Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine - Sốt xuất huyết - Thả muỗi mang vi khuẩn

Page 1

Occupatonal Safety, Health, and Environment

www.iirr.vn Lưu hành nội bộ

SỐT XUẤT HUYẾT

Biến đổi gen nội bào Di truyền quần thể và các yếu tố tiến hóa dịch tế của RNA virus

Thả muỗi mang vi khuẩn có thể ngăn chặn lây truyền sốt xuất huyết


Thư ngỏ Quý độc giả thân mến!

Dengue là một bệnh truyền nhiễm lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả vector truyền bệnh là muỗi và virus đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong nhiều năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều loại huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới.

“Dân số tăng kết hợp với giao thông vận tải cải thiện mà nhân loại ngày càng dễ bị tổn thương trước dịch bệnh.” - Yuval Noah Harari. Một đô thị hiện đại mang đến cho các loại vi khuẩn một “địa bàn thi thố” phong phú hơn nhiều. Tuy nhiên, cả tần suất và tác hại của dịch bệnh đã giảm mạnh trong vài thập kỷ qua. Điều kỳ diệu này có được là do y học thế kỷ 20 với những thành tựu chưa từng có đã cung cấp cho chúng ta một hạ tầng y tế tốt hơn rất nhiều. Chính vì vậy, ban biên tập chúng tôi mong muốn chia sẻ những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học thế giới để bạn đọc có thể trang bị thêm cho mìnhnhững kiến thức bổ ích, vì một mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho mình và cộng đồng.

NGUYỄN HOÀNG THANH VIỆN PHÓ VIỆN IIRR


CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP NGUYỄN HỒNG MINH NGUYỄN QUANG HUY TS. NGUYỄN DANH HẢI NGUYỄN HOÀNG THANH TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA TS. NGUYỄN THỊ ANH THƯ PHAN THỊ HOÀI TRANG NGUYỄN BÍCH SƠN

TỔNG BIÊN TẬP NGUYỄN TẤT HỒNG DƯƠNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

NGUYỄN HOÀNG THANH

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ

PHÒNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG www.iirr.vn

www.facebook.com/iirr.vn


06 HIỂU VÀ TIẾN TỚI KIỂM SOÁT VIRUS DENGUE 4 loại huyết thanh virus sốt xuất huyết không chỉ gia tăng số lượng người nhiễm bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng lâm sàng và thần kinh khác, để lại di chứng hoặc hậu quả nghiêm trọng.

28 BIẾN ĐỔI GEN NỘI BÀO

Việc giải trình tự quy mô lớn các bộ gen RNA virus hoàn chỉnh thu được trực tiếp từ các mẫu lâm sàng là cần thiết để nghiên cứu vai trò của sự biến đổi trong quần thể virus đối với bệnh lý sốt xuất huyết


TÁC ĐỘNG RIÊNG LẺ & SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI XÃ HỘI ĐẾN SỐT XUẤT HUYẾT Ở QUY MÔ KHÔNG GIAN: MỘT PHÂN TÍCH ĐỊA LÝ DỰA TRÊN MÁY DÒ Việc giải trình tự quy mô lớn các bộ gen RNA virus hoàn chỉnh thu được trực tiếp từ các mẫu lâm sàng là cần thiết để nghiên cứu vai trò của sự biến đổi trong quần thể virus đối với bệnh lý sốt xuất huyết

54

32

MUỖI MANG MẦM BỆNH KHÔNG THỂ LAN TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT Trước khi thả 300 nghìn con muỗi trên ra môi trường, các nhà nghiên cứu đã cố tình lây nhiễm cho chúng một chủng vi khuẩn côn trùng thông thường tên là Wolbachia pipientis. Loại vi khuẩn này sẽ khiến muỗi không có khả năng lây truyền virus sốt xuất huyết.


GOING NET

HIỂU VÀ TIẾN TỚI KIỂM SOÁT VIRUS DENGUE 06


TOÀN CẦU Sốt xuất huyết là bệnh do virus lây lan thông qua muỗi ở người. Xét về mặt số lượng người mắc bệnh cho đến nay, đây là bệnh virus lây truyền qua động vật chân khớp có sức tàn phá nặng nề nhất từng được ghi nhận. Ước tính có hơn 3 tỷ người trên thế giới đang sống ở các vùng sốt xuất huyết, mỗi năm các chuyên gia ghi nhận hơn 50 triệu ca nhiễm với ít nhất 500.000 ca cần phải nhập viện. Trong số đó, hàng chục nghìn bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh xuất huyết, có khả dẫn đến tử vong tùy thuộc phần lớn vào chất lượng của các dịch vụ y tế hiện có.

Theo truyền thống, 4 loại huyết thanh virus dengue có liên quan đến các triệu chứng như sốt phát ban và nặng hơn là sốt xuất huyết và hội chứng sốc. Khi kiến thức cũng như hiểu biết của chúng ta về virus sốt xuất huyết tăng lên, chúng ta nhận thấy rằng các chủng virus này không chỉ gia tăng số lượng người nhiễm bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng lâm sàng và thần kinh khác, để lại di chứng hoặc hậu quả nghiêm trọng.

Tác giả: Rosmari Rodriguez-Roche (Tropical Medicine Institute, WHO/PAHO Collaborating Centre for the Study of Dengue and Its Vector) and Ernest A. Gould ( Emergence des Pathologies Virales, Aix-Marseille Universite, Institut de Recherche pour le Développement, Ecole des Hautes Etudes en Santé Publique, Unité des Virus Emergents, Faculté de Médecine de Marseille) - https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3722981/

Bài đánh giá này sẽ cố gắng nhân mạnh một vài đặc trưng về sinh bệnh học của virus dengue, đồng thời đánh giá một số nỗ lực đang được tiến hành nhằm kiểm soát "tai họa" này tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

07


GOING NET

CÁC VIRUS SỐT XUẤT HUYẾT LÀ CÁC VIRUS RNA SỢI DƯƠNG THUỘC CHI FLAVIVIRUS, HỌ FLAVIVIRIDAE Ảnh: Wikimedia - A TEM micrograph showing dengue virus virions (the cluster of dark dots near the center)

1 Virus sốt xuất huyết (DENV) có bốn loại huyết thanh khác nhau nhưng có chung mối quan hệ kháng nguyên (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4). Khi một người nhiễm một chủng DENV, người đó sẽ có miễn dịch trọn đời với loại huyết thanh của chủng đó, tuy nhiên, người này vẫn có nguy cơ bị sốt xuất huyết thứ phát do các chủng khác gây ra. Thực tế các kháng thể không bảo vệ nhưng lại phản ứng chéo có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2

Hiện tại, không có vắc-xin hoặc thuốc kháng virus hiệu quả chống lại các virus này. Đây là một vấn đề cấp bách đang cần được giải quyết bởi vì việc không phát triển các chiến lược kiểm soát DENV hiệu quả chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng số người nhiễm bệnh, như dự đoán từ hơn một thập kỷ trước. Vấn đề này cũng trở nên trầm trọng hơn do sự phát tán liên tục của các vi rút này đến các khu vực địa lý mới.

08


TOÀN CẦU

BỨ

C

TR

AN

H

LÂ M

SÀ N

G

SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT/ HỘI CHỨNG SỐC

DF thường tự hết mà không cần điều trị và hiếm khi gây tử vong ở người bệnh. Hầu hết bệnh nhân hồi phục mà không có biến chứng trong khoảng mười ngày sau khi phát bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, sau khi nhiễm virus sốt xuất huyết bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có nhưng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, với số ca bệnh lâm sàng ngày càng tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra các hướng dẫn, trong đó xác định các hình ảnh lâm sàng do nhiễm virus sốt xuất huyết.

Đầu tiên, được gọi là sốt dengue (DF), thường khởi phát đột ngột bởi sốt, kèm theo đau đầu vùng trán và sau gáy, sau đó là một loạt các triệu chứng lâm sàng có thể có như đau cơ, đau khớp, nôn và mệt mỏi. Ban dát sần toàn thân xuất hiện một hoặc hai ngày sau khi hạ sốt. Các biểu hiện xuất huyết nhỏ như chấm xuất huyết có thể được quan sát thấy ở một số bệnh nhân.

Ảnh: Wikimedia - Cross section of a dengue virus showing structural components

09


GOING NET Hình ảnh lâm sàng thứ hai, sốt dengue có xuất huyết (DHF), là một dạng bệnh nặng hơn và xảy ra ở 5% các trường hợp sốt dengue. DHF có triệu chứng lâm sàng ban đầu giống như DF. Giai đoạn quan trọng của DHF bắt đầu tại thời điểm hạ sốt nhưng các biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra sớm hơn 24 giờ. Nghiệm pháp dây thắt dương tính xác định bệnh nhân bị giảm sức bền mao mạch. Đốm xuất huyết trên da, chảy máu tại các vị trí lấy máu tĩnh mạch, chảy máu cam, chảy máu lợi và nôn ra máu. S ốt cao, biểu hiện xuất huyết, giảm t iểu cầu (số lượng tiểu cầu = 100.000/mm3 trở xuống) và cô đọng máu (chênh lệch > 20%).

Thoát huyết tương là dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhất để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các dấu hiệu của suy tuần hoàn như khó chịu, tứ chi lạnh, mặt đỏ bừng và bồn chồn cũng có thể xảy ra. Các triệu chứng này thường kéo dài trong 24-36 giờ.

Hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục nhờ các loại thuốc hỗ trợ thích hợp cũng như việc truyền dịch đẳng trương tĩnh mạch. Tuy nhiên, trong giai đoạn quan trọng này, việc theo dõi các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nặng cũng được đặt lên hàng đầu. Bệnh nhân tiến triển thành sốc (hội chứng sốc sốt xuất huyết, DSS)có biểu hiện đau bụng dữ dội hoặc đau, nôn liên tục, mạch yếu và hạ huyết áp. Nếu thẩm thấu thành mạch gia tăng dẫn tới trụy mạch tử vong không hồi phục DSS.

Ngoài DF, DHF và DSS, các chuyên gia còn ghi nhận các biểu hiện lâm sàng khác có thể liên quan đến nhiễm dengue virus, ví dụ, viêm não, viêm cơ tim, viêm gan, viêm túi mật, viêm tủy và viêm đại tràng cấp.

