từ khâu thiết kế bản vẽ đến tính toán hàm lượng đồng sử dụng, hình ảnh, họa tiết trang trí được cân nhắc hết sức tỉ mĩ. Đây là quá trình chuyển hóa những ý tưởng từ trên bản vẽ đến việc tạo khuôn, nấu đồng… cho đến lúc thành phẩm. Rõ ràng, đây là công lao của sự hiệp sức một đội ngũ lành nghề và vai trò của cụ Phan Tấn Cẩn trong hội đồng đúc súng này chiếm một vị trí rất quan trọng.
3. Phần mộ cụ Phan Tấn Cẩn
Ngày mồng 09 tháng 06 năm Bính Tý [1816], sau một thời gian an dưỡng, cụ Phan Tấn Cẩn thọ bệnh, thuốc thang không thuyên giảm và đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi bốn giờ chiều, hưởng
8
thọ 65 tuổi. Khi hay tin cụ qua đời, vua Gia Long vô cùng thương xót, lệnh cấp ban tiền tuất, vải vóc, gấm lụa, sai quan đến tế. Linh cửu quàn tại tư gia cho đến tháng 11 mới an táng. Mộ ngài táng tại xứ Mụ Kiểm, tục gọi là lăng Đôi.
Toàn cảnh khu lăng mộ ngài Phan Tấn Cẩn Đối với làng xã, quê hương bản quán, ông có công lao rất lớn trong việc chăm lo đời sống, ổn định sản xuất của nhân dân. Đương thời, ông đã cho đào hệ thống kênh mương nước “dẫn thủy nhập điền”, bắt đầu từ làng Đốc Sơ kéo dài về đến vùng Hương Cần, nhằm phục vụ việc tưới tiêu cho ruộng lúa, hoa màu, tiêu úng thoát lũ trong mùa mưa bão và đảm bảo nhu cầu về nguồn nước dùng cho sinh hoạt của cư dân trong vùng. Ngoài ra, ông còn phát tâm nguyện tu sửa đình chùa, miếu mạo, hỗ trợ chăm lo cho những hoàn cảnh éo le, gia đình gặp khó khăn… Sinh thời, cụ là một người sống nguyên tắc, rất nghiêm khắc, dạy dỗ con cháu có khuôn phép, tôn ti trật tự rất rõ ràng. Với bà con lối xóm, cụ đối xử hết mực thương yêu. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, làng đã thiết trí một số ruộng đất hương hỏa để thường năm con cháu lo giỗ kỵ cho ngài. Làng, họ như thường lệ cứ hễ đến ngày húy kỵ của ngài đều sắm sửa lễ phẩm đến bái vọng ngài. Ngày nay, nhiều thế hệ ở Đốc Sơ vẫn còn truyền tụng nhiều giai thoại về cụ với tất cả sự ngưỡng vọng, lòng kính trọng về một người con ưu tú của làng.
9
Hiện phần mộ của cụ bị nước ngập chìm với độ sâu hơn 32cm. Nguyên phần đất này có tên là xứ Mụ Kiểm, ngày xưa là cánh đồng canh tác ruộng lúa, hoa màu của làng Đốc Sơ. Sau này cùng với quá trình mở rộng thành phố Huế, nơi đây đón nhận nhiều luồng dân cư đến định cư sinh sống. Quá trình đắp nền, nâng móng xây dựng nhà cửa của nhiều hộ dân lân cận đã vô tình biến phần đất này thành một vùng đất trũng, ngập nước. Phần mộ của Cụ Phan Tấn Cẩn tọa lạc ở cuối Kiệt số 62, đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế. Đây là khu mộ có quy mô khá hoành tráng, trên một mặt bằng diện tích khoảng chừng 150m2, mộ quay về hướng Bắc (hơi chệch về phía Đông). Diện mạo của khu lăng mộ này còn khá nguyên vẹn, dấu vết của hai lần trùng tu vào năm 1991 và năm 2002 theo chúng tôi nhận biết về cơ bản không làm biến dạng nhiều về cả quy mô, bố cục lẫn phong cách kiến trúc của lăng mộ. Trong cả hai lần trùng tu đó, con cháu trong trong họ tộc chỉ sửa sang, kiến thiết một số chi tiết nhỏ như dựng thêm tấm bia bằng chữ Quốc ngữ gắn liền với tấm bình phong hậu, xây dựng hệ thống thành bao bọc phía ngoài tránh sự xâm hại từ các tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, phía trước mộ còn xây thêm hệ thống hành lang bảo vệ mặt tiền của ngôi mộ. Dựa vào phong cách kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng cũng như nghệ thuật trang trí, đặc biệt kiểu hình nấm mộ hiện còn góp phần xác nhận thời điểm xây dựng. Theo thiển ý của chúng tôi, thì khu mộ này có phong cách khá đặc trưng, mà thực tế niên đại tương đối có thể xác định thì được xây dựng vào buổi đầu của thời kỳ nhà Nguyễn, tức vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX.
Qua kiểu thức phần mộ hình của lăng ngài Phan Tấn Cẩn có thể thấy được rằng mô thức kiến trúc này thể hiện tính điển hình trong phong cách xây dựng lăng mộ cuối thời chúa Nguyễn đến đầu thời các vua Nguyễn, mà trên thực tế kiểu thức này còn tồn tại khá ít trên vùng đất Thừa Thiên Huế.
10
Ngày nay nhìn ngắm chín khẩu súng thần công này, bất chợt trong lòng tất cả du khách thập phương không thể không thán phục tài nghệ đúc đồng của bậc tiền nhân ngày xưa. Nhưng thiết nghĩ, mấy ai trong chúng ta có thể biết tường tận lai lịch của cả một hội đồng, đội ngũ thợ lành nghề đã rót hết tất cả tâm tư, trí tuệ cho chín khẩu súng này được thành công như ý nguyện. Chính vì vậy, rất cần có một hành động cụ thể thiết thực nhằm biểu dương, tưởng nhớ công lao của những con người trong nhóm hội đồng đốc công chế tạo súng thần công, trong đó có ngài Cẩn Tín hầu Phan Tấn Cẩn, một người con yêu tú của mảnh đất Thần Kinh. Đ.M.Đ (SH319/09-15)
(1) Theo thiển ý, về mặt ý nghĩa cả hai chữ “tấn 晉” và chữ “tiến進i” đều hàm chứa những ý nghĩa thể hiện sự tiến lên, vươn lên. Xét về cấu tạo mặt chữ thì có sự khác nhau nhất định, nhưng nội dung biểu thị thì hoàn toàn giống nhau.
(2) Trần Viết Điền (2002) “Trở lại Cửu vị thần công ở Huế”, in trong “Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam”, Trung tâm BTDTCĐ Huế, Tạp chí Xưa và Nay hợp tác ấn hành, Sđd, tr 206.
(3) Trần Viết Điền (2002) “Trở lại Cửu vị thần công ở Huế”, in trong “Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam”, Trung tâm BTDTCĐ Huế, Tạp chí Xưa và Nay hợp tác ấn hành, Sđd, tr 206.
11 *
------------------------------------------------------------------------------
(4) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2002) “Đại Nam thực lục”, tập 1, bản dịch của Nguyễn Ngọc Tĩnh, Nxb. Giáo dục. Sđd, tr: 541, 542.
(5) Hồ Vĩnh (1998) “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn”, Nxb. Thuận Hóa. Sđd, tr: 19.
(6) Giáo sư H. Lebris “Các súng thần công của Kinh thành Huế”, Nxb. Thuận Hóa. Sđd, tr: 116, 117.
oOo
GHI CHÚ VỀ NHÀ THỜ NHÁNH
Giáo sư Lê Văn Hảo (1936-2015) khi làm luận án tiến sỉ Dân tộc học ở Đại Học Sorbones Pháp đã nhiều lần về lục tìm truy cứu lịch sử ở nhà thờ nhánh tại làng Đốc Sơ.. Chúng tôi có niềm vui lớn về công trình xây cất mới ngôi nhà nhánh nầy vào khoảng năm 1965, 1966. Nguyên gốc nhà nhánh do Ngài Cẩn Tín Hầu Phan Tấn Cẩn xây cất năm Kỷ Tỵ 1809 - Gia Long 8. Trải qua thời gian ngôi nhà nhánh đã bị hư hại nhiều.Nay ông Phan Tấn Khải xây lại mới hoàn toàn. Ông đứng ra bao thầu chịu mọi phí tổn xây cất, lúc đó (1965),ông là Giám Đốc công ty thuyền vận ĐàNẳng có đến ba chục chiếc xà lan và nhiều tàu thuyền chở hàng từ cảng ĐàNẳng đi khắp các tỉnh miền Trung và SàiGòn. Trước khi xây cất, chúng tôi ,hai bác cháu ,mất cả một ngày lái xe đi khảo sát rất nhiều mẩu nhà khắp Đà Nẳng để chọn kiểu nhà vừa ý nhất. Chúng tôi nhìn mẩu
12
nhà ,phác họa tổng quát, sửa lại ,bàn với kiến trúc sư thực hiện ngôi nhà nhánh như hiện nay.
13
Nhà Thờ Nhánh (thờ Ngài Phan Tấn Cẩn .Photo : PT Ngữ)
*
PHỤ LỤC
PHAN
TẤN UẨN(đời thứ tám) Viết tặng các thế hệ hậu sinh *
Năm 2016 một lần lướt mạng internet bất ngờ bắt gặp tên Ngài trong bài nghiên cứu “ Ngài Phan Tấn Cẩn với Cửu Vị Thần Công”.Thật vui mừng. Một đời hơn bảy chục năm chỉ biết Ngài như một thần tượng. Ngay từ lúc tám , chín tuổi, vào những dịp lễ giỗ , chúng tôi thường nghe các bậc cha ông nhắc đến tên Ngài với lòng tôn kính ngưỡng mộ đầy tự hào. Ở Mỹ chúng tôi đã lưu giữ bài báo trên như một báu vật. Lúc còn làm việc tại công ty, một hôm anh chàng Warren cho chúng tôi xem tập gia phả dòng họ anh. Đọc tập gia phả , Warren đã nhắc chúng tôi nếu ta có chút thành công gì trên đất Mỹ hiện nay đó là do giòng máu của tổ tiên ta truyền lại, không kể vài trường hợp “chó ngáp nhầm ruồi”. Trong gia phả của Warren, người tôi chú ý nhất là một công tước (Duke) trong hoàng tộc nước Anh. Hóa ra hầu hết những di dân từ nước Anh qua định cư ở Mỹ họ đều mang theo mình một quá khứ của dòng tộc để định vị trên nền đất mới. Đọc tiểu sử các Tổng Thống Mỹ truy nguyên gia phả đều nhận ra họ thường là hậu duệ của những vua chúa nước Anh hoặc một nước thuộc châu Âu. Nếu không có bài báo trên chúng tôi sẽ không có cảm hứng viết Phần Phụ Lục nầy và cả việc ngồi đánh máy lại tập Gia Phả...
