Lịch sử kiến trúc

Page 1

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Lớp: 16K1 GVHD: Nguyễn Xuân Nhật Môn học: Lịch sử Kiến Trúc

Trường phái Kiến trúc Chicago Nhóm 9 Nguyễn Thúy An Bùi Hà Linh Trần Hương Giang Nguyễn Thị Hà Phương Trần Thị Huyền Trang Tháng 10 năm 2017


Thành viên nhóm

Trần Hương Giang

Nguyễn Thúy An

Nguyễn Thị Hà Phương

Bùi Hà Linh

Trần Thị Huyền Trang


Mục Lục Chương 1: Trường phái kiến trúc Chicago là gì? 1.Khái niệm trường phái kiến trúc Chicago 2.So sánh trường phái Chicago với kiến trúc khác

Chương 2: Bối cảnh ra đời phát triển và Đặc điểm 1.Bối cảnh ra đời của trường phái Chicago 2.Quan điểm thiết kế,loại hình chủ yếu 3.Tổng quan về hai thời kì của trường phái kiến trúc Chicago

Chương 3: Các Kiến trúc sư và công trình tiêu biểu 1.Trường phái kiến trúc đầu tiên 1880 2.Trường phái kiến trúc thứ hai 1963 3.Một số công trình tiêu biểu khá

Chương 4: Nhận xét đánh giá

1.Sự thành công của trường phái kiến trúc Chicago 2.Những yếu điểm và bài học rút ra

IFORGRAPHIC


Chương 1 Trường phái Kiến Trúc Chicago là gì?

1.Khái niệm trường phái Chicago

- Trường phái Chicago là tên của một phong cách kiến trúc từ đầu thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20 ở thành phố Chicago. - Duy trì quan điểm của trường phái kĩ thuật mới về loại bỏ kiến trúc cổ, tìm tòi ra phong cách kiến trúc mới, kiến trúc Chicago có tính chất thời đại. - Yếu tố quan trọng nhất ở Chicago đó là sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu thép. Khái niệm trường phái Chicago

01


2. So sánh trường phái Chicago với kiến trúc khác

Ba Rốc

Rococo Nga

Cổ điển Pháp

Rôman

So sánh với những trường phái trước, ví dụ như trường phái Rococo, có thể thấy ở Rococo, các công trình thường sử dụng đường cong hình xoắn ốc đã được phát triển từ Baroque, tập trung vào các đường nét, họa tiết trang trí lỗng lẫy, cầu kỳ. Hay ở trường phái Roman, phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, và ở cả hai trường phái này chủ yếu vẫn sử dụng vật liệu truyền thống là gạch đá, hệ thống chịu lực hầu hết cũng là cột đá, cột gạch và chưa thể hiện được hình khối kiến trúc. Nhưng đến khi trường phái Chicago xuất hiện là sự phát triển vượt bậc về kĩ thuật, đưa vào sử dụng các loại vật liệu mới và kĩ thuật mới, hệ thống chịu lực là khung thép và khung ống. Các kiến trúc sư chú trọng vào công năng hơn hình thức, phô diễn và trưng bày vẻ đẹp của kết cấu làm vẻ đẹp của công trình.

So sánh trường phái Chicago với kiến trúc khác

02


Chương 2

Bối cảnh ra đời phát triển & Đặc điểm

1.Bối cảnh hình thành ra đời của trường phái Chicago

4.000.000

3.000.000

2.000.000

1.000.000

1840 1850

1890

1920

2000

- Mỹ là một nước phát triển nhất thế giới, Chicago là một thành phố chịu ảnh hưởng của tư tưởng hiện đại Châu Âu. Sự ra đời của trường phái Chicago bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế và sự phát triển nhân khẩu bộc phát của Chicago, một trung tâm công nghiệp miền Tây nước Mỹ Dân số của Chicago: 1850: 3 vạn dân . 1890: gần 70 vạn dân . 1920: 2 triệu 70 vạn dân