10


TOÀN CẦU

Bất chấp sự nghiêm ngặt của việc phân loại DF/ DHF/ DSS và giá trị nội tại của nó trong quản lý ca lâm sàng, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều bác sĩ lâm sàng và các tác giả cho rằng nên đánh giá lại kế hoạch phân loại lâm sàng năm 1997 của WHO bởi vì nó phân biệt chặt chẽ giữa DF, DHF và DSS, trong khi hiện tại các chuyên gia nhận ra rằng điểm chuyển đổi giữa DF và DHF không hề dễ xác định. Không phải lúc nào các yêu cầu về định nghĩa của WHO với DHF cũng được giải quyết một các thỏa đáng (sốt, xuất huyết, giảm tiểu cầu và dấu hiệu thoát huyết tương); giảm tiểu cầu nặng có thể được quan sát thấy trong các ca không biến chứng cũng như các ca nghiêm trọng liên quan đến “các biểu hiện bất thường” và do đó điều này có thể không phù hợp với việc phân loại DHF/ DSS.

11


GOING NET

WHO/ TDR hỗ trợ thành lập một nghiên cứu lâm sàng tại nhiều trung tâm trên các vùng lưu hành sốt xuất huyết nhằm thu thập và phối hợp các tiêu chí cụ thể để phân loại các trường hợp lâm sàng với các cấp độ nghiêm trọng khác nhau.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách sử dụng một tập hợp các thông số lâm sàng và/ hoặc xét nghiệm, các chuyên gia nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa bệnh nhân bị sốt xuất huyết mức độ nghiêm trọng và không nghiêm trọng.

12

Tuy nhiên, vì những lý do thực tế, việc chia nhóm bệnh nhân ở mức độ không n ghiêm trọng thành 2 nhóm nhỏ là cần thiết: bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo (đau bụng hoặc đau, nôn kéo dài, tích tụ dịch lâm sàng, chảy máu niêm mạc, lờ đờ, bồn chồn, gan to > 2 cm, và tăng chỉ số hematocrit đồng thời với số lượng tiểu cầu giảm nhanh) và những n gười không có các dấu hiệu cảnh báo vừa nêu. M ặt khác, các tiêu chí cho bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm thoát huyết tương nặng, chảy máu nghiêm trọng hoặc cơ quan nội tạng bị tổn thương nghiêm trọng.


TOÀN CẦU

Hình ảnh thứ ba và gần đây nhất trong hướng dẫn của WHO/ TDR về chẩn đoán, điều trị, dự phòng và kiểm soát sốt xuất huyết bao gồm cách phân loại lâm sàng mới. Tài liệu này là nguồn tham khảo chính thống dành cho các cán bộ y tế và các nhà nghiên cứu. Các hướng dẫn mới cập nhật cách phân loại các trường hợp bị bệnhnhằm tạo điều kiện cho việc phân loại và quản lý bệnh nhân hiệuquả và cải thiện việc thu thập dữ liệu giám sát so sánh.

Khuyến cáo cho rằng các trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và cả các trường hợp sốt xuất huyết nặng nên được nhập viện, tuy nhiên, có ý kiến quan ngại rằng điều này có thể dẫn tới tình trạng quá tải bệnh nhân tại bệnh viện trong xảy ra dịch, khiến cho giảm hiệu quả của việc phân loại bệnh cũng như ảnh hưởng tới chất lượng quản lý các trường hợp lâm sàng. Hơn nữa, có thêm mối lo ngại rằng phân loại WHO/ TDR có thể tác động đáng kể đến nghiên cứu bệnh lý sốt xuất huyết vì nó đòi hỏi phải xác định và nghiên cứu các hội chứng sốt xuất huyết khác nhau. Vì định nghĩa trường hợp bị bệnh năm 2009 của WHO không yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán sốt xuất huyết nặng, nên việc xác định hồi cứu bệnh nhân với triệu chứng lâm sàng tăng tính tấm thành mạch có thể khó hoặc thậm chí không xác định được. Các cuộc thảo luận trước nhấn mạnh những khó khăn của việc xây dựng một sơ đồ phân loại đầy đủ tiêu chí với bệnh lý sốt xuất huyết.

13


GOING NET

Kể từ năm 1780, đã có những báo cáo về DHF và DSS, mặc dù các chuyên gia không rõ liệu các trường hợp nghiêm trọng hơn có giới hạn ở người gốc Âu hay không.

Vì cả DENV và YFV đều được truyền sang người qua muỗi St. aegypti, chiến dịch diệt muỗi ở Nam Mỹ này cũng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh DF ở Nam Mỹ thấp hơn. Do đó, DF bị giới hạn chủ yếu ở khu Ca-ri-bê. Sau đó, sự suy giảm dần dần các biện pháp kiểm soát muỗi cũng như việc xuất hiện và phát tán muỗi thông qua các hoạt động vận chuyển cho mục đích thương mại và quân sự đã khiến bệnh sốt xuất huyết trở thành vấn đề sức khỏe lớn trong giai đoạn giữa và sau của thế kỷ XX.

14

DF do đó trở thành bệnh đặc thù ở khu vực Mỹ Latinh và Ca-ri-bê, định kỳ gây ra dịch bệnh tại khu vực này. Đồng thời, YFV cũng đang gây ra dịchbệnh ở Nam Mỹ, khiến Tổ chức Y tế Pan American (PAHO) phải đưa ra chương trình diệt muỗi kéo dài từ năm 1946 đến cuối những năm 1970.

Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết gia tăng đáng kể ở Đông Nam Á trong Thế chiến II và tiếp tục gia tăng với sự lây lan theo địa lý của vi rút và véc-tơ chính truyền bệnh, muỗi St. aegypti. Ngoài ảnh hưởng lớn của sự gia tăng các hoạt động vận chuyển và giao thông hàng không trên toàn cầu, các yếu tố chính khác gây ra sự tái phát của sốt xuất huyết bao gồm những thay đổi về sinh thái và nhân khẩu ở các vùng nhiệt đới.


TOÀN CẦU Trong những năm 1980 và 1990, việc bùng nổ nhanhchóngcủa quần thể muỗi St.aegypti tại Brazil dẫn đến dịch bệnh liên tiếp do DENV-1,DENV-2 và DENV-3. Ở Brazil, các bệnh truyền nhiễm này xuất hiện chủ yếu dưới dạng DF vài trường hợp hiếm hoi mới bị DHF. Điều này trái ngược với châu Á nơi tỷ lệ mắc DHF cao hơn đáng kể so với tỷ lệ mắc DF.

Những khác biệt này được giải thích là vì người Mỹ Latinh mang trong mình gen kháng vi rút được thừa hưởng từ tổ tiên của họ. Sự khác biệt cũng có thể được giải thích một phần bởi mức độ kháng thể cao chống lại kiểu gen DENV-2 châu Mỹ và DENV-1 phản ứng chéo về mặt kháng nguyên, cả hai đều là chủng đặc hữu ở Mỹ Latinh trong nhiều năm.

Ngày nay, tất cả bốn kiểu huyết thanh DENV đều xuất hiện ở châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực Ca-ri-bê, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Sự xuất hiện thường xuyên của DENV cũng được ghi nhận ở các bang miền Nam nước Mỹ, mặc dù cho đến nay DENV vẫn chưa dẫn đến dịch bệnh bùng phát ở Hoa Kỳ; DF có khả năng tái lập thành bệnh địa phương lưu hành ở đất n ước này. Trên thực tế, việc truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết liên tục đã xảy ra ở Florida trong những năm gần đây.

15


GOING NET Các điều kiện hiện tại có thể tạo thuận lợi cho việc lây truyền bệnh sốt xuất huyết liên tục. Bao gồm các yếu tố môi trường, véc-tơ muỗi, hạn chế giám sát véc-tơ truyền nhiễm và sốt xuất huyết, tăng các hoạt động ban ngày ngoài trời trong những tháng ấm hơn và nhận thức của cộng đồng về bệnh còn thấp. Thật vậy, sốt xuất huyết tiếp tục lan rộng hơn, bằng chứng cụ thể là vào năm 2010 những trường hợp đầu tiên được ghi nhận sốt xuất huyết tự phát ở miền nam nước Pháp và Croatia.

Nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới cho thấy có ít nhất hai kiểu huyết thanh DENV,và sự đồng tuần hoàn của cả 4 kiểu huyết thanh đang được ghi nhận ngày Cùng càng nhiều ở từng với những quốc gia. thay đổi về sinh thái và nhân khẩu, điều Các lý này phần nào giải thích tại giải khác sao mô hình dịch bệnh đang dần cho sự gia tăng lên từ tần suất bùng tăng tỷ lệ mắc phát cứ sau mỗi 3-5 bệnh bao gồm năm xuống còn khả năng các chủng xấp xỉ 2 DENV gây bệnh cao năm. hơn cũng đang xuất hiện. Có được nhận thức rõ hơn về căn bệnh này chính là kết quả của việc theo dõi sâu rộng hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến hiểu biết của chúng tôi về yếu tố dịch tễ của virus dengue.

16

So sánh tỷ lệ mắc bệnh ở châu Á và châu Mỹ Latinh cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong phân bố độ tuổi của DF và DHF. Ở châu Á, các ca nhập viện chủ yếu liên quan đến trẻ em, trong khi ở châu Mỹ, chúng có xu hướng liên quan đến người lớn nhiều hơn. Những lý do cho sự khác biệt rõ ràng này chưa được xác định đầy đủ. Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn khi một dịch bệnh gần đây ở bang Rio de Janeiro cho thấy tỷ lệ mắc bệnh DHF ở trẻ em cao hơn đáng kể so với các dịch bệnh trước đây ở Brazil.


TOÀN CẦU

Ố T U Ế Y C Á C

Véc-tơ chính truyền bệnh có liên quan đến cả 4 chủng DENV là muỗi châu Phi St. aegypti, một loài muỗi hút máu sống ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, St. albopicta, muỗi “hổ” châu Á cũng có khả năng sinh sản và lây truyền DENV giữa người với người.

