Apartment Chuyên đề: Các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà
(Phần 1)
KHẢ NĂNG ĐÓN NẮNG
THÔNG GIÓ CHIỀU CAO TRẦN KÍCH THƯỚC & MẶT BẰNG CÂN BẰNG
5
Lưu hành nội bộ
Quý độc giả thân mến! Ngày nay, sở hữu căn hộ chung cư phù hợp kinh tế, đảm bảo tiện nghi và nhu cầu sử dụng đã trở thành lựa chọn của rất nhiều người. Khi đó, việc thiết kế và hình thể dự án căn hộ ở quy mô công trình cho đến chi tiết là một yếu tố quan trọng, cho dù diện tích rộng hay hẹp, có ở lâu dài hay không. Để đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ của căn nhà, mang phong cách riêng, nổi bật, trong số tạp chí này, Ban biên tập chúng tôi đề cập đến tiện nghi khi thiết kế các tòa chung cư chi tiết hơn. Cụ thể tập trung vào hình thức xây dựng, mặt bằng, chức năng đón nắng và thông gió tự nhiên. Mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tiện nghi dân cư bằng cách kết hợp các hình dạng phòng và thiết kế cửa sổ phù hợp để mang lại ánh sáng ban ngày và ánh sáng mặt trời, thông gió tự nhiên, và sự riêng tư về trực quan và âm thanh. Bản vẽ thiết kế cũng cần chứng minh làm thế nào các yêu cầu và hướng của địa điểm đáp ứng các tiêu chí thiết kế và cách dự án đáp ứng mục tiêu. Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành đến từ quý độc giả. Trưởng ban biên tập
Chịu trách nhiệm nội dung
Hội đồng biên tập Nguyễn Danh Hải Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyễn Quang Huy Lưu Hồng Hải Nguyễn Quốc Cương Nguyễn Cảnh Toàn Lê Tiến Trung Nguyễn Văn Thiệp Trương Minh Thắng Cam Văn Chương Đỗ Trung Hiếu Cao Tiến Trung Tổng biên tập Nguyễn Tất Hồng Dương Phó Tổng biên tập Hoàng Minh Nguyễn Biên tập & Thiết kế Phòng Phát triển Cộng đồng Website www.iirr.vn facebook.com/iirr.vn
06 KHẢ NĂNG ĐÓN NẮNG Sử dụng ánh sáng tự nhiên cho các phòng ở và không gian mở riêng được đo vào Đông Chí vì đây là khi mặt trời thấp nhất trên bầu trời. Đây là kịch bản “trường hợp xấu nhất” đối với việc tiếp cận năng lượng mặt trời.
22 ĐỘ CAO TRẦN Trần được thiết kế tốt và được căn chỉnh phù hợp có thể tạo ra lợi ích và phân cấp không gian trong căn hộ.
16 THÔNG GIÓ Khi tòa nhà trở nên sâu hơn, hiệu quả của luồng không khí sẽ giảm.
26 KÍCH THƯỚC VÀ MẶT BẰNG CĂN HỘ Mặt bằng căn hộ thiết lập cách mà các phòng có chức năng khác nhau được sắp xếp và bố trí.
KHẢ NĂNG ĐÓN NẮNG Năng lượng mặt trời và ánh sáng ban ngày quan trọng với các tòa nhà chung cư, giảm sự phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt nhân tạo, cải thiện việc tiết kiệm năng lượng và tiện ích cho cư dân thông qua việt thỏa mãn các điều kiện sống và làm việc.
Năng lượng mặt trời là khả năng mà một căn hộ nhận được ánh sáng trực tiếp mà không có sự cản trở từ các tòa nhà hoặc các chướng ngại vật, không bao gồm cây cối. Ánh sáng mặt trời là tia bức xạ trực tiếp từ mặt trời.
6 ếng
Rất tốt Sáng
Hướng Bắc
Chiều
< 2 ếng
Tây
20
20
Tốt Đông
< 2 ếng
Tốt
Tốt ng 3 ế
3 ế ng
Tốt
Khoảng thời gian dự kiến ánh sáng mặt trời có thể nhận được vào đông chí liên quan trực tiếp đến hướng của mặt tiền. Sơ đồ này cho thấy hướng tối ưu cho các phòng có thể ở và ban công.
06
Mùa hè 79 o (Sydney) Mùa đông 33 (Sydney)
o
2.7m
Thiết bị che nắng trên ban công nên che nắng mùa hè và cho phép ánh nắng mặt trời tiếp cận đến khu vực sinh hoạt.
Ánh sáng ban ngày bao gồm ánh sáng mặt trời và ánh sáng khuyếch tán từ bầu trời. Ánh sáng ban ngày thay đổi theo thời gian trong ngày, mùa và điều kiện thời tiết.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên cho các phòng ở và không gian mở riêng được đo vào Đông Chí vì đây là khi mặt trời thấp nhất trên bầu trời. Đây là kịch bản *trường hợp xấu nhất* đối với việc tiếp cận năng lượng mặt trời.
