Tạp chí Life Balance | No.1 | OSHE Magazine

Page 1

Occupatonal Safety, Health, and Environment

www.iirr.vn Lưu hành nội bộ

kHÔNG LÂY LAN VI KhUẨN. HÃY RỬA TAY SẠCH


Thư ngỏ

Quý độc giả thân mến!

Trong thời đại số ngày nay, ai trong mỗi chúng ta đều hướng tới Work - Life Balance: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, để có thể học hỏi và phát triển một cách vững bền.

Đối với viện IIRR cũng vậy! Chúng tôi có mục tiêu đến năm 2045 - là năm nước Việt Nam kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập và chúng tôi cũng sẽ trở thành những Công dân toàn cầu - Global Citizen. Do đó, hiện nay Viện IIRR đã và đang nghiên cứu, áp dụng các chiến lược về Global Citizen. Và qua đây, chúng tôi sẽ chắt lọc những tinh hoa tri thức của nhân loại, đặc biệt là tri thức về an toàn - sức khỏe - môi trường từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, nhằm gửi tới Quý vị những kiến thức thiết thực, ứng dụng cao để mỗi người có thể cân bằng hơn trong cuộc sống. Với mục tiêu đó, chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực thực hiện sứ mệnh này với khả năng tối đa trong điều kiện phù hợp với bối cảnh hiện tại, đem lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng và sự phát triển chung. Hoàn thành sứ mệnh này chính là niềm hạnh phúc và là vinh dự đối với đội ngũ biên tập của chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn!

NGUYỄN HOÀNG THANH Viện phó Viện IIRR Phó Tổng giám đốc Công ty PMC - Phụ trách Khối vận hành & Bảo dưỡng

Với hơn 15 năm trải nghiệm nghề dịch vụ bất động sản, ông Nguyễn Hoàng Thanh đã tích lũy được bề dày kinh nghiệm cho mình về các hệ thống tự động hóa, hay chuyên gia về các vấn đề an toàn sức khỏe vệ sinh môi trường (OSHE), Kaizen, .. Với vai trò là Viện phó Viện nghiên cứu chính sách quản lý bất động sản và các công trình dân dụng quốc tế (IIRR), ông đang ấp ủ thêm nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thống tự động hóa trong quản lý và vận hành tòa nhà. Qua đó, ông mong muốn tiếp tục có thêm nhiều những phát kiến, sáng chế, hỗ trợ tối đa con người trong công việc quản lý vận hành tòa nhà tại Việt Nam và quốc tế.


CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TỔNG BIÊN TẬP

NGUYỄN HỒNG MINH NGUYỄN QUANG HUY TS. NGUYỄN DANH HẢI NGUYỄN HOÀNG THANH TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA TS. NGUYỄN THỊ ANH THƯ PHAN THỊ HOÀI TRANG NGUYỄN BÍCH SƠN

NGUYỄN TẤT HỒNG DƯƠNG

BIÊN TẬP

THIẾT KẾ

LÊ THỊ THANH HIẾU

ĐẶNG NGỌC ANH

ĐỖ THỊ HẰNG

NGUYỄN NGỌC HÀ

TA B L E OF CONTENT

09

Phân bố và số lượng vi khuẩn �m thấy trên tay nắm cửa

www.facebook.com/iirr.vn

Giả thuyết đưa ra rằng trong thời gian tòa nhà đạt đến mức sử dụng cao nhất, phần lớn vi khuẩn được lấy mẫu là vi khuẩn Gram (-)

www.iirr.vn

NGUYỄN HOÀI THU

16 Nguy cơ, rủi ro khi sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn

14 Những câu chuyện về nhiễm chéo Nhiễm chéo có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng may mắn thay, nhiễm chéo rất dễ dàng ngăn chặn.

22

Vệ sinh tay và an toàn cháy nổ trong các cơ sở chăm sóc y tế

Dung dịch nước rửa tay sát khuẩn chứa cồn Ethyl dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng thành khí dễ cháy.


GOING NET

“SAVE LIVES : Clean Your Hands” Chiến dịch thường niên toàn cầu của WHO

“Nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe là một vấn đề đáng quan ngại hiện nay. Chúng ta cần tập trung sự nỗ lực của toàn thế giới vào một hoạt động có khả năng thực hiện và có thể cứu sống nhiều người. Hoạt động này chính là vệ sinh tay, yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác đảm bảo an toàn cho bệnh nhân của WHO.” Tiến sĩ Edward Kelley, Giám đốc, Bộ phận Cung cấp dịch vụ và An toàn, WHO

TẠI SAO CHIẾN DỊCH “CỨU NGƯỜI: HÃY RỬA TAY” LẠI QUAN TRỌNG? Vệ sinh tay không phải là một điều xa xỉ. Chiến dịch mang đến cho WHO một cơ hội tuyệt vời để truyền tải thông điệp

đến người dân trên toàn thế giới. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng IPC, bao gồm vệ sinh tay, là nền tảng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả. Vệ sinh tay là điều quan trọng với tất cả nhân viên y tế, bệnh nhân và gia đình của họ mỗi lần gặp gỡ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Vệ sinh tay đóng góp vào chất lượng bảo hiểm y tế toàn cầu, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững 3.8 và cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình nghị sự về nước, vệ sinh và sức khỏe (WASH) và kháng kháng sinh toàn cầu.

5 May

4

Khoảng 70% nhân viên y tế và 50% đội ngũ phẫu thuật không thường xuyên thực hành vệ sinh tay

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hành vệ sinh tay thường xuyên giúp giảm các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. WHO cam kết cải thiện vệ sinh tay tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và làm việc với các tổ chức khác để nâng cao nhận thức nhằm đảm bảo thực hành vệ sinh tay.

Vệ sinh tay giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng mỗi năm khi được thực hiện vào đúng thời điểm trong hoạt động chăm sóc sức khỏe

Giúp phòng ngừa nhiễm trùng và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chiến dịch được phát động vào ngày 5 tháng 5 hàng năm

WHO phát động ngày này mỗi năm bằng cách phát hành các công cụ và tài liệu, hàng năm tập trung vào một chủ đề khác nhau, để hỗ trợ các hoạt động tại địa phương.

Gần 20 000 cơ sở y tế trên gần 180 quốc gia trên toàn thế giới (tính đến tháng 5 năm 2016) đã tham gia chiến dịch.

WHO hướng tới mục tiêu hỗ trợ tất cả các quốc gia xây dựng thành công chiến dịch này và mở rộng phạm vi trong tương lai.

Bạn sẽ được mời tham gia chiến dịch hàng năm, nhằm giúp cải thiện thực hành vệ sinh tay và nâng cao nhận thức về các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

Thay đổi là cần thiết với mỗi cuộc gặp tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, để đảm bảo vệ sinh tay được thực hiện đúng lúc. Cam kết và năng lượng từ bạn rất quan trọng và là chìa khóa để giữ cho chiến dịch này thành công trong nhiều năm tới.


TOÀN CẦU THÔNG TIN QUAN TRỌNG

LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG

Nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe

Vào đầu năm, WHO bắt đầu phổ biến thông tin về chủ đề được chọn cho các hoạt động chiến dịch trong ngày 5 tháng 5. Mọi bệnh nhân luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật và nhiễm trùng liên quan đến thiết bị (đường truyền hoặc ống thông). Nếu không có hành động theo mục tiêu mỗi năm để duy trì hồ sơ của chiến dịch cứu người này, các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng mà đáng lẽ ra họ hoàn toàn có thể tránh được.

• Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật (SSIs) và nhiễm trùng liên quan đến thiết bị (đường truyền), xảy ra trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu bệnh nhân mỗi năm. Tốc độ lây truyền trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. • Nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật (SSI) là loại nhiễm trùng thường gặp nhất ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, với tỷ lệ mắc là 11,8%, so với 1,2 - 5,2% ở các nước phát triển. • Khoảng 5 triệu ca nhiễm trùng xảy ra hàng năm tại các bệnh viện châu Âu, đồng nghĩa với việc số ngày nằm viện tăng thêm 25 triệu ngày và gây ra gánh nặng kinh tế lên tới 13 đến 24 tỷ €. Chiến dịch vệ sinh tay • Mỗi năm, WHO xác định cụ thể các nhu cầu chăm sóc sức khỏe và đề xuất một chủ đề để hạn chế sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng có thể tránh được. Chiến dịch vệ sinh tay là một phần của chương trình phòng chống nhiễm trùng • Chiến dịch “Cứu người - hãy rửa tay” duy trì một hồ sơ toàn cầu về tầm quan trọng của vệ sinh tay trong chăm sóc sức khỏe bằng cách tập hợp mọi nguồn lực lại với nhau để hỗ trợ cải thiện vệ sinh tay trên phạm vi toàn cầu. • Chiến dịch được ủng hộ mạnh mẽ trên toàn thế giới, giúp giữ an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Điều quan trọng là những người ủng hộ, các chuyên gia phòng chống nhiễm trùng và WHO cần tiếp tục hợp tác để thúc đẩy và hỗ trợ chương trình nghị sự cốt lõi của chiến dịch. • WHO đã kỷ niệm 10 năm thành công trong chiến dịch vệ sinh tay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm về việc thực hành vệ sinh tay có thể ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.

