Langra

Page 1

Thôn Phú Hòa, xã Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội

Trường Đại học Kiến Trúc Tháng 3 năm 2018

Làng Ra Lịch sử kiến trúc

KHÔNG GIAN

VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Nhật SVTH: Nguyễn Thị Hà Phương Lớp 16K1


MỤC LỤC 01

Giới thiệu sơ lược

02

Không gian sinh hoạt, văn hóa, xã hội

03

Hoạt động sinh hoạt cộng đồng

04

Kết luận


Giới thiệu sơ lược

01

Vị Trí Địa Lý Nằm cách trung tâm thành phố Nội 30km, đi dọc theo đại lộ Thăng Long,đến ngã 3 tỉnh lộ 419 rẻ phải 4km có đường liên thôn rẽ vào di tích khoảng 500 đến Thôn Phú Hòa (tên nôm là làng Ra), xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội . Làng Ra là một ngôi làng với lịch sử lâu đời và có nền văn hóa đặc trưng của nông thôn trung du bắc bộ. Qua thời gian làng Ra có nhiều thay đổi nhưng các nét văn hóa, hoạt động đặc trưng nơi đây vẫn được lưu giữ và bảo tồn


Lịch sử hình thành

Thôn Phú Hòa hay Làng Ra còn một tên gọi khác mà người dân quen gọi là Làng Phú Đa Theo các tích mà người dân nơi đây kể lại, trước công nguyên làng được gọi là Phú Đa Khu,hay làng Phú Đa, theo thời gian thì tên gọi cũng được thay đổi thành Làng Ra. Cái tên làng Ra cũng có những câu truyện rất đặc biệt. Theo một số người Làng Ra là gọi lái từ Làng Da vì ngài xưa tại đây đất đai là vùng cù lao chàm, trồng trọt và mọc rất nhiều cây dâu da nên được gọi là Làng Da. Theo một tích khác thì sau công nguyên nơi đây là nơi Ra quân của tướng quân Đào Khang, tướng của Hai Bà Trưng, để tưởng nhớ và biết ơn đã gọi đây là Làng Ra. Đến sau năm 1954, được đổi tên là thôn Phú Hòa, xã Quang Trung,huyện Thạch thất ,tỉnh Sơn Tây. Sau 1965 là tỉnh Hà Tây và nay là Hà Nội


Dân số & Làng nghề truyền thống Làng Ra có dân số khoảng 1400 người và khoảng 240 hộ dân. Đa số là làm nghề và cấy lúa, nhưng năm gần đây mọc lên các của hàng công ty nhỏ buôn bán gỗ và và đồ nọi thất phục vụ cho nghề mộc trong làng. Tuy nhiên số nhiều chúng là của dân ngoại lai đến làm ăn và buôn bán. Trước nhưng năm 2010, người dân làng Ra chủ yếu sống bằng nghề ruộng và đan lát, nghề mộc lúc này đang phát triển nhưng chưa mở rộng. Sau năm 2010 và những năm gần đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề mộc,các xưởng mộc mọc lên, có những hộ cả gia đình làm mộc, chỉ còn một số hộ hay phụ nữ người già đan lát để kiếm sống.


Nghề mây tre đan, đan quạt Nghề mây giang đan ở Làng Ra có từ xa xưa, phát triển mạnh nhất vào những năm đầu của thập niên 90, Thời gian đó, cả làng ai ai cũng đan mây, đan giang, tre để xuất khẩu, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Đến nay, tuy nghề này đã bị mai một nhưng vẫn còn giữ được một số hộ theo nghề và giữ gìn nghề này tuy nhiên đây không còn là nghề chính của họ nữa mà chỉ làm theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ.