Sơ đồ về dân số thành phố Chicago từ 1840 -2000

Bối cảnh hình thành ra đời của trường phái Chicago

03


Nguyên nhân Từ năm 1985 đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất Chicago phát triển mạnh mẽ Sau một vụ cháy thảm khốc 1871, Chicago trải qua một cuộc bùng nổ lớn trong việc thiết kế nhà, thiết kế nhà kho và các toà nhà. Từ đây việc xây dựng lại các thành phố đã dẫn đến ý tưởng phát triển các toà nhà chọc trời của các kiến trúc sư bây giờ (hình ảnh vụ cháy Chicago 1871)

Hình ảnh vụ cháy Chicago năm 1871

Bối cảnh hình thành ra đời của trường phái Chicago

04


2.Quan điểm thiết kế, loại hình chủ yếu Các giai đoạn trường phái Chicago Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

Tường phái Chicago thứ 2 (1963)

2 giai đoạn kết cấu khung thép William LeBaron Jenney Daniel Burnham Henry Hobson Richardson John Root Louis Sullivan

Quan điểm thiết kế, loại hình chủ yếu

kết cấu khung ống Walter Netsch Fazlur Khan Myron Goldsmith Bruce Graham Ludwig Mies Rohe

05


Quan điểm thiết kế - Xuất phát từ công năng, loại bỏ tất cả những thứ rườm rà, không cần thiết. Nhấn mạnh sự đơn giản trong thiết kế và trở thành tiền thân của chủ nghĩa hiện đại. - Có nét đặc trưng riêng so với các kiến trúc khác vì đây là lần đầu tiên một số loại vật liệu và kĩ thuật mới được đưa vào công trình, mở ra kỉ nguyên mới cho việc xây dựng các toà nhà cao tần sau này

Quan điểm thiết kế, loại hình chủ yếu

06


Đặc điểm, loại hình chủ yếu - Nhà chọc trời 14-20 tầng kết cấu bê tông cốt thép, khung kim loại. - Hình thành những kiểu cửa sổ Chicago: bằng và lồi ( ngôn ngữ thiết kế chính ), phân cánh cửa sổ chỉ chủ yếu có ba phần phân biệt: phần trung tâm được cố định, hai bên là hai cánh khác nhỏ, can di chuyển lên xuống trái phải

Quan điểm thiết kế, loại hình chủ yếu

07


Kết cấu xà - cột và tường rèm Chi tiết thành phần kết cấu kim loại của một tòa nhà chọc trời Cùng với sự thay thế những bức tường chịu lực bởi kết cấu kim loại, những bức tường bao ngoài từ nay trở đi sẽ đóng vai trò như một lớp vỏ bảo vệ. Đấy chính là tường rèm

Quan điểm thiết kế, loại hình chủ yếu

08


Mặt bằng tự do Chức năng của bộ khung xương kim loại này cũng cho phép tổ chức không gian bên trong tòa nhà một cách linh hoạt hơn, nhờ vào mặt bằng tự do, cái mà được sinh ra nhờ vào sự thay thế những bức tường chịu lực trung gian bởi lưới cấu trúc xà - cột. Lợi thế chức năng này sẽ khai thác triệt để những sự đầu cơ, được chỉ dẫn bởi những yêu cầu sinh lợi từ không gian. Trong thực tế, đây chính là lí do xây dnwgj những tòa nhà cao tầng.

Quan điểm thiết kế, loại hình chủ yếu

09


Trường phái Chicago 1880

Bối cảnh lịch sử

Nguyên nhân

Giống nhau

Đặc điểm

Khác nhau

Độ cao đạt được

Trường phái Chicago 1963

- 1871: Xảy ra trận đại hoả hoạn thiêu rụi một khu vực lớn của thành phố - Nền kinh tế hưng thịnh của Chicago thu hút lượng lớn dân di cư từ Châu Âu và Đông Hoa Kỳ (1990: 98.1% dân số của thành phố là người da trắng) - 1910-1930: người da đen di cư đến, tăng nhanh từ 44 nghìn người lên 234 nghìn người => Sự thay đổi về cơ cấu dân số đồng thời gia tăng dân số nhanh chóng gây ảnh hưởng rất nhiều đến văn hoá, tư tưởng cũng như nhu cầu về nhà ở.