Nhân viên y tế có thể: • Cải thiện việc ngăn ngừa nhiễm trùng ở tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân bằng cách hiểu và áp dụng “5 thời điểm vệ sinh tay” của WHO. • Cải thiện phòng chống nhiễm trùng bằng cách làm chủ thực hành vệ sinh tay và giáo dục tất cả nhân viên y tế về tầm quan trọng của bàn tay sạch Nhân viên y tế, khi thực hiện các hoạt động có nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm trùng, có thể: • Thực hành vệ sinh tay bất cứ khi nào đặt, kiểm tra hoặc loại bỏ đường truyền tĩnh mạch (IV), ống thông tiểu hoặc ống nội khí quản. • Thực hành chăm sóc phẫu thuật an toàn, ví dụ, đối với vết thương sau phẫu thuật (WHO Thời điểm 2 và 3 cho Vệ sinh Tay). Các nhà hoạch định chính sách có thể: • Hỗ trợ và ủng hộ tăng cường giám sát các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. • Cải thiện việc kiểm soát nhiễm trùng và cung cấp thông tin rộng rãi đối với tất cả các dịch vụ y tế và thúc đẩy thực hành vệ sinh tay theo khuyến nghị của WHO. • Khen thưởng các sáng kiến đổi mới và phát triển các chương trình để nâng cao kiến thức, hiểu biết và thay đổi hành vi liên quan đến thực hành vệ sinh tay. Bệnh nhân và cộng đồng có thể: • Nói chuyện với nhân viên y tế về vệ sinh tay. • Truy cập trang web của WHO để xem họ có thể làm gì để tăng cường sự tham gia của bệnh nhân trong việc đảm bảo thực hành vệ sinh tay tốt nhất.

Nguồn: https://www.who.int/gpsc/5may_advocacy-toolkit.pdf?ua=1

5


GOING NET

Hoạt động chăm sóc sức khỏe ngày nay đang ngày càng bị chia rẽ. Nó bị ngăn cách giữa các quốc gia có nguồn lực đang tiếp tục chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe và những quốc gia không có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cơ bản.

CHUNG TAY ĐỂ CHĂM SÓC SỨC KHỎE AN TOÀN: NỀN TẢNG THÀNH LẬP TỔ CHỨC TƯ NHÂN VÌ AN TOÀN BỆNH NHÂN

ĐÃ TỚI LÚC CẦN THAY ĐỔI! Hoạt động chăm sóc sức khỏe ngày nay đang ngày càng bị chia rẽ. Nó bị ngăn cách giữa các quốc gia có nguồn lực đang tiếp tục chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe và những quốc gia không có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cơ bản. Nó bị phân chia giữa giới chuyên môn đang ngày càng trở nên chuyên biệt và các bệnh nhân mà họ phục vụ, những người tiếp tục bị coi là người nhận thụ động. Nó bị phân chia

6

giữa một khu vực tư nhân sáng tạo nhưng manh mún và một khu vực công được giao nhiệm vụ quản lý an toàn sức khỏe cho người dân nhưng lại thiếu phương tiện để tiếp cận đến mọi nơi trên thế giới. Để ứng phó với tình trạng này, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với Trung tâm Hợp tác WHO về An toàn Bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Geneva, Geneva, Thụy Sĩ, đã thiết kế một nền tảng web để cải thiện an toàn và giảm nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HCAI). Với tên gọi “Tổ chức tư nhân vì an


TOÀN CẦU

toàn bệnh nhân (POPS) của WHO”, nền tảng này sẽ cho phép WHO và các công ty tư nhân là thành viên trong tổ chức (nghĩa là: các công ty liên quan đến phát triển, sản xuất và / hoặc phân phối sản phẩm để vệ sinh tay) chia sẻ thông tin, với mục tiêu định hướng các thông điệp quảng cáo sản phẩm vệ sinh tay của các công ty này phù hợp với các khuyến nghị của WHO, nâng cao chất lượng sản phẩm vệ sinh tay và khuyến khích việc tăng cường tính sẵn có và khả năng tiếp cận của sản phẩm ở mọi nơi trên thế giới. Mục tiêu lâu dài của sự hợp tác này (hiện nay đã bao gồm 15 công ty thành viên từ khắp nơi trên thế giới) là cải thiện việc thực hiện các khuyến nghị của WHO ở các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế. Chức năng cốt lõi của CciSC- Clean Care iS Safer Care (tạm dịch: chăm sóc sạch sẽ là chăm sóc an toàn hơn), một chương trình do Cục An toàn Bệnh nhân WHO phát triển, là thúc đẩy việc thực hành vệ sinh tay phù hợp tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và ở mọi nơi trên thế giới để giảm gánh nặng của tình trạng nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Vệ sinh tay phải được thực hiện tại những thời điểm cụ thể (theo chỉ định), bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước, hoặc bằng cách rửa tay với dung dịch nước rửa tay sát khuẩn. WHO đưa ra khuyến nghị rằng sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất để thực hiện vệ sinh tay trong quá trình chăm sóc sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, có một số trở ngại để đạt được các can thiệp có vẻ đơn giản này. Hai trở ngại chính có thể kể đến là: (i) thiếu nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh tay ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nhân viên y tế; và (ii) thiếu nguồn lực để tạo điều kiện cho các thực hành tốt nhất. WHO đã thấy rằng hai rào cản này có thể được giảm bớt bằng cách hợp tác với các công ty quan tâm đến các sản phẩm vệ sinh tay để cải thiện việc thực hiện các khuyến nghị của WHO. Mục tiêu của sự hợp tác là mang lại lợi ích cho bệnh nhân chứ không phải những người tham gia vào nền tảng web này. Lợi ích dự kiến về sức khỏe cộng

Nguồn: https://www.who.int/gpsc/pops_editorial_may2012.pdf?ua=1

đồng từ việc phối hợp với các doanh nghiệp là giảm nhiễm trùng trong chăm sóc sức khỏe thông qua các cải thiện về vệ sinh tay. Cụ thể, việc hợp tác với các doanh nghiệp sẽ sẽ cung cấp cơ hội để: 1. Thúc đẩy định hướng các thông điệp quảng bá sản phẩm vệ sinh tay trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe phù hợp với các khuyến nghị của WHO về chủ đề này 2. Cung cấp các thông tin và tiêu chí theo khuyến nghị của WHO nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm vệ sinh tay 3. Khuyến khích tính sẵn có và khả năng tiếp cận sản phẩm ở mọi nơi trên thế giới 4. Khuyến khích việc quảng bá sản phẩm vệ sinh tay có đạo đức, lấy phòng ngừa nhiễm trùng khi chăm sóc sức khỏe làm mục tiêu chính 5. Tận dụng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục ở các nước thu nhập thấp, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất 6. Hỗ trợ thúc đẩy tính sẵn có và khả năng tiếp cận sản phẩm vệ sinh tay trong các tình huống khẩn cấp / khủng hoảng, chẳng hạn như bằng cách khuyến khích việc đưa dung dịch nước rửa tay sát khuẩn vào bộ dụng cụ khẩn cấp dùng trong phẫu thuật, chăm sóc vết thương, giao hàng, v.v. 7. Thúc đẩy sự hiểu biết về tính sẵn có của sản phẩm trên toàn cầu dựa trên dữ liệu TƯƠNG LAI CỦA SỨC KHỎE TOÀN CẦU Trong quá khứ, thành tựu của ngành y tế công cộng được định hình bởi sự đầu tư mạnh tay từ các chính phủ và các nhà tài trợ khác để thành lập các tổ chức như Quỹ toàn cầu về loại trừ bệnh lao, HIV/AIDS và Sốt rét, GAVI và UNAIDS. Tác động của các tổ chức này đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu là rất lớn. Tuy nhiên, thời đại của các hoạt động đầu tư công khổng lồ nhằm loại bỏ các mối hiểm họa sức khỏe toàn cầu đã qua. Nếu muốn tiếp tục đấu tranh để cải thiện sự an toàn và chất lượng chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, WHO và các quốc gia thành viên sẽ cần tìm ra các phương pháp mới. Theo tinh thần này, nền tảng POPS đã ra đời.

7


COVER STORY

PHÂN BỐ VÀ SỐ LƯỢNG VI kHUẨN TÌM THẤY TRÊN TAY CỬA TẠI OLIN HALL – ÐẠI HỌC DRAkE Hình 1: Tay nắm cửa trong A, B, C, D tại Olin Hall theo thứ tự từ trái qua phải

Moayad Baadhaim, David Kusner, Humayun Ahmed, Chinh Dao (Giảng viên hướng dẫn), Allan Trap (Giảng viên hướng dẫn) Khoa Sinh học, Đại học Khoa học & Nghệ thuật.

TÓM TẮT: Vật mang là những vật vô tri đóng vai trò nhất định trong quá trình lây lan của bệnh truyền nhiễm. Giả thuyết của chúng tôi là tay nắm cửa có thể làm tăng sự lây lan của vi khuẩn giữa người với người và có thể là nơi chứa vi khuẩn. Trong thí nghiệm của mình, chúng tôi đã đánh giá mức độ phân phối của các vi khuẩn gram âm được tìm thấy trên tay nắm cửa tại Olin Hall. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng trong thời gian tòa nhà đạt đến mức sử dụng cao nhất (giờ cao điểm), phần lớn vi khuẩn được lấy mẫu từ tay nắm cửa của Olin Hall là vi khuẩn Gram âm. Kết quả cho thấy trong tổng số các khuẩn lạc quan sát được, 49% là vi khuẩn gram âm. Phân tích thống kê sâu hơn đưa ra một quan sát thú vị. Dữ liệu cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ khuẩn gram âm được tìm thấy trên các cửa khác nhau.