Nghề mộc, sx đồ gỗ mỹ nghệ Nguyên liệu gỗ xưởng từ đó được chế biến thành sản phẩm thô và được sản xuất thành sản phẩm đồ gỗ, đồ trang trí nội thất, sản phẩm sản xuất ra đa dạng được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn. Nghề mộc dân dụng ở Làng Ra hiện nay thu hút nhiều lao động nhất trong các nghề truyền thống.Với 1/2 số lao động trong làng theo nghề

Nghề trồng lúa nước Đây là nghề đặc trưng của hầu hết nông thôn miền Bắc, tuy đây không phải là nghề chính của người dân nữa nhưng cứ tới vụ mùa thì người dân vẫn rộn ràng đi làm ruộng, thu hạch. Người dân chủ yếu cấy lúa để lấy gạo ăn, chỉ ít hộ xem đây làm nghề chính


Không gian sinh hoạt, văn hóa, xã hội Khu công nghiệp

Gồm các công ty và xưởng mộc , cửa hàng buôn bán

Khu dân cư

Gồm các nhà dân và hộ bán công nghiệp, bán công cộng

Công trình công cộng Gồm các công trình công cộng

Không gian công cộng

Đường biên

2


Khu công nghiệp Khu công nghiệp là khu mới được quy hoạch và cho sử dụng khẳng 8 năm trở lại đây. Hầu hết đất ở đây được sử dụng làm xưởng và các công ty vì lối đi lại thông thoáng rộng rãi, tách biết với nhà dân, tránh ồn ào và bụi bặm. Ở đây cũng là khu có nhiều khách ngoại lai (dân các xã lân cận) chọn về đây buôn bán.

Xưởng mộc tại khu công nghiệp

dãy nhà khu công nghiệp


Khu dân cư Gồm nơi sinh hoạt chính của người dân là nhà dân và các cửa hàng bán công cộng phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, người dân nơi đây đã tận dụng nhà của của họ để làm nghề mộc nên gọi là bán công nghiệp. Làng Ra là một làng quê nông thôn đang phát triển, cỏ thể thấy được qua những hình ảnh đường làng với những ngôi nhà cao tầng đan xen c=nhưng ngôi nhà cấp bốn nhìn xưa cũ, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh nhưng cái ngõ nhỏ hẹp và chật trội, ao lafg và cả đàn trâu

Chùm ảnh về đường làng, ngõ nhỏ Làng Ra


Các cửa hàng bán công cộng trong làng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân

Vì các xưởng mộc đựơc kết hợp với nhà dân gây ra một hiện tượng khó chiu là bụi gỗ bay khắm nơi, tuy là làng quê nhưng không được trong lành, yên tĩnh. Đây là hình ảnh Thủy đình bị bám đầy mùn gỗ, bẩn và ô nhiễm môi trường.

Lối giao thông chính của Làng Ra, nơi xe cộ tấp lập nhất, cũng là nơi đa phần đều là không gian bán công cộng. Ảnh chụp vào ngày tết nên đường phố vắng vẻ các cửa hàng đều đóng cửa


Khung cảnh bình yên của Làng Ra về chiều

Những ngõ ngách sâu và hẹp là đặc trung của nông thôn trung du bắc bộ. Qua hình ảnh những ngôi nhà cấp 4 cổ cũ, có thể thấy được Làng Ra vẫn còn là một làng quê nghèo cần được cải thiện và phát triển hơn

Ngõ nhỏ và nhà cấp 4


Hình ảnh của một hộ nhà dân bán công nghiệp, xưởng mộc được đưa vào đát ở. Các hộn làm mộc thường phơi gỗ và dderr gỗ ngoài đường rất bất tiện, cũng như bụi băm và ồn ào ảnh hưởng tới hàng xóm. Dự kiến những năm tiếp theo,nhà nước cũng đang quy hoạch và vận đông các xưởng mộc chuyển ra khu công nghiệp mới để tránh ảnh hưởng tới người dân và cảnh quan làng.


Công trình công cộng Gồm các công trình công cộng phục vụ tinh thần và đời sông người dân Làng Ra, cũng là nơi diễn ra các sự kiện tiêu biểu hàng năm của làng.

Đình Làng Ra Tuy không còn rõ niên hiệu chính xác ghi thời điểm xây dựng ngôi đình, nhưng dựa vào các mảng nghệ thuật, kiến trúc hiện diện ở đình, nhưng dựa vào mảng nghệ thuật, kiến trúc hiện diện ở đình Làng Ra có thể xác định đình được khởi dựng lớn vào thế kỷ XVIII. Đình Làng Ra có diện tích khoảng 180m2 nơi thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng tên là Đào Khang. Tương truyền Ông đã giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định, góp phần giành độc lập cho dân tộc. Đào Khang đã đóng đồn binh lập trang trại ở thôn Phú Đa, dậy dân trồng cấy, khơi mương, đào ngòi trở thành phúc thần của làng Phú Đa.Ông được nhân dân nơi đây phong thánh, thành hoàng làng Làng Ra.

