APARTMENT | No.13 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt (Phần 4)

Page 1

Apartment Chuyên đề: Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt (Phần 4)

TỐI ƯU HÓA XỬ LÝ NƯỚC XỬ LÝ NƯỚC phi tập trung HẠN CHẾ khả năng ăn mòn và đóng cặn NHÀ MÁY xử lý nước uống

13

Lưu hành nội bộ


Quý độc giả thân mến! Ở số 12 vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về sự thay đổi đặc tính của những vi sinh vật bên trong hệ thống phân phối nước. Trong số này chúng tôi sẽ tiếp tục đưa quý độc giả tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố liên quan đến sự thay đổi này như là các chất hữu cơ, sự ăn mòn. Hơn nữa, chúng tôi cũng đem đến những phương pháp mà chúng ta có thể áp dụng để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với nguồn nước của hệ thống từ khi chọn nguồn nước cho đến khi xử lý và phân phối cho người sử dụng. Chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục đưa đến những kiến thức hữu ích tới người đọc trong tương lai cũng như nhận được sử ủng hộ của quý độc giả. Xin cảm ơn!

Nguyen Quoc Cuong Trưởng ban biên tập


Chịu trách nhiệm nội dung

Hội đồng biên tập Nguyễn Danh Hải Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyễn Quang Huy Hoàng Minh Nguyễn Lưu Hồng Hải Nguyễn Cảnh Toàn Lê Tiến Trung Nguyễn Văn Thiệp Trương Minh Thắng Cam Văn Chương Đỗ Trung Hiếu Cao Tiến Trung Tổng biên tập Nguyễn Tất Hồng Dương Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Cương Biên tập & Thiết kế Phòng phát triển Cộng động Website www.iirr.vn facebook.com/iirr.com


06 CHẤT HỮU CƠ Có hai thông số đã được đưa vào tiêu chuẩn quốc tế: Cacbon hữu cơ hòa tan có thể phân hủy sinh học (BDOC) và Cacbon hữu cơ đồng hóa (AOC).

10

TIỀM NĂNG HÌNH THÀNH MÀNG SINH HỌC Tiềm năng hình thành màng sinh học kết hợp thông tin về hàm lượng hữu cơ hòa tan...

12

HẠN CHẾ KHẲ NĂNG ĂN MÒN VÀ ĐÓNG CẶN Sự ăn mòn bên trong ống sắt làm giảm đồ bền cấu trúc của chúng và có thể tạo rò rỉ và vỡ.


16 TỐI ƯU HÓA XỬ LÝ NƯỚC Tối ưu hóa quá trình xử lý để giảm thiểu chất dinh dưỡng nuôi vi sinh vật và các yếu tố tạo cặn lắng.

26 XỬ LÝ NƯỚC PHI TẬP TRUNG Giám sát vi sinh vật trong hệ thống cấp nước là để đảm bảo rằng nguồn cung cấp nước tuân thủ các hướng dẫn, tiêu chuẩn hoặc quy định hiện hành.


CHẤT HỮU CƠ

Trong số các thông số khác nhau được các nhóm nghiên cứu công bố, có hai thông số đã được đưa vào tiêu chuẩn quốc tế: Cacbon hữu cơ hòa tan có thể phân hủy sinh học (BDOC) và Cacbon hữu cơ đồng hóa (AOC).

Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu tập trung vào vật chất cacbon hữu cơ mà có thể trở thành nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật Mục đích của các thông số này là để đo lường tiềm năng dinh dưỡng của nước trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới các hợp chất cacbon hữu cơ (Kaplan, Reasoner & Rice, 1994); chúng không nhằm mục đích giám sát định kỳ. Theo thuật ngữ của các kế hoạch an toàn nguồn nước, các thông số này được sử dụng để "xác nhận quy trình".

Các thông số này cần được nghiên cứu sâu trong giai đoạn điều tra để có hiểu biết đầy đủ về sự phát triển của chúng trong nước nguồn và trong quá trình xử lý. Do đó, các thông số này được sử dụng để tối ưu hóa quy trình và cung cấp thông tin trong quá trình thử nghiệm thí điểm, nhằm sửa đổi hoặc thiết kế nhà máy xử lý nước. Các thước đo này sau đó sẽ được kiểm tra một cách định kỳ nhằm xác định hiệu năng của công trình xử lý nước.

06 Apartment


CACBON HỮU CƠ CÓ THỂ ĐỒNG H ÓA Thông số này được phát triển bởi Van der Kooij (1992), dựa trên việc nuôi cấy hai dòng vi khuẩn trong mẫu nước kiểm nghiệm và sự trùng khớp về số lượng tế bào tối đa dựa trên đồ thị sinh trưởng vi sinh vật bằng cách sử dụng chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa như Natri axetat (APHA-AWWA-WEF, 1995)

Sau nhiều năm thử nghiệm, Van der Kooji đã có thể thiết lập thang đo AOC cho phép phân loại nước theo khả năng tái sinh của vi khuẩn. Giá trị AOC từ chủng Pseudomonas p17 không quá 10 µg/l được khuyến nghị sử dụng để đảm bảo ổn định về mặt sinh học của nước. Mức AOC có thể cho thấy số lượng cacbon dễ bị vi khuẩn đồng hóa trong mẫu nước kiểm nghiệm. 