8

GIỚI THIỆU: Sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm thông qua tiếp xúc tay là một mối quan tâm lớn. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Itah và cộng sự, vi khuẩn đường ruột Gram (+) Staphylococcusaureus và vi khuẩn đường ruột Gram (-) như Escherichia coli, Klebsiella và Citrobacter đã được chứng minh có khả năng làm nhiễm bẩn các bề mặt tiếp xúc khác nhau như ghế, bàn, cửa sổ, tay nắm cửa và nhiều đồ đạc gia dụng thông thường khác (Itah 2004). Nghiên cứu này cho thấy sự hiện diện nổi bật của vi khuẩn gây bệnh tại các trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ và các địa điểm công cộng khác. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự đa dạng của mầm bệnh tiềm tàng. Theo Salton, vi khuẩn gram âm có độc lực do sự hiện diện của nội độc tố (endotoxin) tại màng ngoài của chúng. Endotoxin gây kích hoạt các tế bào của hệ thống miễn dịch như đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào lympho B, có thể dẫn đến hoại tử mô và sốc nội độc tố. Vi khuẩn gram âm cũng được chứng minh có khả năng kháng kháng sinh cao hơn, một phần là do sự có mặt của màng

ngoài (Thomson 2005). Màng ngoài này có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của kháng sinh. Những quan sát này là yếu tố quan trọng khuyến khích chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trên các bề mặt môi trường như tay nắm cửa là mối nguy tiềm tàng cho các cá nhân có thể trạng và hễ miễn dịch suy giảm. Các bề mặt cứng, không xốp như tay nắm cửa được chứng minh có tốc độ truyền vi khuẩn cao nhất tới tay (Rusin 2002). Trong thời gian gần đây, có rất nhiều nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vệ sinh tay bằng khăn lau tay và nước rửa tay. Theo nghiên cứu của Stout và cộng sự, khăn lau tay có hàm lượng ethanol cao không chỉ có hiệu quả kháng khuẩn cao hơn mà còn loại bỏ nội bào tử thông qua tác động cơ học (Stout 2010). Mặc dù người ta thường nhận thức được về tầm quan trọng của việc vệ sinh tay bằng khăn lau tay và nước rửa tay nhưng nguy cơ thiếu khả năng tiếp cận hoặc thực hành vệ sinh tay bằng khăn lau tay và nước rửa tay vẫn xảy ra. Theo Hansen, có tới 60% người trưởng thành không rửa tay đúng cách (2002).


TIÊU ĐIỂM

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện không chỉ để nghiên cứu tầm quan trọng của sự phát triển vi khuẩn vào giờ cao điểm mà còn để nghiên cứu xu hướng phát triển của vi khuẩn dựa trên đặc điểm nhuộm Gram của chúng. Hơn nữa, chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng vi khuẩn Gram (-) quan sát được sẽ chiếm đa số trong giờ cao điểm. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tay nắm cửa tại Olin Hall tại Đại học Drake. Olin Hall là một tòa nhà khoa học được nhiều sinh viên và giảng viên sử dụng hàng ngày. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về sự phân bố và bản chất của vi khuẩn lây truyền qua tay nắm cửa. Nghiên cứu cũng sẽ giúp chúng tôi tìm ra các phương thức kiểm soát sự phát triển và lây lan của dịch bệnh, qua đó chúng tôi có thể làm tốt hơn vai trò của mình với tư cách công dân. Vật liệu và phương pháp: Trong nghiên cứu này, tay nắm cửa bên trong của Olin Hall đã được phân tích. Chất khử trùng tay Germ-C, ở nồng độ cồn ethyl 63%, được thí nghiệm cho tay nắm cửa và được sử dụng như biện pháp kiểm soát cho thí nghiệm. Tay nắm cửa được lấy mẫu hàng giờ, liên tục trong bảy tiếng vào thứ Hai ngày 7 tháng 2 năm 2011. Chúng tôi cũng lấy hai mẫu khác với kiểm soát âm. Các cánh cửa của Olin Hall được lau vào thứ Hai, ngày 7 tháng 3 năm 2011 và vào ngày 21 tháng 3, vào giờ cao điểm như nghiên cứu trước đây. Tăm bông vô trùng đã được sử dụng để lấy mẫu từ tay nắm cửa. Các mẫu này sau đó được sọc trên các đĩa thạch dinh dưỡng và được ủ trong khi ủ, số lượng khuẩn lạc thu được

được tính toán và biểu thị riêng biệt dựa trên phần ngày giờ, độ cao và hình dạng khuẩn lạc. Số lượng khuẩn lạc trung bình đã được tính toán. Quy trình nhuộm Gram sau đó được sử dụng để hỗ trợ tách tế bào vi khuẩn. Kính hiển vi sau đó được sử dụng để xác định hình thái tế bào và đặc tính nhuộm Gram. Kết quả: Thí nghiệm này đã phân tích số lượng khuẩn lạc được lấy mẫu từ các cửa cùng với các đặc điểm mẻ cấy và đặc điểm hình thái tế bào. Kiểm soát âm cho thấy không có sự tăng trưởng. Số lượng khuẩn lạc

trung bình được tính toán. Hình 2 minh họa số lượng khuẩn lạc trung bình theo thời gian. Số lượng khuẩn lạc lớn nhất (19) được tìm thấy lúc 12:00 trưa. Số lượng khuẩn lạc lớn thứ hai được quan sát vào lúc 10:00 và 11:00 sáng với số lượng khuẩn lạc trung bình là 15. Sau 12:00 trưa, số lượng khuẩn lạc giảm đi sau mỗi giờ. Phân tích sâu hơn đã được tiến hành để xác định số lượng vi khuẩn Gram (-) được tìm thấy trên tay nắm cửa trong giờ cao điểm. Nhuộm màu gram cho thấy 49,0% vi khuẩn được tìm thấy trên cửa là Gram âm

tay nắm cửa vào một số thời điểm cụ thể trong ngày sẽ khiến số lượng vi khuẩn tăng lên. Tuy nhiên, giả thuyết thứ hai của chúng tôi rằng phần lớn các vi khuẩn này là gram âm đã bị bác bỏ. Những kết quả này ngụ ý rằng phần lớn vi khuẩn truyền qua tay nắm cửa là Gram dương. Có một số vấn đề liên quan đến nghiên cứu hiện tại cần được thảo luân sâu hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng tay nắm cửa và lượng vi khuẩn quan sát được trên tay nắm cửa. Trong thời gian đầu và cuối ngày khi có ít cá nhân tham gia lớp học, số lượng khuẩn lạc giảm đi. Những kết quả này ngụ ý rằng phần lớn vi khuẩn được tìm thấy trên tay nắm cửa đều đến từ sự tiếp xúc giữa bàn tay và tay nắm cửa. Từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, số lượng khuẩn lạc cao hơn đáng kể và đạt đỉnh vào 12 giờ trưa. Những kết quả này tương quan với số lượng lớp học vào khung thời gian này. Phần lớn các lớp học diễn ra tại Olin Hall trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh giả định rằng phần lớn vi khuẩn quan sát được trên tay nắm cửa là gram âm. Trong số 411 khuẩn lạc được lấy mẫu

THẢO LUẬN: Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận giả thuyết đầu tiên rằng việc tăng cường sử dụng

9


COVER STORY

trong giờ cao điểm, 49% là gram âm. Kết quả này ngụ ý rằng số lượng khuẩn lạc gram âm gần bằng số lượng khuẩn lạc gram dương. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về vi khuẩn gram âm chiếm 49% tổng số khuẩn lạc ngụ ý rằng các sinh vật gram âm có thể được truyền qua tay nắm cửa. Tỷ lệ vi khuẩn gram dương có thể được giải thích bằng sự hiện diện của vi khuẩn gram dương được tìm thấy trên da của chúng ta. Theo Cogen, vi khuẩn Gram (+) Staphylococcus epidermidis chiếm 90% vi khuẩn thường chiếm vị trí cụ thể trên cơ thể. Sử dụng hình thái, hình dạng tế bào và sự sắp xếp khuẩn lạc, chúng tôi có thể suy đoán rằng tụ cầu vàng Staphylococcus epidermidis đã được tìm thấy trên các mẫu tay nắm cửa (Hình 5). Các xét nghiệm di truyền hoặc sinh hóa sâu hơn là cần thiết để xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết của chúng tôi. Các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian bảy ngày thay vì chỉ hai. Các mẫu được thu thập từ tay nắm cửa chỉ là mẫu vi khuẩn có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng

nhờ thạch dinh dưỡng. Do đó, nghiên cứu hiện tại của chúng tôi không thể cung cấp chính xác mẫu vi khuẩn có mặt tại thời điểm mẫu được thu thập. Các môi trường phát triển khác như EMB, MSA và tấm thạch máu có thể được sử dụng để phân biệt khuẩn lạc. Tuy nhiên, kết quả thu được cho thấy sự phân bố chung của vi khuẩn tìm thấy trên tay nắm cửa, có khả năng truyền bệnh. Các khuẩn lạc gram âm có màu vàng, độ lồi và rìa mịn. Dưới kính hiển vi, khuẩn được xác định là cầu khuẩn Gram (-) sắp xếp theo bộ bốn (Hình 3). Một dải Gram (+) khác được tìm thấy ở cửa B, khuẩn lạc có màu trắng, độ cao bằng phẳng và lề mịn. Hình 6 cho thấy hình ảnh chuỗi Gram (+) sắp xếp theo trực khuẩn staphylo bacillus. LỜI CẢM ƠN: Chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Chinh Dao và Tiến sĩ Allan Trapp vì đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. Đặc biệt, các khuyến nghị và đề xuất của Tiến sĩ Dao đều rất đáng quý và nghiên cứu này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự trợ giúp của ông.