- Thập niên 1960: dân cư da trắng có xu hướng di chuyển ra ngoại ô, gây ra biến đổi về phương diện chủng tộc => mâu thuẫn - 1966: phong trào Tự do Chicago bùng phát lên đến đỉnh điểm, sau khi đạt được các hiệp định để giải quyết mâu thuẫn, các dự án xây dựng lớn đã được đề cập và tiến hành => Điều kiện để đánh dấu bước phát triển của Chicago cũng như mở ra một trường phái kiến trúc mới - các toà nhà với kết cấu khung ống.

- Do vụ đại hỏa hoạn 1871 đã thiêu rụi gần như toàn bộ thành phố, dân số giatawng nhanh chóng kiến nhu cầu về nhà ở, công trình tăng - Các ý tưởng về các tòa nhà chọc trời cũng là thành tựu từ KH-KT và phong trào kĩ thuật mới.

- Do Ludwig Mies Vander Rohe khởi xướng với tư tưởng hoàn thiện nền kiến trúc mới - bộc lộ kết cấu của công trình. Tuy nhiên sau vụ hỏa hoạn 1871, Chicago có điều luật mới phải bọc vật liệu chống cháy ra ngoài kết cấu chịu lực nên ý tưởng về kết cấu khung ống ra đời.

- Nhấn mạnh sự đơn giản trong thiết kế, hình thức theo sau công năng. - Áp dụng thành tựu của cách mạng KH-KT. - Trọng lực của công trình giảm đi nhiều lần so với các lối kiến trúc cũ. - Sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu thép. - Hệ thống khung thép chịu tải trọng chính, tường gạch chỉ là lớp vỏ bao. - Chưa chú ý đến việc thông sáng và gió.

Tòa Fuller Building 22 tầng vs độ cao 87 m ở New York, hoàn thành năm 1902

Tổng quan về hai thời kì của trường phái kiến trúc Chicago

- Kết cấu khung ống, dầm chịu lực, vật liệu kính và thép - Hệ kết cấu được phô bày - Đưa hiệu quả của không gian và ánh sáng vào trong công trình Tháp Sears 110 tầng ở độ cao 443 m, Chicago, hoàn thành năm 1973.

10


Chương 3

Các kiến trúc sư và công trình tiêu biểu

Trường phái Chicago đầu tiên (1880) William LeBaron Jenney Daniel Burnham Henry Hobson Richardson John Root Louis Sullivan


William LeBaron Jenney Ông được sinh ra và lớn lên tại Fairhaven, tiểu bang Massachusetts vào ngày 25-9-1832, là con trai của William Proctor Jenney và Eliza LeBaron Gibbs. Ông là một kiến trúc sư, kỹ sư người Mỹ nổi tiếng với việc xây dựng tòa nhà chọc trời đầu tiên vào năm 1884 và

ông cũng được biết đến như cha đẻ của các tòa nhà chọc trời ở Mỹ.

Năm 1872, ông được bầu làm hội viên của Viện Kiến trúc sư Mỹ và chính thức trở thành hội viên vào năm 1885. Ông là Phó Tổng thống đầu tiên 1898-1899. Ngày 14-6-1907 ông qua đời tại Los Angeles, California.

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

Tòa nhà bảo hiểm (Home Insurance Building) Địa điểm: Ngã tư Adams, phố LaSalle, Chicago Khởi công xây dựng: 1884 Kết thúc xây dựng: 1885 Kiến trúc sư: William Le Baron Jenney Số tầng: 12 /Chiều cao : 180 feet / 55 mét Bị phá hủy năm: 1931

