APARTMENT | No.12 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt (Phần 3)

Page 1

Chuyên đề: Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt (Phần 3)

GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG THAY ĐỔI NGƯỠNG VI SINH CỦA NƯỚC ĐÃ QUA XỬ LÝ

CÁC YẾU TỐ KHIẾN CHỈ SỐ VI SINH TĂNG MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ HÀM LƯỢNG HẠT, ĐỘ ĐỤC VÀ DƯ LƯỢNG KEO TỤ TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC

12

Lưu hành nội bộ


Quý độc giả thân mến! Ở các số trước chúng ta đã xem xét đến các nguyên tắc xử lý và ngăn chặn nhiễm bẩn do các vi sinh vật đến nguồn nước trong hệ thống cấp thoát nước.Tuy nhiên những yếu tố trên là chưa đủ để có thể duy trì chất lượng nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua sự thay đổi đặc tính của những vi sinh vật nhỏ bé này bên trong hệ thống phân phối nước. Trong số tạp chí này, chúng tôi muốn gửi đến các độc giả những nguyên nhân sẽ khiến cho vi sinh vật trong nước thay đổi và điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nước. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đón nhận của các quý độc giả trong những số tiếp theo.

Trưởng ban biên tập

Nguyen Quoc Cuong


Chịu trách nhiệm nội dung

Hội đồng biên tập Nguyễn Danh Hải Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyễn Quang Huy Hoàng Minh Nguyễn Lưu Hồng Hải Nguyễn Cảnh Toàn Lê Tiến Trung Nguyễn Văn Thiệp Trương Minh Thắng Cam Văn Chương Đỗ Trung Hiếu Cao Tiến Trung Tổng biên tập Nguyễn Tất Hồng Dương Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Cương Biên tập & Thiết kế Phòng phát triển Cộng động Website www.iirr.vn facebook.com/iirr.com


06 GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH VI SINH CỦA NƯỚC ĐÃ QUA XỬ LÝ Hệ thống đường ống nước và thiết bị lọc nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng nước trong các tòa nhà.

08

CÁC YẾU TỐ KHIÊN CHỈ SỐ VI SINH TĂNG

12

Việc giám sát có vai trò quan trọng như là một phần của kế hoạch an toàn về nước.

MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ Giám sát vi sinh vật trong hệ thống cấp nước là để đảm bảo rằng nguồn cung cấp nước tuân thủ các hướng dẫn, tiêu chuẩn hoặc quy định hiện hành.

26 HÀM LƯỢNG HẠT, ĐỘ ĐỤC VÀ DƯ LƯỢNG KEO TỤ TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC Giám sát vi sinh vật trong hệ thống cấp nước là để đảm bảo rằng nguồn cung cấp nước tuân thủ các hướng dẫn, tiêu chuẩn hoặc quy định hiện hành.



GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH VI SINH CỦA NƯỚC ĐÃ QUA XỬ LÝ

Đặc tính vi sinh của nước uống có thể thay đổi khi đi từ nhà máy xử lý đến các vị trí trên mạng lưới phân phối. Sự sinh sôi của vi sinh vật sẽ phụ thuộc vào: Thời gian di chuyển:

Tình trạng hệ thống; Vật liệu xây dựng; Nhiệt độ nước;

Dư lượng chất khử trùng; Điều kiện dòng chảy;

Các đặc tính vật lý, hóa học và vi sinh vật ban đầu của nước được xử lý.

06 Apartment

Việc hướng đến một mạng lưới

nước uống vô trùng không chứa bất cứ vi sinh vật nào là vô nghĩa hay phi thực tiễn. Mục tiêu chính là loại bỏ các sinh vật gây bệnh khỏi nguồn cung cấp nước và ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình cấp nước. Điều này đòi hỏi phải quản lý hiệu quả việc vận hành, bảo trì và độ sạch của mạng lưới phân phối nước.


Quá trình quản lý nên bao gồm

việc tối ưu hóa công đoạn xử lý để giảm thiểu sự xuất hiện các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật và các thành phần tạo cặn lắng vào mạng lưới. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự biến màu, mùi, vị của nước, cũng như sự sinh sôi của vi sinh vật (có thể tạo ra chuỗi thức ăn dẫn đến sự xuất hiện của các loài động vật như giáp xác).