ẤT XU T SỐ

L I Ê N Q U A N Đ Ế N

HU

YẾ

T

NẶ NG

R Ủ I R O

Trái ngược với muỗi St. aegypti, muỗi St. albopicta ưa thích môi trường nông thôn. Ở một số vùng của châu Á và châu Phi, St. albopicta đã thay thế St. aegypti. Mô hình phân bố muỗi thay đổi với sự tiếp tục phân tán của St. albopicta có thể sẽ tạo ra một kịch bản mà ở đó vi rút sốt xuất huyết sẽ phát tán rộng hơn, dần dần hình thành ở các vùng ấm hơn của vùng ôn đới, bao gồm châu Âu, các khu vực phía nam của Bắc Mỹ, và nhiều khu vực phía bắc châu Á.

17


GOING NET

DHF DSS

Cơ sở sinh bệnh học của DHF là một chủ đề đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, tiến bộ đáng kể nhất được thực hiện là h iểu được các yếu tố rủi ro liên quan quan trọng nhất, trong khi đó con đường sinh hóa và miễn dịch vẫn chưa được xác định. Trong số các rủi ro đã được xác định, có bằng chứng thuyết phục cho thấy nhiễm bệnh thứ phát với huyết thanh DENV dị hợp, hoặc nhiễm bệnh nguyên phát ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ miễn dịch sốt xuất huyết, là một yếu tố nguy cơ cá nhân quan trọng đối với DHF/ DSS.

18

Trong quá trình nhiễm bệnh thứ phát với một kiểu huyết thanh khác, sự xuất hiện của nồng độ kháng thể trung hòa dị hợp thấp có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp không có các kháng thể trung hòa như vậy, các kháng thể phản ứng chéo dị hợp có thể tạo thành phức hợp với virus và các thụ thể Fc trên các kháng thể phức tạp này có thể gắn vàocác thực bào đơn nhân, do đó gia tăng khả năng truyền nhiễm cũng như tăng khả năng nhiễm thực bào đơn nhân. Hiện tượng này được gọi là tăng cường kháng thể phụ thuộc (ADE).


TOÀN CẦU

Con người bị nhiễm một kiểu huyết thanh duy trì khả năng miễn dịch bảo vệ suốt đời đối với sự lây nhiễm của virus tương đồng, nhưng khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại sự lây nhiễm với các kiểu huyết thanh dị hợp là tương đối ngắn.

Cơ chế virus sốt xuất huyết nhân rộng được khuếch đại trong các tế bào bị nhiễm vẫn chưa được làm rõ. Mộtkhả năng được đưa ra là có mối quan hệ giữa nhiễm DENV và ADE, ức chế oxit nitric trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và mẫu biểu hiện cytokine tương ứng trong các tế bào THP-1. Bằng chứng gần đây cho thấy tính mẫn cảm hoặc khả năng kháng vi rus đối với oxit nitric có thể được điều chỉnh bởi protein NS5 của virus.

Người ta cũng lập luận rằng sự khác biệt về độc lực có thể góp phần vào m ức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh sốt xuất h uyết chỉ trở nên nghiêm trọng khi bị nhiễm sốt xuất huyết thứ phát, điều này ủ ng hộ quan điểm rằng độc lực phải được xác định trong bối cảnh của cả hai lần nhiễm bệnh.

Các yếu tố nguy cơ của vật chủ như giới tính, chủng tộc, sự xuất hiện của bệnh mãn tính (hen phế quản, đái tháo đường và thiếu máu hồng cầu hình liềm) và cả đặc điểm di truyền của cá nhân cũng có khả năng là yếu tố ảnh hưởng đến bệnh ở mức độ nặng. Kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA), FcγR, yếu tố hoại tử khối u- (TNF-) α, và phân tử 3 kết dính tế bào đặc hiệu(DC-SIGN), cùng một số gen khác, đều có liên quan đến mầm bệnh. Ngoài ra, các cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào T, liên quan đến phản ứng cytokine bị lệch dẫn đến thoát huyết tương, cũng là yếu tố nguy cơ mắc DHF. Các chuyên gia cho rằng phản ứng miễn dịch không phù hợp với nhiễm virus thứ cấp, có khả năng gây ra sự tái kích hoạt chéo bộ nhớ các tế bào T đặc hiệu cho lần đầu chứ không phải là nhiễm thứ phát, dẫn đến sự đào thải virus bị chậm lại.

19


GOING NET

Có ý kiến cho rằng sự xuất hiện của phản ứng viêm kháng virus hiệu quả khi có sự điều hòa miễn dịch đầy đủ có thể liên quan đến việc bảo vệ trong khi bị nhiễm sốt xuất huyết thứ phát.

Tuy nhiên, như được nhấn mạnh trong một đánh giá gần đây về bệnh lý sốt xuất huyết, điều đáng chú ý là các bệnh truyền nhiễm và rối loạn viêm khác dẫn đến tăng cytokine mà không có sự gia tăng tính thấm thành mạch thường thấy ở bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết nghiêm trọng.

Thật vậy, một trong những thách thức lớn của bệnh sốt xuất huyết, kèm theo việc thiếu sót một mô hình động vật tốt để đánh giá bệnh, là mổ xẻ các yếu tố phản ứng miễn dịch của vật chủ có liên quan đến tính thấm của mao mạch từ những phản ứng miễn dịch của vật chủ bình thường đối với mầm bệnh.

20

Không phụ thuộc vào điều này, các kháng thể đặc hiệu cho protein virus NS1 có thể hình thành các phức hợp miễn dịch với protein NS1 trong tuần hoàn và trên bề mặt các tế bào bị nhiễm bệnh dẫn đến kích hoạt bổ sung. Một yếu tố nguy cơ bổ sung đối với DHF được cho là sự phụ thuộc vào phản ứng tự miễn chống lại các thành phần virus phản ứng chéo. Ví dụ, các kháng thể đặc hiệu cho protein NS1 của virus sốt xuất huyết có thể gây ra ly giải tiểu cầu và/ hoặc chết tế bào nội mô theo chương trình qua trung gian oxit nitric, góp phần làm giảm tiểu cầu và tổn thương mạch máu.


TOÀN CẦU

Các biến chứng nghiêm trọng quan sát THẤY trong QUÁ TRÌNH nhiễm sốt xuất huyết xảy ra KHI huyết tương nhiễm virus đang được PHÂN GIẢI. Tam và các cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên để xác minh hiệu quả của liệu pháp uống corticosteroid ngắn hạn trong thời gian nhiễm sốt xuất huyết sớm. Kết quả là không tìm thấy mối liên quan giữa phân bổ điều trị với bất kỳ đặc tả về lâm sàng, huyết học hoặc virus học đã được xác định trước kia. Thật bất ngờ, liều steroid được sử dụng không ức chế được miễn dịch. Dựa trên những quan sát này, các chuyên gia cho rằng thay vì tính thấm mạch máu qua trung gian sốt xuất huyết là trung gian tế bào T, một cơ chế gây bệnh thay thế có thể liên quan đến kháng nguyên chữa sốt xuất huyết hòa tan hoặc protein NS1 của virus.

Thật vậy, gần đây các chuyên gia đã đề xuất rằng trong giai đoạn cuối của nhiễm sốt xuất huyết biểu hiện rõ các đặc điểm lâm sàng, protein DENV NS1 được tiết ra có thể liên kết với prothrombin và ức chế sự kích hoạt của nó, từ đó có thể góp phần kéo dài thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa và xuất huyết ở bệnh nhân DHF.

Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây về quá trình nhiễm virus sốt xuất huyết ở khỉ đã chỉ ra rằng đỉnh điểm của nhiễm tế bào xảy ra vào cuối giai đoạn nhiễm virus. Theo đó, các chuyên gia đã đề xuất rằng hội chứng thấm mạch máu sốt xuất huyết có thể tương đương với nhiễm độc virus gây ra bởi việc tuần hoàn protein NS1.

Trong khi nồng độ virus trong máu và tuần hoàn protein NS1cao hơn có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên kết quả thu được từ các cơ sở dịch tễ khác nhau lại chưa rõ ràng. Điều này cho thấy các biến thể tùy thuộc vào huyết thanhbệnh nhân và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Do đó, tính hữu íchcủa các dấu hiệu này đối với việc nhận biết bệnh nhân có nguy cơ tiếntriển theo các dạng sốt xuất huyết nặng hơn vẫn còn hạn chế.

21


GOING NET

Cân nhắc nhiều yếu tố được mô tả trước đó và dựa trên các quan sát được thực hiện trong giai đoạn dịch DF/ DHF năm 1981 ở Cuba, Kouri và các cộng sự đã đưa ra một giả thuyết tổng thể, trong đó sự liên quan của các yếu tố khác nhau, như tình trạng miễn dịch, nền tảng di truyền, tình trạng vật chủ, chủng virus, và các điều kiện dịch tễ và sinh thái xác định có hay không và nếu có ở mức độ nào DHF sẽ liên quan đến bất cứ dịch bệnh cụ thể nào. Nghiên cứu được thực hiện trong 20 năm qua ủng hộ mạnh mẽ quan điểm thống nhất về trường hợp này. Ngoại trừ Chile, Uruguay và Cuba trải qua dịch bệnh không thường xuyên do sự xuất hiện của virus, DF là bệnh địa phương ở khu vực Mỹ Latinh và Ca-ri-bê. Cuba là một hòn đảo tương đối nhỏ với cơ sở hạ tầng nghiên cứu và y tế tích hợp tốt. Khi kết hợp với lịch sử dịch tễ của DF ở Cuba, điều này đã mang đến cơ hội duy nhất để điều tra các yếu tố nguy cơ cụ thể đối với các ca bệnh nặng một cách chi tiết. Đầu tiên, điều quan trọng là chúng ta thấy rằng từ cuốiThế chiến II đến năm 1977, không có bằng chứng rõ ràng về virus sốt huyết ở Cuba. Một cuộc khảo sát dịch tễ quốc gia vào năm 1975 đã hỗ trợ thông tin này, trong đó xác định chỉ 2,6% dân số Cuba có kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) DENV. Điều quan trọng là hầu hết các trường hợp có kháng thể đều trên 45 tuổi.