14
ÔNG NỘI PHAN TẤN VẠN & BÀ NỘI PHAN THỊ DUNG
Kỷ niệm duy nhất tôi còn nhớ về ông nội, đời thứ sáu, đáng buồn thay, lại là hình ảnh ông tôi trước giờ phút lâm chung . Chú bé sáu tuổi rón rén ngước nhìn lên làn bụng thoi thóp yếu ớt giữa con cháu lặng im trong gian phòng tang tóc… Thêm một chi tiết khác chú Phan tấn Lộc kể lại : ông nội lên trường Quốc Học ký giấy bảo lãnh cho ba tôi được tiếp tục học sau vụ bãi khóa của phong trào chống thuế Phan Chu Trinh. Chi tiết nầy cho tôi biết muốn can thiệp bảo lãnh,ông nội tất phải giao tiếp bằng tiếng Pháp một cách chững chạc .Hình như ông có nhiều năm qua Pháp trong đoàn quân thợ lành nghề tham gia thế chiến thứ nhất.
Với tuổi thơ tôi,bà nội sống giai như như lời thiên hạ đàm tiếu : ác sống lâu. Thật ra tính quyết đoán và cứng rắn của bà làm con cháu hoảng sợ. Tia mắt bà nhìn vào mặt bọn con nít làm chúng thất kinh hồn vía.
Con cháu có người tin rằng ,ảnh hưởng quyết định của bà dẫn đến hậu quả kẻ Bắc người Nam trong gia đình chúng tôi khởi đầu từ cuộc tản cư từ Đàlạt ra Huế những ngày Cách Mạng Tháng Tám. Có người lại vin vào chứng cớ những người bạn của ba tôi như học giả Trần Thanh Mại là đầu mối của cuộc phân ly nầy.Tôi chẳng biết tin vào đâu. Bà nội trực tiếp bày vẻ cho người chị lớn tuổi của tôi
15
mua bán, làm việc những ngày đầu khốn khó sau khi tản cư về làng. Chị có nhiều kỷ niệm về bà ghi trong mấy quyển sách chị viết. Cũng cần nhắc đến ông Phó Tuy, người em ruột bà nội ở làng Đức Bưu, là người “ăn to nói lớn” trong làng. Ông Nội thời trẻ (nửa sau thế kỷ 19) Bà Nội (1964) Sau nầy, người con ông Phó là Phan Cẩm từng là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trâu Điên đánh đấm kinh hồn những ngày cuối cuộc chiến, học tập mười mấy năm ỏ Miền Bắc, đi HO qua Mỹ, vừa mới mất trong năm 2017. Phan Cẩm cùng tuổi với tôi và Nguyễn Xuân Oanh , có nhiều kỷ niệm thiếu thời ở quê làng… Phan Cẩm cùng tuổi với tôi và Nguyễn Xuân Oanh , có nhiều kỷ niệm thiếu thời ở quê làng…
16
TÔI PHAN TẤN HUYÊN & CÁC CHÚ . CÁC O
BA
Phan Thu Quỳ, chị tôi, đã viết mấy cuốn sách nói về ba tôi . Tôi chỉ nói những gì không có trong mấy cuốn sách của chị. Nếu ba tôi còn sống đến sau 30 tháng 4 năm 1975 có lẻ những suy nghĩ của tôi không giống như hiện nay. Điều nầy tùy thuộc vào những gì ông sẽ thể hiện sau đó. Dĩ nhiên ông có uy tín tuyệt đối đối với chúng tôi. Võ Như Nguyện , Nguyễn Đôn Duyến, Hồ Giống … những tên tuổi một thời của Đệ Nhất Việt Nam Cọng Hòa cũng chỉ là những người cùng vai vế với ba tôi, con cái của họ sau nầy hầu như đều cắm rể vào những đất nước không mang tên Việt Nam . Cha (1909 – 1951) Mẹ (1913 - 2006) Tôi muốn nói nếu ông còn sống và ở trong hoàn cảnh của họ, đời tôi sẽ khác hẳn hiện tại. Tôi nhấn mạnh : năm 1945 ba tôi đang là chánh văn phòng của thị trưởng Đàlạt , biến cố chính trị tháng tám bùng nổ, ông thị trưởng người Pháp muốn đưa cả gia đình chúng tôi qua Pháp ,nhưng
17
không hiểu sao gia đình chúng tôi phải tản cư ra Huế. Phong trào Việt Minh đặt ba tôi làm Chủ tịch đầu tiên của xã Hương Sơ và hộ tống ông lên chiến khu. Tôi mồ côi cha năm lên chín (1951) , mẹ tôi trở nên điên loạn… Tôi cố nhớ kỷ, moi sâu ký ức thiếu thời ,nhưng chỉ còn vỏn vẹn có hai hình ảnh hiện lên vẫn còn rất rõ nét đến tận hôm nay. Thứ nhất, hình ảnh những con ngựa nhảy chồm lên, lao vào chú nhóc khi xem một phim cao bồi trong rạp hát làm chú nhóc hoảng sợ là một hình ảnh in đậm trong trí nhớ . Kỹ thuật điện ảnh thời phôi thai chưa khắc phục được những khuyết điểm làm người xem khó chịu lúc đó , vô tình đã giúp tôi giữ được một hình ảnh kỷ niệm nhớ đời.Thứ hai , hình ảnh nhảy múa của những con chim trên bức tường của ngôi nhà đầu làng Đức Bưu lại nhắc tôi nhớ đến ba tôi .Bên ngọn đèn dầu hỏa , ba tôi dùng những ngón tay cử động thoăn thoắt tạo thành những hình ảnh nhảy múa in trên bức tường làm thằng cu tí cười khoái tỉ. Cái đêm đó xẩy ra vào những ngày tản cư đầu tiên gia đình tôi về làng trước khi phong trào Viêt Minh đưa ba tôi vào tổ chức . Những ngày nầy chú nhóc không biết gì về các O các chú con ông bà nội . Một kỷ niệm duy nhất lúc tám tuổi một lần theo chân mẹ lên núi thăm ba . Buổi chiều tắt nắng. Cô gái giao liên dẫn đoàn bốn người hồi hộp đi trong lặng lẻ. Chú bé vừa đi vừa chạy lúp xúp qua những cánh đồng lúa vừa chín tới. Bước chân nhỏ thoăn thoắt khuất dưới thân lúa cao quá đầu. Bóng đêm ập nhanh xuống đồng lúa. Đoàn người lầm lủi tiến về phía núi. Đi vội vả hấp tấp bên nổi sợ rình rập , tôi không nhớ phải đi trong bao lâu.Hình như mất ba bốn giờ gì đó mới đến được ngôi làng xôi đậu.Bước vào
18
Bút tích của chú bé tám tuổi và cha năm 1951
19
căn nhà lá,ngọn đèn dầu tù mù không soi rõ mặt người. Cô giao liên biến đâu mất dạng. Không ai nói với ai lời nào. Không khí im lìm bí mật. Mẹ và O Châu lặng lẽ sắp xếp vật dụng, nhu yếu phẩm thuốc men mang từ thành lên tiếp tế, rồi tìm chỗ nghỉ lưng. Chú bé nằm trên tấm phản gỗ ngủ quên lúc nào. Khuya có người đánh thức, chú bé choàng dậy.Một người đàn ông cao gầy, mặc bộ nâu sòng chăm chú nhìn tôi. Tôi biết chắc đó là ba tôi. Tôi đứng dậy tiến về phía ba trong lúc ông đã giang tay đón tôi. Ba nâng cầm tôi cười cười, chỉ vào cái mũi nhăn nhít của tôi. Ba mẹ tôi chắc đã nói xong nhiều chuyện hệ trọng trong lúc tôi đang ngủ, vì suốt cuộc đoàn tụ ngắn ngủi tôi không thấy ba mẹ nói thêm điều gì. Ông đưa một tờ giấy xé trong tập vở học sinh bảo tôi viết thư thăm anh chị tôi đang học Trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An. Lá thư nầy sau năm bảy lăm, anh tôi từ Bắc vào đã trao lại cho tôi. Nét chữ nắn nót viết bằng ngòi bút rong chấm vào bình mực tím. Lời thăm hỏi ngây thơ của một chú bé lớp ba tiểu học.Viết xong thư, ba kéo tôi cùng ngủ trên chiếc phãn gổ. Khi tôi vô tư thức dậy, mặt trời đã lên cao. Ngôi nhà triống hoang. Ba đã theo hai người cận vệ lên núi từ khi trời còn tối. Mẹ và O Châu lặng lẽ thu xếp đồ dùng. Chúng tôi quay ngay về làng. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng tôi gặp ba. Vì chỉ sau đêm ấy bốn tháng , tôi đã trở thành đứa bé mồ côi. Mẹ trở nên điên loạn, vì những dự tính ba mẹ tôi chuẩn bị vào đêm hôm đó đã không thực hiện được. Những dự tính nầy là gì, không thể biết. Chỉ biết trước khi lên non thăm ba , mẹ đã gặp những người bạn cũ của ba ở Huế… Sau nầy, trong một ngày giỗ ba , anh tôi đã giao lại cho tôi tất cả những bút tích tối hôm đó tôi đã viết có kèm thêm
20
bút tích của ba. Dưới đây là những dấu tích ba tôi để lại, tôi muốn lưu giữ cho các con biết . Tôi cũng muốn san sẻ cho bà con thân thích nào còn nhớ đến quá khứ một thời của gia đình chúng tôi. Đó là hai tấm bằng primaire và Diplôme, một giấy chứng nhận của Bộ Nội Vụ Pháp ,một giấy viết tay của chính quyền địa phương xác nhận tư cách đạo đức của ba tôi ( điều kiện cần có để vào học Trường Quốc Học)
Lăng mộ cha trên núi cao (Photo: Bùi Thế Bảo) Ba tôi là con lớn ông bà nội, người anh cả của bốn ông chú và hai người em gái . Chú Hai, chú Luyến, chú Lộc, chú Song , và O Đương , O Bảy. Chú Hai ,tôi không biết mặt trước khi chú lìa đời. Chú Luyến sau bảy lăm gặp chú một lần trước khi chú mất ở ĐàNẳng khoảng đầu những năm 1980. Chú Lộc , chú Song sinh sống ở Miền Nam trước bảy lăm. Thời tiểu học tôi thật sự ấn tượng năng khiếu hội họa mà chú Lộc đã phô diển nhiều lần tại nhà tôi ở đầu làng
21
22
Đức Bưu. Lần nào từ Quãng Ngãi ra Huế chú Lộc đều ghé thăm mẹ và bọn nhóc chúng tôi. Chỉ cần bút chì mềm, chú vẽ chân dung vua Tự Đức, vua Quang Trung trên giấy croquis A4, chúng tôi lồng kính treo lên tường phòng khách . Những bức vẽ nầy đã gắn bó tuổi thơ tôi nhiều năm. Tôi nhận tin chú mất lúc đang học tập cải tạo trong trại Hiệp Đức Quãng Nam. Năm học Đệ Thất Quốc Học, tôi ở nhà chú Song trong Lương Y ,Thành Nội. Những ngày mưa đông Huế, chú thường đạp xe chở cháu đến trường. Tôi in sâu vào ký ức một lần lụt Huế, chú cõng tôi tránh lụt qua cống Lương Y trong lúc cơn sốt đang hoành hành. Sau nầy thi đổ vào Bưu Điện ,theo ước muốn tôi , mẹ đã bàn với chú cho tôi vào SaiGon học, dù phải bỏ ngang Sư phạm tiểu học Trần Quốc Toản. Theo lời mẹ, chú Song là em trai út của ba, được ba nuôi ăn học đến khi có bằng primaire của Pháp. Chú làm việc trong ngành cảnh sát, sĩ quan cấp úy nhưng phải học tập trên cả mười năm, qua Mỹ theo diện HO, trở về Việt Nam sống những ngày cuối đời , và mất ở Pleiku năm 2015. Thím Song mất trước đó mấy năm.