07
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ÁNH NẮNG MẶT TRỜI CHIỀU ĐẾN
Để thu được 2 tiếng đón ánh nắng mặt trời trực tiếp vào giữa mùa đông, một thử nghiệm được tiến hành để kiểm tra ánh nắng mặt trời liệu có thể chiếu qua cửa sổ phòng khách và không gian riêng trong khoảng 11h trưa đến 13h chiều hay không.
Giản đồ phân tích ánh sáng chiếu đến trong ngày Buổi trưa
Buổi chiều
12 noon (1.55:1) (1.55:1)
1pm (1.65:1)
2pm (2:1)
Buổi sáng
11am (1.65:1) 10am (2:1)
9am (2.9:1)
Bắc
3pm (2.9:1)
15° 15°
15°
15° 15°
15°
15° 15°
45°
45° Đông
Tây
Dựa vào hệ tọa độ ở Sydney
33o Nam 151.20o Đông +10 GMT cho đông chí vào 21 tháng 6.
Tỉ lệ ánh sáng theo cao độ Tỉ lệ dưới đây có thể được dùng để xác định ánh sáng mặt trời có thể chiếu được đến đâu trong căn hộ một thời gian cụ thể trong ngày, dựa theo tỉ lệ được biểu thị trong công cụ đón ánh nắng mặt trời ở trên.
08
4.5m
độ
trê
Độ cao trần
Phạm vi ánh sáng chiếu đến
2.7m
2.7m 4.2m
nh
ệá Tỉ l
g sán
ao nc
2.7m 5.4m
2.7m 7.8m
MỤC TIÊU 1 Để tối ưu hóa số căn hộ nhận ánh sáng mặt trời đến các phòng để ở, cửa sổ chính không gian mở riêng.
Cửa chớp ngang có hiệu quả nhất ở độ cao hướng về phía bắc và đạt được bóng râm mùa hè và mặt trời mùa đông.
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ • Phòng khách và không gian mở riêng của ít nhất 70% căn hộ trong tòa nhà nhận được tối thiểu 2 giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp từ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều vào đông chí.
• Ở các khu còn lại, phòng khách và không gian mở riêng của ít nhất 70% căn hộ trong tòa nhà nhận tối thiểu 3 giờ sánh sáng mặt trời trực tiếp từ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều vào đông chí.
• Tối đa 15% căn hộ trong một tòa nhà không nhận ánh sáng trực tiếp từ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều vào đông chí.
09
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Thiết kế tối đa hóa mặt hướng phía Bắc và số lượng căn hộ chỉ có một mặt hướng về phía nam được giảm thiểu. Những căn hộ chỉ có một mặt và một tầng chỉ nên hướng về phía Bắc hoặc phía Đông. Tốt nhất nên hướng không gian sinh hoạt về hướng Bắc còn khu vực dịch vụ về hướng Tây.
Những màn che có thể điều chỉnh bởi cư dân tùy theo mùa, điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày.
Để tối ưu hóa ánh sáng mặt trời trực tiếp tới các phòng để ở và ban công một số đặc điểm thiết kế sau đây được sử dụng : • Căn hộ hai mặt. • Căn hộ có mặt bằng không sâu (nông) • Căn hộ hai tầng và căn hộ có tầng lửng.
• Bay Window (cửa sổ nhô ra). 10
Để tối đa hóa lợi ích của cư dân, căn hộ nhận ánh sáng mặt trời trực tiếp với phạm vi tối thiểu 1m2 trong phòng sinh hoạt và không gian mở riêng, được đo ở độ cao 1m so với mặt sàn trong ít nhất 15 phút.
Việc đạt tiêu chuẩn thiết kế có thể không khả thi trên một vài khu đất. Điều này bao gồm: ● Tại các vị trí dọc theo đường sắt
hay các con đường đông đúc nơi mà có thể đạt được sự tiện ích cao hơn cho cư dân bằng cách hướng các phòng sinh hoạt tránh khỏi nguồn tiếng ồn.
● Nơi mà chọn hướng căn hộ về
phía có cảnh quan đẹp thay vì hướng đón ánh sáng mặt trời.
● Trên các dốc hướng về phía nam.
Bản vẽ thiết kế cần chỉ ra làm thế nào các hạn chế và hướng của khu đất đáp ứng các tiêu chí thiết kế và cách dự án đạt được mục tiêu.
11
Ít nhất 70% tổng các căn hộ trong một tòa nhà phải nhận tối thiểu 2 đến 3 giờ nhận ánh sáng mặt trời trực tiếp vào ngày Đông Chí.
Căn hộ có chiều cao gấp đôi và giếng trời trên mái nhà giúp tăng khả năng nhận ánh sáng mặt trời và ánh sáng ban ngày. Lưu ý: Các góc sẽ thay đổi một chút cho các địa điểm khác nhau.
12
Cửa chớp dọc là một kỹ thuật quản lý ánh sáng mặt trời hiệu quả cho các cửa sổ và ban công hướng về phía Đông và phía Tây.