Tuy nhiên, vào năm 1977, dựa trên bằng chứng huyết thanh học, các chuyên gia ước tính rằng có tới 44,5% dân số Cuba bị nhiễm một chủng DENV-1 có nguồn gốc châu Á. Tuy nhiên, không có trường hợp DHF nào được ghi nhận. Những kết quả này chứng minh rằng trong trường hợp không có miễn dịch dị hợp, nhiễm bệnh DENV-1 nguyên phát không dẫn đến các trường hợp mắc bệnh DHF và, lưu ý rằng các dịch bệnh DHF tiếp theo ở Cuba đều liên quan đến nhiễm bệnh thứ cấp.

22

Kết quả này ủng hộ mạnh mẽ trong việc tranh luận nhiễm bệnh thứ phát do các kiểu huyết thanh dị hợp là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với DHF như đã đề xuất trước đây.


TOÀN CẦU

Với sự trợ giúp từ các tình nguyện viên, Tiến sĩ Albert Sabin là nhà khoa học đầu tiên chứng minh rằng khả năng miễn dịch dị hình có thể ngăn ngừa bệnh do một kiểu huyết thanh vi rút sốt xuất huyết khác. Trong khi miễn dịch chủng DENV-1 dường như không thể ngăn ngừa nhiễm chủng DENV-2, miễn dịch một phần có thể giảm sự nhiễm bệnh, nhờ đólàm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh từ nghiêm trọng xuống nhẹ trong sốt xuất huyết thứ phát. Các chuyên gia cho rằng nếu các yếu tố virus học liên quan đến việc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể phản ánh các yếu tố quyết định kháng nguyên phổ biến được chia sẻ giữa các virus lây nhiễm ở lần đầu và lần thứ 2. Một minh họa đặc biệt cho hiệntượng này là sự trung hòa kiểugen DENV-2 châu Mỹ bằng kháng thể người với DENV-1. Những kết quả này cho thấy rằng độc lực thấp hơn rõ ràng của kiểu gen DENV-2 châu Mỹ là kết quả của DENV-1 giống biểu mô bề mặt trên DENV-2 cho phéptrung hòa một phần (và giảm nhiễm bệnh) bởi các kháng thể DENV-1.

Ngược lại, kiểu gen DENV-2 châu Á bị trung hòa kém bởi các kháng thể của con người với DENV-1. Hơn nữa, sự gia tăng đáng kể về hiệu giá trung bình của kháng thể trung hòa DENV-1 tương đồng và giảm đáng kể các kháng thể dị hợp với kiểu gen DENV-2 châu Mỹ đã được báo cáo trong một nghiên cứu dài hạn ở Cuba. Phát hiện này có thể phản ánh những thay đổi phụ thuộc vào thời gian với mức độ nghiêm trọng của bệnh được quan sát sau khi bị nhiễm sốt xuất huyết thứ phát.

Mặc dù các yếu tố virus cụ thể có thể không xác định mức độ nghiêm trọng của nhiễm sốt xuất huyết trong từng trường hợp riêng lẻ, nhưng mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của việc lây nhiễm theo thời gian trong một dịch bệnh lập luận mạnh mẽ rằng đã có những thay đổi đáng kể xảy ra ở virus gây ra dịch. Thật vậy, việc không xuất hiện của các yếu t ố chính không giải thích được quan sát về mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng theo thời gian, bởi vì thật không hợp lý khi cho rằng những cá nhân dễ mắc bệnh nhất sẽ bị nhiễm bệnh vào cuối dịch.

23


GOING NET

Các trình tự gen cấu trúc được bảo tồn cao ở các virus được phân lập tại các thời điểm khác nhau trong dịch. Tuy nhiên, sự thay thế nucleotide đã được tìm thấy trong các gen phi cấu trúc và nói chung chúng tương quan với thời gian lấy mẫu, điều này cho thấy một mô hình rõ ràng về sự tiến hóa của virus trong dịch. Do đó, ít nhất trong nghiên cứu này, việc lựa chọn các đột biến thoát khỏi kháng thể trong các gen cấu trúc không phải là yếu tố chọn lọc quan trọng nhất.

Mặt khác, tế bào lympho T (CTL) đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát truyền nhiễm ở RNA virus, bao gồm cả virus sốt xuất huyết. Sự thay đổi trong các epitopes được CTL phát hiện là rất phổ biến và cũng thường xuyên cung cấp các lối thoát tiềm năng giúp virus đột biến.

Trận dịch năm 1997 ở Cuba được ghi nhận là nghiêm trọng nhất ở quốc gia này cho đến nay. Tuy nhiên, việc tìm kiếm bằng chứng về sự xuất hiện của các đột biến thoát trung hòa không mang lại kết quả.

Các nghiên cứu sắp tới sẽ đánh giá liệu các đột biến được báo cáo trong protein NS1 và NS5 có được biểu hiện trong các epitopes tạo kháng thể hoặc CTL hay không.

24


TOÀN CẦU

Bằng bất cứ cơ chế nào, dù là chọn lọc tự nhiên hoặc đột biến di truyền, có khả năng đột biến virus xảy ra trong thời gian lây truyền cao ở những cá nhân bị nhiễm bệnh thứ cấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu dịch tễ sốt xuất huyết là một nhiệm vụ rất khó khăn vì nó không chỉ là đặc thù ở hầu hết các nước nhiệt đới mà còn có bốn kiểu huyết thanh và nhiều kiểu gen khác nhau thường được tạo ra. Tuy nhiên, Cuba đại diện cho một môi trường dịch tễ học lý tưởng cho loại nghiên cứu này bởi vì dịch bệnh gây ra chỉ bởi một kiểu huyết thanh, điều này tạo cơ hội cho các nghiên cứu dịch tễ được xác định cẩn thận.

Đột biến trong gen không cấu trúc của chủng DENV-2, được phân lập trong đại dịch ở Santiago de Cuba, có thể tương quan với việc tăng hiệu quả sao chép của virus. Sự thay đổitrong protein phi cấu trúc cũng có liên quanđến việc tăng mức độ nghiêm trọng trongmôi trường dịch tễ tương ứng với việc truyềnbệnh đặc thù/ dịch bệnh. Tuy nhiên, sự liên quan cụ thể của các loại đột biến này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Điều này phần lớn là do thiếu các mô hình động vật phù hợp để nghiên cứu “độc lực” của virus sốt xuất huyết.

Tương tự, nghiên cứu về cấu trúc quần thể virus sốt xuất huyết lây truyền ở Aragua, Venezuela, giai đoạn 2006-2007, trong điều kiện virus lưu hành cao cũng cho thấy rằng protein phi cấu trúc có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa DENV. Theo bối cảnh dịch tễ đặc biệt này, những thay đổi trong protein NS1, NS2A và NS4B là thuận lợi hoặc bất lợi về mặt độc lực của virus. Các tác giả lập luận rằng các đột biến cụ thể có thể liên quan đến các ca bệnh nặng nhưng một số có thể liên quan đến các ca bệnh nhẹ do sự xuất hiện của các chủng suy giảm tự nhiên.

25


GOING NET Protein NS2A �lavivirus là một protein nhỏ, kỵ nước, đa màng có liên quan đến sự sao chép RNA, phản ứng thuốc kháng virus interferon, và lắp ráp/ bài tiết các hạt virus.

Ngoài ra, các protein NS2A và NS4B có thể tham gia điều chế chức năng véc tơ. Theo các báo cáo trước đây, những thay đổi trong protein NS1 và NS4 có thể liên quan đến sự suy giảm virus. Ngược lại, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng đột biến protein NS4B có thể làm tăng hiệu quả sao chép DENV. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng đột biến protein này cũng có thể liên quan đến hình thái của DENV và thậm chí có thểđiều chỉnh sự cân bằng của sự sao chép hiệu quả trong tế bào muỗivà động vật có vú.

Hơn nữa, các chuyên gia đã chứng minh rằng một axit amin duy nhất trong protein NS4B không cấu trúc, cụ thể là L52F, tạo ra độc lực trên DENV-2 ở chuột AG129 thông qua việc tăng cường tổng hợp RNA của virus.

26

Trong khi các kết quả này cho thấy vai trò có thể có của các gen NS trong việc xác định mức độ phù hợp của virus, tầm quan trọng của các gen cấu trúc không nên bị bỏ qua. Các trình tự được so sánh trong các nghiên cứu được trích dẫn thể hiện sự đồng thuận của những người quan sát với mỗi bệnh nhân và có thể không nhất thiết đại diện cho biến thể chi phối có trong mẫu lâm sàng ban đầu. Ví dụ, phân lập virus bằng các dòng tế bào muỗi được biết là gây nhiễu sự phân bố các biến thể trong mẫu lâm sàng ban đầu. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nghiên cứu về quần thể virus sốt xuất huyết được lấy mẫu từ người hoặc muỗi đã có sự thay đổi trình tự đáng kể. Do đó, cần tập trung nhiều hơn vào các nghiên cứu về sự thay đổi quần thể virus trong dịch bệnh và cần lấy dữ liệu trực tiếp từ các mẫu lâm sàng.


TOÀN CẦU

Việc chứng minh sự lây truyền lâu dài của virus sốt xuất huyết ở người và muỗi đã bổ sung một khía cạnh mới cho nghiên cứu về sự tiến hóa của sốt xuất huyết. Tần số gia tăng của chủng “stop-codon” đồng thời với việc giảm tỷ lệ lưu hành DENV-1 ở Myanmar. Các tác giả cho rằng sự bổ sung khiếm khuyết giữa các biến thể có thể giúp virus sống sót ở “các ký sinh bậc cao”, và quá trình bổ sung hoàn thiện virus này có thể ảnh hưởng đến việc truyền mầm bệnh và độc lực.

Gần đây, tại Việt Nam, việc xuất hiện kiểu gen châu Á 1 của DENV-2 đã dẫn đến sự thay thế hoàn toàn kiểu gen đặc trưng châu Á/ châu Mỹ của DENV-2. Lợi thế về khả năng truyền bệnh của chủng virus châu Á 1 được cho là do loại virus này đã đạt được mức độ nhiễm virus cao hơn ở người.

Rõ ràng, cần có các phương pháp toàn diện hơn, bao gồm giải trình tự của số lượng lớn các bộ gen virus thu được trực tiếp từ các mẫu lâm sàng khác nhau tương ứng với các nghiên cứu theo chiều dọc để xem xét cấu trúc di truyền của virus sốt xuất huyết bị ảnh hưởng như thế nào bởi các kháng thể dị hợp.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố liên quan đến động lực lây truyền của các chủng DENV vẫn chưa rõ ràng. Dữ liệu dịch tễ đã gợi ý rằng hoạt lực luôn phụ thuộc vào bối cảnh và khi bối cảnh miễn dịch thay đổi, các dòng virus trốn tránh miễn dịch chéo sẽ có lợi thế chọn lọc.