Việc vi sinh vật phát triển trong hệ thống đường ống nước mang một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Sự hiện diện của lượng lớn vi khuẩn trong nước được vận chuyển có thể gây khó khăn cho việc xác định vị trí gây ô nhiễm nghiêm trọng từ bên ngoài công trình đường ống và bể chứa. Cuối cùng, sự gia tăng của các sinh vật không gây bệnh có thể làm cho nước không ngon và điều này khuyến khích người dùng sử dụng nguồn nước thay thế có thể kém an toàn hơn.

Phần này nhìn lại cách thức tối ưu hóa kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật, sự ăn mòn của vật liệu đường ống và sự hình thành của các lớp lắng như màng sinh học và chất cặn. Chứ đây không phải là một hướng dẫn chung để xử lý nước. Apartment 07


CÁC YẾU TỐ KHIẾN CHỈ SỐ VI SINH TĂNG

Hoạt

động sinh học trong hệ thống phân phối thường diễn ra mạnh mẽ nhất ở mặt phân cách giữa nước và các vật chất cấu tạo (trong các cấu trúc thường được mô tả như màng sinh học) và trong các cặn lắng được hình thành bởi vật chất dạng hạt và sự ăn mòn. Sự phát triển của màng sinh học phụ thuộc vào bản chất của vật chất, điều kiện dòng chảy và các đặc tính vật lý và hóa học của nước (Camper và cộng sự, 2000). Sự xâm chiếm xảy ra từ lần tiếp xúc đầu tiên giữa một số vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) và một vật liệu mới. Sau đó, nó tiến hóa thông qua sự tích hợp của nhiều cấp độ và loài khác nhau có thể chung sống và trao đổi chất dinh dưỡng bằng cách phản ứng với các điều kiện bên ngoài.

08 Apartment


Khi một màng sinh học vi sinh

đã hình thành hoặc lớp lắng chứa vật chất hữu cơ đã kết tủa, nó có thể trở thành nguồn dinh dưỡng cho các loài săn mồi như động vật nguyên sinh, điển hình là các sinh vật bậc cao hơn như lừa nước (Asellus aquus) hấp thu.

Lừa nước (Asellus aquus)

Apartment 09


Các yếu tố kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong hệ thống cấp nước được trình bày trong hình 1. Một số trong số này được thảo luận dưới đây.

Oxy - Nguồn nước thường được sục khí đầy đủ, điều này làm giảm nguy cơ ăn mòn , khử nitơ, sản sinh sunfua và các hậu quả khác của ứ đọng yếm khí do vi sinh vật gây ra. Tuy nhiên, oxy có thể không thẩm thấu được vào các lớp đáy của màng sinh học, rỉ sét do ăn mòn, và các cặn ống khác cũng như các chất lắng đọng trong bể chứa, nơi các vi khuẩn kỵ khí có thể sinh sôi như vi khuẩn khử sulfat.

Chất dinh dưỡng - Mặc dù một số vi sinh vật có thể tồn tại nhờ các chất khoáng nhưng chúng không có nhiều ý nghĩa trong mạng lưới cấp nước. Tuy nhiên, nhiều vi sinh vật có thể sinh sôi nảy nở nếu có đủ chất hữu cơ hòa tan hoặc hạt hữu cơ chứa cacbon, nitơ hoặc phốt pho.

10 Apartment


Nhiệt độ - Nếu có sẵn chất dinh dưỡng, hoạt động của vi sinh vật (được tính toán bởi Siêu máy tính - HPC) sẽ tăng đáng kể ở nhiệt độ nước trên 15ºC, trong trường hợp không có dư lượng chất khử trùng. pH - Hầu hết các vi sinh vật tồn tại ở các giá trị pH thường thấy trong nước uống.

Sự biến đổi dòng chảy

Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của vi sinh vật trong hệ thống phân phối nước.

Apartment 11


MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ

“Đ

ể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong hệ thống cấp nước, cần tuân thủ hướng dẫn chung sau:

Điều chỉnh dư lượng chất khử trùng phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện địa phương.

Giảm thiểu lượng hợp chất của sắt, mangan và nhôm ở dạng hạt, chất keo, chất tan bị sót trong giai đoạn xử lý tại nhà máy. Hạn chế hàm lượng hữu cơ dễ phân hủy sinh học rời khỏi nhà máy xử lý.

Giảm thiểu các vi hạt bị sót trong giai đoạn xử lý tại nhà máy.

12 Apartment

Kiểm soát khả năng ăn mòn của nước đối với các vật liệu của hệ thống phân phối.