Với O Đương (Phan thị Lựu) và O Bảy, sẽ không có chuyện đổi danh xưng thành cô Đương , cô Bảy . Với tôi, gọi bằng O gần gủi hơn gọi bằng cô. Hai O nhưng tôi biết O Bảy nhiều hơn. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi đã sống gần, biết rõ về tính tình , cách ứng xử của O Bảy, mà tôi lại đặc biệt không giấu diếm tình thương của đứa cháu đối với O. Trong đời tôi có lẻ không cô chú bác nào bên nội để lại dấu ấn trong tôi bằng O Bảy. Chẳng người nào trong dòng tộc để ý đến hay không biết gì về mối cảm tình nầy. Thậm chí một người anh của tôi đã thường xuyên nói xấu,
23
trách móc, đả kích O trong suốt cuộc đời của anh ấy , ngay cả khi O đã rời khỏi thế gian. Tôi biết O là con gái Út của ông bà nội . O được cưng chiều nhất trong số những người con , cả trai lẫn gái , của ông bà . Cả hai O học hành như thế nào tôi không rỏ…
Thím Song (Photo: 1999 tại một phi trường USA) Có điều là O Bảy rất thương mẹ tôi. O chưa bao giờ xúc phạm điều gì đến mẹ. Mở miệng là chị Phán, chị Phán rất ngọt . Tôi không ưa cái danh vị “ con gái họ Phan” mà nhiều người thường xưng tụng . O Đương ,chị O Bảy, có một sạp bán thịt ở chợ An Hòa, hể ai làm mất lòng O sẽ biết miệng lưỡi của O ... Không hiểu duyên số thế nào mà O và dượng lại cặp nhau rất xứng đôi . O , dượng có đến hơn mười mấy người con. Một giai thoại sau nầy mẹ tôi kể lại là câu chuyện đánh ghen do O Đương dàn dựng , tổ chức cho mẹ tôi. Nguyên bà vợ thứ của ba tôi gây hậu quả tai hại cho gia đình, O Đương chuẩn bị một gói ớt đâm nhỏ hướng dẫn mẹ tôi cách trừng trị bà nhỏ. Kết quả bà bé phải mất công, mất của đi bệnh viện chữa trị cho đôi mắt khỏi
24
Chú
mù lòa. Kiểu đánh ghen nầy chỉ một O Đương mới nghĩ ra, mẹ tôi đã làm theo lời xúi bẫy trong cơn nóng giận. Một ngày mưa ở Huế tháng mười năm 2004 tôi có dịp ra Huế, O Đương đã qua đời, được gặp mặt O Bảy và tình cảm của đứa cháu trỗi dậy. Tôi không thể nhớ , biết về O từ lúc nào. O Bảy trôi dạt đâu trong FaiFo ĐàNẳng không rõ , cho đến khi O về làng mở ngôi quán nhỏ bán tạp hóa ở một góc nhà thờ họ Phan. Học trường làng Đức Bưu lóp năm , lớp tư với thầy trợ Lữ ( thầy Nhiêu Khánh Lữ) , tôi có rất ít dịp đi ngang quán O, trừ một vài lần theo mẹ lên chợ An Hòa.Chỉ đến lúc bắt đầu lên trường tiểu học An Hòa học lớp ba với thầy Châu mỗi ngày hai buổi đi về qua quán nhỏ quen thuộc của O .Lần nào có O ngồi sẳn trong quán mà thấy đưa cháu đi ngang qua , O bật dậy tay ngoắt miệng gọi lớn tên tôi .Chú bé vào quán, vậy là có gì trong quán O đều bốc một thứ một ít dúi vào túi áo túi quần tôi ,nhất là bánh kẹo trong mấy cái thẩu thủy tinh sắp một hàng dài trên kệ. Nhưng hình bóng O in đậm trong tâm tưởng tôi là dịp tôi thi đổ vào lớp đệ thất trường Quốc Học niên khóa 1954-1955. Kết quả rất đáng khen nhưng bà con nội ngoại chẳng ai đóai hoài. Chỉ một O Bảy phấn khích tột độ. Tay cầm chiếc nón ve vẫy, O vừa đi vừa chạy báo tin cho xóm làng biết . Sáng hôm sau O dẫn tôi lên phố, mua sắm cho tôi bộ quần áo mới và đôi giày chuẩn bị niên khóa mới. Phải ở trong thời buổi quê nghèo ngày ấy mới hiểu hết tấm lòng O giành cho chú bé không cha. Lần gặp O sau cùng tháng 10 -2004 , giữa buổi họp mặt đông đủ anh chị em bà con ,hồi tưởng lại niềm vui tột cùng của chú bé năm xưa làm tôi xúc động . Tôi đã biếu O gần hết số tiền có trong túi, chỉ để lại đủ tiền vé máy bay về lại SaiGon, khiến
25
bà con sửng sờ nhìn tôi không hiểu…Sau đó mấy năm O đã qua đời
CÁC BÁC .
PHAN TẤN CỰ . PHAN TẤN KHẢI . PHAN TẤN NGỮ
Những người cùng thế hệ với ba tôi nay đều khuất núi.Đó là những anh em chú bác của ba ,cùng với ba tôi lên lập nghiệp ở Đàlạt. Cả một chi nhánh họ Phan , gọi là cánh Đalạt ,sinh con đẻ cháu đông đúc trên thành phố cao nguyên. Các bác đổ Primaire trường Pháp, chỉ ba tôi có Diplôme. Bác Cự , Bác Khải là hai nhà thầu khoán nổi danh Đàlạt. Bác Ngữ làm việc tại Viện Pasteur đến lúc về hưu. Gia đình ba ông bác nầy gần gủi với gia đình ba mẹ tôi hơn cả. Những người con các bác đều học trường Pháp, Lycée Yersin Đàlạt. Thế hệ con cháu các bác ít người biết rỏ nguồn gốc sâu xa có cánh Đàlạt hiện giờ bắt nguồn từ lúc ba tôi chuyển đổi công việc từ Tòa Khâm Sứ Huế lên thành phố cao nguyên làm Chánh văn phòng cho thị trưởng người Pháp.Tôi có thể chứng minh điều nầy : một dịp ghé thăm ông bà bác Ngữ ở Thị Nghè khoảng năm 1984,1985 , bác gái kể lại chính uy tín của ba tôi làm nên mối lương duyên hạnh phúc của hai bác. Ba tôi giới thiệu bác gái cho bác trai và đưa bác gái vào dạy học tại một trường Pháp ở Đàlạt. Hôm đó, bác Ngữ trai cho tôi xem một bản vẽ trong tập hồ sơ xin Tòa thị Chính Đàlạt cấp Giấy Phép xây cất có chử ký của ba tôi đề nghị cấp phép.Thời nào cũng vậy, chuyện giấy phép , việc làm chính là cội nguồn của cơ nghiệp…
26
Bác Phan Tấn Cự đối với tôi, là một nhân chứng về việc ba tôi tham gia kháng chiến. Lúc sinh thời, khoảng mấy năm đầu 1980, một lần ghé thăm mẹ tôi tại ĐaKao Quận Nhất SaiGon , bác đã kể lại chuyện cũ.Sau khi tản cư từ Đalạt về, phong trào Việt Minh chỉ định ba tôi làm Chủ tịch Xã Hương Sơ, bác làm ủy viên tài chánh. Sức khỏe kém, bác bỏ kháng chiến về thành. Theo lời bác, chuyện Quốc Gia , Cọng sản bác chỉ nghe sau nầy, còn trường hợp của bác và ba tôi lúc đó ,nói như ngôn ngử thời nay, là trôi theo mệnh nước . Chỉ có thế . Ngay cả thời điểm ba tôi mất (tháng 9-1951), chuyện Quốc – Cọng vẫn chưa trở thành ranh giới hận thù rạch ròi như sau nầy…Nhiều anh chị lớn tuổi con bác Cự như Phan Tấn Trình, Nghĩa ,Dĩnh lại biết nhiều hơn tôi về ba mẹ tôi. Một chi tiết do PT Trình kể cho đàn em sau nầy thấy được cuộc sống của gia đình bác Cự và gia đình ba mẹ tôi ở Đàlạt chan hòa ấm cúng như thế nào. PT Trình nhớ lại lúc ba,bốn tuổi ở Đàlạt, ham chơi tối về nhà muốn ngủ, anh ngủ luôn bên mẹ tôi như con của mẹ. Lúc đám tang mẹ tôi,cánh Đàlạt chỉ một mình PT Trình về SaiGon tiển biệt…
Anh Dĩnh & Chị Yến (đều đã mất 2010 , 2011 tại Mỹ)
27
Trong số những người con bác Cự, anh Dĩnh chị Yến có tình cảm đặc biệt với ba mẹ tôi. Nhớ một lần năm 1994, chị Yến từ Mỹ về , trước khi lên Đàlạt ,bằng đủ cách chị tìm gặp cho được mẹ tôi . Đến Đakao nhà đã đổi chủ, không biết ai đã cho chị biết địa chỉ mới của tôi tạm trú trong phi trường Tân Sơn Nhất, thế là chị lên phi trường thăm mẹ,tôi có dịp biết được tấm lòng thành chị dành cho mẹ. Anh Dĩnh lại có lòng ngưỡng mộ ba tôi. Lần nào gặp tôi anh cũng nhắc đến ba tôi như một tấm gương sáng cho con cháu noi theo, khác với nhiều người muốn xóa mờ quá khứ do ganh ghét, ghen tị gì đó.