Ảnh sưu tầm

Hàng năm hội làng mở vào ngày 3 tháng 4 (âm lịch) có tế lễ, diễn xướng tưởng nhớ công trạng của tướng Đào Khang, tổ chức trò múa gậy trên cạn, và múa rối nước ở ao trước cửa đình làm không khí ngày hội thực sự là buổi sinh hoạt văn hoá của toàn dân.


Đình kiến trúc kiểu diện ngang chữ nhất gồm 5 gian 2 dĩ, xung quanh bưng tường xây nâng 4 mái, góc mái cong nét đao, tầu hiên võng như mạn cột con thuyền. Kết câu 7 bộ vì làm theo kiểu thượng giường hạ bẩy, bốn cột làm gian giữa đường kính 50 cm, đỉnh trên có đấu vuông, tảng đá kê chân cột 80 x 80 cm . mặt trên tròn đường kính 55cm. Thân cột đục lỗ ghép sàn. Hai vì gian dĩ cấu trúc kiểu chồng rường giá chiêng, có chạm khắc rồng nổi, hình người cưỡi ngựa, hai thiếu nữ hát mừng hội làng là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu ở thế kỷ XVIII.

Đình làng năm 2013

Các mảng chạm khắc chủ yếu thể hiện hình tượng họ nhà rồng, rồng ổ hoặc riêng một con (độc long), kiểu dáng mắt lồi, mũi to, tai dơi bờm lưỡi mác, mình uốn cong trải dài khá sinh động, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tạo tác rồng ở thời hậu Lê. Đồ thờ ở đình khá phong phú mang dấu ấn nghệ thuật của thời Lê và thời Nguyễn là ngai thờ, kiệu song loan thời Lê, hương án, quán tấy, đại tự, câu đối thời Nguyễn… Đáng lưu ý là bộ tượng rối nước cổ, xưa thường xuyên đi múa thờ ở chùa Thầy. Trong đình còn có một bàn thờ Tổ nghề múa hát, tục gọi Đức Thánh Nhà Trò, trên có hoành phi đề 3 chữ Hán “Lễ lạc tông” chứng minh cho truyền thống múa rối nước của làng.

Đình làng Ra năm 2018


đình làng khi tổ chúc hội làng

Đình Làng Ra là nơi diễn ra các buổi tế lễ, việc quan trọng của làng, cũng là nơi các ông, các cụ họp việc làng. Bên cạnh đó đây cũng là nơi diện ra các hoạt động khen thưởng cho các em nhỏ của hội khuyến học làng, cú mỗi mùng 4 tết hàng năm các bạn có thành tích tốt trong học tập sẽ được ra định nhận bằng khen và tiền thưởng. Gian bên phải đình là nơi cất giữ các con rối và các dụng cụ của nghệ thuật rối nước truyền thống của làng,

Các em nhỏ được giới thiệu về rối nược tại đình làng

Gian bên trái là nơi họp của cán bộ thôn,thanh niên đoàn viên mỗi khi có công việc.Ở đây còn có một tủ sách và treo các bằng khen Làng Ra được trao tặng.


Đình làng Ra xưa

Đình làng Ra nay

Đinh Làng Ra đã được sủa sang lại năm 2014 làm lại san và sửa mái và vách đình Năm 2017 đình được sửa lại lần nữa, làm mới cổng và dựng lại hai gian bên của đình

Hai gian hai bên được dựng lại mới hoàn toàn


Chùa Làng Ra

( chùa Quang Phúc Tự ) Khoảng 200m2 Được nhận bằng xếp hạng đi tích năm 2009. Được xây dưng thời nhà Nguễn, sủa chữa lại năm 2016

Các hoạt động thường diễn ra trong chùa Ngôi chùa nổi tiếng có nhiền pho tượng cổ và rất thiêng. Vào các ngày rằm, mùng một hàng tháng các vãi các mẹ lên chùa làm lễ xin phước lành. Các dịp đầu năm ngày lễ đặc biệt, người dân đi chua rất đông. Nhà ai có bé mới sinh cũng thương ra chùa xin phước lành cho đứa bé. Đặc biệt đây cũng là một nơi quan trọng khi diễn ra rước lễ, đi qua dâng hương tháp lễ là ko thể thiếu. Đêm giao thừa người dân nơi cũng đặc biệt thích đi chùa xin lộc năm mới.cõ lẽ đêm giao thừa là lúc mà ngôi chùa rộn ràng tấp nập nhất.