Rõ ràng vẫn còn nhiều phạm vi nghiên cứu về cơ sở phân tử và dịch tễ học của virus dengue . Chúng ta cần biết liệu một loại virus sốt xuất huyết lưu hành có lây nhiễm không triệu chứng ở một vật chủ có khác với trình tự của cùng một loại virus lây nhiễm gây tử vong ở vật chủ khác hay không. Chúng ta cũng cần biết các mô khác nhau trong cùng một vật chủ có cùng chủng virus sốt xuất huyết không. Tương tự như vậy, liệu virus lan truyền trong cùng một đợt có cùng trình tự ở những cá nhân có tiền sử nhiễm bệnh khác nhau trước đây hay không?

27


GOING NET

BIẾN ĐỔI

GEN NỘI BÀO

Các yếu tố được �m xét ở đây là � ��ền �ần �ể và yếu tố �ến hóa dị� tễ của RNA ��s

Các tác giả mô tả việc di cư hoặc dòng gen là một yếu tố cần xem xét trong quá trình tiến hóa virus RNA. Theo đó, họ ủng hộ rằng di cư không chỉ nên được hiểu ở cấp độ vĩ mô (tức là giữa các vật chủ trong quần thể, giữa các quần thể hoặc giữa các loài vật chủ), mà còn trong một cá thể bị nhiễm bệnh.

28


TOÀN CẦU

RNA RNA

RN

A

Từ vị trí tiêm chủng, virus có thể được vận chuyển đến một số mô, tạo ra sự biến đổi không gian bên trong. Điều này đã được nghiên cứu ở virus viêm gan C, họ Flaviviridae. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự phân bố dân số không đồng nhất lên sự lây lan, thể lực và sự biến đổi của quần thể virus chưa được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, mối tương quan tích cực giữa tỷ lệ di cư và hoạt lực trung bình của quần thể đã được quan sát. Kết quả của nhiễm bệnh viêm gan C cấp tính đã được quy cho sự tiến hóa của virus giả loài “quasispecies”. Việc giải trình tự quy mô lớn các bộ gen RNA virus hoàn chỉnh thu được trực tiếp từ các mẫu lâm sàng là cần thiết để nghiên cứu vai trò của sự biến đổi trong quần thể virus đối với bệnh lý sốt xuất huyết. Sự thanh lọc có chọn lọc phát sinh ra chủng mới cho đến nay có thể gây hiểu nhầm bởi vì hầu hết các trình tự được phân tích trong nhiều năm được lấy từ các phân lập virus nuôi cấy mô. Ngoài ra, một bất cập nội tại trong việc sử dụng các chuỗi đồng thuận để đưa ra những suy luận liên quan đến sự phù hợp của quần thể virus là các chuỗi đồng thuận chỉ phản ánh phần lớn nucleotide ở bất kỳ vị trí nào của bộ gen virus. Do đó, các biến thể hoạt lực thấp sẽ vẫn không bị phát hiện.

29


GOING NET

BẢO TỒN VIRUS XUẤT HUYẾT

Chúng ta cũng biết rằng muỗi đóng góp cho sự tiến hóa bảo tồn virus sốt xuất huyết bằng cách duy trì một quần thể virus đồng nhất hơn và một biến thể chiếm ưu thế trong quá trình truyền nhiễm. Ngoài ra, bằng cách nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa của virus DENV-1 đã lưu hành ở Polynesia thuộc Pháp và sự đa dạng di truyền của virus theo trình bày lâm sàng, Descloux và đồng nghiệp lần đầu tiên đề xuất rằng kết quả lâm sàng có thể tương quan với đa dạng di truyền trong cơ thể. Mặt khác, một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy không có mối quan hệ nào giữa mức độ và mô hình đa dạng di truyền DENV-1 và mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng miễn dịch hoặc mức độ nhiễm virus. Điều thú vị là, mặc dù các nhà nghiên cứu đã quan sát được việc bảo tồn trình tự cao, các bằng chứng rõ ràng về nhiễm bệnh hỗn hợp với sự hiện diện của nhiều dòng gen khác biệt có mặt trong cùng một vật chủ đã được chứng minh.

30

Một nghiên cứu mới ở Nicaragua sử dụng phương pháp khuếch đại toàn bộ bộ gen kết hợp với giải trình tự sâu để thu được sự đa dạng nội tại trên toàn bộ khu vực mã hóa của DENV-2 cho thấy sự đa dạng di truyền đáng kể giữa các gen. Tuy nhiên, việc mở rộng sự đa dạng đó ít hơn mong đợi, cho thấy thanh lọc chọn lọc mạnh mẽ trong các đợt dịch như đã được đề cập trước đây.

Kiểm tra cấu trúc quần thể virus ở muỗi và người bệnh đã cho thấy các trình tự của các biến thể chính là như nhau nhưng mức độ biến đổi trình tự nhìn thấy ở muỗi thường thấp hơn so với con người.

Hầu hết các nỗ lực để điều tra biến thể di truyền nội tại trong DENV chỉ đặc trưng cho một số gen virus hoặc một số bộ gen có chiều dài đầy đủ.


TOÀN CẦU

Bằng cách so sánh khả năng phân lập DENV-1 từ Thái Lan, trong khoảng thời gian 24 năm, để lây nhiễm và được truyền bởi St. Aegypti, Lambrechts và các cộng sự phát hiện ra rằng một sự kiện thay thế nhánh lớn vào giữa những năm 1990 có liên quan đến tiềm năng truyền cao hơn của các phân lập thuộc về nhánh mới. Khả năng truyền bệnh cao hơn chủ yếu là do hiệu giá virus truyền nhiễm cao hơn trong xoang máu của véc-tơ truyền bệnh, được dự đoán sẽ dẫn đến xác suất lây truyền cao hơn.

Khi cân nhắc các công nghệ tiên tiến có sẵn trong sinh học phân tử, con đường mới cho nghiên cứu về tương tác giữa véctơ và virus sẽ giúp khám phá các cơ chế mới liên quan đến động lực truyền virus sốt xuất huyết.

Phát hiện này ủng hộ giả thuyết rằng các sự kiện thay thế dòng lớn có thể được điều khiển bởi chọn lọc tự nhiên và nhấn mạnh vai trò quan trọng tiềm tàng của các tương tác virus - vectơ trong quá trình tiến hóa DENV.

Kể từ những năm 1900, thời kỳ ủ bệnh bên ngoài (EIP), hay thời gian để máu nhiễm virus được khuếch đại trong muỗi và sau đó được truyền đến một vật chủ mới, đã được công nhận là một thành phần quan trọng của động lực truyền DENV.

Thời kỳ ủ bệnh bên ngoài của DENV thường được cho là từ 8 - 12 ngày. Tuy nhiên, các yếu tố khác nhau có thể tạo ra các biến thể trong EIP. Ví dụ, mức độ biến đổi đáng kể trong EIP đã được hiển thị để thay đổi tùy thuộc vào chủng DENV cụ thể được nghiên cứu. Muỗi hút máu người bị nhiễm một chủng DENV-1 chưa được tiêm chủng có EIP ngắn hơn (14 ngày) so với muỗi hút máu người bị nhiễm các chủng ở mức độ chuột thấp, trong đó EIP là 22 ngày. Ngoài ra, các EIP dài đã được quan sát thấy ở các chủng suy giảm virus sốt xuất huyết.

31


COVER STORY

TÁC ĐỘNG RIÊNG LẺ & SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI XÃ HỘI ĐẾN SỐT XUẤT HUYẾT Ở QUY MÔ KHÔNG GIAN:

MỘT PHÂN TÍCH ĐỊA LÝ DỰA TRÊN MÁY DÒ

32


TIÊU ĐIỂM

ỰỰCC UUVV KKHH

Quảng Châu, thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tổng cộng có 167 thị trấn/ khu phố, đây các đơn vị hành chính nhỏ nhất bao gồm một số cộng đồng cư dân, các đơn vị này đã được đưa vào khu vực nghiên cứu. Dân số năm 2010 là hơn 12 triệu người (theo Tổng điều tra dân số quốc gia

Quảng Châu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch sốt xuất huyết. Trong ba thập kỷ qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng gần 300%, từ 497 năm 1987 đến 1265 năm 2013. Đặc biệt, một đợt dịch bùng nổ xảy ra vào năm 2014 đã dẫn đến tổng cộng 37.322 trường hợp bị mắc và 5 trường hợp tử vong.

NNGG HHIIÊ ÊNN C CỨỨU U

năm 2010).

Lược dịch nghiên cứu của Zheng Cao, Tao Liu, Xing Li, Jin Wang, Hualiang Lin, Lingling Chen, Zhifeng Wu, and Wenjun Ma - Guangzhou Institute of Geochemistry, Chinese Academy of Sciences; University of Chinese Academy of Sciences; Guangdong Provincial Institute of Public Health, Guangdong Provincial Center for Disease Control and Prevention; School of Geographical Sciences of Guangzhou University

33


COVER STORY

Chỉ có các trường hợp sốt xuất huyết bản địa đã được xác nhận lâm sàng hoặc xét nghiệm mới được đưa vào nghiên cứu này.

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

34

Dữ liệu hàng ngày về sốt xuất huyết ở Quảng Châu năm 2014 được lấy từ Hệ thống thông tin báo cáo các bệnh truyền nhiễm đáng chú ý cấp quốc gia, đây là hệ thống có quyền truy cập vào Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Quảng Đông.


TIÊU ĐIỂM

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế Trung Quốc ban hành, bệnh nhân được coi là nhiễm bệnh nếu virus sốt xuất huyết RNA được phát hiện trong huyết thanh của họ bằng phương pháp PCR hoặc có sự xuất hiện của IgM chống lại virus sốt xuất huyết.

Một bệnh nhân được coi là một trường hợp được chẩn đoán lâm sàng nếu người ấy bị phát ban cấp tính, đau đầu, sốt, ngứa, chán ăn, giảm bạch cầu, và sống trong vùng có sự bùng phát của bệnh sốt xuất huyết. Tất cả dữ liệu được ẩn danh và không có thông tin nhận dạng cá nhân.