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Sân trong, giếng trời và cửa sổ trên cao (có ngưỡng từ 1.500mm trở lên) chỉ được sử dụng làm nguồn sáng thứ cấp trong các phòng để ở.
MỤC TIÊU 2 Tối đa hóa lượng ánh sáng mặt trời nhận được tại những khu vực bị hạn chế.
• Nơi sân trong được sử dụng • Không sử dụng cho nhà bếp, phòng tắm và khu vực kỹ thuật. • Khu vực kỹ thuật được che chắn bằng các chi tiết và vật liệu phù hợp tới các bức tường đặc. • Sân trong hoàn toàn mở, không bị che chắn. • Có thể tiếp cận giếng trời từ các khu vực chung để dọn dẹp và bảo dưỡng. • Khả năng cách âm, an toàn cháy nổ và khoảng cách riêng tư tối thiểu đạt được.
13
Cơ hội cho ánh sáng phản chiếu vào căn hộ được tối ưu hóa thông qua: • Phản chiếu ánh sáng bề mặt trên
các tòa nhà đối diện ở phía cửa sổ hướng Nam.
• Bố trí các cửa sổ hướng về các tòa
nhà hoặc bề mặt (trên các khu vực lân cận hoặc trong khu đất) mà phản chiếu ánh sáng mặt trời khác.
• Tích hợp tấm phản chiếu ánh sáng
(Light Shelf) vào thiết kế.
• Sử dụng màu sáng với lớp sơn
hoàn thiện bên trong.
Tiếp cận ánh sáng ban ngày được tối đa hóa nơi mà ánh sáng mặt trời bị hạn chế.
14
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
Một số đặc trưng thiết kế được sử dụng:
• Ban công hoặc mái che kéo đủ dài để che nắng mùa hè, nhưng cho phép ánh sáng chiếu tới khu vực sinh hoạt vào mùa đông. • Bố trí mái che theo phương ngang ở cửa sổ hướng Bắc.
• Sử dụng các thiết bị che nắng như mái hiên, mái dua, ban công, giàn che, cửa chớp và cây xanh.
• Bố trí mái che theo phương dọc ở cửa sổ hướng Tây. • Mái che điều chỉnh được cho phép thay đổi và lựa chọn. • Sử dụng loại kính đặc biệt giúp giảm thiểu ánh sáng chói bên ngoài cửa sổ, với việc xem xét giảm kính màu hoặc kính có khả năng phản xạ ánh sáng dưới mức 20% (tránh dùng film dán kính).
MỤC TIÊU 3 Thiết kế kết hợp kiếm soát đổ bóng và ánh sáng gây chói, đặc biệt là những tháng nóng.
Sân trong có thể cung cấp ánh sáng ban ngày đến các khu vực chung. Đối với các phòng để ở, chúng chỉ nên sử dụng làm nguồn sáng thứ cấp.
15
THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
Thông gió tự nhiên là sự lưu thông đủ lượng khí tươi qua một căn hộ để tạo ra một môi trường thoải mái bên trong. Việc kết hợp các thiết kế bền vững với thông gió tự nhiên phù hợp với khí hậu địa phương sẽ giảm nhu cầu thông gió cơ học và sử dụng điều hòa. Để đạt được khả năng thông gió tự nhiên hiệu quả, thiết kế căn hộ phải giải quyết các vấn đề liên quan như hướng của tòa nhà, cấu trúc của căn hộ và vỏ bọc tòa nhà.
Các căn hộ đạt được khả năng thông gió chéo tự nhiên là nhờ có nhiều hơn một mặt hướng trực tiếp với hướng gió thịnh hành, hoặc có các cửa sổ nằm ở những vị trí có áp suất chênh lệch nhau đáng kể thay vì hoàn toàn dựa vào luồng gió. Mặt bằng căn hộ và độ sâu tòa nhà có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thông gió tự nhiên của một căn hộ. Nói chung khi tòa nhà trở nên sâu hơn, hiệu quả của luồng không khí sẽ giảm.
16
Luồng gió thịnh hành thay đổi tùy vào vị trí khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện địa phương. Đối với các khu vực ở đồng bằng Bắc Bộ, gió mát vào mùa hạ thường đến từ hướng Đông Nam.
MỤC TIÊU I Tất cả các phòng ở được thông gió tự nhiên
Hướng dẫn thiết kế Hướng của tòa nhà giúp tối đa hóa việc sử dụng các luồng gió thịnh hành để thông gió tự nhiên trong các phòng ở. Độ sâu của các phòng để ở hỗ trợ thông gió tự nhiên. Diện tích của các cửa sổ có tầm nhìn không bị cản trở phải bằng ít nhất 5% diện tích sàn sử dụng. Giếng trời không phải là nguồn khí tươi chính cho các phòng để ở. Cửa ra vào và cửa sổ mở được tối đa hóa cơ hội thông gió tự nhiên bằng cách sử dụng các giải pháp thiết kể sau đây: • Dùng cửa sổ có thể điều chỉnh độ mở với khu vực mở lớn nhiều gió. • Đa dạng loại cửa sổ cung cấp sự an toàn và tính linh hoạt như cửa sổ có mái hiên và cửa chớp. • Cửa sổ mà cư dân có thể điều chỉnh để dẫn gió vào căn hộ như cửa chớp dọc, của sổ có khung bản lề và cửa trượt.