Giảm thiểu các yếu tố gây ra việc tiêu thụ dư lượng chất khử trùng.

Đưa ra một chính sách giám sát có thể xác định những thất bại trong việc đạt được những điều trên.


“N

ồng độ chất khử trùng và thời gian tiếp xúc được áp dụng phải phù hợp với nhiệt độ và độ pH của nước hiện hành và đối với vi sinh vật mục tiêu. Điều này thực hiện tốt nhất trong bể tiếp xúc tại nhà máy xử lý nơi các yếu tố thủy lực được thiết kế để đảm bảo sự tiếp xúc hiệu quả giữa vi sinh vật và chất khử trùng. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trong tệp đi kèm đề cập đến vấn đề xử lý nước uống (LeChevallier và cộng sự, 2003).

CHIẾN LƯỢC KHỬ TRÙNG &

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

một số quốc gia, những ống dẫn nước chính có thể được sử dụng để đảm bảo tiếp xúc như vậy. Nếu vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng không có ống nhánh nào được kết nối trước khi đạt được việc khử trùng hoàn toàn trong điều kiện tiếp xúc được kiểm soát tốt. Trong thực tế, điều này có thể khó đạt được.

Apartment 13


Dư lượng chất khử trùng sẽ được hấp thụ

bởi: các sản phẩm hình thành do quá trình ăn mòn ở bề mặt bên trong của đường ống kim loại, cặn sắt và mangan sinh ra từ quá trình ăn mòn hay sót từ nhà máy, sinh khối hữu cơ và một phần chất hữu cơ lưu thông trong nước. Do đó, việc duy trì dư lượng khử trùng được hỗ trợ bằng việc: kiểm soát được sự ăn mòn trong đường ống, xử lý nước để giảm thiểu các vật chất dạng hạt và chất đông tụ, hàm lượng chất hữu cơ hòa tan thấp, có một hệ thống không có cặn bẩn và thời gian truyền nước giữa nhà máy và điểm cấp nước ngắn.

Clo, cloramin và clo dioxit là ba chất khử

trùng được sử dụng để duy trì dư lượng clo trong hệ thống cấp nước. Ozone phân hủy quá nhanh để được ứng dụng. Việc lựa chọn hóa chất thích hợp nhất và liều lượng của nó phụ thuộc vào chất lượng hay hoạt động vi sinh mục tiêu của nước (WHO, 2004). Nó cũng phụ thuộc vào rủi ro về sự thay đổi mùi, vị và các sản phẩm phụ của quá trình khử trùng như Trihalomethanes (THMs) tải cơ điểm khử trùng và trong mạng lưới cấp nước. Việc lựa chọn này có thể trở nên rất phức tạp. Trong nhiều tình huống, sự lựa chọn cũng phụ thuộc vào hiệu suất của thiết bị theo dõi và định lượng khử trùng sẵn có.

14 Apartment


CLO Clo thường được sử dụng để duy trì

dư lượng khử trùng trong nước. Khả năng khử trùng của clo là một hàm của nồng độ pH, khi thêm clo vào nước nó sẽ phản ứng để tạo ra axit hypocloro (HOCl) Cl₂ + H₂O -> HOCl + H + Cl +

-

Axit hypoclorơ sẽ phân ly thành ion hypoclorit (OCl-) khi độ pH tăng: HOCl -> H++ OCl

-

Ion hypoclorit là một chất khử trùng kém mạnh hơn axit hypoclorơ. Bảng dưới cho thấy tỷ lệ của ion hypoclorit tăng lên như thế nào theo pH. Bảng Sự phân ly của axit hypoclorơ theo giá trị pH -

pH

% HOCL

% OCL

7

78

22

8

28

72

9

4

96

10

0

100

Nguồn: Snoeyink & Jenkins (1980)

Apartment 15


o đó, việc lựa chọn và kiểm soát nồng độ pH chính xác đóng vai trò quan trọng giúp quá trình khử trùng diễn ra hiệu quả tại các nhà máy xử lý khi sử dụng Clo. Điều này sẽ ít quan trọng hơn nếu chỉ muốn duy trì dư lượng khử trùng vì ion hypoclorit mặc dù kém hiệu quả hơn, sẽ phân hủy chậm hơn và do đó sẽ tồn tại lâu hơn trong mạng lưới phân phối với một liều lượng cụ thể.