Vãi đang đánh chuông chùa buổi chiều

Người dân đi chùa mùng một tết

Sư thầy thắp hương khấn ngày rằm

Bên trong chùa


Miếu Cây Đa

Khoảng 100m2

Miếu này có ở đây từ rất lâu, lúc đầu chỉ có một cái bàn thờ đá nhỏ năm bên dưới gốc đa, xung quang là khoảng cỏ đát trống không có tường bao.Năm 2016 Ngôi miếu mới được sửa sang và xây dựng lại có tường bao cổng, đường vào miếu.Miếu chỉ được người trông coi thắp hương vào các ngày lễ tết,ngoài ra đây là nơi người dân đến báo cáo các sự kiên quan trọng trong gia đình như đêm giao thừa,nhà thêm người,người mất đi hay xây nhà mới ,...họ đến đây thắp hương. Cây đa này đã có rất lâu đời,cũng không biết nó bao nhiêu tuổi nhưng nốn là kỉ niện với tất cả nhưng người con Làng Ra đi xa, nhớ về.Gắn với tuổi thơ của đứa trẻ sinh trước những năm 2000, về một thời trèo cây hái quả, về sự tích ông thần đa.Tuy hiện nay nơi này không còn là nơi trẻ làng chơi đùa,trèo cây, nhưng có lẽ nó vẫn là một hình ảnh đẹp chưa đầy hồi ức về một làng quê nghèo bình yên trong mắt người dân nơi đây.


Nhà văn hóa Thôn Phú Hòa Nhà văn hóa thôn Phú Hòa (làng Ra) Mới được xây dựng cuối năm 2017( khoảng 200m2). Trước kia làng Ra không có nhà văn hóa, các hoạt đông công đồng, văn nghệ đều diễn ra ở sân đình, hiện nay nhà văn hóa đã được mở cửa và cho vào haạt động đầu tháng 3. Trước kia khu đất này là một cái ao (ao Ba Sào) năm 2014 do ô nhiễm gân khó chịu cho người dân đã được lấp thành khu đất trống.

Người đan chơi, nói chuyên trong sân nhà văn hóa

dãy nhà khu công nghiệp

Nhà văn hóa mới được xây dựng phục vụ người dân

Sân rộng phục vụ các hoạt động cộng đồng


Chùm ảnh về đường làng, ngõ nhỏ Làng Ra

Thủy Đình Làng Ra Thủy Đình Làng ra được xây dựng và khánh thành năm 1992.Thủy Đình được xây dựng nhằm phục vụ môn nghệ thật truyền thống Rối nước Làng Ra, nổi tiếng lâu đời và có nhiều nét riêng.

Cấu tạo Của Thủy Đình

Vào các ngày hội làng nơi đây diễn ra buổi biểu diễn rối nước đặc sắc do chính các nghệ nhân rối nước trong làng biểu diễn mà không đâu có.Vào những ngày này rất nhiều khác thập phuong và khách nước ngoài đến xem diễn.

Thủy Đình nay

Thủy Đình xưa


Giếng cổ Làng Ra Giếng cổ được xây mới năm 1964, đầu năm 2017 được sửa chữa và dựng thêm bàn thờ. Trước năm 2008 người dân xóm Quán quanh dây vẫn múc nước từ giếng làm nước sinh hoạt, năm 2010 sửa chữa và đạy lại giếng. Bàn thờ và giếng cổ


Không gian công cộng

Sân bóng Làng Ra Sân bóng Làng Ra là nơi yêu thích của nam giới trong làng, các buổi chiều là lúc mà trẻ làng ra sân chơi đù, tai đây cũng thường xuyên diễn ra các trận giao hữu giữa các xóm, các thôn. Đặc biệt nơi đay diễn ra giải bóng thôn vào mỗi xuân mới.


