Bảo tồn di sản Kiến Trúc

Page 1

Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

CHÙA TÂY PHƯƠNG Môn học

Bảo tồn di sản Kiến trúc GVHD: Nguyễn Minh Sơn SVTH: Nguyễn Thị Nga Nguyễn Thị Hà Phương Phan Thị Ngọc Trịnh Hoàng Diệu Linh Bùi Hà Linh

Hà Nội, tháng 12 năm 2018


MỤC LỤC 1.Tóm tắt tiểu luận .................................01 2.Giới thiệu tổng quan .........................02 (Nguyễn Thị Nga)

3. Lý do chọn Đề tài ............................04 (Bùi Hà Linh)

4.Nội Dung Hiện Trạng(Nguyễn Thị Hà Phương) ...........06 Cơ sở pháp lý (Bùi Hà Linh) ........................12 Giải Pháp: - Ao Rối, Thủy Đình( Phan Thị Ngọc)........14 -Hai bên đường lên chùa ........................16 (Trịnh Hoàng Diệu Linh)

(Chụp ảnh và Design : Nguyễn Thị Hà Phương)


TÓM TẮT TIỂU LUẬN

TÓM TẮT TIỂU LUẬN

Tên Đề Tài

Định hướng chỉnh trang cảnh quan xung quanh Chùa Tây Phương. Mục đích: Chỉnh trang không gian Đối tượng: Cảnh quan Chùa Tây Phương Cụ thể: Cảnh quan quanh 2 bên đường lên chùa (237 bậc đá ong) Cảnh quan xung quanh tòa Thủy đình Giới Hạn: Khu di tích Chùa Tây Phương

01


02

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHÙA TÂY PHƯƠNG Nằm trên đỉnh núi Câu Lậu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc tự. Tự tức là chùa, Sùng Phúc là nơi đức phật luôn cầu nghỉ thiện. Năm 1794-1802 thời Nguyễn Tây Sơn cho xây dựng và trung tu thành ba ngôi tam bảo như hiện nay và đổi tên từ Sùng Phúc tự thành Tây Phương Cổ tự. Năm 1788 Quang Trung tiến quan ra bắc lật đổ triều Lê lên nắm quyền. Thời kì này Nho giáo là tinh thần chủ đạo của triều Tây Sơn. Cũng chính vì thế kiến trúc của chùa Tây Phương là sự tổng hòa giữa nho và phật. Minh chứng rõ nhất là kiến trúc theo hình chữ tam gồm ba nếp nhà song song: chùa hạ, chùa trung và chùa thượng Theo ông Nguyễn Trọng Phươngphó trưởng ban quản lý chùa Tây Phương “ Đã là chùa thì nó gắn với phật, nhưng ba nếp nhà rời nhau ra như vậy thì nó lại là nho. Bởi nó gắn với cái thiên là tòa ở giữa cao nhất, địa là tòa đằng sau giữ nền tảng, nhân là tòa đằng trước gắn với đời. Cho nên ở đây giữa chùa và nho (dịch học) hòa quyện với nhau rất quận quyễn”. Hỏi về vật liệu chính xây dựng nên chùa Tây Phương ông tiếp lời: “thứ nhất là về gạch xây và lát nền, nó là gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc. Một cái độc đáo nữa trong xây dựng chùa Tây Phương vậy liệu mà chúng ta dùng là những viên đá ong dài 1 mét, rộng 0,5 mét là nguyên liệu sẵn có của sứ Đoài. Độc đáo nữa là những cửa sổ tròn mang nghĩa rằng ‘ sắc sắc không không’ nó là một triết lý của nhà phật ”


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

03

Đá ong - loại đá bền chắc chịu được sự khắc nhiệt của thời tiết và nắng mưa. Cũng vì tính ưu việt đó, người xưa đã dùng đá ong để làm 237 bậc thang dẫn từ Tam Quan Hạ đến Tam Quan Thượng. Nho và Phật không chỉ thể hiện qua kiến trúc của ngôi chùa mà còn thể hiện ngay trong bộ tượng thờ. Nơi tâm linh, những ước nguyện của nhân dân được gửi gắm qua những vị phật.