Nguồn ảnh: WikiHow

Ở châu Âu, nồng độ mục tiêu

phổ biến đối với dư lượng Clo tại vòi 0,1-0,3 mg/l. Với nồng độ cao hơn, người sử dụng thường sẽ nhận thấy mùi và vị của Clo. Tuy nhiên, mức độ nhận biết là khác nhau giữa mỗi cá nhân và một số có thể phát hiện thấy Clo trong nước ở nồng độ thấp hơn nhiều.

16 Apartment

(Các khiếu nại thường xảy ra do sự thay đổi nồng độ thay vì sự ổn định của nồng độ, cho dù cao hay thấp.) Ở một số quốc gia, nồng độ cao hơn nhiều đã được sử dụng để duy trì dư lượng (UKWIR, 1998a).


Nguồn ảnh: WikiHow

Sự hình thành các THMs phải được xem xét khi duy trì dư lượng clo. Nếu xử lý

nước một cách hợp lý trước khi cấp sẽ giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các tiền hợp chất hữu cơ (Carlson, 1991) do đó điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát THMs. Nếu các tiền chất hữu cơ của THMs vẫn còn, quá trình khử trùng bằng clo có thể sẽ tiếp tục tạo ra THMs. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành THMs (UKWIR, 2000c) là: Nhiệt độ - ở <10oC, nồng độ THMs tăng không đáng kể; pH - nhiều hơn khoảng 10-20% THMs sẽ hình thành ở độ pH 9 so với pH 7; Thời gian - tỉ lệ hình thành THM lớn nhất trong 2–20 giờ đầu tiên;

Tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC) ở các giá trị TOC trên 4 mg/l sẽ khó để ngăn THMs vượt quá 100 ug/l nếu clo tự do được duy trì ở vòi trong thời gian di chuyển từ 2 đến 3 ngày.

Apartment 17


MONOCHLORAMINE Dư lượng monoloramin có thể có lợi hơn so với dư lượng clo tự do (vì lợi ích về sức khỏe, xem thêm “Khử trùng và nguy cơ nhiễm bệnh Legionnaire” trang 22). Amoniac và Clo trong nước phản ứng tạo thành Monocloramin (NH2Cl), Dicloramin (NHCl2) và Nitơ Triclo-rua (NCl3). Các cloramin là chất khử trùng kém mạnh hơn so với clo tự do, do đó thường được sử dụng như một phụ chất hơn là chất khử trùng chính trong nhà máy xử lý.

Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại trong quá trình cấp nước (tốc độ phân hủy có thể chậm hơn tới 20 lần so với clo tự do). NCl3 tạo ra vị và mùi mạnh ở nồng độ trên 0,02 mg/l, với NH2Cl là từ 0,48 - 0,65 mg/l và với NHCl2 là trên 0,15g/l). Vậy sử dụng NH2Cl sẽ giảm khả năng tạo ra mùi và vị thay đổi nhất.

Do đó, điều quan trọng là phải

kiểm soát quá trình khử trùng để tạo ra dư lượng ổn định chủ yếu là monoloramine. Điều này đòi hỏi phải đánh giá lượng nước được xét đến trong một hàm của nhiệt độ, nhưng thông thường tỷ lệ mol của clo với amoniac là 1:1 và giá trị pH lớn hơn 7 là bắt buộc (Snoeyink & Jenkins, 1980; Palin, 1975).

18 Apartment


lượng monochloramine trong quá trình phân phối nước sẽ không làm tăng THMs, mặc dù quá trình khử clo có thể làm phát sinh các hóa chất này, vì clo tự do sẽ có mặt tại một số điểm trong quá trình này. Tuy nhiên, nếu bước này được quản lý tốt, nó sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và bất kỳ THMs nào được hình thành sẽ ở nồng độ thấp.

Monochloramine hiệu quả hơn

clo tự do trong việc thâm nhập và khử hoạt tính các sinh vật trong màng sinh học, đặc biệt là ở những nơi có các sản phẩm ăn mòn (LeChevallier và cộng sự, 1993; Norton, 1995). Quá trình khử clo cũng được phát hiện có hiệu quả trong việc kiểm soát Naegleria fowleri (hay còn gọi là "amip ăn não") trong nguồn nước của Úc (Christy & Robinson, 1984; UWRAA, 1990).