10

Nguồn: http://hygienesolutions.com/wp-content/uploads/2015/09/DISTRIBUTION-AND-PREVALENCE-OF-BACTERIA-FOUND-ON-THE-DOOR-HANDLES-OF-OLIN-HALL.pdf


TIÊU ĐIỂM

NHIỄM CHÉO LÀ GÌ ? - Tất cả những gì bạn cần biết

11


COVER STORY

Nhiễm chéo

được định nghĩa là sự lây truyền vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác từ chất này sang chất khác. Các hình thức lây nhiễm chéo khác bao gồm sự lây truyền chất gây dị ứng thực phẩm, hóa chất hoặc độc tố - mặc dù đây không phải là trọng tâm của bài viết này.

Nhiều người cho rằng bệnh lây truyền qua thực phẩm chủ yếu là do ăn tại nhà hàng gây nên, nhưng có nhiều cách có thể dẫn đến lây nhiễm chéo, bao gồm: • Sản xuất thực phẩm sơ cấp - từ thực vật và động vật trong các trang trại • Trong khi thu hoạch hoặc giết mổ • Sản xuất thực phẩm thứ cấp - bao gồm chế biến và sản xuất thực phẩm • Vận chuyển thực phẩm

• Lưu trữ thực phẩm • Phân phối thực phẩm - cửa hàng tạp hóa, chợ nông sản, và nhiều hơn nữa • Chuẩn bị và phục vụ thực phẩm tại nhà, nhà hàng và cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm khác Do nhiễm chéo có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau, điều quan trọng là phải tìm hiểu về các hình thức nhiễm chéo khác nhau và cách thức phòng ngừa nhiễm chéo

Các hình thức nhiễm chéo

TỪ THỰC PHẨM ĐẾN THỰC PHẨM

Thực phẩm sống, nấu chưa chín hoặc rửa không đúng cách có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn, chẳng hạn như Salmonella, Clostridium perfringens, Campylobacter, Staphylococcus aureus, E. coli và Listeria monocytogenes - tất cả đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất bao gồm rau xanh, giá đỗ, gạo thừa, sữa chưa tiệt trùng, pho mát mềm, thịt nguội, cũng như trứng, thịt gia súc gia cầm và hải sản sống. Ví dụ, việc trộn xà lách chưa rửa, bị nhiễm khuẩn vào salad có thể làm các thành phần khác trong salad bị nhiễm khuẩn. Đây là điều đã xảy ra trong vụ dịch E. Coli năm 2006, gây ảnh hưởng đến 71 khách hàng của Taco Bell. Hơn nữa, thức ăn thừa giữ trong tủ lạnh quá lâu có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

12

TỪ DỤNG CỤ SANG THỰC PHẨM

TỪ CON NGƯỜI SANG THỰC PHẨM

Từ dụng cụ sang thực phẩm là một trong những hình thức nhiễm chéo phổ biến nhất nhưng chưa được công nhận Vi khuẩn có thể tồn tại trong thời gian dài trên các bề mặt như mặt bàn, dụng cụ, thớt, thùng chứa và dụng cụ sản xuất thực phẩm. Khi không được rửa đúng cách hoặc vô tình bị nhiễm khuẩn, dụng cụ có thể truyền một lượng lớn vi khuẩn có hại vào thực phẩm.

Con người có thể dễ dàng truyền vi khuẩn từ cơ thể hoặc quần áo của mình sang thực phẩm trong nhiều giai đoạn chế biến thực phẩm khác nhau. Ví dụ, một người có thể ho vào tay hoặc chạm vào thịt gia cầm sống và tiếp tục chuẩn bị bữa ăn mà không rửa tay giữa các khâu chế biến. Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2019 ở 190 người trưởng thành, chỉ có 58% người tham gia có rửa tay trước khi nấu hoặc chuẩn bị thức ăn, trong khi chỉ có 48% cho biết họ rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho. Các ví dụ phổ biến khác bao gồm sử dụng điện thoại di động đầy vi khuẩn trong khi nấu hoặc lau tay bằng tạp dề/ khăn bẩn. Những hành vi này có thể làm bàn tay của bạn nhiễm khuẩn và lây lan vi khuẩn sang thực phẩm hoặc dụng cụ khác.

Một nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi ít sử dụng xà phòng và nước để làm sạch thớt sau khi chế biến thịt sống, trong khi người trẻ lại không nhận thức được về nguy cơ nhiễm chéo. Do đó, tăng cường giáo dục về an toàn thực phẩm dường như là cần thiết cho mọi nhóm tuổi. Ví dụ, sự cố xảy ra năm 2008 tại một công ty thịt thái lát có trụ sở tại Canada đã dẫn đến cái chết của 22 khách hàng do máy thái thịt bị nhiễm khuẩn listeria.


TIÊU ĐIỂM

TÁC DỤNG PHỤ Các tác dụng phụ của nhiễm chéo có thể di động từ tương đối nhẹ đến nghiêm trọng. Tác dụng nhẹ của nhiễm chéo bao gồm khó chịu dạ dày, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn và tiêu chảy. Thông thường, các tác dụng phụ này xuất hiện trong vòng 24 giờ, mặc dù chúng có thể xuất hiện vài tuần sau khi nhiễm chéo xảy ra, do đó gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp nôn mửa hoặc tiêu chảy, điều quan trọng là phải bù nước đúng cách - ví dụ với đồ uống thể thao - để khôi phục lại mức độ hydrat hóa, lượng đường trong máu và chất điện giải. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH NHIỄM CHÉO? Có nhiều cách để tránh nhiễm chéo. • Tránh mua thực phẩm gần đến ngày hết hạn, trừ khi bạn có ý định ăn ngay. • Lưu trữ thịt sống trong hộp kín hoặc túi nhựa ở kệ dưới cùng của tủ lạnh để tránh nước bị rò rỉ vào các thực phẩm khác. • Sử dụng túi đựng riêng cho thịt sống và trứng. • Sử dụng hết thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng 2 – 3 ngày.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng từ nhiễm chéo bao gồm tiêu chảy trong hơn 3 ngày, phân có máu, sốt, mất nước, suy nội tạng và thậm chí tử vong. Hãy tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu các tác dụng phụ trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài hơn 1 – 2 ngày, cũng như nếu bạn thuộc nhóm có khả năng gặp nguy hiểm. TÓM LƯỢC “Tác dụng phụ của nhiễm chéo di động từ đau dạ dày hoặc nặng hơn, bao gồm mất nước, suy nội tạng và thậm chí tử vong”.

AI CÓ NGUY CƠ? Mọi người đều có nguy cơ bị bệnh do nhiễm chéo. Tuy nhiên, một số nhóm nhất định có nguy cơ cao hơn nhiều. Các nhóm này bao gồm: • Phụ nữ mang thai • Trẻ em dưới 5 tuổi • Người lớn trên 65 tuổi • Người có hệ thống miễn dịch yếu - ví dụ, người nhiễm HIV / AIDS, tiểu đường không kiểm soát hoặc ung thư Do các nhóm này chiếm một bộ phận lớn dân số, chúng ta cần phải thực hành xử lý thực phẩm an toàn khi ở nhà hoặc khi làm việc tại cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm.

“ Giáo dục về an toàn thực phẩm tại nhà và tại nơi làm việc có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm chéo và thực hành chế biến thực phẩm không an toàn.”

CHUẨN BỊ THỨC ĂN • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây sau khi chạm vào thịt sống, vuốt ve động vật, sử dụng nhà vệ sinh, ho hoặc hắt hơi, sử dụng điện thoại hoặc các trường hợp liên quan. • Rửa dụng cụ, mặt bàn, thớt và các bề mặt khác bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là khi xử lý thịt sống. • Sử dụng thớt riêng để chế biến thịt và rau. • Sử dụng bọt biển và miếng rửa chén sạch. • Nấu thực phẩm đến nhiệt độ thích hợp bằng cách sử dụng nhiệt kế thực phẩm. Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/what-is-cross-contamination#how-to-avoid-it

ĐIỂM MẤU CHỐT Nhiễm chéo có thể gây hậu quả nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong, nhưng may mắn thay, nhiễm chéo rất dễ dàng ngăn chặn. Hãy thực hành vệ sinh tốt, rửa và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ, cũng như bảo quản và phục vụ thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm chéo. Thêm vào đó, hãy luôn cập nhật thông tin về thu hồi thực phẩm. Các thông tin này luôn có sẵn trên mạng. Bằng cách thực hành xử lý thực phẩm an toàn, bạn có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị bệnh.

13


COVER STORY

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHIỄM CHÉO: CÁCH NÓ XẢY RA VÀ LÀM THẾ NÀO ÐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ÐỀ NHIỄM CHÉO?

Bạn đã nghe nhiều câu chuyện về nhiễm chéo, nhiễm chéo xảy ra thế nào và làm cách nào để giải quyết vấn đề nhiễm chéo? Vâng, chúng tôi ở đây để giúp bạn hiểu và làm rõ những hiểu lầm về vấn đề này!