03

Trong chùa có 64 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm: • Bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể, được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17. • Bộ tượng Di-đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. • Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm. • Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu. • Tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai. Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng. • Tượng Văn thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ. • Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục. • Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ. • Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung Quốc


04

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI CHÙA TÂY PHƯƠNG Chùa Tây Phương – Di tích quốc gia đặc biệt của thủ đô Hà Nội một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ỏ Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên. Lễ hội chùa Tây Phương vào ngày 6-3 Âm lịch, nhưng được diễn ra nhiều ngày trước đó với nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài, đó là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nghi thức cúng Phật trang nghiêm như lễ mộc dục, chạy đàn, tụng kinh, kế hạnh…không chỉ quy mô hội làng mà còn mở rộng ra vùng và liên vùng vì thế nên hàng năm chùa Tây Phương đón một lượng du khách rất lớn, chật kín 500m dưới chân núi phần nào ảnh hưởng đến cảnh quan chùa, nhiều du khách còn xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan. Các hàng quán mở ra phục vụ lễ hội gây mất trật tự và chen lấm xô đẩy gây khó khan cho công tác quản lý. Thực tế trên đòi hỏi phải có các giải pháp chỉnh trang cảnh quan chùa Tây Phương để hình ảnh chùa Tây Phương thêm đẹp trong mắt các du khách, góp phần bảo tồn các giá trị đặc trưng, giá trị lịch sử văn hóa của di tích.


NỘI DUNG

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ GIẢI PHÁP


06

HIỆN TRẠNG

Tổng quan về lịch sử xây dựng và trùng tu Chùa Tây Phương Chùa Tây Phương nằm trên đồi Tây Phương (còn gọi là núi Câu Lậu) có chiều cao khoảng 50m. Từ chân núi theo con đường dốc dài 160m, qua 237 bậc lót đá ong thì đến tam qua chùa. Ngôi chùa được xây dựng lâu đời, có nhiều truyền thuyết nhưng theo ghi chép vào thời nhà Mạc Phúc Nguyên (năm 1547- 1561) chùa có quy mô hiện tại. Vào khoảnh những năm 1632, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian.Năm 1657- 1682 chùa được tu sửa nhưng không nhiều. Đến thời Nguyễn Tây Sơn khoảng từ năm 1794- 1802, chùa được xây mới có kiến trúc được lưu truyền đến ngày hôm nay, vì vậy kiến trúc chùa có sự ảnh hưởng nhiều từ nho giáo thời bấy giờ. Năm 1893, Tỳ kheo Thích Thanh Ngọc trụ trì đã tổ chức trùng tu chùa, tạc tượng Quan Âm trăm tay, Thiện Tài, Long Nữ, Bát bộ Kim Cang, La Hán...


HIỆN TRẠNG

Năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Năm 1991- 1995, chùa được tu sửa một lần nữa.Năm 2014, chùa Tây Phương nằm trong danh sách được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.Chùa sửa chữa và xây thêm tòa Thủy Đình phục vụ lễ hội. Năm 2015, Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội chùa Tây Phương được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 5 đến mùng 7/3 âm lịch.

237 bậc đã ong dẫn lên Chùa

Tòa Thủy Đình xây dựng năm 2014

07


08

HIỆN TRẠNG

Những thay đổi về cảnh quan Lễ hội chùa Tay Phương diễn ra vào 6-3 âm lịch hằng năm, thời điểm này du khách đến thăm quan và lễ bái rất đông, vì vậy nó cũng ảnh hưởng phàn nào đến cảnh quan ngôi chùa. Trước năm 2012, Các hàng quán bán hàng phục vụ lễ hội được đặt rải rác không lề lỗi gây cản trở rất lớn về cảnh quan và lối đi.Cụ thể là rác thải thải nhiều và gây chen lấn trước cổng chùa. Năm 2013, các hàng quán được quy hoạch lề lối và cách xa cổng chùa,an ninh cũng như cảnh quan trước công chùa được cải thiện, thoáng đãng và sạch sẽ hơn rất nhiều.