12


Tòa nhà bảo hiểm (Home Insurance Building) Đặc điểm: *Tòa nhà được xây dựng hoàn toàn bằng khung thép đầu tiên, và được coi là tòa nhà chọc trời đầu tiên. *Tòa nhà này ban đầu có 10 tầng và cao 138 feet. Sau đó được xây thêm 2 tầng nữa và cao 180 feet. Trong thiết kế của mình, ông sử dụng hệ thống cột và dầm bằng thép, thay vì gạch và đá để nhằm cải tiến chiều cao của công trình. Sử dụng vật liệu thép giúp cho trọng lượng công trình được giảm đi đáng kể, chỉ nặng 1/3 so với việc xây dựng hoàn toàn bằng gạch! Do đó khả năng thiết kế và xây dựng các cấu trúc phức tạp hơn của công trình được đáp ứng! Tòa nhà bảo hiểm của ông là một ví dụ điển hình cho trường phái kiến trúc Chicago. Mở ra khái niệm mới hoàn toàn về việc sử dụng hệ khung thép làm cấu trúc chính cho công trình cao tầng.

13


Daniel Burnham Hudson Ông được sinh ra tại Henderson, New York và lớn lên tại Chicago. 1872: Ông gia nhập các văn phòng Chicago của Carter, Drake, và Wight. 1873: Hợp tác với John Wellborn Root lập công ty. 1891: Sau cái chết của Root, ông đổi tên công ty thành D.H. Burnham & Company Từ năm 1917: Công ty Burnham chính thức chuyên về lĩnh vực kiến trúc dưới tên Graham, Anderson, Probst & White. Ngày 1-6-1912 ông qua đời tại Heidelberg, Đức.

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

14


Reliance Building Chicago 1895

Reliance Building là một tòa nhà chọc trời nằm ở đường Washington trong khu vực công cộng Chicago, Illinois. Đây là tòa nhà chọc trời đầu tiên có những ô cửa sổ được làm từ những tấm kính lớn, tạo nên nét gì đó rất mới lạ trên toàn bộ mặt tiền công trình lúc bấy giờ - báo trước một xu hướng thiết kế mới thống trị kiến trúc thế kỉ 20.

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

15


Năm 1890, tầng một và tầng hầm của tòa nhà được xây dựng. 1894 – 1895: Bổ sung thêm các tầng còn lại và hoàn thành việc xây dựng. Cửa kính của tòa nhà được thiết kế làm mặt tiền. Khung thép dành cho cấu trúc thượng tầng được xây dựng trên bê tông chìm sâu 125 feet dưới móng. Việc sử dụng cửa kính kết hợp với cấu trúc khung thép giúp cho công trình có thể lấy sáng tốt; trọng lực toàn bộ tòa nhà giảm xuống chỉ còn 1/3 trọng lực của cấu trúc đá tương đương

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

16


Louis Sullivan Ông là một kiến trúc sư người Mỹ, được gọi là

"cha đẻ của tòa nhà chọc trời" và "cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại".

Ông được xem như tác giả của hiện đại - tòa nhà chọc trời. Là một kiến trúc sư, nhà phê bình có ảnh hưởng lớn đến trường phái Chicago. Ông là cố vấn cho Frank Lloyd Wright, và là nguồn cảm hứng của những người nghiên cứu về trường phái Chicago! Sau khi qua đời ông nhận được Huy chương vàng AIA vào năm 1944.

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

17


Cuối thế kỷ 19, trọng lượng của một tòa nhà cao tầng được nâng đỡ chủ yếu bởi các bức tường gạch. Vì vậy chiều cao tòa nhà thường bị giới hạn. Sự phát triển của thép trong nửa sau thế kỷ 19 đã góp phần nào thay đổi những quy tắc đó. Bằng cách lắp ráp khung dầm thép, kiến trúc sư đã có thể dựng được những ngôi nhà cao một cách bất ngờ! Các tòa nhà thanh mảnh với một bộ khung xương thép mạnh mẽ và tương đối tinh tế. Phần còn lại, các yếu tố khác của tòa nhà là các bức tường, sàn nhà, trần nhà, cửa sổ đều được sử dụng vật liệu chính bằng thép và kính lớn; giúp công trình trở nên thu hút hơn!