Một bệnh nhân được coi là một trường hợp được chẩn đoán lâm sàng nếu người ấy bị phát ban cấp tính, đau đầu, sốt, ngứa, chán ăn, giảm bạch cầu, và sống trong vùng có sự bùng phát của bệnh sốt xuất huyết. Tất cả dữ liệu được ẩn danh và không có thông tin nhận dạng cá nhân. Việc giám sát được Bộ Y tế Trung Quốc xác định là một phần của hoạt động giám sát liên tục đối với sức khỏe cộng đồng và được miễn đánh giá từ hội đồng đánh giá thể chế. Dữ liệu về trường hợp ghi nhiễm sốt xuất huyết được phân loại theo thị trấn/ khu phố dựa trên địa chỉ nhà. Trong đợt bùng phát vào năm 2014, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận vào ngày 1 tháng 6, đỉnh điểm dịch bệnh với 1596 ca sốt xuất huyết được ghi nhận vào ngày 1 tháng 10, và trường hợp cuối cùng ghi nhận vào ngày 12 tháng 12.

35


Dữ liệu đô thị hóa Mức độ đô thị hóa được định nghĩa là tỷ lệ đất xây dựng ở mỗi thị trấn/ khu phố. Ba yếu tố được chọn để mô tả các khía cạnh khác nhau của sự đô thị hóa ở các thị trấn/ khu phố, bao gồm mật độ dân số, mức độ đô thị hóa và tỷ lệ của các làng đô thị. Tỷ lệ đô thị năm 2014 cho thấy mật độ xây dựng cao và hấp tầng, tỷ lệ được ước tính bởi công nghệ viễn thám (RS).

Nhiều vùng đất nông nghiệp đã được chuyển thành đất xây dựng, từ đó hình thành nên các khu vực rìa đô thị. Những người di cư tới thành phố và sống trong các khu vực rìa đô thị này, nơi đây dần dần bị bao quanh bởi khu vực đô thị hóa cao và trở thành một làng đô thị. Quảng Châu có hơn 100 làng đô thị được phân bổ ở gần như mọi quận của Quảng Châu.

Kinh tế Dữ liệu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người năm 2010 tại thị trấn/khu phố tại Quảng Châu được lấy từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, được tính bằng cách nhân dân số và GDP bình quân đầu người tại cấp thị trấn / khu phố với nhau. Chúng tôi sử dụng dữ liệu năm 2010 vì đây là dữ liệu duy nhất có sẵn gần năm 2014.

36

DỮ LIỆU SINH THÁI XÃ HỘI

COVER STORY


TIÊU ĐIỂM

Yếu tố môi trường Khu vực có nước được chọn để phản ánh các khía cạnh về môi trường.

Chỉ số đa dạng thực vật (NDVI) được thu nhận bằng hình ảnh vệ tinh Độ phân giải Trung bình (MODIS) để thể hiện độ xanh của thảm thực vật và tốc độ quang hợp. NDVI là một yếu tố không thể thiếu để đánh giá liệu các khu vực có chứa thảm thực vật sống hay không.

Dữ liệu khí tượng Nhiệt độ và lượng mưa được chọn để thể hiện điều kiện khí hậu. Dữ liệu khí tượng được lấy từ Dịch vụ Khí tượng tỉnh Quảng Đông, bao gồm nhiệt độ trung bình hàng ngày và tổng lượng mưa của 127 trạm khí tượng tự động tại Quảng Châu. Dựa trên tài liệu, các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng đối với bệnh sốt xuất huyết. Do đó, nhiệt độ và lượng mưa từ ngày 1/5 đến ngày 31/10.

Nhiệt độ và lượng mưa ở thị trấn/ khu phố là 30 m, tất cả các dữ liệu thu được từ vệ tinh bằng phép nội suy Kriging thông qua ArcGIS (phiên bản 10.2, ESRI, Redlands, CA, USA). Tiếp theo đó, Mô hình kỹ thuật số phát xạ và phản xạ nhiệt toàn cầu Spaceborne (ASTER GDEM) được áp dụng để hiệu chỉnh nhiệt độ với tốc độ chậm là 6°C/km.

Đối với lượng mưa, phương pháp nội suy Kriging được sử dụng trước tiên nhằm thu được kết quả về lượng mưa. Sau đó, mối quan hệ hồi quy đa biến của Y precipitation = X (vĩ độ, kinh độ, độ cao) được thiết lập. Cuối cùng, kết quả lượng mưa được điều chỉnh dựa trên mối quan hệ hồi quy đa biến này.

37


COVER STORY

Hình 2. Cụm không gian sốt xuất huyết ở cấp huyện và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao ở các thị trấn/ khu phố ở Quảng Châu năm 2014. (A) là cụm không gian của bệnh sốt xuất huyết và (B) là so sánh giữa các làng đô thị với các làng không thuộc thành thị.

PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP MORAN I

38

MÁY DÒ ĐỊA LÝ


TIÊU ĐIỂM

Phương pháp Moran phát hiện ra các cụm và được phân thành năm loại: cao-thấp, thấp-thấp, cao-thấp, thấp-cao và không đáng kể. Các khu vực cao-cao chỉ ra các điểm nóng của dịch sốt xuất huyết, trong khi các khu vực thấp-thấp ngụ ý các điểm dịch sốt xuất huyết không phổ biến. Các khu vực cao-thấp và thấp-cao là khu vực ngoại lệ.

>>>

<<<

Máy dò địa lý được sử dụng để đánh giá tác động của yếu tố môi trường đến sự xuất hiện hoặc lây truyền bệnh thông qua việc đánh giá sự không đồng nhất về không gian giữa các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Giả thuyết là các yếu tố môi trường sẽ có sự phân bố không gian tương tự với bệnh, trong trường hợp các yếu tố môi trường góp phần vào sự xuất hiện hoặc lây truyền của bệnh. Phương pháp này đã được áp dụng trong nghiên cứu các bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, như sốt thương hàn và phó thương hàn; bệnh tay chân miệng; và khuyết tật ống thần kinh.

39


COVER STORY

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT Năm 2014 tại Quảng Châu ghi nhận 37.322 ca sốt xuất huyết đã được báo cáo tại Quảng Châu,ỷ lệ mắc trung bình là 289,97 trên 100.000 dân. Trong đo, phụ nữ chiếm 50,73% với tỷ lệ mắc trung bình là 307,39 trên 100.000 người dân; gười cao tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là 497,64 trên 100.000 người. Trong số các ngành nghề thì người thất nghiệp chiếm tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất (23,36%), tiếp theo là người đã nghỉ hưu (13,99%).

40

Trong Hình 2A, một điểm nóng (khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao) đã được phát hiện ở trung tâm của Quảng Châu, bao gồm năm quận (Baiyun, Tianhe, Yuexiu, Liwan và Haizhu), trong khi ba điểm lạnh (khu vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp) được xác định ở vùng ngoại ô (Huadu, Panyu và Zengcheng). Hơn nữa, ở thị trấn/ khu phố, 10 khu vực có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao cũng được xác định (Hình 2B). Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết ở các làng đô thị cao hơn so với các làng không thuộc đô thị. Tổng cộng có bốn khu vực với tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao đã được xác định ở làng đô thị thuộc quận Baiyun, ngoài ra có một khu vực làng ở Haizhu, một ở Huadu, một ở Huangpu và ba khu vực khác ở Zengcheng.


TIÊU ĐIỂM

Chín yếu tố sinh thái xã hội đã được thể hiện trong Hình 3.

Giá trị trung bình của các yếu tố này là 128.500 NDT (GDP bình quân đầu người, A), 17.562,44 người/km2 (mật độ dân số, B), 204,81 mm (lượng mưa, C), 8,86 km/km2 (mật độ giao thông, D), 27,43°C (nhiệt độ, E), 56,22% (mức độ đô thị hóa hoặc tỷ lệ đất xây dựng, F), 16,47% (VFC, G), 11,50 km2 (làng đô thị, H) và 2,92 km2 (vùng nước, I). Hầu hết các khu vực có giá trị cao về các yếu tố sinh thái xã hội đều nằm ở trung tâm hoặc phía nam tỉnh Quảng Châu, trong khi lượng mưa lớn ở phía đông bắc của khu vực, và phần lớn các khu vực sông nước nằm ở phía tây bắc và phía nam.

PHÂN BỐ SINH THÁI XÃ HỘI Ở CẤP THỊ TRẤN/ KHU PHỐ

Hình 3. Sự phân bố trong không gian của các yếu tố sinh thái xã hội tại 167 thị trấn/ khu phố tại Quảng Châu năm 2014. (A) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người; (B) Mật độ dân số; (C) Lượng mưa trung bình hàng tháng từ tháng 5 đến tháng 10; (D) Mật độ đường;

41


COVER STORY

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI XÃ HỘI ĐỐI VỚI DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ mắc sốt xuất huyết có liên quan tới mật độ dân số (R = 0,49, p <0,01), mật độ giao thông (R = 0,36, p <0,01), nhiệt độ (R = 0,51, p <0,01), mức độ đô thị hóa ( R = 0,42, p <0,01), tỷ lệ của các làng đô thị (R = 0,28, p <0,01) và lượng mưa (R = 0,09, p <0,01). Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người (R = .230,23, p <0,01), VFC (R = .50,57, p <0,01) và các vùng nước (R = −0,38, p <0,01) có quan hệ tỷ lệ nghịch với số ca mắc.

42

Kết quả của máy dò địa lý cho thấy bảy yếu tố, bao gồm lượng mưa, mật độ giao thông, nhiệt độ, mức độ đô thị hóa, VFC, làng đô thị và khu vực sông nước, có ý nghĩa thống kê (p <0,05), nhưng GDP bình quân đầu người và mật độ dân số không có ý nghĩa quan trọng. Nhiệt độ trung bình hàng tháng (q = 0,33) là yếu tố chính liên quan tới dịch sốt xuất huyết, tiếp theo là lượng mưa trung bình hàng tháng (q = 0,24), mật độ dân số (q = 0,24) và diện tích khu vực sông nước (q = 0,23).