Bác Phan Tấn Khải và ba tôi, tuy là anh em chú bác lại ,nhưng sống với nhau còn hơn anh em ruột ngay từ thời thơ ấu. Một giai thoại kể rằng bác Khải và ba tôi có hai cái tên cúng cơm lúc nhỏ là Trâu – Bò do tập tục chọn đặt tên
28
Bác Phan Tấn Khải (1962) Bác Gái Võ thị Vân(1997)
xấu cho con của người xưa ,vì cả hai đều là con trai đầu lòng của ông nội tôi và ông Phan Tấn Hóa thân sinh bác Khải. Hai cái tên Trâu-Bò đối với những người trong gia đình đồng nghĩa với một cặp bài trùng như hình với bóng đi đâu cũng có nhau.Thật dễ hiểu khi sau nầy khoảng 1961, 1962, lúc tôi đang học Trường Bưu Điện và Phan Tấn Công đang học Điện tại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ SaiGon , bác từ Đalạt ra Huế di chuyển toàn bộ gia đình mẹ tôi và em gái lên Đàlạt sống tại nhà bác trên đường Phan Đình Phùng chờ đến khi hai anh em tôi ra trường. Hai năm thứ hai, thứ ba ,chính bác Khải đài thọ tiền ăn ,ở hàng tháng cho tôi trọ học ở SaiGon, sau khi ra trường tôi đã góp lại từng tháng cho một người cháu khác (chị Phan thị Ngọc Quỳnh, con bác Ngữ) của bác ăn học như một hình thức trả ơn. Hai năm nầy cái gốc gia đình tôi đã chuyển lên Đàlạt, chúng tôi lên xuống Đalat-SaiGon như lui tới nhà mình. Còn nhớ có lần bác ghé SaiGon tìm đến chỗ trọ học của tôi ,8/1 Phan Đình Phùng gần Đài Phát Thanh ,cứ nghĩ có việc gì quan trọng.Không ngờ bác dẫn vào ChợLớn ăn một dĩa cơm cháy giá đắt hơn mấy lần một tô phở đặc biệt, kiểu như cho cháu biết mùi đời… Như tôi đã nhắc lại câu chuyện hai bác cháu tìm chọn mẩu nhà trước khi bác xây cất ngôi nhà nhánh thờ Ngài Cẩn Tín Hầu . Bác Khải có năng khiếu đặc biệt về cơ khí máy móc. Những người đi kháng chiến kể rằng họ đã bắt gặp mấy chiếc xe vận tải chạy bằng than đá trong vùng kháng chiến Nghệ An. Những chiếc xe nầy do bác Khải đi thu lượm từng mẩu cơ khí ,linh kiện máy móc tại các kho bãi rải rác khắp nơi khắp chốn để lắp ráp thành chiếc xe vận tải chuyên chở hàng hóa. Lúc bỏ kháng chiến về thành
29
, thời gian đầu bác làm thầu khoán ở Đàlạt , thời gian sau ,bác ra ĐàNẳng lập công ty Thuyền Vận . Lúc đó tôi làm Trưởng Đài Phát Tin VTĐ ĐàNẳng đã có lần điều động anh em kỹ thuật xuống công ty của bác ở Bến Bạch Đằng thiết trí , điều chỉnh Anten liên lạc vô tuyến đường biển cho đội tàu thuyền của bác. Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh bác đứng chỉ huy những chiếc xà lan, tàu thuyền cập bến, chuyển giao hàng hóa nhộn nhịp dưới bến Bạch Đằng. Những năm quân ngũ của tôi càng về sau cuộc chiến càng ác liệt, đội tàu thuyền của bác thu hẹp dần dần cho đến khi tan rã vào tháng 4-75. Trong mấy ngày ĐàNẳng hoảng loạn trước 29/3/1975, tôi xuống nhà bác gần cuối con đường Bạch Đằng chứng kiến một cuộc trốn chạy gấp rút xuống tàu vào SaiGon bằng đường biển .Một năm rưởi sau ,khi ra trại cải tạo Hiệp Đức trở về, ghé ĐàNẳng đi một vòng viếng khắp thành phố thấy nhà cũ của bác là một cảnh tượng hoang tàn buồn thảm, chưa có ai tiếp quản. Bác qua đời tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Trước ngày bác mất, chúng tôi ghé bệnh viện thăm bác, bác trăn trối những lời gan ruột và căn dặn tôi phải "hết sức lo cho tương lai các con", bác vừa nói vừa chỉ tay vào cháu Khoa đang được mẹ Hiệp bồng ẫm. Chị tôi, vợ anh Trần Quyết Tâm ,Giám đốc Bệnh Viện Chợ Rẫy, đứng ra lo đám tang toàn bộ cho bác.Sau khi bác trai mất,Phan Tấn Chỉnh bảo lãnh bác gái qua Mỹ . Trong lúc chờ đợi phỏng vấn định cư, Hiệp dẫn bác gái ra Huế thăm bà con, mồ mã, nhà thờ nhánh, nhà thờ họ,đưa bác đi khám sức khỏe, phỏng vấn… Qua Mỹ sống mấy năm , không thích hợp xã hội mới, trở về Nha Trang ,bác gái qua đời đầu năm 2001… kể ra mấy chi tiết nầy để thấy rằng nguồn cội xuất phát từ bác Khải và ba tôi do một tình
30
cảm gắn bó truyền thống, không đơn thuần là bà con cùng nhánh họ.
Lúc cải táng mộ bác trai, bác gái chỉ định tôi thay mặt tất cả các con của bác đang ở Mỹ, bưng bát nhang hoặc di ảnh bác trong các nghi lể. Đám tang bác gái, anh em chúng tôi gác bỏ mọi công chuyện , về Nha Trang có mặt bên áo quan của bác suốt ba bốn ngày liền đến ngày cuối cùng Phan Tấn Chỉnh từ Mỹ về Việt Nam mới di quan lên Đàlạt. Viết ngang đây, tôi quá xúc động , nhớ về hai bác như nhớ về ba mẹ tôi…
PT Trí con bà thứ ba của bác Khải gặp tai nạn giao thông mất năm 1965 tại ĐàNẳng,để lại nhiều thương tiếc cho anh chị em bà con. PT Trí sống vô tư, vui vẻ được bác gái rất thương quý. Tôi được sống gần anh kỳ nghỉ hè 1960 ở Đalạt, chưa thấy anh buồn giận ai bao giờ. Chết tức tửi lúc còn trẻ (23 tuổi), bác trai khóc
PT Trí (mất 1965) không hết nước mắt.
Bà Vú (mất năm 2008)
Bà Vú : Bà con xa gần quen gọi bà là bà Vú, tên thật Lê thị Hòa. Bà là bà vợ thứ tư của bác Khải, thường sống xa cách họ hàng nhà chồng, mặc dù bà sinh hạ cho bác trai ba người con : hai anh Yên , Bằng và Hảo ,em gái út. Yên, Bằng vượt biên qua Mỹ
31
đầu những năm 1980.Chị Hảo theo chồng người Pháp qua ở Paris.Những năm cuối đời Bà Vú , hai anh Yên, Bằng thường qua về Việt Nam chăm sóc bà. Bà mất đâu khỏang năm 2008 lúc chúng tôi đang ở Mỹ. Bác Phan Tấn Ngữ. Tầm vóc, ảnh hửơng của bác Khải quá lớn, đã không cho chúng tôi nhiều dịp gần cận bác Ngữ . Sau khi bác Khải qua đời, bác Ngữ là người còn lại của thế hệ ba tôi ,còn sống, bác cháu có nhiều dịp gần gủi chia xẻ những vui buồn thời cuộc .Bác Ngữ trai thích văn chương chữ nghĩa , theo lời cho biết, bác từng học cùng lớp bậc tiểu học với nhà văn Thanh Tịnh. Đặc biệt con cháu bác sau nầy đều học giỏi. Giỏi ở Việt Nam, giỏi ở Mỹ. Sau khi vượt biên cuối những năm 1970, Phan Tấn Huy, con bác thuộc lứa kỹ sư đầu đàn của Microsoft ở Cali. PT Huy là triệu phú (?) về hưu ở Cali. , đang sống với tuổi già thanh thản . Phan Ngọc Quỳnh sống ở Paris, có hai con gái là bác sĩ đang làm việc tại New York Mỹ.
32
Ông
ữ
Bác
ồ
ị
Bà Bác Ng
(1999- USA)
Gái H
Th
Bích Châu(2009) Những con cháu khác của bác vẫn còn đang làm việc trong ngành điện toán ở Silicon Valley San Jose. Trước khi đi
định cư ở Mỹ, bác đặc biệt chú trọng phục hồi, đánh máy lại tập Gia Phả Phan Phái Nhánh Thứ Tư để các thế hệ hậu sinh nhớ đến Ngài Phan Tấn Cẩn. Bác Ngữ trai mất năm 2004 do bệnh tim. Bác gái mất năm 2010. Tôi có được chút an ủi trước ngày bác gái mất. Năm 2009 một lần nói chuyện trên điện thoại, bác bảo các con gắng qua thăm bác kẻo bác chết không thấy mặt. Nghe vậy chúng tôi thấy sợ sợ, liền thu xếp qua Cali thăm bác . Một năm sau (2010) bác gái mất .
Như đã giới thiệu ngay ở trên, ông bà bác Ngữ trạc tuổi đàn em của ba tôi, được ba tôi nâng đỡ lúc vào đời, điều nầy đối với lớp người lớn tuổi không có gì phải kể lại, nhưng các thế hệ con cháu sau nầy không hiểu được cội nguồn sâu xa, có những thái độ, cách nhìn thiếu thiện cảm giữa anh chị em bà con trong nhánh họ, luôn dịp nầy tôi cũng muốn có thông điệp nhắc nhở các lớp hậu sinh cần giữ lại truyền thống tốt đẹp của cha ông...Con cháu họ Phan sống ở Mỹ hầu hết đều học giỏi, không cần nhờ cậy người khác, chúng tôi liên lạc với anh em Phan Tấn để kết nối lại truyền thống cha ông, chứ không phải liên lạc để nhờ cậy.