Apartment 19


Xử lý để tạo ra dư lượng monoloramine gây ra

nguy cơ hình thành nitrit trong hệ thống cấp nước, đặc biệt là ở những khu vực ứ đọng, dòng chảy chậm. Vi khuẩn trên bề mặt và cặn bẩn có thể nitrat hóa bất kỳ lượng amoniac dư thừa nào. Tuy nhiên, việc kiểm soát cẩn thận quá trình khử clo sẽ ngăn ngừa hầu hết các vấn đề về nitrit (Williams, Andrews & Wakeford, 2001). Nếu nitrit xảy ra ở một số vị trí nhất định, mặc dù đã kiểm soát tốt quá trình khử clo, thì cần điều tra sự hiện diện của cặn bẩn bên trong đường ống tại các vị trí này.

20 Apartment


CLO ĐIOXIT Clo đioxit là một chất diệt khuẩn mạnh và

được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước, đặc biệt là những nơi có vấn đề về thành phẩm THM. Tuy nhiên, clo điôxít trong nước tạo ra các sản phẩm phân hủy vô cơ là clorit và clorat. Ý nghĩa sức khỏe của clorit và clorat trong nước uống được thảo luận trong ấn bản thứ ba của Hướng dẫn về Chất lượng Nước uống của WHO (WHO, 2004). Không có bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại lâu dài của clo điôxít trong hệ thống cấp nước. Sự phát triển của vi sinh vật với sự có mặt của clo điôxít đã xảy ra trong một số hệ thống. Điều này được giải thích bởi sự chuyển đổi nhanh chóng của clo điôxít thành clorit trong hệ thống cấp nước và lượng clorit đo được theo sau chứ không phải điôxít (Brett & Ridgway, 1981). Do đó, bất kỳ nỗ lực nào để duy trì dư lượng clo điôxít đều cần phải điều xem xét cẩn thận.

Apartment 21


Khử trùng và nguy cơ nhiễm bệnh Legionnaire

tác giả đã tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu để xác định các yếu tố nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh Legionnaires ở bệnh viện. Họ đã xác định được 32 bệnh viện có một hoặc nhiều ổ dịch đã được ghi nhận từ năm 1979 đến 1997. Ngoài ra, 48 bệnh viện đối chứng, phù hợp về quy mô và đã được xác định có hoạt động cấy ghép tạng hay không.

Các

Việc sử dụng dư lượng khử trùng là Monocloramin có hiệu quả hơn trong việc ức chế sự phát triển của màng sinh học trong hệ thống phân phối nước mà điều này có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Legionnaire. Đây là một ví dụ thực tiễn về việc công tác khử trùng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của nguồn nước phân phối.

22 Apartment

Các bệnh viện có trường hợp nhiễm bệnh có nhiều khả năng được cung cấp nước có chứa clo tự do (chứ không phải là monoloramine) làm dư lượng chất khử trùng so với bệnh viện đối chứng (tỉ số Odds Ratio (OR) đã điều chỉnh 10,2, khoảng tin cậy (CI) 95% dao động từ 1,4 đến 460). Các tác giả ước tính rằng khoảng 90% tất cả các đợt bùng phát dịch bệnh Legionnaire ở bệnh viện có thể được ngăn chặn nếu tất cả các cơ sở cung cấp nước ở Hoa Kỳ chuyển sang chế độ khử clo.


Triệu chứng bệnh Legionnaire

Khó thở

Ho

Các triệu chứng về đường tiêu hóa

Nguồn: verywellhealth.

Apartment 23


QUẢN LÝ DƯ LƯỢNG CHẤT KHỬ TRÙNG

Không phải tất cả các quốc gia

đều có chung thái độ đối với việc duy trì dư lượng chất khử trùng trong hệ thống cấp nước. Ví dụ, các nhà cung cấp nước ở nhiều quốc gia châu Âu đang tìm cách giảm việc sử dụng clo và các dẫn xuất của nó ở bất cứ nơi nào có thể thực hiện được, bằng cách tối ưu hóa việc xử lý để loại bỏ các chất hữu cơ.

Các mô hình mô phỏng thủy lực và kết quả phân tích vi sinh có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc quản lý dư lượng chất khử trùng (Heraud và cộng sự, 1997; Dukan và cộng sự, 1996; Piriou và cộng sự, 1997).

Kiểm soát dư lượng chất khử trùng bằng cách tăng liều (định lượng lại với chất khử trùng tại các điểm chiến lược trong mạng lưới) được mô tả trong Phần 3.