17
MỤC TIÊU II Mặt bằng và thiết kế của căn hộ một hướng nhằm đa hóa thông gió tự nhiên
Hướng dẫn thiết kế Độ sâu căn hộ được giới hạn để tối đa hóa thông gió và luồng không khí.
Thông gió tự nhiên cho căn hộ một hướng đạt được với các giải pháp thiết kế sau đây: Thông gió từ cửa sổ chính được hỗ trợ nhờ vào hệ thống ống thông gió và giếng trời. Sử dụng "hiệu ứng ống khói" hay giải pháp tương tự nhằm đạt được khả năng thông gió tự nhiên các khu vực hay các phòng bên trong tòa nhà như phòng tắm hay phòng giặt là.
Lam chắn ban công có thể điều chỉnh cho phép dân cư tùy chỉnh môi trường sống của họ và điều chỉnh sự khả năng nhận ánh sáng tự nhiên và thông gió.
18
Sân trong hoặc sân sau có tỉ lệ chiều dài/rộng là 2:1 hoặc 3:1 để đảm bảo lưu thông không khí hiệu quả và tránh giữ lại mùi hôi.
MỤC TIÊU III Số lượng căn hộ với hệ thống thông gió chéo được tối đa hóa để tạo môi trường trong nhà thoải mái cho cư dân.
Tiêu chuẩn thiết kế Ít nhất 60% căn hộ được thông gió chéo tự nhiên trong 9 tầng đầu tiên của tòa nhà. Các căn hộ từ tầng 10 trở lên được xem là được thông gió chéo nếu hệ thống che chắn bất kỳ ở ban công các tầng này cho phép thông gió tự nhiên đầy đủ và không được bao kín hoàn toàn. Chiều sâu tổng thể của căn hộ thông tầng thông gió chéo hoặc căn hộ thông gió chéo không vượt quá 18m, đo từ dọc cửa kính này đến dọc cửa kính kia.
Sơ đồ trên cho thấy một cách tiếp cận cho 5 trong tổng số 8 căn hộ đạt được thông gió chéo tự nhiên.
19
Hướng dẫn thiết kế Tòa nhà nên bao gồm căn hộ 2 mặt, căn hộ thông gió chéo và giới hạn độ sâu căn hộ. Đối với căn hộ thông gió chéo chia căn hộ thành 2 nửa đạt điều kiện diện tích như sau: Scửa sổ
+ Scửa ban công
Sbên gió ra
~
Scửa sổ + Scửa ra vào Sbên gió ra
Căn hộ được thiết kế để giảm thiểu số lượng góc, cửa và phòng có thể làm cản trở luồng không khí. Độ sâu căn hộ kết hợp với trần có chiều cao phù hợp sẽ, tối đa hóa sự thông gió chéo và luồng không khí.
20
Giảm thiểu nhu cầu lắp đặt thiết bị thông gió và điều hòa bằng thiết kế phù hợp với khí hậu địa phương.
Gió vào (m2)
Giới hạn độ sâu và sử dụng căn hộ 2 mặt để tạo điều kiện cho khả năng thông gió chéo tự nhiên được hiệu quả.
Gió ra (m2)
Thông gió chéo đạt được hiệu quả khi diện tích đầu gió vào và ra xấp xỉ nhau, cho phép không khí đi qua căn hộ bằng cách sử dụng sự thay đổi áp suất không khí ở mỗi bên của tòa nhà.
Tăng cường thông gió tự nhiên bằng cách sử dụng cửa sổ lớn và cửa trượt.
Cửa chớp có thể điều chỉnh cho phép cư dân điều chỉnh sự thông gió tự nhiên.
21
CHIỀU CAO TRẦN Chiều cao trần được đo ở bên trong từ mức sàn hoàn thiện đến mức trần hoàn thiện. Chiều cao của trần nhà góp phần tạo nên sự tiện nghi trong căn hộ và sự cảm nhận về không gian. Trần được thiết kế tốt và được căn chỉnh phù hợp có thể tạo ra lợi ích và phân cấp không gian trong căn hộ.
Không gian gác mái
2.7m
Khu dân cư không thể ở
Khu dân cư
3.3m
2.4m
1.8m
Chiều cao trần có sự liên kết trực tiếp đến việc đạt hiệu quả của hệ thống thông gió tự nhiên tới các phòng ở.