TOC DOC BDOC

AOC

TOC - Tổng cacbon hữu cơ (total organic carbon), là tổng hàm lượng của các hợp nhất hữu cơ hòa tan và không hòa tan có trong nước. DOC - Cacbon hữu cơ hòa tan (dissolved organic carbon), là phần cacbon hòa tan của TOC. BDOC - Cacbon hữu cơ hòa tan có thể phân hủy sinh học (biodegradable organic carbon) được xác định bằng lượng cacbon suy giảm trong DOC sau 3 tuần. AOC - Cacbon hữu cơ đồng hóa (assimilable organic carbon) là thành phần trong DOC mà vi sinh vật trong nước có thể dễ dàng tiêu hóa và sử dụng để phát triển.

Apartment 07


CACBON HỮU CƠ H ÒA TAN CÓ THỂ P HÂN HỦY SINH HỌC Mẫu cần phân tích được đặt tiếp xúc với sinh khối hỗn hợp tự nhiên. Theo dõi chỉ số carbon hữu cơ hòa tan (DOC) cho phép quan sát được sự phân hủy của chất hữu cơ, với sự gia tăng tương ứng của carbon dioxide và tế bào vi khuẩn (đồ thị).

Phương pháp ủ trong 30 ngày đã được công bố (Servais, Anzil & Ventresque, 1989). Để có kết quả nhanh hơn, Joret & Levi (1986) đã ủ mẫu trên một khối cát phơi nhiễm, thường được lấy từ các bộ lọc cát của các nhà máy xử lý. Cát này chứa sinh khối đáp ứng tốt với điều kiện nước đang được khảo sát và có thể phân hủy hoàn toàn BDOC trong 5–7 ngày. Hai phương pháp này đã được so sánh bởi Volk và cộng sự (1994).

Khi sự suy giảm đã đạt đến mức ổn định, giá trị thu được được mô tả là carbon hữu cơ hòa tan chịu (RDOC). Sự khác biệt giữa DOC ban đầu và RDOC cho phép BDOC được tính bằng miligam trên lít (Block và cộng sự, 1992).

cacbon hữu cơ hòa tan mg/l

DOC ban đầu

BDOC

DOC chịu nhiệt Thời gian (ngày)

Một ví dụ về đường cong phân hủy sinh học điển hình cho cacbon hữu có hòa tan

08 Apartment


Phương pháp này cho phép định lượng không chỉ cacbon dễ đồng hóa mà còn cả cacbon phân hủy chậm bởi vi khuẩn trong quá trình phân phối nước. Người ta đã phát hiện ra rằng nước ổn định về mặt sinh học khi phân phối có giá trị BDOC từ 0,2 mg/l trở xuống. So sánh các phương pháp đã chỉ ra rằng AOC là phần dễ đồng hóa nhất của BDOC. Cho dù sử dụng phương pháp nào, quá trình ozon hóa đã được phát hiện rằng sẽ dẫn đến sự chuyển đổi TOC chịu nhiệt thành TOC phân hủy sinh học. Do đó, việc sử dụng ozon trong các phân đoạn xử lý nước cuối cùng trước khi phân phối thường không được khuyến khích sử dụng (Joret, Levi & Volk, 1991; Volk & LeChevallier, 1999).

Apartment 09


TIỀM NĂNG HÌNH THÀNH

MÀNG

sinh

ác phương pháp đánh giá tiềm năng hình thành màng sinh học kết hợp thông tin về hàm lượng hữu cơ hòa tan với việc đánh giá tiềm năng thúc đẩy sự gia tăng của sinh khối cố định.

Một trong những phương pháp này xác định tiềm năng hình thành màng sinh học (BFP) (Van der Kooji & Veenedal, 1992). Mẫu nước xét nghiệm được lọc liên tục qua một thiết bị có chứa các ống nghiệm. Mỗi ống nghiệm được lấy mẫu ở các khoảng cách đều

10 Apartment

học

và sinh khối cố định được ước tính bằng cách tính toán hoạt động trao đổi chất.

Việc này được thực hiện qua việc đo nồng độ adenosin triphotphat (ATP) bằng cách sử dụng chất phát quang. Biểu diễn đồ thị động lực học cho phép so sánh các vùng nước khác nhau. Tại Hà Lan, kỹ thuật này đã được sử dụng để xác định nguồn nước có tiềm năng hình thành màng sinh học trong hệ thống phân phối nước. (Van den Hovel và cộng sự, 1996).