24 Apartment


Việc mô phỏng nồng độ chất khử trùng trong một hệ thống cấp nước cần đến kiến thức về hoạt tính của nó với: Nước đã qua xử lý (ví dụ: lúc đầu clo được hấp thụ nhanh chóng nhưng sau đó quá trình sẽ chậm lại); Cặn lắng và màng sinh học có trong hệ thống; Vật liệu xây dựng đường ống và mạng lưới (thông tin sẵn có về nhu cầu Clo và Monocloramin của vật liệu thông thường trong hệ thống phân phối (UKWIR, 1998b; AWWARF, 1998)). Việc mô phỏng này đòi hỏi những kiến thức chuyên ngành đặc biệt nhưng nó có thể hỗ trợ trong việc tối ưu hóa quá trình xử lý hay xác định vị trí trong mạng lưới phân phối mà việc tăng cường liều lượng chất khử trùng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Apartment 25


HÀM LƯỢNG HẠT ĐỘ ĐỤC VÀ DƯ LƯỢNG KEO TỤ Trong hệ thống

đường ống nước

ác hạt có khả năng vượt qua các giai đoạn xử lý nước uống khác nhau có thể vận chuyển các vi sinh vật bị hấp phụ trên bề mặt của chúng, cố định dưới dạng màng sinh học hoặc tích hợp vào khối xốp. Chúng có thể được bảo vệ khỏi chất khử trùng oxy hóa nếu các hạt chứa các hợp chất khử, chẳng hạn như oxit sắt hoặc chất hữu cơ. 26 Apartment

Nếu sử dụng phương pháp chiếu tia cực tím (UV), các chóp bóng do khối hạt tạo nên có thể hạn chế hiệu quả của quy trình khử trùng này. Do đó, việc đạt được chỉ số độ đục dưới 1,0 NTU trong hệ thống phân phối nước sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ vi sinh vật gây bệnh xâm nhập mà nhiều trong số đó có thể kháng được quá trình khử trùng.


Các phần tử lắng đọng trong mạng lưới cấp nước có thể tạo thành cặn kết dính và lớp lắng trong các bể chứa và đường ống nước, nơi các vi sinh vật sẽ được bảo vệ. Điều này gây ra một vấn đề thứ cấp, nếu những thay đổi về hướng và vận tốc dòng chảy làm khuấy động những cặn lắng này lên khiến chúng liên kết với các vi sinh vật sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.

Apartment 27


Một nguyên nhân phổ biến khác của sự hình thành các hạt trong quá trình cấp nước phát sinh từ các sản phẩm phụ của quá trình xử lý nước (ví dụ như hợp chất sắt và nhôm sử dụng làm chất kết tụ). Nước có nồng độ kim loại đạt chi tiêu về an toàn và thẩm mỹ có thể chứa chất kết tủa dưới dạng cặn trong hệ thống cấp nước. Sau khi xử lý, người ta có thể quan sát thấy chất đông tụ sắt và nhôm, mangan và silica lắng đọng trong nước.

28 Apartment


Không có hướng dẫn cụ thể để xử lý cặn lắng của các chất này trong nước đã qua xử lý. Do đó, cần thận trọng theo dõi thường xuyên không chỉ thành phần của nước thành phẩm khi ra khỏi công trình xử lý mà còn cả thành phần trong quá trình đi đến các điểm đầu cuối của mạng lưới cấp nước để kịp thời phát hiện tình trạng lắng đọng. Thông tin có sẵn về các quy trình (WRc, 1990):

Xác định và điều chỉnh điều kiện xử lý dẫn đến các vấn đề trên

Xác định nơi xảy ra hiện tượng kết tủa sau quá trình xử lý nước Tại Vương quốc Anh, các khuyến nghị trong bảng dưới đây được đưa ra đối với các công trình xử lý nước thải. Tiêu chí

Ngưỡng tối đaa

Ngưỡng khuyến nghịb

Sắt (mg/l)

0.10

0.05

Nhôm (mg/l)

0.10

0.05

Mangan (mg/l)

0.05

0.025

Độ đục (NTU)

0.50

1.00

NTU = nephelometric turbidity unit ( đơn vị độ đục) Nguồn: a, WRc (1990); b, UKWIR (2000a)

Các tiêu chí áp dụng cho nước ở giai đoạn xử lý cuối cùng để giảm sự lắng đọng trong hệ thống phân phối nước tại Anh

Apartment 29


www.iirr.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.