14


TIÊU ĐIỂM

QUAN NIỆM: Tôi luôn rửa tay khi chuẩn bị thức ăn nên tôi không có nguy cơ đối mặt với nhiễm chéo. SỰ THẬT: Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Safefood đã đưa ra một số bằng chứng đáng kinh ngạc liên quan đến rửa tay, 80% người được khảo sát không rửa tay kỹ sau khi chế biến thịt băm, 84% không rửa tay kỹ sau khi chế biến thịt gà sống để chế biến salad gà và 26% có vi khuẩn thịt sống trên tay sau khi chuẩn bị thức ăn. Hãy nghĩ xem bàn tay bạn đã chạm vào những gì vào sẽ tiếp tục chạm vào cái gì. TÔI NÊN LÀM GÌ? Bạn phải luôn rửa tay kỹ sau khi chế biến thịt hoặc gia cầm sống. Làm ướt tay kỹ dưới vòi nước ấm và thoa xà phòng lên tay. Chà hai bàn tay của bạn với nhau để tạo bọt và trải đều trên tất cả các khu vực của bàn tay và cổ tay, đảm bảo xà phòng che phủ lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay, ngón tay, móng tay và chà kỹ kẽ tay và vòng ngón tay cái của bạn. Hành động này giúp xà phòng đánh bật và loại bỏ bụi bẩn và vi trùng. Lau khô tay của bạn bằng khăn sạch hoặc máy sấy tay. Không bao giờ sử dụng khăn lau chén hoặc quần áo của bạn. QUAN NIỆM: Chỉ có thịt cần được xử lý cẩn thận còn bao bì gói thịt có thể vứt thẳng vào thùng rác. SỰ THẬT: Vi khuẩn có hại như E.coli có thể tồn tại trên bao bì thực phẩm tới 24 giờ, vì vậy bạn nên cẩn thận khi xử lý bao bì. Những vi khuẩn này có thể di chuyển khá dễ dàng từ bao bì bị nhiễm bẩn sang các bề mặt bếp khác và cũng dẫn đến nhiễm chéo cho bàn tay và các bề mặt bếp khác như bàn bếp và tay cầm. Trong một báo cáo được công bố năm 2010 (FSAI), 13,2% bao bì gói thịt gà đã bị nhiễm Campylobacter. TÔI NÊN LÀM GÌ? Khi bạn đi mua sắm, hãy gói thịt và gia cầm sống tách biệt với thực phẩm ăn liền. Nếu bạn sử dụng túi có thể tái sử dụng, bạn chỉ nên giữ một túi cho thịt sống. Lưu trữ thịt và gia cầm sống của bạn trên kệ dưới cùng của tủ lạnh, bên dưới thực phẩm ăn liền. Lấy thịt và gia cầm sống của bạn ra khỏi bao bì và đặt trực tiếp lên thớt hoặc khay nướng, sau đó ném thẳng bao bì vào thùng rác. Bằng cách này, bạn có thể tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt bếp khác. Sau khi đã chế biến xong thịt hoặc gia cầm sống, hãy rửa sạch tất cả các bề mặt bằng nước xà phòng nóng. QUAN NIỆM: Bề mặt bếp và thớt của tôi trông khá sạch sẽ, vì vậy không có vi khuẩn. SỰ THỰC: Vi trùng như Campylobacter có thể tồn tại trên bề mặt bếp tới 1 giờ và E. coli có thể tồn tại đến 24 giờ. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Safefood cho thấy 96% bề mặt bếp không được rửa kỹ sau khi chế biến thực phẩm và 43% bị nhiễm vi khuẩn thịt sống sau khi chế biến thực phẩm. Nguồn: https://www.safefood.eu/Food-safety/Cross-Contamination.aspx

Hơn 67% người tham gia nghiên cứu đã không rửa thớt sau khi chế biến thịt gà sống và 50% thớt được thử nghiệm bị nhiễm vi khuẩn thịt sống sau khi chuẩn bị. TÔI NÊN LÀM GÌ? Luôn luôn làm sạch bàn bếp và thớt bằng nước xà phòng nóng sau khi chế biến thực phẩm, đặc biệt là sau khi chuẩn bị thịt sống, thịt gia cầm, hải sản hoặc rau sống. Luôn luôn lau rửa sạch sẽ trong quá trình chế biến các thực phẩm này, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi chế biến thực phẩm thô và trước khi chế biến thức ăn chín! QUAN NIỆM: Tôi không cần rửa dụng cụ trong khi chuẩn bị thức ăn. SỰ THẬT: Nghiên cứu được thực hiện bởi Safefood cho thấy 72% người được hỏi không rửa kỹ dao sử dụng để chế biến thịt gà sống trước khi tái sử dụng để cắt rau xà lách và 67% không rửa kỹ dao đã được sử dụng để chế biến thịt bò sống trước khi thái rau. Trong số dao đã được xét nghiệm, 18% bị nhiễm E. coli và 5% bị nhiễm Campylobacter. Nghiên cứu cũng tiến hành xét nghiệm salad ăn kèm. Kết quả cho thấy có đến 37% mẫu salad đã bị nhiễm vi khuẩn thịt sống. TÔI NÊN LÀM GÌ? Tất cả các dụng cụ nhà bếp nên được lau rửa kỹ trong nước xà phòng nóng hoặc máy rửa bát, đặc biệt là sau khi sử dụng để chế biến thịt sống hoặc thịt gia cầm. QUAN NIỆM: Để làm sạch khăn lau bát tôi chỉ cần xả khăn bằng nước sạch. SỰ THẬT: Không có sai lầm nào nghiêm trọng hơn thế! Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy xả khăn bằng nước sạch không loại bỏ vi trùng. Hãy nhớ rằng, trông sạch sẽ không có nghĩa là khăn đã sạch hết vi trùng! Khăn lau bát đã sử dụng trong hơn hai ngày thường chứa lượng vi khuẩn rất cao. Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể tồn tại và phát triển trên khăn lau bát, đặc biệt là nếu trên khăn vẫn còn dính thức ăn hoặc nếu khăn bị ẩm. Khăn lau bát thường không được phơi khô và xếp gọn gàng sau khi sử dụng, vì vậy thường ẩm ướt và chứa nhiều vi khuẩn. Khảo sát của safefood cho thấy 27,5% mẫu khăn thử nghiệm chứa E.Coli và 13,5% chứa Listeria. TÔI NÊN LÀM GÌ? Đun sôi khăn lau bát của bạn trong 15 phút hoặc giặt máy theo chu kỳ tiêu chuẩn là những cách hiệu quả để làm sạch khăn lau bát và tiêu diệt bất kỳ vi trùng nào có thể có. Không sử dụng khăn có mùi hoặc trông bẩn vì khăn rất có thể có nhiều vi khuẩn

15


EXPERT ADVICE

Chăm sóc sạch sẽ là chăm sóc an toàn

Nguy cơ, rủi ro có thể gặp khi sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn CÂU HỎI: Việc sử dụng quá mức các loại dung dịch nước rửa tay sát khuẩn có dẫn đến tình trạng kháng thuốc không? TRẢ LỜI: Không giống như các loại thuốc sát trùng và kháng sinh khác, không có báo cáo hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước rửa tay sát khuẩn sẽ gây nguy cơ kháng thuốc. Việc sử dụng nước rửa tay đúng cách sẽ giúp cho vi khuẩn kháng kháng sinh càng ít có khả năng lây lan. CÂU HỎI: Liệu dung dịch nước rửa tay sát khuẩn có làm khô tay hoặc đau chích khi bôi không? TRẢ LỜI: Các loại dung dịch nước rửa tay sát khuẩn hiện nay không nên (nếu sử dụng đúng cách) gây khô tay. Một số nhà sản xuất có thể quen với việc tạo ra các loại nước rửa tay khô không chứa chất làm mềm da (emollients). Ngày nay, tất cả các loại dung dịch nước rửa tay sát khuẩn có chứa chất làm mềm da sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô da. Trong số các nghiên cứu đã được công bố, nhiều nghiên cứu mô tả rằng các y tá thường xuyên sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn ít bị kích ứng da và khô da so với những người sử dụng xà phòng và nước. Nước rửa tay sát khuẩn sẽ gây tình trạng đau chích nếu trên tay có vết thương hở hoặc da nứt nẻ. Với vết thương hở, nên dùng Urgo chống nước. Trường hợp viêm da dị ứng do tiếp xúc với dung dịch nước rửa tay sát khuẩn là rất hiếm. CÂU HỎI: Nhân viên có thể sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn bao nhiêu lần trong ngày? TRẢ LỜI: Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cứ sau bốn hoặc năm lần sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn nên rửa tay lại một lần. Tuy nhiên, không có lý do gì để làm điều này, ngoại trừ sở thích cá nhân trong một số trường hợp (ví dụ: khi nhân viên cảm thấy họ cần rửa tay hoặc trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm).