Nhiều ông bác khác cùng thế hệ ba tôi, tôi chỉ nghe biết tên rất hiếm khi thấy mặt, đặc biệt là nghe danh bác Phan Tấn Đài rất giỏi chữ Hán. Xin thắp nén nhang tưởng nhớ tất cả các bác đã cùng với ba mẹ tôi đang chung vui đâu đó ngoài cỏi tạm ta bà nhiễu loạn nầy… o o o
33
34 Ông Ngoại Bùi văn Trạch và cậu Bùi Viện (Đầu thế kỷ 20) ÔNG NGOẠI BÙI VĂN TRẠCH & CẬU BÙI VIỆN Trước nhất, tôi phải nhắc đến ông ngoại..Có một bức ảnh rất lớn hiện đang treo ngay gần bàn thờ ngoại tôi . Thật thích thú vào dịp Tết Mậu Tuất 2018, Nguyễn Xuân Oanh (NXO) đã chụp bức ảnh gởi cho tôi. Ông bạn đã tặng tôi món quà Tết đầy ý nghĩa. Bức ảnh ghi lại thật sống động
hình ảnh quá khứ một thời của buổi gặp mặt đông đủ con cháu nội ngoại, bà con xa gần và các chức sắc của gia đình ông ngoại tôi cách đây hơn trăm năm.
Bức ảnh xưa một trăm năm tại nhà ông ngoại. (Photo :NXO) Ông ngoại Bùi văn T. (giữa)
35
p v
i thầy trợ L
(Nhiêu Khánh Lữ). Luôn dịp, xin kể một giai thoại.Trong hình trên ,con voi đá bên trái (không chụp voi đá bên phải) đã in dấu tuổi thơ tôi.Bọn trẻ chúng tôi vẫn tin đôi voi chầu nầy rất linh ,không dám cưỡi lên lưng hoặc bước ngang mặt. Tương truyền thầy trợ Lữ tuổi thiếu niên rất nghịch phá, đã dám cưỡi lên lưng voi đá nhún nhảy thúc voi lồng lên trong một trò chơi đánh giặc, đã bị “Ngài” quật vòi cho méo miệng ,trẹo quai hàm . Tôi nhớ mỗi lần
36 Trong bức ảnh, người ngồi giữa là ông ngoại tôi.
ông ngoại là ông nội Phan Tấn Vạn . Đặc biệt bên phải ông ngoại là một chức sắc làng Đức Bưu, không ngờ đó là ông nội của Xuân Xuân,người bạn đời NXO. Một kỷ vật quý thời quá khứ hiện về. Ông ngoại là một đại điền chủ ở làng. Nhiều công trình do ông ngoại hiến tặng cho làng nay không còn
ện hửu. Trường làng Đức Bưu do ông ngoại hiến tặng (Photo:
Ngôi trường nầy tôi đã học lớp
Bên trái
dấu tích. Chỉ còn lại ngôi trường làng đang hi
NXO)
sơ cấ
ớ
ữ
nhai ăn thứ gì, hàm răng dưới của thầy đong đưa qua lại rất tức cười, “vui”nhất thấy thầy nhai cau trầu. Dân làng tin rằng đôi voi chầu trước sân đình làng chỉ dành cho đôi chim thiêng về đậu lúc nửa đêm. Có người kể rằng cứ khoảng vào nửa khuya họ nghe tiếng đập cánh sột soạt rất lớn của đôi chim ưng từ cành cây bàng đáp xuống đậu trên lưng voi. Chẳng biết hiện thời giai thoại đôi voi đá nầy còn có ai nhắc tới ?
Tưởng nhớ ông ngoại, phải nhắc đến khu vườn rộng với ngôi nhà ngói và kho lậm lúa ba căn lợp ngói đồ sộ nằm ngay đầu làng Đức Bưu . Đó chính là của hồi môn do ông ngoại cho ba mẹ tôi. Ngôi nhà, mảnh vườn nầy đã bao bọc nuôi sống anh em chúng tôi suốt gần hai mươi năm.
Ngôi nhà đầu làng Đức Bưu : trước và sau phục hồi (2012) Sau bảy lăm, trong một buổi họp đông đủ năm anh chị em, bất ngờ tôi được yêu cầu ký tên vào một giấy chứng từ chuyển giao toàn bộ của hồi môn nầy trở lại cho bên ngoại . Tờ giấy chuyển giao nầy do bốn chị em họp bàn lập ra, không có mặt tôi, vì tôi cất giữ mọi giấy tờ bằng khoán của ngôi nhà, miếng vườn. Bốn chị em đặt tôi trước việc đã rồi. Tôi thản nhiên ký tên không một chút cảm xúc và ý kiến gì.
37
Ai là người hiểu tôi lúc ấy, khi tôi âm thầm lên máy bay ra đi không báo cho một ai biết tin, ngoại trừ vợ chồng Đoàn – Thủy. Lúc tôi đã đi xa, chị tôi mới liên tưởng đến ước mong của tôi phục hồi lại căn nhà cũ làm nơi thờ phụng ba mẹ tôi. Dù sao, hình bóng song thân vẫn còn hiện diện trong ngôi nhà xưa .
Bụi tre la ngà độc đáo trước mặt nhà ba mẹ tôi là điểm nhấn đầu làng Đức Bưu. Bụi tre già trên trăm tuổi đã trải qua bao biến cố lịch sử, nằm trên bờ con hói là ranh giới của mấy ngôi làng nằm hai bên bờ nó.Nhìn bụi tre hôm nay bao kỷ niệm ấu thơ trở về . Xácngười chết đuối tắp vào gốc bụi tre dưới nước phải chăng là xác một du kích?
Trong khoảng mười lăm năm từ 1945 đến 1960,cuộc sống chúng tôi nương tựa nhiều vào bên ngoại . Với tôi, đó là thời : trường làng Đức Bưu, tiểu học An Hòa, Trung học Đệ Nhất cấp và Đệ Tam Quốc Học Huế. In đậm vào trí nhớ tôi là thời học trường làng và Tiểu học An Hòa . . Chuyện về cậu tôi, mấy người anh của tôi không có kỷ niệm đẹp, nhưng tôi thì vô tư hòa nhập vào sinh hoạt đời sống của gia đình cậu. Chỉ biết chắc cậu Bùi Viện , con ông ngoại, em mẹ tôi suốt đời không làm bất cứ việc gì mà vẫn sống phong lưu giàu có trong một làng quê . Cậu chỉ việc
38
bán từ sào ruộng nầy qua mẩu ruộng khác rồi ngồi không rung đùi hút thuốc cẩm lệ uống trà tán gẫu với bà con nông dân . Chính mấy người cán bộ nằm vùng của Việt Minh thời còn hoạt động bí mật đã rỉ tai cậu tôi phải bán đất ruộng để tránh đại họa cải cách ruộng đất sau đó. May mà đại họa nầy xẩy ra ở miền Bắc, nếu nó dội xuống miền Nam sớm hơn chắc cậu tôi cũng đã tiêu đời với đất ruộng của ông cha để lại. (Nhưng cũng vì nghĩa cử ủng hộ kháng chiến mà cậu tôi đã bị phía quốc gia đẫy vào lao Thừa Phủ Huế chịu đựng không biết bao nhiêu đòn thù . Đến đời con cậu là Bùi Văn Đoàn , đại úy Cảnh Sát Việt Nam Cọng Hòa lại ra miền Bắc học tập cải tạo hơn mười năm . Thật oái oăm cho trò đời ! )
Ông ngoại tôi cưng con như trứng mỏng. Tôi nghe nhiều bậc cao niên kể lại đến hơn mười tuổi mẹ tôi vẫn còn có người bồng ẩm như trẻ nhỏ. Mẹ và cậu tôi không đến trường học ,ông ngoại chỉ rước thầy về nhà dạy chữ Hán. Thầy dạy là ông Ngô Đức Nhuận ăn ở ngay trong nhà . Chuyện nầy tôi sẽ kể tiếp trong phần tưởng nhớ mẹ. Năm 2004 năm anh chị em chúng tôi có một chuyến đi đặc biệt. Chuyến đi nầy có lẻ là chuyến đầu tiên cũng là cuối cùng có đủ năm anh chị em chúng tôi về thăm lại quê làng nội ngoại. Từ SaiGon ra Huế trên hai chiếc xe nhà của chị Qùy và anh Công , cuộc hành trình ghé Nha Trang , Phan Thiết, ĐàNẳng thăm viếng bà con trước khi đến Huế . Một tuần ở nhà cậu ,tôi có dịp nhìn lại ngôi nhà, mãnh vườn, vuông sân rộng hướng lên cánh đồng ,nhớ lại những buổi chiều gần tắt nắng,tôi thường đứng lặng người nhìn một mặt trời đỏ rực đang nằm gác trên mõm núi đá Trường sơn cho đến lúc nó lăn hẳn qua bên sườn núi để lại một vầng mây tím thẩm chói lòa . Hình ảnh nầy mang theo hoạt
39
cảnh chốn nông trang ngày cũ : trâu đạp lúa. Vuông sân rộng trước mặt nhà cậu tôi diển ra nhộn nhịp. Anh Cò , cậu Nghết thay nhau dẫn hai hoặc ba con trâu nghiến chân rào rạo đạp quanh bãi lúa giữa vuông sân rộng dưới ánh trăng sáng rõ…Nay cũng vuông sân nầy, nhưng tôi lại cảm nhận nó rất nhỏ hẹp. Cái thời trâu đạp lúa e chừng tôi phải mất cả trăm bước chân mới rảo quanh hết vuông sân , thì nay chỉ quanh quẩn có mấy bước đã đi hết một vòng . Cảm giác thật lạ lẩm . Giờ đây cậu mợ đã khuất bóng. Ngôi nhà tối vắng buồn thảm . Vẫn còn bộ bàn ghế gỗ mun bóng loáng kê trước bàn thờ ông ngoại. Vài hình ảnh còn lởn vỡn trong ký ức tôi về cậu .Cậu có chiếc máy quay dĩa thời kỳ đầu của máy hát dĩa. Cứ mỗi dịp giỗ, Tết, chiếc máy thường phát những bài hát thịnh hành thời đó (Nước Non Lam Sơn , Mạnh Phát hát ; Gạo Trắng Trăng Thanh, Trăng Rụng Xuống Cầu – qua giọng hát của đôi danh ca Nguyễn Hữu Thiết/Ngọc Cẩm …). Kim máy hát cà lên rãnh dĩa nhún nhảy liên hồi, tiếng hát phát ra từ chiếc Loa sắt uốn éo ,thật là điều kỳ diệu đối với dân quê thời đó. Hình ảnh khác bắt nhớ mãi : hàng tuần cậu chọn bắt gà làm thịt. Bầy gà cả trăm con, khi cậu cất tiếng gọi,chúng lủ lượt từ nhiều phía chạy đến tụ họp trong một góc chuồng trâu, nơi cậu đã tung vãi những nạm lúa cho chúng tranh nhau mỗ.Một chiếc bẫy là cái lồng tre lớn treo lủng lẵng trên đầu chúng, chụp xuống đầu con nào được chọn. Một hoặc hai lần chụp bắt như vậy, đều đều mỗi tuần. Cuộc sống êm đềm sung túc. Thêm một mảnh ruộng trồng thuốc lá phục vụ cho cơn ghiền hút của cậu . Việc nầy dẫn đến hậu quả cậu đã qua đời vì cancer…Cậu mất đi, khoảng trống lớn của một quá khứ sôi nổi không còn gì để tiếp nối…