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

18


Đây là một xu hướng thiết kế mới để xây dựng các tòa nhà cao tầng. Khung chịu lực bằng thép không chỉ giúp các tòa nhà được xây dựng lên một tầm vóc cao hơn mà còn giúp cho việc lắp ráp các ô cửa sổ được dễ dàng hơn nhiều; công trình lấy được ánh sáng tự nhiên nhiều hơn nhằm tôn thêm vẻ đẹp cho không gian nội thất bên trong!

Trường phái Chicago đầu tiên (1880)

19


Trường phái Chicago thứ 2 (1963) Walter Netsch Fazlur Khan Myron Goldsmith Bruce Graham Ludwig Mies Rohe

Ludwig Mies Vander Rohe (27/3/1886-19/8/1969) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu Rời Đức sau 30 năm hành nghề kiến trúc, Mies đã tạo được danh tiếng lẫy lừng, được xem như một trong những người tiên phong của Phong cách Quốc tế. Sau khi định cư ở Chicago, ông được đề nghị làm hiệu trưởng của trường Kiến trúc thuộc Học viện Kỹ thuật Thiết giáp (Armour Institute of Technology) ở Chicago, sau này đổi tên thành Học viện Kỹ thuật Illinois (Illinois Institute of Technology – IIT) Trường phái Chicago thứ hai 1963

20


Trung tâm ngân hàng Toronto Dominion - Torono, Canada Trong suốt thời gian 30 năm hành nghề kiến trúc sư tại Mỹ, Mies luôn kiên trì khẳng định tư tưởng và đường lối của mình nhằm hoàn thiện một nền kiến trúc mới của thế kỉ 20. Ông tập trung các nỗ lực của mình cho ý tưởng của một không gian tổng thể lớn , với trật tự kết cấu rõ ràng, được làm nổi bật bằng các thanh thép hình tiền chế, “chèn” bằng gạch và kính. Những công trình đầu tiên của Mies ở đây là khu học xá của IIT và một số công trình cho Herb Greenwald đã thức tinh người Mỹ về một phong cách được xem như sự nối tiếp tự nhiên, một âm hưởng của trường phái Chicago cuối thế kỉ 19. Góc tường với việc sử dụng thép hình của tòa nhà Hải quân (Naval Building) ở IIt được ca ngợi coi đó như hình thức kinh điển của chủ nghĩa hiện đại hay đó là “ cây cột lonic của kiến trúc thế kỉ 20”. Trường phái Chicago thứ hai 1963

21


Tòa nhà Seagram

New York 1958

Năm 1958, Mies thiết kế công trình được xem như đỉnh cao của nhà cao tầng trong kiến trúc hiện đại. Đó là tòa nhà Seagram ở thành phố New York. Mies được lựa chọn bởi bà Phyllis Bronfman Lambert, con gái của khách hàng, người sau này cũng sẽ trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng. Tòa nhà Seagram trở thành một biểu tượng của một nền kiến trúc mới thế kỉ 20. Ngược lại so với lệ thường, Mies quyết định đặt công trình phía sau một quảng trường lớn và vòi phun nước tạo ra một khoảng không gian mở lớn phía trước đại lộ Park (Park Avenue). Mies phải tranh cãi rất nhiều với những chủ đầu tư về khai thác hoàn toàn khả năng của địa điểm công trình.

- Một điểm không bình thường nữa là một loạt dầm thép chữ I được đưa ra phía ngoài mặt đứng, đính lên trên mặt kính công trình. Những dầm thép này hoàn toàn không có giá trị gì về mặt kết cấu, nhưng nhờ đó đã biểu hiện được đặc điểm kết cấu công trình. Qua đó, dập tắt mọi cuộc tranh cãi xem liệu Mies có phải là người ủng hộ quan điểm '' trang trí là tội ác'' của kiến trúc đương đại khồng. Về sau, Mies cũng cho ra đời một bản sao của công trình Seagram đó là Westmount Plaza ở Montreal, Canada.