16

CÂU HỎI: Kể từ khi WHO ra mắt hướng dẫn khuyến cáo sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn, đã có trường hợp nào nào bệnh nhân hoặc nhân viên uống nhầm sản phẩm không? TRẢ LỜI: Đã có một số báo cáo ở Anh và Hoa Kỳ về việc bệnh nhân uống nhầm dung dịch nước rửa tay sát khuẩn. Đây rõ ràng là một nguy cần quan tâm khi xem xét việc thực hiện các hướng dẫn này trên quy mô lớn. Rủi ro uống nhầm dung dịch nước rửa tay sát khuẩn cần được giải quyết thỏa đáng và đánh giá rủi ro cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ này bằng cách gắn bảng công thức dung dịch nước rửa tay sát khuẩn trên thiết bị chứa nước rửa tay gắn tường. Đây là những biện pháp thường được sử dụng tại các cơ sở chăm sóc trẻ nhỏ. CÂU HỎI: Nhân viên chăm sóc sức khỏe có bị ảnh hưởng bởi cồn khi làm sạch tay không? TRẢ LỜI: Không có bằng chứng chứng minh điều này. Các nghiên cứu được công bố cho đến nay đã chỉ ra rằng sau khi sử dụng các loại nước rửa tay, nồng độ cồn được tìm thấy trong máu là không đáng kể (ethanol) hoặc không thể phát hiện (isopropyl). CÂU HỎI: Chuyên gia có lời khuyên nào trong bối cảnh một số báo cáo đã công bố cho thấy một số quốc gia đang xem xét việc cấm ethanol do tác động có hại về mặt lý thuyết khi hít phải? TRẢ LỜI: Trên cơ sở bằng chứng hiện tại, cả ethanol và isopropanol đều an toàn để sử dụng cho vệ sinh tay. Liên minh Thế giới vì An toàn Bệnh nhân, thông qua chương trình Thử thách An toàn Bệnh nhân Toàn cầu, đã thành lập một nhóm chuyên gia để giải quyết vấn đề này và nghiên cứu, xác minh các hậu quả tiềm ẩn của ethanol.


GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

CÂU HỎI: Nguy cơ cháy nổ từ việc rửa tay bằng dung dịch có chứa cồn là gì? TRẢ LỜI: Tất cả các sản phẩm có chứa cồn đều có khả năng gây cháy và do đó nên được lưu trữ tránh xa nhiệt độ cao và ngọn lửa. WHO đề nghị rằng tất cả các tổ chức chăm sóc sức khỏe hiện đang sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn nên thực hiện các đánh giá rủi ro tại địa phương. Tuy nhiên, lợi ích của dung dịch nước rửa tay sát khuẩn về mặt phòng chống nhiễm trùng vượt xa nguy cơ hỏa hoạn. Một nghiên cứu về Kiểm soát nhiễm trùng và Dịch tễ bệnh viện (2007) cho thấy việc dùng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện trong nhiều thập kỷ. Mức tiêu thụ trung bình là từ 31 L/ tháng (bệnh viện nhỏ nhất) đến 450 L/ tháng (bệnh viện lớn nhất), tức là 35 triệu L dung dịch nước rửa tay sát khuẩn đã được sử dụng cho tất cả các bệnh viện. Tổng cộng có 7 sự cố cháy nổ không nghiêm trọng đã được báo cáo. Không có báo cáo về hỏa hoạn do tĩnh điện hoặc liên quan đến khu vực lưu trữ dung dịch.

• Cần cân nhắc các rủi ro liên quan đến sự cố tràn nước rửa tay lên tấm trải sàn, bao gồm cả rủi ro gây trượt chân cho người đi bộ. • Lời khuyên này dựa trên Báo cáo Phân tích Mô hình Cháy nổ được chuẩn bị cho Hiệp hội Kỹ thuật • Các điểm sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn cần có hướng dẫn rõ ràng dành cho khách đến các khu vực khám chữa bệnh. • Trong hướng dẫn cần đưa ra cảnh báo không sử dụng quá nhiều và không hút thuốc ngay sau khi sử dụng.

Cách sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn an toàn: Cá nhân nên để tay khô tự nhiên sau khi sử dụng dung dịch. Các áp phích hướng dẫn rửa tay bằng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn nên nêu rõ: "Khi tay bạn khô, bạn đã được an toàn"

CÂU HỎI: Nên đặt thiết bị chứa dung dịch nước rửa tay sát khuẩn ở đâu? TRẢ LỜI: • Không nên đặt thiết bị chứa nước rửa tay chứa cồn phía trên hoặc gần các nguồn phát lửa tiềm ẩn, chẳng hạn như công tắc đèn và ổ cắm điện, hoặc bên cạnh bình oxy hoặc bình chứa các loại khí dung trong y tế khác, do các loại khí này có nguy cơ bốc hơi cao hơn. • Không nên đặt các thiết bị chứa nước rửa tay chứa cồn trong bất kỳ hành lang thoát hiểm nào (tức là bên ngoài phòng bệnh). Các cơ sở y tế có thể cần tham vấn ý kiến của Cố vấn an toàn cháy nổ nếu cần thiết. Nếu thiết bị chứa dung dịch nước rửa tay sát khuẩn được đặt trong khu vực lưu thông trong phòng bệnh (ví dụ: bên ngoài khu vực có giường bệnh), các thiết bị này cần được đặt cách nhau ít nhất 1,2 mét, khu vực lưu thông cần rộng tối thiểu 2 mét và kích thước thùng chứa tối đa là 1 lít. • Không nên đặt thiết bị chứa nước rửa tay trên thảm do có thể làm hư hỏng và nâng / cong vênh của thảm.

Nguồn: https://www.who.int/gpsc/tools/faqs/abhr2/en/

17


EXPERT ADVICE

ÐIỀU QUAN TRỌNG MÀ NHÂN VIÊN Y TẾ CÓ THỂ LÀM CHO BỆNH NHÂN

18


GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Một y tá tại Khoa cấp cứu đang chăm sóc cho bà D, một bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, mất nước, tinh thần hoang mang. Mẫu phân của bà D đã được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra vi khuẩn Clostridium

CHUỖI NHIỄM TRÙNG Nhiễm trùng xảy ra là kết quả của một chuỗi sự cố được gọi là chuỗi nhiễm trùng. Sau đây là các liên kết trong chuỗi nhiễm trùng:

cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Trong khi chăm sóc bà D, ông M, một bệnh nhân dưới sảnh, hét lên cầu cứu. Cô y tá tháo thiết bị bảo vệ cá nhân và đi vào phòng của ông M để hỗ trợ ông. Ông M bị ung thư và đến Khoa cấp cứu khi sức khỏe ông này có chuyển biến xấu sau đợt hóa trị cuối cùng. Kết quả xét nghiệm cho thấy đúng là bà D bị nhiễm của ông M mà không thực hành vệ sinh tay đúng cách, y tá đã khiến ông M. - một bệnh nhân có hệ miễn dịch

Vệ sinh tay là điều cần thiết để bảo vệ bệnh nhân và nhân viên y tế. Chúng ta rửa sạch tay để ngăn chặn sự lây lan của vi sinh vật và các bệnh mà chúng gây ra. Khi chăm sóc bệnh nhân, hãy chú ý đến khả năng lây lan của vi sinh vật và nguy cơ nhiễm trùng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm trùng mắc phải trong quá trình chăm sóc sức khỏe (HAIs) có thể ngăn ngừa được bằng cách vệ sinh tay sạch sẽ.

Khi nói đến sự phát triển của nhiễm trùng, có một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của tác nhân gây bệnh. Những yếu tố này bao gồm số lượng vi sinh vật, sức mạnh của vi sinh vật, khả năng xâm nhập vào vật chủ và tính mẫn cảm của vật chủ. Ổ nhiễm trùng có thể là con người, thực vật, động vật, các vật vô tri, thức ăn và nước. Xin lưu ý rằng một số người cũng như động vật có thể mang mầm bệnh truyền nhiễm mà không có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Là một y tá, bạn cần biết rằng người mang mầm bệnh, dù không có triệu chứng, vẫn có thể truyền tác nhân truyền nhiễm cho người khác và khiến họ mắc bệnh. Các ví dụ phổ biến của “Cửa” bài xuất và xâm nhập là đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường sinh dục, máu và mô.

Tụ cầu khuẩn gram (+), một trong những tác nhân gây HAIs] Vệ sinh tay là cách dễ dàng và ít tốn kém nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ kháng kháng sinh. Điều này rất cần thiết bởi các chuyên gia dự đoán rằng các bệnh kháng kháng sinh sẽ giết chết 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050. Ngoài ra, HAIs đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, chi phí chăm sóc, thời gian nằm viện và thời gian phục hồi. Những dữ liệu này chứng minh tầm quan trọng của vệ sinh tay sạch sẽ. Đã đến lúc các y tá nâng cao trách nhiệm cải thiện thực hành vệ sinh tay. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về chuỗi nhiễm trùng, vệ sinh tay trong chăm sóc sức khỏe và giáo dục bệnh nhân.

Tác nhân truyền nhiễm có thể được truyền bằng các cách sau: trực tiếp, gián tiếp hoặc qua không khí. Truyền trực tiếp xảy ra khi tác nhân truyền nhiễm được truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Truyền gián tiếp xảy ra khi tác nhân truyền nhiễm được truyền qua tiếp xúc với các vật vô tri được gọi là vật mang bệnh. Truyền qua không khí xảy ra thông qua tiếp xúc với các giọt nước và bụi chứa các tác nhân truyền nhiễm. Ví dụ phổ biến của vật mang bệnh là bàn cạnh giường ngủ, điều khiển giường, cột điện, rèm cửa và ống nghe. Tùy vào mỗi trường hợp, bất cứ ai cũng có thể là một cơ thể cảm thụ. Dù vậy, có nhiều yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm các bệnh mãn tính, liệu pháp ức chế miễn dịch, tình trạng suy giảm miễn dịch và nằm viện.