Cổng chùa năm 2012

Cổng chùa hiện nay

hàng quán đc quy hoạch cách xa cổng chùa


HIỆN TRẠNG

09

Lối lên Chùa là 237 bậc đá ong có chiều dài 1m2 và chiều rộng từ 50-100cm. Đã ong là vật liệu bền chắc, chịu được khắc nghiệt, cũng là vật liệu xây dựng quen thuộc với người dân xứ Đoài. Tuy nhiên với nhu cầu thăm quan của du khách hiện nay thì lối đi khá là hẹp vì hai bên đường là đồi núi, cản trở tầm nhìn. Hiện nay,cảnh quan hai bên đường lên chua được cải thiện nhiều, được mở rộng thêm hai bên thông thoáng hơn, một số đường ống thoát nước được lắp đặt, tránh cho việc trơn trượt vào mùa mưa.

bậc thang đá ong xưa

Ngôi chùa Tây phương đặt trên đỉnh núi, không có ranh giới giữa chùa và thiên nhiên xung quan , đây cũng là điểm đặc biệt cũng như bất cập về vẫn đề bảo vệ cảnh quan xung quanh, khi du khách vứt rác thải bừa bãi và phá hoại cảnh quan thiên nhiên.Tuy nhiên, hiện nay chùa đã được tu bổ và xây thêm rào chắn giữa ranh giới của chùa với thiên nhiên, được đặt thêm thùng giác ở các nơi công ccojng tránh việc vứt giác thải bừa bãi.

bậc thang đá ong hiện nay


10

HIỆN TRẠNG

Những vấn đề về cảnh quan hiện nay Thủy Đình được xây dựng dựa trên nhu cầu về văn hóa và lễ hội Chùa Tây phương, phục vụ cho bộ môn nghê thuật rói nước nổi tiếng ở đây. Cũng như là một cách giữ gìn di sản văn hóa truyền thống quê hương. Thủy đinh được xây năm 2014, nhưng hiện nay, do ý thức của người dân và một số yếu tố khách quan, Thủy Đình có một số vẫn đề về cảnh quan xung quanh.

Nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm, cùng với rác thải bị vứt quanh bờ hồ, không ai dọn dẹp

Bến đậu thuyền xập xệ, mục gãy, không đảm bảo an toàn,quanh hồ khá nguy hiểm vì không có rào chắn và nhiều trẻ em chơi đùa xung quanh.


HIỆN TRẠNG

11

Những vấn đề về cảnh quan hiện nay So với trước kia cảnh quan hai bên đường lên chùa( 2 bên 237 bậc đã ong) đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được gải quyết cũng như nhiều vấn đề mới làm ảnh hưởng đến cảnh quan xung quang hai bên đường.

Vật Liệu, rác thải vẫn bị để bừa bãi xung quanh lối lên chùa, ống thoát nược để trên lối đi, gây mất cảnh mĩ quan, cũng có thể bị du khách lm hỏng, không an toàn. Cây cối mọc lan xuống đường gây nguy hiểm và cản trở tầm nhìn.

Các hàng quán, phông bạt cũng gây ảnh đến cảnh quan. Các cột điện dây điện gây nguy hiểm cho du khách.


12

CƠ SỞ PHÁP LÝ

CƠ SỞ PHÁP LÝ Tu bổ, tôn tạo di tích là hoạt động khoa học nên nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học được quy định trong quy chế tu bổ, tôn tạo di tích do Bộ VHTT và DL ban hành (thông tư số 18/2012/TT – BVHTTDL 28/12/2012 Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích). Do đó để định hướng chỉnh trang cảnh quan chùa Tây Phương cần một số cơ sở sau 1. Tổng hợp tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích. 2. Kết quả khảo sát tổng thể về: a) Vị trí, mối liên hệ vùng, địa hình; danh sách toàn bộ các hạng mục công trình di tích : - Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa, là đến di tích. Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm các hạng mục sau: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách cuối cùng là tòa thủy đình mới xây dưới chân núi Tây Phương. b) Khảo sát cảnh quan : - Cảnh quan hai bên 237 bậc đá ong từ Tam Quan Hạ đến Tam Quan Thượng : người dân đặt vật liệu xây dựng thừa, đồ dùng bỏ đi rải rác khắp phần đất hai bên đường lên chùa. - Cảnh quan xung quanh tòa Thủy Đình : bị ô nhiễm do nhiều tác động như rác thải, lớp bùn tích tụ dưới đáy hồ,…