40
41 MẸ (1913-2006) . ĐÊM DÀI CỦA MẸ (Bút Ký) . NGÀY MẸ MẤT (Hồi Ký) . MẸ ĐÃ NÓI GÌ TRƯỚC LÚC LÂM CHUNG (Thơ)
ĐÊM DÀI CỦA MẸ
Năm mười tám tuổi từ Huế vào Saigon trọ học, một lần bị bệnh nằm trên gác trọ nhớ đến mẹ và những ngày khổ hận thiếu thời,tôi đã viết bài thơ Đêm Dài Của Mẹ . Đêm Dài Của Mẹ đã gợi lại một hình ảnh quá khứ bi đát của mẹ tôi mà tất cả anh chị em chúng tôi không ai muốn nhắc lại. Không ai nói ra nhưng tôi hiểu tất cả đều muốn tôi đưa bài thơ vào quá khứ quên lảng. Tôi lại xem bài thơ là một kỷ niệm đáng nhớ không thể bỏ qua vào một đêm tối mùa đông : đêm gác trọ có một chàng viễn khách nằm nhắm mắt để tưởng nhớ mẹ hiền ôi đêm xưa khi gió thét ngoài hiên da diết lắm là đêm dài của mẹ (PTU) Tôi nhớ lại tiếng mưa gió gào thét ngoài sân vườn, kinh khủng quá. Lúc lên bốn tôi đã không còn thấy mặt cha , đến năm chín tuổi thì mồ côi. Nhưng hoàn cảnh mồ côi của tôi đã dằn vặt hành hạ tôi đau đớn suốt thời ấu thơ . Nói như vậy thì không diển tả được gì nổi đau của đứa con không cha. Phải biết rõ gốc gác đời mẹ mới cảm nhận nổi khổ của một trẻ mồ côi. Vì sao mẹ tôi mỗi lần gặp bế tắt trong cuộc sống có quá nhiều suy nghĩ cứ nhắc đi nhắc lại điệp khúc nầy : Còn cha gót đỏ như son một mai cha chết gót con đen sì
42
còn cha có kẻ yêu vì một mai cha chết ai vì chi con Nếu mẹ tôi không phải là cành vàng lá ngọc của một gia đình đại điền chủ như ông ngoại tôi thì câu chuyện cực nhọc vất vả ở một miền quê nghèo khó chẳng có gì đáng nói. Bây giờ tôi cần nói rỏ tại sao : mẹ vẫn khóc chia ly từng năm tháng chờ tương lai chết đuối tận trời sâu để ngồi nghe ai oán vạn cung sầu và đón lấy những tang thương tàn nhẫn sương đã gội lên đầu sắc trắng hận nắng thời gian đã đốt xạm da khô cả cuộc đời như chiếc bóng hảo hờ mẹ nín lặng không cần nghe nhân thế (Đêm Dài Của Mẹ - PTU)
Tôi nghĩ nếu mình không chịu khó ngồi nhớ lại viết ra thật nhiều những gì về đời mẹ, tôi sẽ mang một lổi lầm của một người con chưa phải đạo. Trong số năm anh chị em chúng tôi, tôi được mẹ cưng chiều nhất. Mẹ chỉ muốn con sống chứ không cần con học giỏi. Đó là lời mẹ tôi cho phép tôi lơ là việc học trong những năm học trung học đệ nhất cấp trường Quốc Học, vì cứ mỗi mùa đông Huế kéo về là tôi bị những trận kinh phong vật cho chết đi sống lại nhiều lần. Mỗi lần như vậy mẹ vừa chèn cả bàn tay vào giữa hai hàm răng tôi vừa kêu cứu đứt hơi rát họng đến khi nào Mụ Nhơn từ trong làng Đốc Sơ kế cận chạy ra Đức Bưu kịp thời cứu tôi sống lại. Kể lại chuyện nầy tôi cũng phải trải qua những giây phút kinh hoàng của căn bệnh kinh phong. Mụ Nhơn , vâng tôi trìu mến gọi tên Mụ Nhơn, viết
43
hoa .Mụ là bác sĩ cấp cứu, bác sĩ điều trị của chúng tôi. Hơn mười mấy năm ở quê làng, gia đình tôi bốn người –mẹ và ba anh em chúng tôi –chưa bao giờ phải lên bệnh viện Huế ,mà tất thảy bệnh gì nặng nhẹ đều do một tay chích lễ tài tình của Mụ. Khi cứu tôi với cây kim nãy tách tách liên hồi lên những huyệt huyết chừng năm mười phút sau là bệnh nhân được cứu mạng. Tôi cứ nghĩ dại , nếu ở nhà quê ngày ấy không có những” bác sĩ địa phương” như Mụ Nhơn chắc giòng giống con người không sao tránh khỏi hao hụt đến tuyệt chủng. Như tôi đã nói trên,thầy dạy mẹ và cậu tôi là ông Ngô Đức Nhuận (*) ăn ở ngay trong nhà ông ngoại . Ông là tri huyện về hưu ,cùng họ với ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm gốc Quãng Bình. Đám tang ông huyện theo lời bà huyện ,vợ thứ,trên đường Mai Thúc Loan Cửa Đông Ba Huế kể lại,có cả bộ sậu Ngô Đình Cẩn bên Phú Cam qua dự,kéo dài cả hai cây số. Nói như vậy để thấy ông ngoại tôi cũng thuộc loại chịu chơi.
Bút tích Mẹ năm 2000 (87 tuổi)
44
Dám xem thường trường học nhà nước mà rước tri huyện phó bảng về ở ngay trong nhà để dạy con học chữ Hán. Có điều là “tư duy” đại điền chủ của ông ngoại đã lạc nhịp. Mẹ và cậu tôi suốt đời chỉ quanh quẩn trong làng đến nổi khi mẹ tôi dẫn tôi lên Huế thăm ông huyện ở đường Mai Thúc Loan, ông nói để ông giới thiệu mẹ qua dạy Hán văn ban D Trường Đồng Khánh , mẹ tôi vẫn không chịu rời làng lên phố. Mẹ tôi học chữ Hán cả mười năm , đến những ngày cuối đời mẹ vẫn còn nhớ để viết và đọc những trang sách chữ Hán. Không hiểu sao mẹ lại từ chối làm cô giáo dạy Hán văn ban D. Mãi lo chuyện cơm áo tôi cũng chưa lần nào hỏi mẹ. Biết đâu một quyết định của mẹ lúc đó sẽ làm cho cuộc đời chúng tôi khác hẳn bây giờ. Mẹ học đủ đạo lý thánh hiền, thuộc lòng những áng văn thơ tuyệt tác của Nguyễn Du , Lý Bạch, Đỗ Phủ…Mẹ biết làm thơ khóc đời, khóc mình với hình bóng ba tôi không phai mờ trong tâm tưởng.Tôi vẫn mang một nổi buồn gần như là nổi ân hận vì đã để lạc mất bài thơ khóc chồng mẹ đã viết vào ngày giỗ thứ bốn mươi lăm của ba tôi. Ôi, chiến ttranh Việt Nam. Ba tôi mất ,hơn sáu mươi năm mẹ cô đơn không người nương tựa không chỗ bám víu , đợi chờ, hy vọng . Những chiều lặng gió mẹ thơ thẩn ra đứng góc vườn lẩm bẩm những lời than trách,oán hận xen lẫn cầu nguyện van nài .Từ một tiểu thư cành vàng lá ngọc không biết làm bất cứ một nghề gì, nay phải đối mặt với bao thử thách trước mắt. Hai người con lớn đã ra đi biệt tích. Một thân yếu đuối phải làm gì đây để nuôi dạy ba con nhỏ dại. Một đêm đông mưa gió gào thét bên ngoài ,tôi trở mình mở mắt thấy mẹ đang ngồi chấp tay khấn vái
45
những đêm khuya ngồi vái giữa thinh không như năn nỉ hồn thiêng về cứu giúp… thôi rồi…kìa … mẹ tôi đã khóc gió ngoài kia vẫn thét các con vẫn nằm như khúc hát mơ màng nghe mẹ kể bi ai cúi xuống hôn con lệ chảy dài não nùng hơn phút tiển người ra đi (Đêm Dài Của Mẹ - PTU) Cảm xúc bảo hòa, tôi không thể nói gì hơn về nổi đớn đau của mẹ . Với tôi,hình ảnh người mẹ trong bóng tối lờ mờ ngồi lâm râm khấn nguyện giữa đêm đông gió mưa gào thét mãi mãi in khắc vào tâm não tôi : để hôm nay khi viết những đêm dài của mẹ con ôm lòng ghi nghĩa trọng quá thâm sâu ôi nghĩa thiêng liêng đại nghĩa nhiệm mầu con muốn nói chẳng bao giờ nói hết. ….
Thật bất ngờ, không biết do đâu mà một hôm mẹ bỗng chốc đổi hẳn thái độ. Mẹ cười nói vui vẻ dẫn chúng tôi lên chợ An Hòa mua vải may quần áo mới. Anh tôi đang mò mẩm học việc trong một tiệm may, mẹ tìm đến dẫn con về chuẩn bị đưa trở vào trường học lại. Thầy Nguyễn Bá Nhiệm, hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hòa vốn là người quen biết với ba tôi, đã xếp chỗ cho anh tôi học lớp ba, từ đó tiếp tục cho đến khi trưởng thành có nghề vững vàng. Sau nầy mẹ tôi kể lại, giấy rách phải giữ lấy lề,mẹ phải
46
thay ba tôi lo tương lai chúng tôi không để thiên hạ chê cười. Mẹ đã lặn lội đi tìm gặp bà con thân ruột nội ngoại vận động đủ cách để tìm lối thoát. Kết quả làm cho tinh thần mẹ phấn chấn: bên nội , bên ngoại bên thì hổ trợ vật chất, bên thì giúp mẹ việc làm dần dần mẹ cũng có được một nghề sinh sống qua ngày. Gia cảnh bi đát như vậy, nhưng tôi vẫn vào SaiGon học Bưu Điện, anh tôi vào Kỹ Thuật Phú Thọ học Điện. Mọi chi phí tốn kém, mẹ bán đất bán vườn, vay mượn . Chú Song , bác Khải tiếp tay… Những gì tôi biết về mẹ chỉ là một phần rất nhỏ trong đời mẹ - các anh ,chị tôi chắc chắn biết nhiều hơn tôi. Mẹ mất tháng 5-2006 sau 6 tháng tôi đi định cư. Lý do tôi không về chịu tang mẹ do không được phép rời khỏi nước Mỹ từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2006 . Đây là lổi vi phạm luật giao thông, cảnh sát chuyển qua tòa án chờ phán quyết. Sau khi chứng minh được bệnh trạng ,tháng 9-2006 tòa phạt vi cảnh một số tiền ,tôi nằm nhà với nhiều lo toan của những ngày tháng khó khăn đầu tiên sống trên đất Mỹ. Chỉ còn biết viết. Viết đi viết lại mãi những gì còn nhớ về mẹ. Ngày Mẹ Mất và bài thơ Mẹ Đã Nói Gì Trước Lúc Lâm Chung ghi nhận ngày tháng gục đầu bên nổi buồn khóc nhớ mẹ...