Trường phái Chicago thứ hai 1963

22


Fazlur Rahman Khan 3/4/1929 – 27/3/1982 Ông được sinh ra và lớn lên tại Dhaka, miền Đông Pakistan (nay là Bangladesh), là một kỹ sư kết cấu người Mỹ ông được xem như “Thiên tài của kỹ

thuật kết cấu” và cũng được xem là kỹ sư kết cấu vĩ đại nhất của nửa sau thế kỷ 20”

Các thiết kế về hệ thống kết cấu của ông được coi là nền tảng cho những tòa nhà chọc trời. Năm 1955, ông được Hội kiến trúc sư SOM (Skidmore Owings & Merrill) tuyển dụng và bắt đầu làm việc tại Chicago, Illinois.

Trường phái Chicago thứ hai 1963

23


Tháp Sears Tháp Sears đánh dấu đỉnh cao sự phát triển của các tòa nhà chọc trời ở Mỹ trong hơn 20 năm, luôn giữ kỷ lục là tòa nhà cao nhất thế giới, 110 tầng

ngất ngưỡng ở độ cao 443m, đây là giới hạn ấn

tượng trên nền trời Chicago, thành phố mở đầu cho nhiều sáng kiến trong việc xây dựng nhà cao tầng.

Trường phái Chicago thứ hai 1963

24


Hệ chịu lực chính: Ống giằng và ống bó Tòa nhà càng cao, thì tác động của gió càng lớn. Nhằm trung hòa tải trọng gió, kết cấu quy mô nhỏ hơn thường được tăng cường bằng các tường giằng chéo góc hay tường cắt xung quanh các lõi cầu thang, thang máy. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này để giằng khung thép trong các tòa nhà cao tầng đều rất tốn kém. Do đó, khái niệm kết cấu mới phải được phát triển. Năm 1971, Cao ốc John Hancock 100 tầng ở Chicago vận dụng khái niệm "ống giằng" mới của Fazlur Khan với hệ giằng chéo góc thay vì lõi trung tâm.

Trường phái Chicago thứ hai 1963

25


Kết cấu ống bó Ở phần móng, tháp gồm chín ống, mỗi ống có cạnh vuông 22,9m, nâng lên với các chiều cao khác nhau: một điểm dừng ở tầng 50, điểm thứ hai ở tầng 66 và điểm thứ ba ở tầng 90, chỉ còn lại hai ống lên đến 20 tầng sau cùng. Ngoài việc thiết kế sao cho công trình trông mảnh khảnh hơn và nhìn thấy nhẹ hơn khi tòa nhà xây lên cao, giải pháp này tạo cho diện tích các tấm sàn thay đổi từ 3800 đến 1100m2 Trường phái Chicago thứ hai 1963

26


Một số công trình tiêu biểu khác

Burnham & Root with Charles B. Atwood Reliance Building, Chicago, Illinois, 1894-1895 Một số công trình tiêu biểu khác

27


Daniel H. Burnham & Co. "Flatiron" , Fuller Building in New York, 1901-1903 - Là một tòa nhà chọc trời nằm ở 175 Fifth Avenue thuộc khu Manhattan, Thành phố New York. - Tòa nhà nổi bật với hình tam giác độc đáo, hòa hợp với khối hình nêm dưới chân. Mặt tiền bằng đá vôi và khung thép của tòa nhà là những hình mẫu điển hình về kiến trúc mỹ thuật đầu thế kỷ 20 - Được coi là một trong những biểu tượng của thành phố New York.