Tầng trệt
Chiều cao trần tối thiểu 2,7m giúp tiếp cận ánh sáng ban ngày tốt và thông gió tự nhiên cho các căn hộ chung cư
22
Các tầng trệt và tầng một của các tòa nhà chung cư hỗn hợp nên tăng chiều cao trần để đảm bảo tính thích ứng lâu dài cho mục đích sử dụng khác. 23
MỤC TIÊU I Chiều cao trần đạt đủ khả năng thông gió và nhận ánh sáng tự nhiên
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Đo từ mức sàn hoàn thiện tới trần, chiều cao trần tối thiểu là: Chiều cao trần tối thiểu cho các tòa nhà chung cư và tòa nhà sử dụng hỗn hợp Phòng để ở
2.7m
Phòng không để ở
2.4m
Cho tòa nhà 2 tầng
2.7m cho tầng sinh hoạt chính
Không gian mái
1.8m tính từ rìa phòng với độ dốc mái tối thiểu là 30 độ.
Nếu nằm trong khu vực sử dụng hỗn hợp
3.3m cho tầng trệt và tầng một thúc đẩy tính linh hoạt trong mục đích sử dụng trong tương lai
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Chiều cao trần còn tương thích với việc sử dụng quạt trần để làm mát và phân tán nhiệt.
24
2.4m 2.7m
Tăng chiều cao trần cho cafe / nhà hàng
2.7m
Sử dụng chiều cao trần lớn hơn chiều cao tối thiểu cho các tầng bán lẻ và thương mại của những dự án hỗn hợp được khuyến khích để thúc đẩy tính linh hoạt của mục đích sử dụng. Sử dụng làm quán Cafe và nhà hàng cần chiều cao trần tối thiểu lớn hơn 4m để bổ sung các hạ tầng kĩ thuật cần thiết.
Khu dân cư có thể ở Khu dân cư có thể ở
2.7m
Chiều cao trần cho căn hộ nhỏ hơn
Khu dân cư không thể ở
Khu dân cư có thể ở
3.3m
Những chiều cao tối thiểu này không loại trừ những trần cao hơn nếu muốn.
Sử dụng hỗn hợp
(3.3m) 4m
2.4m đối với tầng 2, nơi diện tích không vượt quá 50% diện tích căn hộ
Cafe / nhà hàng
MỤC TIÊU II Chiều cao trần làm tăng cảm quan về không gian trong căn hộ và làm cho các phòng cân xứng.
Hướng dẫn thiết kế Một số giải pháp thiết kế sau đây có thể được sử dụng: Sự phân chia các phòng trong một căn hộ được xác định bằng cách sử dụng các thay đổi về chiều cao trần và các lựa chọn khác như trần cong hoặc nghiêng hoặc trần cao gấp đôi. Cung cấp những căn phòng cân xứng, ví dụ , phòng nhỏ hơn cảm thấy lớn hơn và rộng rãi hơn với trần nhà cao hơn. Chiều cao trần được tối đa hóa trong các phòng ở được bằng cách đảm bảo rằng trần ngăn không được đưa vào. Việc xếp chồng các phòng dịch vụ từ tầng này lên tầng khác và bố trí vị trí trần ngăn phía trên các khu vực không ở được ví dụ như kho, nhà chứa,…
MỤC TIÊU III 2.4m
3.1m
2.7m
Trần kỹ thuật
Không để ở
(vd. không tắm)
Trần kỹ thuật được chứa hoàn toàn trong các phòng không để ở và không đưa vào các không gian có thể ở
Chiều cao trần khiến cho tòa nhà được sử dụng linh hoạt hơn trong suốt vòng đời của tòa nhà.
Hướng dẫn thiết kế Chiều cao trần của căn hộ ở tầng thấp ở trung tâm phải lớn hơn mức tối thiểu theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế cho phép sử dụng linh hoạt và chuyển sang mục đích sử dụng không phải là nhà ở. 25
KÍCH THƯỚC
VÀ
MẶT BẰNG CĂN HỘ
Mặt bằng căn hộ thiết lập cách mà các phòng có chức năng khác nhau được sắp xếp và bố trí như kích thước phòng, lối lưu thông giữa các phòng và mức độ riêng tư của mỗi phòng.
26
Mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tiện nghi của cư dân bằng cách kết hợp các hình thức của văn phòng và thiết kế cửa sổ phù hợp để mang lại ánh sáng mặt trời, thông gió tự nhiên và sự riêng tư của căn phòng. Mặt bằng căn hộ cũng bao gồm không gian mở riêng và khu vực nhà kho.
Đối với mặt bằng kết hợp phòng ăn và bếp, độ sâu phòng tối đa là 8m tính từ cửa sổ.
an
kết công
Khu vực sinh hoạt này có nhà ăn kết hợp bếp mở trực tiếp ra ban công.
Độ sâu của căn hộ một mặt so với chiều cao trần ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông gió tự nhiên và tiếp cận ánh sáng ban ngày. Độ sâu tối đa của mặt bằng kết hợp không gian sinh hoạt, ăn uống và nhà bếp là 8m.
27
Mặt bằng các phòng trong một căn hộ phải vận hành đúng chức năng, được tổ chức tốt và mang lại một tiêu chuẩn tiện nghi cao.