(*) Ông Ngô Đức Nhuận có bốn người con. Ngô Như Bích con bà cả là chuẩn tướng Quân Đoàn I qua Cali một thời gian nương vào cửa Phật trở thành Đại Đức,ba người con bà thứ là Ngô Như Khuê trung tá thiết giáp ,Ngô Như Chương thiếu tá Hải quân và Ngô thị Tố Lan.Trước 75 trung tá Ngô Như Khuê từng một lần tìm tôi tại ĐàNằng nhờ kiểm tra dàn ampli,loa .
47
Ngô Như Chương sau thời gian học tập cải tạo đã đến Trường Điện Tử ĐaKao học nghề trước khi qua Mỹ theo diện HO
ĐÊM DÀI CỦA MẸ (*)
đêm gác trọ có một chàng viễn khách nằm nhắm mắt để tưởng nhớ mẹ hiền ôi đêm xưa khi gió thét ngoài hiên da diết lắm là đêm dài của mẹ đưa tay gạt nước mắt con bắt đầu nhớ lại rằng ngày xưa khi con mới lên mười vào một chiều cờ chiến tuyến tung bay từ khu chiến tin về cha tử biệt cả vủ trụ tan tành con không biết riêng mẹ âm thầm tay xé không gian từng phút từng giờ từng tháng từng năm lo xơ xác giữa mênh mông sầu khổ xuôi ngược đủ đắng cay miền sông bể bổn phận mẹ hiền thêm chức vụ làm cha những đêm khuya ngồi vái giữa thinh không như năn nỉ hồn thiêng về cứu giúp… thôi rồi…kìa… mẹ tôi đã khóc gió ngoài kia vẫn thét các con vẫn nằm như khúc hát mơ màng nghe mẹ kể bi ai cúi xuống hôn con lệ chảy dài não nùng hơn phút tiển người ra đi mẹ vẫn khóc chia ly từng năm tháng chờ tương lai chết đuối tận trời sâu
48
để ngồi nghe ai oán vạn cung sầu và đón lấy những tang thương tàn nhẫn sương đã gội lên đầu sắc trắng hận nắng thời gian đã đốt xạm da khô cả cuộc đời như chiếc bóng hảo hờ mẹ nín lặng không cần nghe nhân thế để hôm nay khi viết những đêm dài của mẹ con ôm lòng ghi nghĩa trọng quá thâm sâu ôi nghĩa thiêng liêng đại nghĩa nhiệm mầu con muốn nói chẳng bao giờ nói hết cho con viết tên người bằng đại mẫu cho con làm hiếu tử để tôn thờ để xóa mờ những vết hận ngày xưa lên tiếng gọi cho tình thương trở lại… Phan Tấn Uẩn (1961)
(*) Bài thơ Đêm Dài Của Mẹ lấy cảm hứng từ bốn câu thơ trong Nước Mắt Mùa Đông của Lữ Quỳnh in trong Phổ Thông 1960 : mẹ ơi con tắt đèn đi ngủ trời đã về khuya lạnh lắm rồi mưa gió ngoài hiên xào xạc mãi con nằm nhớ mẹ khóc không thôi
49
NGÀY MẸ MẤT
Một nhạc sĩ sáng tác bài hát nổi tiếng đã đột tử lúc mẹ còn sống. Giờ phút đưa con về cỏi vĩnh hằng , người mẹ vẫn không nhỏ một giọt nước mắt thương khóc . Người khác thắc mắc tình cảm ,người mẹ trả lời : bài hát con tôi sáng tác là một tấm lòng báo hiếu trên mức tuyệt hảo của đời thường. Tôi đã hiểu tấm lòng con tôi. Tôi đã thương khóc con tôi mấy chục năm nay kể từ khi nó sáng tác bài hát bất tử nầy. Mỗi lần nghe nhạc điệu bài hát vang lên đâu đó là tôi khóc. Tôi khóc thương con tôi lúc nó còn sống và nó cũng đã hiểu lòng tôi . Tôi mãn nguyện lắm rồi. Bây giờ tôi muốn nó thanh thản đi vào một cuộc rong chơi mới. Thương tiếc làm gì…Người mẹ nói thế nhưng tôi tin bà vẫn khóc khi trở về ngôi nhà kỷ niệm một mình thắp nén hương cầu nguyện cho vong linh con mình sớm siêu thoát. Ôi bà mẹ nghèo khó nhọc nhằn đã làm người con nhạc sĩ xúc động để phát tiết thành bài hát được mẹ chấp nhận như một hành vi báo hiếu…
Hồi ký Phạm Duy ghi :” Mẹ tôi qua đời vào năm 1950 khi tôi đang ở Việt Bắc. Không được báo hiếu khi mẹ còn sống, tôi xin được mời mẹ ngự trị trong các nhạc phẩm của tôi nói về những người mẹ như Bà Mẹ Quê , Bà Mẹ Gio Linh, Bà Mẹ Phù Sa hay Trường Ca Mẹ Việt Nam…”
Mẹ tôi mất, tôi viết về mẹ , như một lời tri ân tạc dạ của một đứa con được mẹ cưng chiều. Và câu chuyện của mẹ
50
tôi cũng là câu chuyện của những người Mẹ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh… Mẹ đau nặng, một tuần nằm phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy.Buổi khuya ngày 5 tháng 5 – 2006 trong một apartment tạm trú , chúng tôi ngồi quây quần quanh bức ảnh mẹ,đợi tin bệnh tình của mẹ từ SaiGon. Thình lình bức ảnh tự xoay nghiên một vòng rồi lộn nhào xuống nền nhà. Tôi ớn lạnh, linh cảm tin chẳng lành. Khoa rùng mình thốt lên : bà nội sao rồi ba mẹ ơi. Lúc đó đồng hồ chỉ đúng ba giờ khuya. Sáng mai có tin báo, mẹ tôi đã qua đời vào khoảng ba giờ chiều Việt Nam, ứng với ba giờ khuya Hoa Kỳ khi bức ảnh của mẹ rơi xuống . Buổi sáng nhận tin điện thoại, tôi nhào xuống giường vật vả úp mặt vào gối khóc ngất : tôi nhận ra giữa ban ngày sáng rỏ, mẹ tôi hiện ra áp môi sát vào tai tôi , tay vỗ vào thân tôi dỗ dành…Tôi xúc động quá ,bật dậy bước nhanh đến phòng khách vừa khóc vừa nói cho Hiệp biết hiện tượng bí ẩn nầy.Từ giây phút đó ,tôi tin có thế giới vô hình linh hiển, chỉ chờ có điều kiện cọng hưởng thế giới đó sẽ xuất hiện… thưa mẹ con đã hiểu từ nay trong gió thoảng xa khơi mẹ không có không gian mẹ không có thời gian mẹ xuyên núi xuyên rừng xuyên biển rộng sông dài qua muôn ngàn thế giới… (Mẹ đã nói gì trước lúc lâm chung)
51
Tôi tin thần thức mẹ đã báo cho con cháu biết phút lìa bỏ xác trần. Sau đó chúng tôi nhận điện thư của cháu Thư. ..
“ Chú ơi, con là Ti Ti đây. Con mới nhận được địa chỉ email của chú. Chắc chú thím đã biết tin bà nội qua đời rồi.Gia đình con rất đau buồn mặc dù đã chuẩn bị tinh thần cho giờ phút phải đến nầy.Con biết chú là người đau buồn nhất vì không về Việt Nam được.Con cũng ít nhiều hiểu được điều nầy ,xin được chia xẽ cùng chú thím và các em. Ba mẹ con và và các con nhận thấy lần ngã bệnh nầy của bà nội trầm trọng hơn những lần trước, nhưng vẫn hy vọng bà sẽ vượt qua, vì cách đó hai hôm,các con vào thăm bà , bà vẫn tỉnh táo chuyện trò. Bà vẫy tay gọi con đến gần, vít đầu con xuống hôn ràn rụa nước mắt. Con nghĩ bà khóc vì thương cháu. Thấy bà khóc , con khóc theo, chứ không ngờ bà nội có một linh tính nào đó. Con thấy tay chân bà còn ấm hơn mấy ngày trước. Con hỏi thăm cô y tá săn sóc bà , cô nói bà vẫn vận động bình thường xoay mình qua lại, trả lời rành mạch những gì cô cần biết. Con hy vọng bà sẽ hồi phục nhanh chóng.Bất ngờ một ngày sau, buổi sáng mười một giờ bác sĩ trực gọi con đến bệnh viện chuẩn bị đưa bà nội về.. Mấy đứa con luống cuống chạy vội vào bệnh viện, nhưng xe bệnh viện đã đưa bà về nhà bác Lý lúc một giờ chiều. Con về nhà bác Lý không thấy bất cứ một thiết bị cấp cứu nào : không thấy bình dưỡng khí với ống thông nối vào mũi, mà chỉ thấy cái bơm tay rất sơ sài , chẳng khác nào bệnh nhân giữa một bệnh viện dã chiến …Con sờ ngực, trán bà thấy vẫn còn ấm, nhưng tay chân thì đã lạnh ngắt. Đến ba giờ chiều thì bà mất…Con cháu tề tựu đầy đủ. Có người từ Hà Nội , từ Huế vào.”