28


William Holabird and Martin Roche ,Tacoma Building in Chicago, Illinois, 1887-1889 Một số công trình tiêu biểu khác

29


William LeBaron Jenney Leiter Building in Chicago, Illinois, 1879

Một số công trình tiêu biểu khác

30


H. Burnham, E.H. Burnett and J. A. Holabird Travel and Transport Building of the "Century of Progress" Exposition in Chicago, Illinois. 1933

Một số công trình tiêu biểu khác

31


John Hancock Center 1969 Chicago/ 344m

Bruce Graham

Một số công trình tiêu biểu khác

32


Chương 4 Nhận xét, Đánh giá Sự thành công của trường phái Chicago là do: Kiến trúc sư của trường phái Chicago là những người tiên phong áp dụng kĩ thuật khung kim loại trong kiến trúc hiện đại -> tiền đề cho khả năng chịu lực bằng thép của công trình ( trong đó kĩ thuật dùng lõi kim loại bắt đầu năm 1850 của Henri Labrouste. Nhờ thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp kéo dài đến cả trăm năm từ giữa thế kỉ 18 đến giữa thế kỉ 19 mà cần cẩu, máy móc, hệ thống nâng trợ lực máy móc kĩ thuật được cải tiến không ngừng đáp ứng yêu cầu mang vật liệu lên cao. Thang máy phát triển cũng là thành quả của cách mạng công nghiệp. Đáp ứng tương đối tốt vấn đề của thép với lửa và nhiệt độ -> chất chuyên dụng cách nhiệt phủ lên vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có hệ thống phun nước tự động, yêu cầu tiêu chuẩn an toàn.

Sự thành công của trường phái Chicago

33


- Trong thiết kế truyền thống, con người di chuyển theo chiều X và Y. Nay với thiết kế cao tầng, con người cần phải di chuyển theo cả chiều Z. - Lửa luôn là mối nguy hiểm với bất kì công trình kiến trúc nào. Thế nhưng đối với cao ốc nó càng được quan tâm hơn, người ta phải đảm bảo vật liệu xây dựng không dễ bắt cháy. Giải pháp sơ khởi là dùng các vật liệu như gạch đá để ốp bên ngoài khung kim loại vốn dễ bị nung chảy. Ngoài ra người ta còn nghiên cứu thêm các chất liệu cách nhiệt khác để phủ lên phần vật liệu - Chi tiết thẩm mỹ nổi bật của cao ốc Chicago là chúng ta có thể đọc được hệ thống khung kết cấu của công trình ngay bên ngoài, với những hàng cột theo chiều dọc và từng tầng theo chiều ngangm đánh dấu những ô cửa sổ ngay hàng thẳng lối như những ô cờ. Lối thiết kế mặt tiền này mang tên '' CHICAGO GRID'' là như vậy

Sự thành công của trường phái Chicago

34


Điểm yếu trong kiến trúc Chicago:

- Từ phương pháp kiến trúc đến thực tế còn nhiều khoảng cách.

- Phương thức quản lí thành phố của CNTB chưa thích ứng -> toà nhà cao tầng mọc san sát -> ảnh hưởng ánh sáng, chiều sâu, thông gió tồi, nhà cao chen chúc

Mặt khác để đạt được mục đích sử dụng vật liệu mới và kết cấu mới chủ yếu là thép và kính, các nhà lãnh đạo của hội Liên hiệp công tác Đức ( thành lập năm 1900) đã đề ra quan điểm " kiến trúc bắt đầu từ kỹ thuật", " cái đẹp phải đồng nhất với khoa học kĩ thuật ",.... Từ việc nhấn mạnh thiết kế kiến trúc phải kết hợp với sản xuất con khí hiện đại để nâng cao chất lượng và sản lượng, các công trình kiến trúc của hiệp hội này thường có hình thức nhẹ nhàng, trong suốt, chú ý lấy nhiều ánh sáng và chiếu sáng tốt cho công trình, mà tiêu biểu nhất là phân xưởng tuyêc -bin của một công ty ở Berlin do Peter Behrens thiết kế. Xu hướng kiến trúc của hiệp hội liên hiệp Đức tuy có nhược điểm chưa thấy được kĩ thuật chỉ là biện pháp, chỉ khai thác những phần công năng và kinh tế gần với kĩ thuật, nhưng vì nó có lí thuyết và phương pháp tương đối hoàn chỉnh, nên đã trở thành một trong những nền móng ban đầu của nền kiến trúc Điểm yếu trong kiến trúc Chicago

35



Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Tháng 10 năm 2017 Designer: Nguyễn Thị Hà Phương


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.