28
MỤC TIÊU 1
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ o>
o>
o>
o>
Căn hộ được yêu cầu phải có diện tích bên trong tối thiểu. Diện tích tối thiểu chỉ bao gồm một phòng tắm. Với mỗi phòng tắm thêm vào sẽ tăng diện tích tối thiểu thêm 5m2 Nếu có từ 4 phòng ngủ trở lên thì tăng diện tích tối thiểu thêm 12m2 với mỗi phòng ngủ tăng thêm. Mỗi phòng sinh hoạt phải có một cửa sổ ra bên ngoài với tổng diện tích kính tối thiểu không dưới 10% diện tích sàn của căn phòng. Ánh sáng ban ngày và không khí không được lấy từ các phòng khác.
29
Căn hộ 1 phòng ngủ
Mặt bằng hiển thị cách bố trí cho một căn hộ nhỏ Lưu ý: Đây không phài là giải pháp duy nhất
căn hộ 2 phòng ngủ 2 tầng có hành lang chung đặt giữa
CĂN HỘ 2 PHÒNG NGỦ
Căn hộ 2 phòng ngủ 2 hướng chữ L
30
Căn hộ 2 phòng ngủ 1 hướng bố trí ở giữa tầng
Mặt bằng hiển thị cách bố trí cho căn hộ 2 tầng Lưu ý: Đây không phài là giải pháp duy nhất
Căn hộ 2 phòng ngủ thông tầng bố trí giữa tầng
Hướng dẫn thiết kế Phòng bếp không nên đặt chắn một phần không gian lưu thông chính trong các căn hộ lớn (như hành lang hoặc không gian ra vào) Cửa sổ nên được nhìn thấy từ tất cả các điểm trong một phòng ở
Căn hộ 2 phòng ngủ ở góc tầng
Khi các diện tích tối thiểu hoặc kích thước phòng không đáp ứng yêu cầu của căn hộ thì cần phải chứng minh rằng chúng được thiết kế tốt và thể hiện được khả năng sử dụng và chức năng thực tế của từng gian với mặt bằng có đồ nội thất với tỉ lệ chính xác và khu vực lưu thông. Những trường hợp này sẽ được đánh giá dựa trên giá trị của căn hộ.
31
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ :
Phòng bếp không nên đặt chắn một phần không gian lưu thông chính trong các căn hộ lớn (như hành lang hoặc không gian ra vào). Cửa sổ nên được nhìn thấy từ tất cả các vị trí trong một phòng sinh hoạt.
Khi các diện tích tối thiểu hoặc kích thước phòng không đáp ứng yêu cầu của căn hộ thì cần phải chứng minh rằng chúng được thiết kế hợp lý và cho thấy hiệu năng sử dụng và chức năng thực tế của từng gian với mặt bằng có đồ nội thất và không gian lưu thông với tỉ lệ chính xác. Những trường hợp này sẽ được đánh giá dựa trên những giá trị căn hộ đem lại.
32
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
MỤC TIÊU 2
1
Độ sâu phòng sinh hoạt có giới hạn tối đa là 2,5 lần chiều cao trần.
2
Trong mặt bằng kết hợp (không gian phòng khách, bếp và phòng ăn), độ sâu phòng tối đa là 8m tính từ cửa sổ.
Hiệu năng môi trường của căn hộ được tối đa hóa
33
. . .
34
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Nếu trần có độ cao hơn mức tối thiểu, độ sâu của phòng có thể tăng thêm đến giới hạn cho phép. Tất cả các khu vực sinh hoạt và phòng ngủ nên được đặt về phía có tường bao ngoài của căn hộ. Nếu khả thi: Phòng tắm và phòng giặt là nên có cửa sổ thông ra ngoài trời.
. .
Không gian sinh hoạt chủ yếu nên được hướng về phía tầm nhìn ra ngoài chính của căn hộ (cửa sổ) và tránh khỏi các nguồn tiếng ồn.
MỤC TIÊU 3 Mặt bằng căn hộ được thiết kế để phù hợp với nhiều hoạt động và nhu cầu của hộ gia đình.
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
. . .
Phòng ngủ master có diện tích tối thiểu 10m2 và các phòng ngủ khác là 9m2 (không bao gồm không gian tủ quần áo) Phòng ngủ có độ dài tối thiểu mỗi chiều là 3m (không bao gồm không gian tủ quần áo) Phòng khách hoặc không gian kết hợp giữa phòng khách và phòng ăn có chiều rộng tối thiểu là: 3,6. cho căn hộ studio và căn hộ 1 phòng ngủ 4m cho căn hộ 2 hoặc 3 phòng ngủ
. . .
Chiều rộng của căn hộ thông tầng hay thông hướng ít nhất là 4m bên trong để tránh thành căn hộ hẹp sâu.
35
Lối vào phòng ngủ, phòng tắm và phòng giặt là phải tách biệt với khu vực sinh hoạt nhằm giảm thiểu sự liên thông trực tiếp giữa khu vực sinh hoạt và dịch vụ. Tất cả các phòng ngủ có chiều dài tối thiểu của tủ quần áo là 1.5m. Phòng ngủ master của căn hộ hay căn hộ studio nên được cung cấp tủ quần áo dài tối thiểu 1.8m, rộng 0.6m và cao 2.1m.