CƠ SỞ PHÁP LÝ

CƠ SỞ PHÁP LÝ 3. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội và hoạt động văn hóa khác liên quan đến di tích : - Lễ hội chùa Tây Phương vào ngày 6-3 Âm lịch, nhưng được diễn ra nhiều ngày trước đó với nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài, đó là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nghi thức cúng Phật trang nghiêm như lễ mộc dục, chạy đàn, tụng kinh, kế hạnh…không chỉ quy mô hội làng mà còn mở rộng ra vùng và liên vùng. 4. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích. 5. Định hướng hồ sơ,tư liệu phải tiếp tục nghiên cứu,sưa tầm trong quá trình thi công chỉnh trang cảnh quan di tích để phục vụ điều chỉnh phương án chỉnh trang cảnh quan.

13


14

GIẢI PHÁP

GIẢI PHÁP Giải pháp chỉnh trang cảnh quan xung quanh tòa Thủy Đình

Việc cấp bách cần thực hiện ngay là dọn vệ sinh,rác thải thật sạch sẽ. Đầu tiền là nơi cập bến thuyền để đi ra Thủy Đình.Hiện tại nó đang rấp xập xệ,yếu ớt ,cần đóng các ván gỗ chắc chắn hơn để tạo cảm giác an toàn,thoải mái cho hành khách. Tiếp theo nên được đầu tư chỉnh chu đường đi bộ quanh bờ hồ, sẽ trồng cây Cau Bụi Vàng hoặc cây Cau Đỏ quanh bờ bồ vì nó vừa tạo được sự thoáng mát vừa tạo nên vẻ đẹp thu hút cho hồ. Cuối cùng quan trọng nhất là chỉnh chu cảnh quan trong hồ - xung quanh tòa Thủy Đình. Ao rối đã bị ô nhiễm do nhiều yếu tố tác động. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ lớp bùn tích tụ dưới đáy hồ. Vì vậy nên việc tiến hành xả nước hồ là rất cần thiết.Tạo điều kiện cải tạo cảnh quan và xử lí dứt điểm tình trạng ô nhiễm. Trước khi xả nước trong ao nên thông báo cho người dân xung quanh nắm bắt tình hình và xem xét liệu có tận dụng nước ao cho việc tưới tiêu được hay không.


GIẢI PHÁP

Khi nước ao cạn nên vét bùn, xử lí vôi, và phơi đáy ao nhằm xử lí dứt tình trạng ô nhiễm. Sau khi xử lí xong nước ao sẽ tiến hành thả cá thủy sinh (Ví dụ như : cá Koi, cá Neon,cá Sóc Đầu Đỏ,cá Anh Đào,…) và trồng cây thủy sinh vì cây thủy sinh có vai trò quan trọng – chúng góp phần ngăn chặn tảo mọc trong nước; bóng cây giúp giảm lượng ánh sáng chiếu vào ao, ngăn cản quá trình quang hợp của tảo. Điều quan trọng là chúng hấp thụ nitrat độc hại và làm sạch ao hồ.Ngoài ra chúng cung cấp lượng oxi nhiều hơn trong ao tạo điều kiện thuận lợi cho cá koi sinh trưởng. Bóng cây của chúng góp phần làm giảm nhiệt độ trong nước phù hợp cho sinh vật sống thủy sinh.Các loài cây ngập nước có vai trò hỗ trợ quá trình sinh sản của cá Koi khi bước vào mùa sinh sản của chúng. Song song với đó chúng ta sẽ trồng thêm Hoa Súng vì Hoa Súng là loài cây không thể thiếu trong bất cứ ao cá Koi hay khu vườn thủy sinh nào. Rễ của chúng mọc dưới nước và hoa nổi ở khắp mọi nơi trên mặt nước. Chúng là loài cây ưa sáng và góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho ao. Bên cạnh đó ao Thủy Đình còn phục vụ việc múa rối nước cho du khách nên việc trồng hoa súng cần kèm theo phao cố định, để phần diện tích cho không gian múa rối được thông thoáng.Để tạo sự an toàn toàn cho trẻ nhỏ việc làm hàng rào quanh bờ hồ cũng không kém phần quan trọng vì ở đây trẻ em tụ tập khá đông đúc. Sau khi ao Thủy Đình hoàn thành, địa phương nên củng cố đội tuyên truyền túc trực tại khu vực hồ nhằm nâng cao ý thức của người dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan du lịch. Khi đó, ao Thủy Đình sẽ lại là chiếc gương soi bóng, trở thành điểm nhấn lý tưởng cho du khách khi đến Chùa Tây Phương.