TIÊU ĐIỂM

Khi xem xét tác động tương tác của các cặp yếu tố sinh thái xã hội, chỉ có 32 cặp có ý nghĩa thống kê cùng bốn cặp (tỷ lệ GDP và làng đô thị, GDP và mật độ dân số, mức độ đô thị hóa và VFC, và mật độ đường và VFC). Tại hình 4, khi xem xét nhiệt độ và lượng mưa, sự tương tác của các yếu tố sinh thái và khí tượng xã hội khác tăng lên đáng kể. Sự kết hợp của thời tiết và các yếu tố sinh thái xã hội khác lớn hơn từ 1,5 tới 12 lần so với sự tác động độc lập GDP, mật độ dân số, v.v.

SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI XÃ HỘI ĐỐI VỚI DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

Hình 4. Hình này thể hiện tác động tương tác của các yếu tố thời tiết và các yếu tố sinh thái xã hội. Màu xám là tác động độc lập của GDP, mật độ dân số, mật độ giao thông, mức độ đô thị hóa, tỷ lệ làng đô thị và diện tích khu vực sông nước. Màu đỏ là tác động tương tác của nhiệt độ...

43


COVER STORY

Ngày n a y , sốt xuất huyết được coi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua muỗi phổ biến và lây truyền nhanh nhất ở người. Nghiên cứu các yếu tố tác động và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời là chiến lược chính để kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu.

KẾT LUẬN 44


TIÊU ĐIỂM

Trong các nghiên cứu ngày nay, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích không gian để nghiên cứu các tác động độc lập và tương tác của một số yếu tố sinh thái xã hội đối với dịch sốt xuất huyết năm 2014 ở thị trấn/ khu phố ở Quảng Châu.

Chúng tôi quan sát bốn khu vực có sốt xuất huyết ở đây trong khi nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết thể hiện mối liên hệ với mật độ giao thông, nhiệt độ môi trường, mức độ đô thị hóa, tỷ lệ làng đô thị và lượng mưa, nhưng không có mối liên hệ với GDP bình quân đầu người, VFC và các khu vực sông nước.

45


COVER STORY

Ảnh hưởng của mật độ dân số, mật độ giao thông, đô thị hóa, làng đô thị và GDP đối với dịch sốt xuất huyết đã được đánh giá trong một số nghiên cứu trước đây. Ví dụ, Hassan và các cộng sự quan sát thấy rằng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao chủ yếu ở những khu vực có mật độ dân số cao và chất lượng sống của các khu vực lân cận thấp như ở Ả Rập Saudi. Qi và cộng sự cũng quan sát thấy rằng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết cao hơn ở những khu vực có mật độ dân số cao, mật độ giao thông đường bộ cao hơn và GDP bình quân đầu người thấp hơn như ở đồng bằng sông Châu Giang ở Trung Quốc.

T u y nhiên, tại nghiên cứu của chúng tôi, ảnh hưởng của mật độ dân số đến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trong là không đáng kể. Sự không nhất quán này với một số nghiên cứu trước đây có thể lý giải bởi một số nguyên nhân.

46


TIÊU ĐIỂM Đầu tiên, trong thời gian dịch sốt xuất huyết xảy ra, các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn so với trước đây được tiến hành ở những khu vực có mật độ dân số cao như ở các khu vực đô thị trung tâm, do đó có thể kiểm soát tốt hơn việc lây truyền và bùng phát dịch. Thứ hai, các phương pháp được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu trước đây đã không tính đến sự không đồng nhất về không gian phân bố của dịch sốt xuất huyết. Ở đây chúng tôi sử dụng máy dò địa lý, nó có thể thu thập thông tin về không gian giữa các khu vực nghiên cứu và từ đó cung cấp kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào một thành phố duy nhất và cần được chứng minh thêm qua các nghiên cứu trong tương lai.

47


COVER STORY

Các làng đô thị được phát hiện có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao hơn so với các khu vực khác, tương tự như trong nghiên cứu của Saudi và các cộng sự.

48

Khác với các nước phương Tây, những khu vực có chất lượng sống kém vẫn xuất hiện tại các làng đô thị ở Trung Quốc. Các làng đô thị ở Quảng Châu được xây dựng không có quy hoạch thống nhất, hệ thống vệ sinh còn kém hiệu quả, các hố nước được hình thành dễ dàng trong các ngôi làng, nơi đây đã tạo điều kiện sinh sản cho muỗi. Ngoài ra, khoảng cách giữa các tòa nhà thường nhỏ, từ đó tạo ra khu vực bị che khuất lý tưởng cho sự sinh sôi của muỗi Aedes albopictus vì chúng là giống muỗi vừa sống trong nhà vừa sống bên ngoài, chúng thường thiết lập các khu vực sinh sản dưới các thùng chứa nước bị che khuất hoặc gần nơi xây dựng các hồ bơi.


TIÊU ĐIỂM

Ngoài ra, hơn 70% cư dân các làng đô thị có trình độ học vấn thấp, dẫn đến thiếu kiến thức về phòng chống dịch sốt xuất huyết dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm sốt xuất huyết. Từ đó có thể thấy việc cải thiện các chiến lược phòng chống sốt xuất huyết ở các khu vực làng đô thị là cấp thiết. Chúng tôi sau đó quan sát các yếu tố môi trường, bao gồm VFC và các vùng sông nước, có ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với số ca mắc sốt xuất huyết, cụ thể các khu vực có nhiều thảm thực vật và vùng sông nước có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết thấp hơn, điều này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Những mối liên hệ này có thể là do các khu vực có NDVI cao hơn và nhiều nước hơn chủ yếu nằm ở ngoại ô Quảng Châu, nơi mật độ muỗi có thể rất cao vì môi trường sống của chúng thường ở những khu vực này, nhưng mật độ dân số lại rất thấp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa dịch bệnh sốt xuất huyết với thảm thực vật và vùng nước bề mặt. Những lý do cho những khác biệt này vẫn chưa được các định. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu về tác động của thảm thực vật và nguồn nước đối với nguy cơ của dịch sốt xuất huyết trong tương lai.

49


COVER STORY

Các mối liên quan tỷ lệ thuận giữa các ca mắc sốt xuất huyết với nhiệt độ và lượng mưa trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự như một số nghiên cứu trước đây.

Nhiệt độ môi trường xung quanh đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến từng giai đoạn của vòng đời Muỗi. Nhiệt độ cao có thể rút ngắn thời gian ủ bệnh và tăng tỷ lệ muỗi cắn, đồng thời tăng số lượng muỗi trong một khoảng thời gian ngắn. Nhiệt độ cao cũng có thể làm tăng sự tiếp xúc của con người với muỗi, ví dụ bằng cách tăng thời gian ở ngoài trời và mở cửa sổ. Lượng mưa là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết thông qua các tác động lên vòng đời của muỗi. Độ ẩm gần bề mặt tăng có liên quan đến lượng mưa, điều này có thể tăng cường hoạt động bay của muỗi và hành vi tìm kiếm vật chủ, lượng mưa cũng có thể thay đổi sự sinh sôi và môi trường sống dưới nước để muỗi có thể để trứng (rụng trứng). Ngoài ra, lượng mưa có thể cung cấp nơi sinh sản và thúc đẩy trứng nở, điều này dẫn tới sự gia tăng số lượng muỗi.

Các quan sát của chúng tôi cho thấy nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố quan trọng của dịch sốt xuất huyết ở Trung Quốc và có thể được sử dụng để dự đoán hoặc dự báo sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA 50


TIÊU ĐIỂM

Đối với các tác động tương tác, nhiệt độ và lượng mưa có thể làm tăng đáng kể ảnh hưởng của các yếu tố khác lên bệnh sốt xuất huyết, cho thấy chúng có thể là yếu tố chính quyết định tới bệnh sốt xuất huyết ở phía Nam Trung Quốc. Nhiệt độ trung bình tại Quảng Châu dao động trong khoảng 18,81°C đến 29,62°C. Do đó, việc tăng nhiệt độ trung bình do nhiệt độ đảo đô thị gây ra có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở các khu vực đô thị trung tâm. Sự gia tăng lượng mưa ở các khu vực trung tâm có thể làm tăng khu vực sinh sản của muỗi, dẫn đến mật độ muỗi tăng lên, và do đó tăng nguy cơ lây truyền của virus sốt xuất huyết. Các tác động tương tác giữa các yếu tố khí tượng và các yếu tố khác đối với tỷ lệ mắc sốt xuất huyết là tương tự như tác động của mật độ dân số. Ví dụ, các khu vực có mật độ giao thông, GDP, đô thị hóa và tỷ lệ làng đô thị cao cũng thường nằm ở khu vực đô thị trung tâm có mật độ dân số cao. Những phát hiện này chỉ ra rằng các tác động kết hợp của các yếu tố khác nhau cần được xem xét trong đánh giá nguy cơ và chiến lược phòng ngừa sốt xuất huyết ở phía Nam Trung Quốc.

51


COVER STORY

ĐIỂM MẠNH CỦA NGHIÊN CỨU Đầu tiên, chúng tôi đã thu thập dữ liệu ở quy mô không gian bằng cách sử dụng các kỹ thuật GIS và RS, đồng thời kiểm tra các tác động độc lập và liên kết của các yếu tố sinh thái xã hội đối với tỷ lệ mắc sốt xuất huyết, giúp mở rộng hiểu biết về sự lây truyền sốt xuất huyết ở phía Nam Trung Quốc. Thứ hai, theo những hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu tác động của làng đô thị, một hiện tượng địa lý đặc biệt trong quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc, đối với bệnh sốt xuất huyết ở đây.

Tuy nhiên, có một số hạn chế trong nghiên cứu.

Đầu tiên, dữ liệu về muỗi trưởng thành trong nghiên cứu này không đủ để xác minh tác động của các yếu tố sinh thái xã hội đối với việc truyền bệnh sốt xuất huyết vì việc thiết lập giám sát vật chủ trung gian ở Quảng Đông đã kết thúc vào năm 2015, hơn nữa, dữ liệu về quần thể muỗi là không đồng đều ở khu vực Quảng Châu. Tuy nhiên, chúng tôi đã sử dụng BI để gián tiếp giải thích các tác động trung gian của chúng trong ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái xã hội đối với việc truyền bệnh sốt xuất huyết.