36
Mặt bằng căn hộ cho phép thay đổi linh hoạt theo thời gian, các giải pháp thiết kế bao gồm:
Kích thước các chiều căn hộ tạo thuận lợi cho nhiều cách sắp xếp và thay đổi vị trí các đồ nội thất. Không gian cho các hoạt động và mức độ riêng tư giữa các không gian khác nhau trong căn hộ. Căn hộ 2 phòng ngủ master Căn hộ kép ( dual-key)
Lưu ý: Căn hộ kép được tách ra nhưng có chung sổ hồng được xem như hai đơn vị lưu trú độc lập theo quy chuẩn xây dựng của Australia (BCA) và được tính làm hai khi tính toán số căn hộ.
Tăng hiệu quả lưu thông khi lập mặt bằng bằng cầu thang bộ, hành lang và các phòng thông nhau để tối đa hóa diện tích sàn có thể sử dụng trong các phòng.
Kích thước và tỷ lệ của các phòng hoặc mặt bằng mở (không gian hình chữ nhật tỉ lệ 2:3) sẽ dễ trang trí hơn so với không gian hình vuông (tỉ lệ 1:1).
37
THUẬT NGỮ
Sự riêng tư âm thanh
Mức độ cách âm giữa các căn hộ, giữa căn hộ với khu vực công cộng xung quanh, và giữa không gian bên ngoài và bên trong. Tiện nghi
Khả năng sống tiện lợi hay chất lượng sống của một nơi, khiến nó thoải mái và dễ chịu cho một cá nhân hay một nhóm người ở. Sự tiện nghi rất quan trọng ở công cộng, khu vực chung hay khu vực riêng tư, nó bao gồm cả sự hài lòng về ánh sáng tự nhiên, cảnh quan, sự riêng tư và yên tĩnh. Nó cũng bao gồm cả sự bảo vệ khỏi ô nhiễm và mùi. Mặt tiền
Mặt phía ngoài của tòa nhà, mặt chính, đối diện với đường phố hoặc không gian công cộng.
Chiều sâu tòa nhà
Là toàn bộ kích thước mặt cắt của vỏ bọc tòa nhà. Nó bao gồm sàn nhà bên trong, tường bao ngoài, ban công, lối ra vào và khu vực đệm như hốc tường và bậc thềm trên bản vẽ mặt bằng và mặt cắt. Cửa sổ nhô ra (Bay window)
Kiểu cửa sổ chìa ra một khoảng ngắn phía ngoài tường bao của tòa nhà. Có thể có cánh cửa sổ ở hai bên và đôi lúc bố trí cả chỗ ngồi. Căn hộ góc
Các căn hộ thông gió ngang trên một tầng có hai mặt tạo với nhau một góc ít nhất 90. Căn góc thường nằm ở góc ngoài cùng của tòa nhà.
Căn hộ kép
Một căn hộ có hành lang chung phía trong và cửa khóa được để phânh chia thành hai phần độc lập trong căn hộ. Theo BCA, căn hộ kép được sở hữu riêng biệt. Khi tính toán tổng sổ căn hộ nó cũng được tính làm hai căn. Sân trong
Không gian chung ở tầng trệt hay trong công trình (khối đế hay mái) không có mái che trong tòa nhà và được vây quanh bởi ít nhất ba mặt. Căn hộ thông gió xiên
Căn hộ thông gió ngang với hai hướng đối diện nhau mà có sự thay đổi về cao độ giữa hai hướng này. Căn hộ thông gió ngang
Căn hộ thông gió ngang ở trong một cao độ với hai hướng đối diện nhau.
S3
Diện tích cửa sổ thông gió
S1
S2
Là diện tích tối thiểu lưu thông gió tự nhiên mà cửa sổ có thể cung cấp khi mở ra. Ảnh hưởng của phần diện tích mở ra này của cửa sổ trượt hay của sổ treo có thể đo được thông qua cao độ. Cửa sổ có khớp nối như cửa sổ kính, cửa sổ mở hất ra và cửa sổ mở quay lật vào trong có thể đo diện tích mặt phẳng chéo từ cánh cửa đến khung cửa và cộng thêm phần diện tích hình tam giác từ 2 đầu cánh cửa đến khung cửa là tổng diện tích thông gió. Các vật cản trong bánh kính 2 mét từ cửa sổ làm giảm ảnh hưởng của diện tích thông gió đo được thông qua cao độ. Lưới chống côn trùng và lưới an toàn sẽ giảm bớt những ảnh hưởng của khu vực xung quanh.