Sân Đình Làng Ra Sân đình làng Ra là nơi diễn ra các hoạt động thường nhật, buổi sang từ 7h- 9h30 ở đây có những gánh hàng ăn sáng và một vài sạp bán rau,thịt. Các bà các cô cho con đi ăn sáng, chơi đùa.Chiều từ 3h30 dến 6h30 nhừng chỗ cho các hoạt động thể thao nhẹ nhàng. Nhất là vào các ngày cuối tuần số lượng người tập trung đông hơn. Nơi đây cũng là nơi diễn ra các hoạt đông văn nghệ giải trí các dịp đặc biệt, nó có vai trò thay cho nhà văn hóa.


Chợ Nủa

Chợ Nủa nằm trên một gò đất rộng lớn thuộc Làng Ra Các phiên chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng, thường chỉ diễn ra vào buổi sáng, riêng chợ Tết họp thêm phiên chiều. Chợ nủa là khu chợ quê đặc trưng, bán đủ loại đồ. Cú đến phiên là người mua người bán mọi nơi lại đổ về đây, đông vui, nhộn nhịp, nhất là những phiên chợ tết, tuy chen lấn nhưng vẫn không thể bỏ qua nó nếu muốn hưởng thụ không khí chợ tết rộn ràng Cũng vì nó là một khu chợ quê đặc biệt nen có rất nhiều khách ở rất xa cũng lặn lội về đây để cảm nhận không khí buôn bán ở đây. Những ngày không có phiên chợ


Khu chợ quê truyền thống, là điểm đến lí tưởng cho nhưng ai muốn cảm nhận về một phiên chợ xưa thực thụ Nơi ddaay cũng là nơi các nhà báo, nhà làm phim chọn để viết và quay nhưng cảnh xưa cũ

Mọi thứ được bán ở đây từ những thứ nhỏ nhặt nhất


Một điều đặc biệt nữa tại chợ Nủa đó là phiên chợ không chỉ họp riêng tại khu chợ mà nó trải dài từ phía khu dân cư dọc về phía nam là nơi có khu chợ. Tính tổng quãng đường họp chợ lên đến 600m. Đọc thêm một số bài báo viết về chợ Nủa: http://baophapluat.vn/noi-bat-tren-bao-in/mot-ngay-phien-cho-nua-30390.html https://baomoi.com/cho-que-truyen-thong-bac-bo-hop-phien-cuoi-nam/c/ 21402174.epi Xem video mô tả về chợ Nủa!

Đoạn đường họp chợ của Chợ Nủa


Giếng

Chùa

Đình Sân bóng

Miếu

03

Hoạt động sinh hoạt cộng đồng

Nhà vh

Công trình công cộng Không gian công cộng Trục đường giao thông chính của làng


Mật độ sinh

Khảo s

Hoạt động Giao thông diễn ra Hàng ngày

Giếng

Cố thể thấy được giao thông Làng ra có 3 trục đường Sân bóng chính: trục đường từ Tây sang Đông, trục đường từ Bắc xuống Nam và trục đường từ Nam lên Bắc.

Đình

Ngày thường trục đường Đông- Tây là trục đgMiếu có mật đọ vh người qua lại cao nhất, vì đây là tuyến đường chínhNhà nối từ đường lớn vào làng cũng như nối các thonn xã lân cận, hơn nữa phía Đông của làng giáp với xã Hữu Bằng( xã nổi tiếng về làm ăn buôn bán và rất đong dân cư). Trục đường Bắc-Nam cũng là tục đường có mật đọ người qua lại nhiều vì đây cũng là trục đường giáp ranh với các thôn xã khác. Ảnh hương lớn bởi khu chợ nủa vào nhưng ngày họp chợ cả ba tuyến đường này đêu rất đông đúc, nhất là nút giao giữa ba trục đường thương xuyên xảy ra ách tắc

Chùa


Mật độ sinh các ngày thường oạt các ngày thường Mật độ sinh hoạthoạt ngày thường tại Làng Ra

Khảo sát

Khảo sát theo 2 khung giờ

theo 2 khung giờ

Khảo sát qua 2 khung giờ

Giếng

Chùa

Giếng

Chùa

Đình

Đình Sân bóng

Sân bóng

Miếu

Miếu

Nhà vh

Nhà vh

Người

Người

Xe cộ

Xe cộ

Khung giờ từ 6h30- 9h30

Khung giờ từ 15h30- 18h30

Đây là khoảng thời gian đi học của học sinh xe khá nhiều, người dân bắt đầu dậy và làm việc, người dân tập đa số trung ở các cửa hàng bán công công và cách công trình công cộng.