52


TIÊU ĐIỂM

Thứ hai, tỷ lệ sống của muỗi và truyền bệnh sốt xuất huyết được báo cáo là giảm xuống khi nhiệt độ trung bình mát hơn 18°C hoặc ấm hơn 3Z°C. Do đó, sự thay đổi của nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của muỗi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng nhiệt độ trung bình hàng ngày để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá tác động của sự thay đổi nhiệt độ, như nhiệt độ tối đa và tối thiểu hàng ngày ở khu vực Quảng Châu. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết có thể không liên quan hoặc chịu tác động chung của nhiều yếu tố sinh thái xã hội, bao gồm các yếu tố khí tượng, môi trường và kinh tế xã hội. Những phát hiện này đã giúp mở rộng hiểu biết của chúng tôi về bản chất của sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bệnh dịch ở phía Nam Trung Quốc.

53


RISK MANAGEMENT

MUỖI

MANG MẦM BỆNH KHÔNG THỂ LAN TRUYỀN

SỐT XUẤT HUYẾT Với việc thả 300 nghìn con muỗi sống ra môi trường, các nhà khoa học cho biết họ đã giúp một vùng hẻo lánh ở Úc thoát khỏi sự đe dọa của dịch sốt xuất huyết.

Bài viết được thực hiện bởi Daniel J. DeNoon https://www.webmd.com/a-to-z-guides/news/20110824/germ-infected-mosquitoes-cant-spread-dengue#1

54


QUẢN LÝ RỦI RO

THẢ MUỖI MANG VI KHUẨN CÓ THỂ NGĂN CHẶN LÂY TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT

Trước khi thả 300 nghìn con muỗi trên ra môi trường, các nhà nghiên cứu đã cố tình lây nhiễm cho chúng một chủng vi khuẩn côn trùng thông thường tên là Wolbachia pipientis. Loại vi khuẩn này sẽ khiến muỗi không có khả năng lây truyền virut sốt xuất huyết.

Mỗi năm có 50 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi 4 chủng virus khác nhau. Những người bị nhiễm bệnh lần thứ hai với một chủng khác có nguy cơ bị sốt xuất huyết đe dọa tính mạng.

Cách duy nhất để một người có thể bị sốt xuất huyết là bị muỗi nhiễm sốt xuất huyết đốt. A. aegypti là loài muỗi truyền virut sốt xuất huyết. Người đứng đầu nghiên cứu, Tiến sĩ Scott O'Neill thuộc Đại học Monash ở Victoria, Australia cho biết, ông hy vọng chiến lược tương đối “kinh tế” này có thể chấm dứt đại dịch sốt xuất huyết đang lan rộng khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới.

“Một kết quả rất thú vị là chủng wolbachia này thực sự làm giảm khả năng virus sốt xuất huyết phát triển ở muỗi. Và nếu sốt xuất huyết không thể phát triển ở muỗi, nó không thể lây nhiễm cho người.”, Tiến sĩ O'Neill phát biểu trong một cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu.

55


RISK MANAGEMENT

QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN:

02

Vi khuẩn Wolbachia rất phổ biến. Khoảng 70% tất cả các loài côn trùng trên thế giới bị nhiễm bệnh tự nhiên, nhà nghiên cứu - Tiến sĩ Scott Ritchie, thuộc Đại học James Cook ở Cairnes, Australia cho biết. "Wolbachia đã lây nhiễm nhiều loài muỗi đốt người nhưng không lây truyền bệnh sốt xuất huyết", Tiến sĩ Ritchie nói tại cuộc họp báo.

01

56

Có hai lý do tại sao wolbachia lây nhiễm rất nhiều côn trùng: cách chúng lây lan và cách chúng ảnh hưởng đến côn trùng. Vi khuẩn này được lây truyền bởi một cá thể cái bị nhiễm bệnh sang tất cả con của nó. Và vi khuẩn giết chết tất cả con của một cá thể cái không bị nhiễm bệnh giao phối với một cá thể đực bị nhiễm bệnh. Vì vậy, khi vi khuẩn lây lan trong quần thể côn trùng, cá thể cái bị nhiễm wolbachia có một lợi thế tiến hóa to lớn.

Một khi một quần thể muỗi có một mức độ nhiễm wolbachia nhất định, gần 100% quần thể đó sớm mang vi khuẩn. Tại một phòng thí nghiệm trong nhà, nhóm của tiến sĩ O'Neill đã chỉ ra rằng đây chính xác là những gì xảy ra khi muỗi mang chủng wolbachia wMel được thả ra trong quần thể muỗi chưa bị nhiễm bệnh.

03


QUẢN LÝ RỦI RO

THẢ MUỖI

HAY ĐỐI MẶT VỚI

Việc người dân chào đón việc thả hàng trăm ngàn con muỗi hút máu sống trong khu phố của họ nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đó chính xác là những gì đã xảy ra ở thị trấn Yorkey's Knob và Gordonvale, bang Queensland.

NGUY CƠ NHIỄM BỆNH

Nhóm của tiến sĩ O'Neill đã tổ chức nhiều cuộc họp tổ dân phố và đồng thời cung cấp rất nhiều tài liệu mô tả thí nghiệm cho các cư dân. Người dân rất nhiệt tình và hào hứng, theo nhà nghiên cứu - Tiến sĩ Ary Hoffman, thuộc Đại học Melbourne.

Bắt đầu vào tháng 1, vào thời điểm mùa mưa ở Úc, hàng tuần, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thả từ 10.000 đến 22.000 con muỗi bị nhiễm vi khuẩn tại gần 200 địa điểm ở mỗi thị trấn. Cuối cùng họ đã thả ra 303.900 con muỗi.

“Mọi người đã mệt mỏi với sốt xuất huyết và sợ căn bệnh này. Họ khá háo hức muốn xem các biện pháp kiểm soát mới. Chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi sự hỗ trợ của cộng đồng.”, Tiến sĩ Hoffman phát biểu tại cuộc họp báo.

Kế hoạch đã hoàn thành. Gần 100% muỗi ở Yorkey's Knob và hơn 80% muỗi ở Gordonvale bị nhiễm vi khuẩn ức chế sốt xuất huyết.

57


RISK MANAGEMENT khi việc thả muỗi nhiễm vi khuẩn “ Sau kết thúc, wolbachia tiếp tục gia tăng về số lượng, cho đến cuối mùa mưa, chúng tôi đã gần như hoàn tất việc lây truyền. Chúng tôi hy vọng các khu vực này sẽ giảm được nhiều nguy cơ lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

“ Điều thực sự thú vị về wolbachia là

nó có khả năng can thiệp một lần và có thể tự duy trì trong quần thể muỗi. Chúng tôi hy vọng nó sẽ tồn tại và giúp kiểm soát sốt xuất huyết sau một lần can thiệp duy nhất.

Chúng tôi muốn tiến hành các thử nghiệm thực địa lớn và đang tìm kiếm sự đồng ý của chính phủ ở các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Brazil.

Nếu mọi chuyện suôn sẻ, chúng ta sẽ không phải thả muỗi liên tục. Đây là điều cần thời gian trả lời. Nhưng nếu nó thành sự thật, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu lên kế hoạch cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết quanh năm.

58


LỜI KHUYÊN AN TOÀN

Bạn có thể biết được con bạn hoặc thành viên trong gia đình có thể bị sốt xuất huyết dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng

Nếu đó là bệnh sốt xuất huyết, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu các biến chứng được nhận biết sớm và thông báo với bác sĩ có thẻ cứu sống bệnh nhân. Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để xem bệnh nhân có cần nhập viện hay không. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết, nhưng những xét nghiệm đó sẽ mất hơn một tuần để có kết quả.

CẦN LÀM KHI NGƯỜI BỆNH SỐT

Chăm sóc bệnh nhân khi có sốt:

Nghỉ ngơi tại giường. Để bệnh nhân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Kiểm soát cơn sốt. Cho uống acetaminophen hoặc paracetamol (Tylenol) mỗi 6 giờ (tối đa 4 liều mỗi ngày). Không cho bệnh nhân uống ibuprofen (Motrin, Advil) aspirin hoặc các loại thuốc có chứa aspirin. Chườm lạnh ngoài da nếu bệnh nhân sốt vẫn cao

Ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra khi một người mất quá nhiều nước trong cơ thể (do sốt cao, nôn mửa hoặc uống ít nước). Cho uống nhiều nước và theo dõi các dấu hiệu mất nước. Đưa bệnh nhân đến phòng khám hoặc phòng cấp cứu nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Giảm tiểu tiện (kiểm tra số bỉm ướt hoặc số lần đi vệ sinh) Khi trẻ khóc có ít hoặc không có nước mắt Miệng, lưỡi hoặc môi khô Mắt trũng Thờ ơ hoặc quá kích động hoặc lơ mơ Nhịp tim nhanh (hơn 100 / phút) Ngón tay và ngón chân lạnh hoặc ẩm Thóp lõm ở trẻ sơ sinh

CẦN LÀM KHI NGƯỜI BỆNH HẾT SỐT

Phòng ngừa lây lan của sốt xuất huyết trong nhà của bạn. Để bệnh nhân nằm màn hoặc dùng thuốc chống côn trùng cho bệnh nhân khi bị sốt. Muỗi đốt người bệnh có thể tiếp tục đốt và lây bệnh cho người khác. DIỆT tất cả muỗi trong nhà và làm sạcch các dụng cụ chứa nước ngoài hiên. Làm lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào để ngăn muỗi vào nhà.

Chăm sóc bệnh nhân khi hết sốt:

Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo khi than nhiệt giảm trong vòng 3 đến 7 ngày sau khi bệnh khởi phát. NGAY LẬP TỨC đưa bệnh nhân đến phòng khám hoặc phòng cấp cứu nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây: • Đau bụng dữ dội hoặc nôn liên tục • Xuất hiện các đốm hoặc mảng đỏ trên da • Chảy máu mũi hoặc lợi • Nôn ra máu • Phân đen, màu hắc ín • Buồn ngủ hoặc cáu kỉnh • Da nhợt nhạt, lạnh hoặc ẩm • Khó thở Bạn nên có sẵn tên và số điện thoại của bác sĩ và hỏi thông tin nếu cần

59


www.iirr.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.