Ánh sáng ban ngày
Bao gồm các ánh sáng từ giếng trời (được khuếch tán từ bầu trời) và ánh nắng mặt trời (tia bức xạ trực tiếp từ mặt trời). Ánh sáng thay đổi theo thời gian trong ngày và điều kiện thời tiết. Hành lang ngoài
Hành lang ở phía ngoài, thường có một lối đi, cung cấp lối đi đến các căn hộ dọc theo nó. Đường dọc cửa kính
Mặt trong của cửa sổ trong những bức tường bao ngoài tòa nhà. Căn hộ hai hướng
Căn hộ thông gió ngang có ít nhất hai bức tường chính bao ngoài tòa nhà với các hướng khác nhau, bao gồm những căn hộ ở góc, căn hộ thông gió ngang và thông gió xiên. Phòng ở được
Một phòng được sử dụng cho các hoạt động gia đình thông thường. Bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng chờ, phòng nghe nhạc, phòng xem ti vi, phòng bếp, phòng ăn, phòng may vá, phòng làm việc, phòng giải trí, phòng cho gia đình, phòng tắm nắng; nhưng ngoại phòng tắm, nơi giặt đồ, buồng vệ sinh, nhà kho, phòng thay đồ, ban công, hành lang, sảnh, buồng làm ảnh, phòng phơi đồ và các không gian khác theo bản chất chiếm dụng chuyên biệt thường xuyên hoặc trong một giai đoạn kéo dài.
Chiều sâu tòa nhà
Là toàn bộ kích thước mặt cắt của vỏ bọc tòa nhà. Nó bao gồm sàn nhà bên trong, tường bao ngoài, ban công, lối ra vào và khu vực đệm như hốc tường và bậc thềm trên bản vẽ mặt bằng và mặt cắt. Cửa sổ nhô ra (Bay window)
Kiểu cửa sổ chìa ra một khoảng ngắn phía ngoài tường bao của tòa nhà. Có thể có cánh cửa sổ ở hai bên và đôi lúc bố trí cả chỗ ngồi. Căn hộ góc
Các căn hộ thông gió ngang trên một tầng có hai mặt tạo với nhau một góc ít nhất 90. Căn góc thường nằm ở góc ngoài cùng của tòa nhà.
Phòng không ở được
Không gian có bản chất chuyên biệt không được sử dụng thường xuyên hay sử dụng trong thời gian dài, bao gồm một phòng tắm, buồng giặt, nhà vệ, kho chứa, phòng thay đồ, hành lang, sảnh, phòng tối rửa ảnh, phòng phơi đồ. Thiết bị che chắn hiệu chỉnh được
Thiết bị có thể trượt, gấp, hay xếp trong một tòa nhà được thiết kế để tạo nên bóng, sự riêng tư và sự bảo vệ khỏi những yếu tố tự nhiên bên ngoài.
Phòng ngủ master
Phòng ngủ chính trong một căn hộ, thường lớn nhất và có phòng tắm bên trong. Đông chí
Là ngày 21 tháng 12 (đông chí) thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất trên bầu trời. Đông chí
Là ngày 21 tháng 12 (đông chí) thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất trên bầu trời. Công trình hỗn hợp
Là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…). (theo mục 1.2 QCXDVN 01:2008/BXD). Thông gió ngang tự nhiên
Công trình hỗn hợp
Một ống hay buồng, thường có lưới sắt mà không khí có thể đi qua. Ống thông gió có tiết diện nhỏ hơn và không thể so về hiệu năng với các cửa sổ tiêu chuẩn. Công trình hỗn hợp
Thiết kế tòa nhà mà các căn hộ hoặc các đơn vị độc lập nằm dọc theo cả 2 bên hành lang. Trái ngược với hành lang đơn.
Thông gió tự nhiên cho phép không khí đối lưu từ nơi có áp suất lớn ở phía có gió của tòa nhà đến nơi có áp lực thấp ở phía không có gió tạo nên sự thoải mái và tiện nghi cho người ở. Sự kết nối giữa các cửa sổ cung cấp con đường thoáng, không bị cản trở cho gió đối lưu. Đối với một căn hộ để được coi là thông gió ngang, phần lớn không gian sinh hoạt chính và n-1 phòng ngủ (n là số lượng phòng ngủ) nên đặt trên đường đối lưu của gió.
Không gian mở riêng tư
Không gian ngoài trời nằm ở tầng trệt hoặc trong một cấu trúc riêng tư và có thể sử dụng cho việc giải trí cho cư dân trong các căn hộ. Cửa sổ chính
Cửa sổ trong các căn ở được nằm ở tường bao phía ngoài tòa nhà; cửa sổ chính có thể được hỗ trở bởi cửa sổ ở sân trong, giếng trời và các khe dọc hành lang. Khu đất dốc
Hiệu ứng ống khói/ống khói năng lượng mặt trời (ống khói nhiệt)
Sự đối lưu không khí do không khí nóng bị đẩy lên và thoát ra bởi không khí lạnh tập trung ở phía dưới. Khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời
Khả năng tòa nhà nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời không có cản trở từ các tòa nhà hay các vật cản ngoại trừ cây xanh. Căn hộ studio
Khu đất có độ dốc lớn hơn hoặc bằng 15%.
Căn hộ bao gồm một phòng có thể ở được mà kết hợp bởi không gian bếp, sinh hoạt và ngủ.
Khoảng lùi đường
Ánh sáng mặt trời
Không gian dọc theo mặt tiền đường giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Chùm tia bức xạ trực tiếp từ mặt trời.
www.iirr.vn