Khoảng thời gian này mật đọ sinh hoạt tập trung nhiều hơn nữa ở các không gian công cộng, sau ngày thì người dann đỏ ra đường nhiều hơn nhất là trẻ em đi học về.


heo 2 khung giờ

Giếng

Mật độ sinh hoạt ngày họp chợ tại Làng Ra

Chùa

Khung giờ từ 7h- 12h30 Vì các ngày chợ phiên,người dân ở khắp nơi đổ về rất đong nên cả một đọn đường dài đều chật kín, vì vậy xe cộ cũng lưu thông khó khăn Ước tinh có khoảng 2000 người đổ về đây mỗi phiên chợ, còn nhiều hơn cả dân số hiên tại của làng.

Đình Sân bóng

Miếu

Nhà vh

Những phiên chợ tết cuối năm con số này tăng lên có thể đến 3500 người

Khung giờ từ 15h30 đến 18h30 Làng lại trở lại với cuộc sống bình thường.

Người Xe cộ


Các hoạt động Sinh hoạt cộng đồng truyền thống Theo thông lệ hàng năm, Làng Ra có 2 ngày lẽ lớn để lễ tướng Đào Khang đó là ngày Tế thánh, tế thần là ngày 17,18 tháng 7(âm lịch) và ngày giỗ thánh là ngày 3 tháng 4( âm lịch).

Mật

Lễ Hội làng Ra Cũng giống như các lễ hội truyền thống khác Hội làng Ra gồm có hai phần là Phần Lễ và Phần hội

Phần lễ : sau khi tế t

lễ trong đình gồm tế các ông và các bà.Đoàn lễ sẽ rước thánh từ đình làng đến chùa thắp hương , sau đó vòng qua giếng múc nước thánh, đoàn rước kiệu tiếp tục rước đến miếu cây đa và cuối cùng kết thúc là trở về đình làng.

Theo thông lệ ngoài các ông các bà tế lễ thì đoàn rước thánh, những người khiêng kiệu,cầm vật tế phải là trai gái từ 18-25 tuổi. Vì vậy đã là làng Ra chắc chắn ai cũng đã một lần độ sinh hoạt các ngày người thường cảm nhận được sụ vinh dự khi đứng trong đoàn Khảo sát theo 2 khung giờ rước thánh.

3

Giếng

2 Chùa

1Đình Sân bóng

4

Miếu

Nhà vh

Đoạn đường mà đoàn rước đi qua


Hình ảnh phần lễ gồm tế lễ và rước kiệu


Phần Hội

Sau Phần Lễ các hoạt động vui chơi được diễn ra tại sân đình, Đặc biệt là phần biểu diễn múa rối đặc sắc đọc nhất vô nhi chỉ có tại Làng Ra. Sau các hoạt đọng vui chơi,xem hội. Làng Ra tổ chúc liên hoan ăn uống mừng việc làng thành công.đây cũng là địp dân làng được kết nối nhiều hơn.