52
Email cháu ghi tiếp : “Chú biết không, ba cháu theo di chúc của bà, muốn đưa bà về Huế nên đã phản đối kịch liệt việc bác hai an táng bà ở SaiGon. Ba con không dự đám tang bà nội tại nhà bác hai, mà mời thầy ở chùa về làm lễ phát tang riêng tại nhà. “ Vậy là đã có chia rẽ sau khi mẹ mất, một hiện tượng thường xẩy ra của những gia đình phân ly Nam-Bắc sau chiến tranh. Tôi cũng có bản sao di chúc mẹ viết trước khi Huế rục rịch giải tõa nghĩa địa, cồn bãi đất ruộng chuẩn bị quy hoạch mở rộng thành phố Huế. Kỳ ra thăm Huế tháng 10 -2004 , tôi nhận ra Huế không còn là chỗ ấm cúng để mẹ yên nghỉ. Khi gặp ông chú gọi bà nội chúng tôi bằng cô, chúng tôi thăm dò chuyện đưa mẹ về Huế, ông chú nhanh nhẩu : “Để chú che cho chị cái rạp trên quốc lộ. Đón chị về rạp, đưa thẳng đến cồn Mụ Đằng”
Cồn Mụ Đằng nay còn đâu (Photo : NXO) Cồn Mụ Đằng ngày cũ nhấp nhô những ngôi mộ đứng chơ vơ giữa cánh đồng lúa. Nếu làm theo lời ông chú, mẹ sẽ không được đưa vào bất cứ nhà người nào theo tập tục, mà
53
đưa thẳng vào hoang vắng, chưa nói đến chuyện phải dời mộ, cải táng khi giải tõa cồn mộ…Nhìn lại,không còn người con nào của mẹ ở Huế. Những đứa cháu còn ở quê làng, không đứa nào có được kỷ niệm huyết thống ngọt ngào với mẹ tôi, vì khi chúng được sinh ra thì mẹ đã bỏ làng vô Đàlạt, SàiGòn. Tôi về nói với mẹ :” các con đã xây sẳn một lăng mộ cho má bên cạnh mộ của cậu, nhưng khi má trăm tuổi, má nên yên nghỉ bên cạnh ba tại SàiGòn. Ở quê làng cô quạnh lắm.” Mẹ không nói gì. Tôi nhắc mẹ biết , ba có hai ngôi mộ : một lăng mộ thật trên núi sâu Nam Đông, và một mộ giả trong nghĩa trang thành Huế. Sẽ có một lăng mộ kép tại nghĩa trang Thủ Đức để ba mẹ an nghỉ bên nhau. Những gì email cháu Thư gởi không phù hợp với thực tế . Cháu không biết gì chuyện chúng tôi đã dò hỏi ông chú ở Huế và thủ tục đưa mẹ vào nghĩa trang Thủ Đức. Việc đưa linh cửu mẹ về Linh Xuân Thủ Đức khởi đầu từ lo nghĩ của tôi trước khi chuẩn bị ngày phỏng vấn định cư. Tìm hiểu trên báo chương,tôi đã vào viếng thăm nghĩa trang. Đi khắp một vòng qua những lối đi trải nhựa rợp bóng mát dưới những hàng cây cao ,những lăng mộ đá cẩm thạch hoành tráng đen tuyền phả hơi lạnh từ những tên tuổi tướng tá nổi danh đánh Mỹ. Vài lăng mộ mới xây nghi ngút khói hương ghi những danh nhân quen thuộc vừa xuất hiện trên các báo, họ là lớp người đầu tiên lãnh đạo thành phố sau biến cố 1975. Những tên tuổi khác trong nghĩa trang là những người có vai vế và công trạng lớn đối với chính quyền mới.Rảo bước qua từng khu bia mộ thấy rải rác từng nhóm phu phen cắt cỏ, thu dọn rác rưởi .Nghĩa trang có bảo vệ canh gác. Có đội vệ sinh tĩa tưới những cụm hoa, chăm sóc bia mộ. Tôi bắt chuyện .Một người
54
phục dịch có vẻ thâm niên chỉ tay về phía văn phòng ban quản lý. Qua tìm hiểu, mẹ có thể vào an nghỉ tại đây. Cần một thủ tục thông qua chính quyền địa phương. Tôi về báo cho chị tôi biết . Chị đã làm thủ tục và đưa mẹ về Linh Xuân. Sau đám tang mẹ, hai cuốn DVD nhận được cho tôi hình dung thấy quang cảnh của một tang lễ tròn đầy. Tôi ghi ngày mẹ mất : mồng chín tháng tư âm lịch Bính Tuất , tức là ngày 6 tháng 5 dương lịch 2006. Biết rằng mẹ đi là thoát khỏi những hệ lụy trần gian, nhưng mẹ là suối nguồn hạnh phúc của đời tôi. Hình ảnh quá khứ hiện ra như một đoạn phim quay chậm. Tôi đang thấy mẹ suốt mười mấy năm nghèo khó trong ngôi nhà đầu làng ngoại Đức Bưu.Một kỷ niệm làm ray rức suốt đời tôi .Một đêm đông trời Huế lạnh cóng, nửa khuya nghe tiếng động, mẹ tưởng như tiếng gà gáy sáng. Mẹ vùng dậy ,vội vàng nổi lửa. Chú bé choàng tấm áo tơi cá, khép nép ôm cặp vở,bước ra cửa, đi vào đêm đen. Nó lầm lũi đi hết xóm một làng ngoại vào xóm bảy làng nội, gõ cửa nhà thằng Tình cùng học Đệ Thất Quốc Học. Nó đứng trước mái hiên nhà bạn, cứ gõ cửa nhưng chẳng nghe động tỉnh. Thu mình đứng chờ ,lo sợ. Một người trong nhà bạn thức dậy mở cửa, ra ngoài nhìn quanh bắt thấy nó như một bóng ma. Vào nhà bạn, đồng hồ mới chỉ một giờ rưởi sáng.Nó phải kê lưng ngủ tạm nhà bạn đến năm giờ sáng chuẩn bị cùng bạn đi trong đêm khuya lạnh cóng đến trường. Chuyện nầy mẹ đã kể lại : khi tôi ra khỏi cửa, mẹ quay lại thấy cái thùng thiếc dựng trên gác chuồng heo đã nằm chõng chơ giữa nền nhà. Hóa ra tiếng thùng thiếc rơi choãng xuống nền làm mẹ tưởng tiếng gà gáy .Nhà không có đồng hồ và trong tâm tưởng
55
,mẹ sợ con đi học trễ … Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…Viết ngang đây tôi đã khóc… Đám tang mẹ, tôi không về được, là nổi ray rức khác. Ba tháng đầu , mỗi buổi tối lái xe đến Santa Fe College học nói tiếng Mỹ,một lần gần đến nhà ,xe cảnh sát phóng đèn hiệu chớp lóe kèm sát báo dừng. Tôi lần lửa cho xe chạy chậm, định dừng trước nhà. Khổ nổi khu vực nầy là điểm đen an ninh, cảnh sát rất cảnh giác với mấy chú Mỹ đen buôn bán hàng cấm. Chỉ chậm dừng xe theo yêu cầu thế mà một phút sau từ đâu đó, một chiếc police khác băng băng chạy tới chặn đầu chiếc xe tôi ngay trước nhà ở . Hậu quả là phải chờ các phiên tòa kéo dài từ tháng ba đến tháng chín năm 2006 mới có kết quả phạt vi cảnh mấy trăm mỹ kim. Chúng tôi phải chuyển đổi ngay chỗ ở. Chuyện vi phạm giao thông là bình thường, nhưng nó đã đánh cho chúng tôi xính vính mất mấy tháng. Đã có nước mắt , lo lắng , thất vọng, buồn khổ. Nghĩ lại ,trở thành một công dân Mỹ từ một người nhập cư đâu phải chuyện dễ. Tai nạn nầy không cho phép tôi về bên mẹ, nhưng tôi chưa có dịp nói rỏ cho bà con bên kia trái đất biết. Có người bảo tôi, nếu báo tin không khéo, bà con bên Việt Nam sẽ đồn ầm lên là bị tù chưa biết khi nào ra lại càng khốn khổ cho tôi. Tôi tin hương hồn vong linh mẹ đã biết hết nổi ray rức của con…
56
tháng 6/2006 & tháng 2/2018)
(Gainesville
mẹ đã nói gì trước lúc lâm chung
mẹ tôi chín mươi lăm tuổi vừa mới ra đi mang theo giòng nước mắt còn chưa ráo sống một đời cháo rau đạm bạc một người mẹ một ngàn câu chuyện uẩn khúc một triệu khổ đau nghèo khó một trăm chia ly bi phẩn một triệu khuôn mặt của những bà mẹ hẩm hiu tang thương nước Việt… người đã trao cho đời những đứa con thế nầy những đứa con thế khác đứa tập kết ra Bắc đứa binh phế miền Nam vừa anh minh vừa lẩn thẫn rành rành một giống phân ly qua trăm vòng lửa đạn tưởng đâu thấy mặt nhau may phúc được trùng phùng
57
hôm nay giờ tin đã điểm trước khi mẹ ra đi mẹ đã nói gì tôi xin được phép mẹ lặp lại những lời khuyên cốt nhục bằng ngôn ngữ của trăng sao tôi không hân hoan chờ ngọn gió vô thường đang lừng lững thổi rát lên tuổi già cát bụi để nhắn những người con của mẹ… anh chị em ta đứng giữa cơn gió mới mang màu sắc thế kỷ thổi vào những ngõ tối thâm u thổi bay hằng chủ thuyết bất nhân thổi tan những lằn ranh lạc hậu… anh chị em ta đứng giữa tiếng xầm xì bên sau đầy cảnh giác… không tìm những chân nguồn hạnh phúc không nghe tiếng mỏ nhịp đều những đêm thanh vắng tiếng chuông gọi hồn những buổi thu không… tiếng giảng kinh những lời trăn trối tiếng oán than của triệu triệu oan hồn… chúng ta nhìn lui giòng lịch sử xanh xám một mặt trời hồng món nợ không bao giờ trả hết
58
của muôn đời mãi mãi giương càng chống bão giông có đâu chúng ta là lủ ngốc xuẩn động mất công bới tìm trong bãi rác lịch sử mang máu đen của loài quạ dữ quá khứ hận thù bệnh dịch oan khiên kìa thông điệp tình thương mẹ ta đã gióng lên xin nhắc lại bằng ngôn ngữ của trăng sao trên quả đất nầy không có gì mới cái gì mới đã nghìn xưa để lại đừng mơ gì chủ thuyết tư tưởng cao siêu chiếu trên chiếu dưới của lủ hề ngọng ngịu xin cứ nói ai hiểu sao cứ hiểu chỉ xin nhắn đôi điều khi người chưa bao giờ nghe gì về sám hối sẽ bôi tro trác phấn vào tin yêu khi người còn tấm lòng bình lặng sẽ nối dài thêm những cánh gió siêu nhiên xóa mờ hết những dấu tích nghiệt ngã
59
tiếng thì thầm rực sáng tương lai tiếng gọi đàn giữa bình minh ló dạng những cánh chim trời vỗ cánh ra khơi… thưa mẹ con đã hiểu từ nay trong gió thoảng xa khơi mẹ không có thời gian mẹ không có không gian mẹ xuyên núi xuyên rừng xuyên biển rộng sông dài qua muôn ngàn thế giới bàng bạc tình thương bồ tát ban phước lành cho hết thảy sinh linh… Gainesville ( June-2006)
60
61 MỤC LỤC GIA PHẢ PHAN PHÁI NHÁNH THỨ TƯ PHỤ LỤC : 60 PHAN TẤN UẨN (ĐỜI THỨ TÁM) VIẾT TẶNG CÁC THẾ HỆ HẬU SINH KIM CƯƠNG ẤN QUÁN Florida - 2018