19


EXPERT ADVICE

Hãy nhớ rằng nhiễm trùng sẽ chỉ phát triển nếu chuỗi nhiễm trùng vẫn còn nguyên. Y tá là những người có trách nhiệm phá vỡ chuỗi nhiễm trùng. Cách tốt nhất để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng là gì? VỆ SINH TAY!

hợp. Trong gần như mọi tình huống, nước rửa tay tốt hơn bởi vì chúng hiệu quả hơn trong việc giảm số lượng vi sinh vật. Ngoài ra, nước rửa tay tay chứa cồn sẽ thuận tiện và dễ sử dụng hơn xà phòng và nước. Hãy nhớ rằng nước rửa tay chứa cồn không giết chết

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VỆ SINH TAY

tử luôn cần được loại bỏ một cách cơ học bằng xà phòng và nước.

Vệ sinh tay bao gồm rửa tay bằng xà phòng và nước, sử dụng nước rửa tay sát trùng, và sát trùng tay trước phẫu thuật. Khử trùng tay trước phẫu thuật được thực hiện bởi nhân viên phẫu thuật trước khi phẫu thuật. Kiểu vệ sinh tay này loại bỏ cả sinh vật có mặt tạm thời (vi sinh vật xâm chiếm các lớp bề mặt của da) lẫn hệ sinh vật có mặt thường xuyên (vi sinh vật sống dưới các tế bào bề mặt của lớp sừng). Việc vệ sinh tay sẽ giúp loại bỏ dễ dàng hơn các vi sinh vật có mặt tạm thời mà nhân viên y tế thường mắc phải trong quá trình chăm sóc bệnh nhân và là loại vi sinh vật có liên quan đến HAIS phổ biến nhất. Khi làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vệ sinh tay cần phải thực hiện trong các tình huống sau: • Trước và sau khi ăn • Trước và sau khi chạm vào một bệnh nhân • Trước và sau khi chạm vào bất cứ thứ gì kết nối với bệnh nhân, chẳng hạn như ống IV • Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, dịch tiết, bài tiết, màng nhầy, vết thương hở hoặc bị băng bó • Sau khi chạm vào những vật gần bệnh nhân • Khi di chuyển từ vùng nhiễm bệnh đến nơi sạch sẽ • Trước và sau khi sử dụng phòng tắm

Để dễ hình dung , hãy nghĩ về nhũ kim tuyến. Hãy tưởng tượng rằng tay bạn đang phủ đầy nhũ kim tuyến. Bây giờ hãy nghĩ về việc sử dụng nước rửa tay trên bàn tay phủ nhũ của bạn. Nước rửa tay gần như chẳng có tác dụng gì ngoại trừ việc khiến nhũ di chuyển xung quanh tay bạn. Cách tốt nhất để loại bỏ nhũ kim tuyến là rửa bằng xà phòng và nước. Ma sát từ việc rửa bằng xà phòng và nước sẽ đánh bật nhũ và nước sẽ làm nhũ trôi khỏi tay bạn đi. Các bào tử cũng hoạt động được loại bỏ nhờ xà phòng và nước theo cách như vậy. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nước rửa tay chứa cồn sẽ không hiệu quả nếu tay có quá nhiều vết bẩn. Như đã đề cập ở trên, rửa tay bằng xà phòng và nước sẽ hiệu quả hơn trong các trường hợp sau: khi chăm sóc nhiễm trùng, sau khi tiếp xúc với vi khuẩn than, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mặt khác, nước rửa tay có thể được sử dụng trong các trường hợp sau: • Trước, sau và giữa quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, chẳng hạn như khi đo huyết áp hoặc nâng bệnh nhân trên giường • Trước khi đeo găng tay, kể cả găng tay vô trùng

• Trước và sau khi đeo găng tay

• Trước khi chèn các thiết bị xâm lấn như ống IV hoặc catherer.

• Khi vào và ra khỏi phòng bệnh nhân (khi chăm sóc bệnh nhân trong cùng phòng, luôn luôn rửa tay trước khi chuyển từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác)

“Hãy ghi nhớ khi nào nên rửa tay bằng xà phòng và nước và khi nào bạn có thể sử dụng nước rửa tay. Thực hiện vệ sinh tay không đúng cách cũng nguy hiểm như không rửa tay.”

• Khi tay bị dính bẩn. “Hãy nhớ rằng vệ sinh tay đúng cách cũng không thay thế được sự cần thiết khi đeo găng tay.” NƯỚC RỬA TAY CHỨA CỒN HOẶC XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC? Nhiều người đặt câu hỏi: Cái gì tốt hơn, nước rửa tay hay xà phòng và nước? Câu trả lời là tùy từng trường

20

CHÚ Ý ! Các y tá đều biết rằng thực hành vệ sinh tay có thể dẫn đến khô, nứt nẻ tay. Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da nhưng chỉ sử dụng những loại đã được cơ sở y tế chấp thuận để không tác động đến và làm giảm tác dụng của nước rửa tay.


GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn không nên đeo móng tay giả hoặc làm móng vì vi sinh vật có thể di chuyển bên dưới móng giả và do đó không thể làm sạch. Ngoài ra, không nên sơn móng tay vì sơn móng cũng có thể chứa vi sinh vật, đặc biệt là khi sơn bị sứt mẻ. Móng tay tự nhiên nên được giữ ngắn (dài dưới một phần tư inch hay 0.5 cm).

Mặc dù những lí do này thường được đưa ra nhưng việc tăng nguy cơ mắc bệnh cho bệnh nhân là điều không thể chấp nhận được. Trách nhiệm của y tá là đảm bảo rằng bệnh nhân của mình được chăm sóc tốt nhất có thể, và điều này bao gồm chăm sóc bệnh nhân với bàn tay sạch.

Tại sao không thực hiện vệ sinh tay?

GIÁO DỤC BỆNH NHÂN

Sau khi đọc thông tin trong bài viết này, bạn có thể tự hỏi, tại sao nhân viên y tế lại không thực hành vệ sinh tay tốt? Ngoài việc phải nỗ lực tuân thủ quy định về vệ sinh tay thì việc vệ sinh tay đúng cách không phải chuyện dễ dàng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc nhân viên y tế không tuân thủ vệ sinh tay đúng cách. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016, trong đó các nhà nghiên cứu bí mật quan sát việc rửa tay giữa các nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhiều cơ sở, cho thấy chỉ có 37% nhân viên chăm sóc sức khỏe rửa tay.

Phần lớn bài viết này tập trung vào vai trò của y tá trong việc vệ sinh tay, nhưng giáo dục cho bệnh nhân về vệ sinh tay cũng rất cần thiết. Đừng cho rằng bệnh nhân của bạn biết cách thực hiện vệ sinh tay hiệu quả và chính xác. Ngoài việc chỉ cho bệnh nhân cách thực hiện vệ sinh tay phù hợp, bạn cũng nên khuyến khích bệnh nhân yêu cầu nhân viên y tế, chẳng hạn như y tá, rửa tay trước khi chăm sóc bệnh nhân.

Sau đây là một số lý do tại sao các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể không thực hành vệ sinh tay tốt: Thiếu người làm gương Thiếu nhân sự Bệnh nhân quá đông Thời gian không đủ Khối lượng công việc nặng Khô và kích ứng do vệ sinh tay Bồn rửa đặt ở vị trí bất tiện

TRỞ THÀNH MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG Là lực lượng đông đảo nhất trong đội ngũ chăm sóc y tế, các y tá thường tiếp xúc với nhiều bệnh nhân. Điều này có nghĩa là chúng ta có nhiều cơ hội hơn để vệ sinh tay. Hãy tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo rằng việc việc sinh tay được ưu tiên tại nơi bạn làm việc. Hãy là một hình mẫu tốt, thực hành vệ sinh tay phù hợp và khuyến khích người khác làm điều tương tự. Hãy là tấm gương sáng tại cơ sở của bạn. Chỉ cần một người cũng có thể tạo ra thay đổi và cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại bất kỳ cơ sở y tế nào.

Thiếu nguồn cung

Nguồn:https://journals.lww.com/nursingmadeincrediblyeasy/fulltext/2017/11000/hand_hygiene.15.aspx

21


RISK MANAGEMENT

Vệ sinh tay và an toàn cháy nổ trong các cơ sở chăm sóc y tế

Khoa Dược, Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Tp HCM tiến hành nghiên cứu, pha chế nước rửa tay sát khuẩn.

“Dung dịch nước rửa tay sát khuẩn chứa cồn ethyl, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng thành khí dễ cháy và được coi là chất lỏng dễ cháy. Mặc dù tỷ lệ các vụ hỏa hoạn liên quan đến dung dịch nước rửa tay sát

khuẩn là rất thấp nhưng điều quan trọng là dung dịch nước rửa tay sát khuẩn cần phải được lưu trữ an toàn. Bên cạnh đó, hộp đựng nước rửa tay được lắp đặt và bảo trì một cách chính xác.” (Sapo)

Tuân theo luật pháp và tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy của địa phương và thành phố

cháy nổ đối với các cơ sở nhận được bồi hoàn từ Medicaid hoặc Medicare.

Các nhân viên tại cơ sở chăm sóc y tế, cảnh sát cứu hỏa địa phương và thành phố phối hợp với nhau để bảo vệ bệnh nhân và người dân bằng cách thực thi các quy tắc an toàn về hỏa hoạn.