15


14

GIẢI PHÁP

Giải pháp chỉnh trang cảnh quan xung quang đương lên chùa Người dân đặt vật liệu xây dựng thừa, đồ dùng bỏ đi rải rác khắp phần đất 2 bên đường lên chùa => Cần dọn dẹp đất 2 bên đường sạch sẽ, tránh mọi người dắm phải.

Thường xuyên làm sạch rêu trên trên mặt bậc thang, tránh gây trơn trượt cho du khách mỗi khi trời mưa và giảm xói mòn cho đường lên chùa. Vào những dịp lễ Tết đông đúc, một số du khách chen lấn chèo lên mổm đã bên cạnh đường rất nguy hiểm, mất trật tự => Cần xây dựng tường rào chắn lại 2 bên đường, ngăn cách đường lên chùa với cảnh quan xung quanh, tránh trường hợp người dân dẫm đạp lên cây cỏ ven đường

Hình minh họa hàng rào

- Cây cối mọc sát đường lên chùa, nhiều cành cây rủ xuống đường che khuất tầm nhìn của du khách, lá cây rụng nhiều => Cần chặt bớt cành cây xòe ra phía trước đường đi, thường xuyên phát quang bụi rậm để tránh các loài rắn gây ngủy hiểm cho người.


GIẢI PHÁP

17

=> Gần 2 bên đường, sau hàng rào chắn sẽ trồng các loài hoa có chiều cao vừa phải, dễ sinh trưởng vừa làm tăng thẩm mỹ lại không tốn công chăm sóc. - Các hàng quán nằm sát đường đi, đôi khi còn lấn chiếm đường đi của du khách => Cần làm việc với ban quản lí địa phương cũng như chùa yêu cầu các hàng quán dịch vào trong, không chiếm diện tích lối lên chùa. Mái che lấn chiếm không gian trên cao => Phải loại bỏ các mái che(mái tôn, vải bạt…) chìa ra ngoài đường đi tránh làm mất mỹ quan của chùa. Ngoài ra, cần bóc dỡ những biển quảng cáo trái phép, lấn chiếm diện tích đường lên chùa. - Ống nước được đặt để dẫn nước lên chùa nhưng đặt lộ liễu, mất thẩm mĩ =>Nên dịch gọn ống dẫn nước theo đường đồi, không để ở lối đi gây mất thẩm mĩ. - Mỗi thểm nghỉ chân nên đặt thêm ghế đá cũng như thùng rác để du khách nghỉ ngơi sau mỗi đoạn đường và vứa rác đúng chỗ (tránh tình trạng xả rác bừa bãi). Đường dây điện nhiều, giăng lung tung gây nguy hiểm cho du khách lên chùa => Cần tổ chức bó gọn hệ thống dây điện(dây cáp) lại để đảm bảo mỹ quan, tránh nguy hiểm cho mọi người. - Cuối cùng, cần xây dựng hề thống đèn điện 2 bên đường lên chùa để tạo thuận lợi cho du khách lên chùa lúc trời không còn sáng hay những ngày sương mù. =>KẾT LUẬN: Tóm lại, chúng ta cần sử dụng các biên pháp chỉnh trang cảnh quan để mở rộng tầm nhìn thuận lợi cho việc đi lại của du khách, giúp lối lên chùa thông thoáng hơn và tăng thẩm mĩ cho chùa.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.