Nghệ thuật truyền thống Rối Nước Làng Ra Vào thế kỷ XI, sau nhiều năm tu hành ở Trung Quốc và Ấn Độ, trên đường vân du, thấy đất Sài Sơn (Quốc Oai) phong cảnh hữu tình, dân cư trù mật, Pháp sư Từ Đạo Hạnh (thiền sư nhà Lý) đã cho xây dựng chùa Thầy làm nơi tu hành. Ở đây, Ngài đã dạy cho dân làng Ra hát chèo, múa rối nước và để lại ba mẫu ruộng ở xứ Đồng Vai cho phường rối làm vốn. Nhân dân coi Pháp sư là ông tổ nghề múa rối ở đây. Phường rối làng Ra khai màn bằng tích trò của tướng Loa, đây là nét đặc trưng của rối nước Làng Ra. Chuyện tướng Loa bắt nguồn từ việc làng Ra thờ vị tướng quân Đào Khang thời Hai Bà Trưng làm Thành Hoàng Làng. Người làng Ra vẫn lưu truyền một câu chuyện xưa, đó là khi có một vị quan về làng xem rối, người làng Ra điều khiển một quân rối từ buồng trò (nơi nghệ nhân đứng biểu diễn sau cánh gà) đi đến tận trước mặt viên quan để mời trầu. Viên quan nhận trầu xong, cầm một xâu tiền quàng lên cổ quân rối, bảo rằng: Ta thưởng cho phường nếu đem được quân rối vào buồng trò. Quân rối đeo xâu tiền nặng, điều khiển rất khó, có lúc tưởng chìm, nhưng các nghệ nhân vẫn điều khiển thành công. Tích trò này là Mời trầu. Rối nước làng Ra có khoảng 30 tích trò, mở đầu bằng trò Tướng Loa. Các tích trò tiêu biểu như chú Tễu, mời trầu, tặng hoa, rước kiệu dời tượng, leo cột cắm cờ, đốt pháo bật cờ, múa rồng... Xem video để tìm hiểu kĩ hơn

Phừơng rối nướ Làng Ra được mời đi diễn ở khắp nơi


Các hoạt động Sinh hoạt cộng đồng Thường niên

Ngoài hai ngày hội lớn thì Làng Ra cũng thường xuyên tổ chức các hoạt đông văn hóa văn nghệ hàng năm, các ngày lễ chung của đất nước.

Đêm văn nghệ rằm trung thu

đánh cờ đầu năm

Đặc biệt vào các ngày đầu xuân năm mới, các hoạt đông được diễn ra sôi nổi haown, như đánh cờ, tổ chức giải bóng đá,.. “Tháng một là tháng ăn chơi” là câu mà hiện nay có lẽ không còn đúng, nhưng ở nơi đây người dân nghỉ tết dài hơn, ngoài 20/1(âm lịch) họ mới bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường, họ quan niệm rằng cả năm làm việc vất vả thì cungx nên có một khoảng thời gian đc nghỉ ngơi và vui chơi, để bắt đầu một năm mới làm việc hiệu quả Giải bóng đá thôn, hầu như tất cả mọi nhà đều đi cổ vũ


04.Kết luận Thay đổi trong nhưng năm qua về văn hóa, xã hội Tích cực Qua nhiều năm đời sống người dân nơi đây đang dần được cải thiện, nhiều công trình được xây mới và nâng cấp phục vụ nhu cầu của người dân Năm 2017 Làng Ra đã có nước máy để sử dụng, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt nhiều năm gần đây. Các hoạt đông văn hóa, văn nghệ đang ngày càng phát triển và cũng như vẫn lưu giữ được nét truyền thống sau nhiều năm. Cùng với xã hội ngày càng phát triển người dân cũng học hỏi và tìm tòi được nhiều thông tin qua các thông tin đại chúng để cải thiện cuộc sống tốt hơn (như về nông nghiệp, công nghiệp, các đầu ra cho các xưởng mộc hiện nay) Từ nghề chính là nghề nông nghiệp đang dần được chuyển sang nghề làm thủ ccong mỹ nghệ và bán công nghiệp


Thay đổi trong nhưng năm qua về văn hóa, xã hội Tiêu cực Sông song với việc phát triển công nghiệp là vẫn đề về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn những năm gần đây.Tuy việc quy hoạch xưởng mộc đang được tiến hành nhưng người dân vẫn vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm một vài năm nữa Các nghề truyền thống đang dần bị mai một.Nghệ thuật truyền thống rối nước cũng đang trong nguy cơ vì các nghệ nhân giờ ũng đã già và cần người truyền nghề. So với các nơi khác thì nơi đây người dân vẫn còn nghèo và khó khăn. Mỗi khi chợ họp thì lối giao thông chính bị ách tắc nặng nề.Các cơ quan ban nghành chứ quản lý được chợ tốt để chợ lề lối hơn và không còn tình trạng ách tắc.


Hết


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.