Bộ luật An toàn Cuộc sống chứa các tiêu chuẩn quốc gia về việc lưu trữ dung dịch nước rửa tay sát khuẩn, cũng như vị trí và chức năng của các thiết bị chứa. Khi các cơ sở sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn, tất cả các tiêu chí được liệt kê trong Bảng 1 phải được đáp ứng.

An toàn cháy nổ bao gồm các hoạt động • Giảm thiểu các nguồn gây cháy, • Đảm bảo chất lỏng dễ cháy được lưu trữ một cách an toàn • Thiết lập các phương pháp thoát hiểm nhanh trong trường hợp hỏa hoạn. Các nhân viên tại cơ sở chăm sóc y tế và lính cứu hỏa địa phương có thể phối hợp làm việc cùng nhau để đảm bảo các thiết bị chứa dung dịch nước rửa tay sát khuẩn được lắp đặt tại vị trí dễ sử dụng mà không làm tăng nguy cơ gây cháy nổ hoặc dẫn lửa. Tuân thủ Bộ luật an toàn cuộc sống Tuân thủ Quy tắc an toàn cuộc sống (mã 101) của Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia NFPA đã được Trung tâm dịch vụ bảo hiểm y tế và trợ cấp y tế CMS áp dụng như một yêu cầu tối thiểu về an toàn

22

Làm việc với nhân viên cứu hỏa địa phương Các cơ sở chăm sóc y tế có thể liên hệ với cảnh sát cứu hỏa địa phương để đảm bảo rằng các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn đã được đáp ứng. Cảnh sát cứu hỏa địa phương thường thực hiện hoạt động kiểm tra các tòa nhà thương mại, và cũng có thể được cấp trên yêu cầu làm như vậy. Tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhân viên có thể lên kế hoạch cho các đợt kiểm tra này, nhờ đó họ có thể ôn lại thông tin về cấu trúc tòa nhà và xác định các lỗ hổng trong phòng cháy chữa cháy. Một số lợi thế cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe khi chủ động thực hiện các đợt kiểm tra như vậy bao gồm xây dựng mối quan hệ với đơn vị cứu hỏa và thể hiện cam kết về an toàn.


QUẢN LÝ RỦI RO

Tiêu chí cho các yêu cầu về điều khoản trong bộ luật an toàn cuộc sống của NFPA 101 đối với việc sử dụng thiết bị chứa dung dịch sát khuẩn tay TIÊU CHÍ

YÊU CẦU

Dung dịch nước rửa tay sát khuẩn

Không được vượt quá nồng độ cồn 95% theo thể tích.

Dung lượng chất lỏng được sử dụng tối đa

1,2 lít (41 ounces, 0,32 gal) cho các thiết bị chứa đặt trong phòng, hành lang và các khu vực mở ra hành lang. 2,0 lít (67 ounces, 0,53 gal) cho các thiết bị chứa đặt trong các dãy phòng tách biệt với hành lang.

Lượng tối đa trong thiết bị

18 oz., giới hạn ở các sol khí cấp 1 theo định nghĩa của NPFA 30 B.

Lượng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn được phép sử dụng tối đa (trong các thiết bị chứa)

Mười gallon (37,8 L) được sử dụng bên ngoài tủ lưu trữ trong một ngăn khói.

Chiều rộng hành lang tối thiểu

06 feet (1830mm)

Khoảng cách từ thiết bị chứa dung dịch nước rửa tay sát khuẩn tới các nguồn đánh lửa

Khoảng cách một inch (25 mm) (ngang hoặc dọc) phía trên, sang bên hoặc bên dưới nguồn gây cháy.

Khoảng cách giữa các thiết bị chứa Nước rửa tay sát khuẩn

Khoảng cách theo chiều ngang không nhỏ hơn 48 inch (1220 mm).

Khu vực thảm

Khoang khói phải được trang bị mọi nơi với hệ thống phun nước tự động

Lưu ý với thiết bị chứa

Không bao gồm một thiết bị/phòng

Lưu ý: Mặc dù một inch có thể là khoảng cách chấp nhận được, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 6 inch (12,7 mm; ngang hoặc dọc, được đo từ tâm của bình chứa) giữa thiết bị chứa dung dịch nước rửa tay sát khuẩn với nguồn đánh lửa.

Thiết bị chứa dung dịch phải: • Không rò rỉ dung dịch trừ khi được kích hoạt bằng tay hoặc tự động thông qua cảm biến không dùng tay • Không pha chế nhiều dung dịch hơn lượng cần thiết, đồng thời pha chế phù hợp với hướng dẫn trên nhãn. • Được thiết kế, lắp đặt và sử dụng nhằm đảm bảo giảm thiểu các hoạt động kích hoạt thiết bị chứa một cách vô tình hoặc với mục đích xấu • Được kiểm tra theo hướng dẫn sử dụng và bảo quản của nhà sản xuất mỗi khi nạp mới. • Thiết bị chứa chỉ được kích hoạt khi một vật được đặt trong phạm vi 4 inch (100mm) của cảm biến

Bảo quản bên ngoài thiết bị chứa

Số lượng tối đa để lưu trữ trong kho

Nguồn: https://www.cdc.gov/handhygiene/firesafety/index.html

Tại mỗi khoang khói, không được để bên ngoài các thiết bị chứa quá 5 gal (18,9 L) hoặc một lượng dung dịch nước rửa tay sát khuẩn vượt quá mức cần thiết. Tối đa 120 gal (460 L). Nếu cần lưu trữ hơn 120 gal (460 L), hãy tham khảo ý kiến với nhân viên cứu hỏa.

23


SAFETY TIPS

Rửa tay: thói quen lành mạnh trong bếp Rửa tay là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn đang chuẩn bị thức ăn cho bản thân hoặc người thân. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là một cách dễ dàng để ngăn ngừa vi trùng lây lan xung quanh nhà bếp của bạn và các thực phẩm khác. Thực hiện theo các mẹo rửa tay này để đảm bảo bạn có bàn tay sạch khi chuẩn bị thức ăn:

Rửa tay thường xuyên khi bạn nấu ăn để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Bàn tay của bạn có thể lây lan vi trùng trong nhà bếp, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm chéo. Rửa tay đặc biệt quan trọng trong thời gian quan trọng khi vi trùng có thể lây lan. Dưới đây là một số thời điểm quan trọng để rửa trong nhà bếp: • Trước, trong và sau khi chuẩn bị bất kỳ thực phẩm. • Sau khi xử lý thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng. • Trước khi ăn. • Sau khi chạm rác. • Sau khi lau quầy hoặc làm sạch các bề mặt khác bằng hóa chất. • Sau khi chạm vào vật nuôi, thức ăn vật nuôi, hoặc đối xử với vật nuôi. • Sau khi ho, hắt hơi, hoặc xì mũi. Thực hiện theo năm bước để rửa tay đúng cách Rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ năm bước này mỗi lần.

24

1. Làm ướt tay bằng nước sạch, ấm (ấm hoặc lạnh), tắt vòi và thoa xà phòng. 2. Thoa bàn tay của bạn bằng cách chà xát chúng cùng với xà phòng. Xoa xà phòng vào mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay của bạn. 3. Chà tay trong ít nhất 20 giây. Cần một bộ đếm thời gian? Có thể hát bài Chúc mừng sinh nhật từ đầu đến cuối hai lần. 4. Rửa sạch tay dưới vòi nước sạch. 5. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc phơi khô chúng. Rửa tay trước và sau khi sử dụng găng tay Rửa tay rất quan trọng ngay cả khi bạn đang đeo găng tay. Hãy nhớ rửa tay trước và sau khi sử dụng găng tay để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Bạn có thể làm nhiễm bẩn găng tay với vi trùng từ tay khi bạn đeo găng tay. Găng tay bị nhiễm bẩn có thể lây lan vi trùng sang tay khi bạn tháo găng tay. Đừng để vi trùng làm hỏng thực phẩm của bạn. Hãy rửa tay thành một thói quen lành mạnh trong khi chuẩn bị thức ăn cho bản thân và người thân!

Nguồn: https://www.cdc.gov/handwashing/handwashing-kitchen.html


LỜI KHUYÊN AN TOÀN

Ngăn chặn vi trùng! Giữ gìn sức khỏe. RỬA TAY KHI NÀO?

• Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn • Trước khi ăn • Trước và sau khi chăm sóc người bị nôn hoặc đi ngoài • Sau khi đi vệ sinh • Sau khi thay tã hoặc dọn dẹp sau khi trẻ đi vệ sinh • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi • Sau khi chạm vào động vật hay đồ ăn hoặc chất thải của chúng. • Sau khi tiếp xúc với rác RỬA TAY ĐÚNG CÁCH?

Làm ướt tay bằng nước sạch (ấm hoặc lạnh), đóng vòi và thoa xà phòng.

Chà hai bàn tay vào nhau để tạo bọt. Chà mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay. Tiếp tục chà trong ít nhất 20 giây.

Rửa tay kỹ dưới vòi nước sạch

Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc sấy tay.

Giữ cho bàn tay sạch là điều rất quan trọng để hạn chế sự lây lan của vi trùng và giữ gìn sức khỏe.

www.cdc.gov/handwashing This material was developed by CDC. The Life is Better with Clean Hands Campaign is made possible by a partnership between the CDC Foundation, GOJO, and Staples. HHS/CDC does not endorse commercial products, services, or companies.

Nguồn: https://www.cdc.gov/handwashing/pdf/wash-your-hands-fact-sheet-508.pdf

CS310027-A

25


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.