Ở Châu Âu, một cơ quan/ đơn vị nghiên cứu đã phát triển phương pháp tương tự, đơn giản, chi phí thấp và không cần nhiều thiết bị phức tạp (AGHTM, 1999). Nước được lọc qua lớp hạt thủy tinh và lượng sinh khối được đánh giá bằng số lượng vi khuẩn trên thạch R2A hoặc bằng cách đo ATP, tổng số protein hoặc TOC. Quy trình đã được kiểm nghiệm tuy nhiên kết quả thu được từ các phòng thí nghiệm lại không trùng khớp.

Mặc dù các phương pháp này không phải là mục tiêu của tiêu chuẩn quốc tế, chúng có thể được sử dụng để lựa chọn nguồn nước và các phương án xử lý nhằm giảm thiểu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học xâm nhập vào hệ thống phân phối. Do khó khăn trong việc so sánh giữa các phòng thí nghiệm, việc phân tích phải được thực hiện một cách có hệ thống bởi cùng một đơn vị, sử dụng cùng một phương pháp, để hạn chế sự biến động về kết quả.

Apartment 11


HẠN CHẾ KHẢ NĂNG ĂN MÒN VÀ ĐÓNG CẶN ự ăn mòn bên trong ống sắt làm giảm độ bền kết cấu của chúng và có thể tạo ra sự rò rỉ và phá vỡ thành công giống như ăn mòn bên ngoài. Ăn mòn bên trong đường ống cũng làm tăng sự tiêu hoa dư lượng chất khử trùng, giảm khả năng dẫn nước của đường ống và tạo ra cặn bẩn không mong muốn khiến cho lượng vi sinh vật ở ngưỡng cao (LeChevalliera và công sự, 1993).

12 Apartment


Việc bảo vệ các ống gang đúc dẻo truyền thống khỏi sự ăn mòn từ bên trong bằng 1 lớp hắc ín (không còn được khuyến khích do hắc ín sẽ khử các Hydrocabon thơm đa vòng) thường sẽ tạo ra các khối lồi cứng bám dính vào như trong hình dưới đây.

Ăn mòn trong đường ống gang 40 năm tuổi (đường kính 100 mm)

Apartment 13


rong các ống thép không được bảo vệ, các sản phẩm ăn mòn có xu hướng đồng đều và ít kết dính hơn. Các loại vảy khác dựa trên chất kết dính và các lớp cặn canxi cacbonat có thể hình thành trong đường ống chính khi nước vượt quá cao mức bão hòa canxi cabonat trong khi được vận chuyển. Chúng cũng có thể được tìm thấy cùng với các sản phẩm ăn mòn và màng sinh học (Lu, Kiene & Levi, 1998). Các chất cặn canxi cacbonat và các sản phẩm ăn mòn sắt thường cần đến các tác động cơ học hoặc hóa chất tính axit để loại bỏ.

14 Apartment


Để ngăn ngừa sự ăn mòn và hình thành cặn, nước nên có chỉ số canxi cacbonat bão hòa hoặc hơn một chút mức bão hòa (Legrand & Leroy,1995).

Có một vài tùy chọn khả dụng để kiểm soát sự ăn mòn của nước đã qua xử lý đối với một phạm vi vật liệu nhất định của hệ thống phân phối. Điều này cần cân nhắc theo từng trường hợp cụ thể. Và cũng cần xem xét những thay đổi trong thành phần của nước có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự ăn mòn của toàn vật liệu trên hệ thống phân phối và đường ống nước. Tham khảo hướng dẫn giảm thiểu sự ăn mòn trong các mạng lưới có ống làm từ sắt, chì, đồng, thép mạ kẽm và vật liệu xi măng (UIWIR, 2000b).

Apartment 15


TỐI ƯU HÓA XỬ LÝ NƯỚC

16 Apartment


Apartment 17


Nguồn nước hi có sự lựa chọn về nguồn nước, cần xem xét hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Ưu tiên lựa chọn các nguồn hay vị trí ngầm được che chắn nơi mà nước mặt có thể được bổ sung hoặc nước được thấm từ lòng sông hồ. Trong hầu hết các trường hợp, chất lượng của nước ngầm được cải thiện trong quá trình nó đi qua các lớp đất đá ngầm khiến nước đi vào hệ thống phân phối sẽ ổn định hơn về mặt sinh học.

18 Apartment


Ngược lại, các vùng nước mặt sẽ chứa nhiều vật chất mùn, nước thải đô thị hay công nghiệp, hoặc sự phát triển của tảo sẽ khó xử lý hơn nhiều dẫn đến khả năng cao nước sẽ chứa một tỷ lệ lớn các dưỡng chất không mong muốn. Đối với các hệ thống phân phối nhỏ do cộng đồng quản lý, việc lựa chọn các nguồn nước có ít khả năng thúc đẩy sự tái sinh của vi khuẩn sẽ được ưu tiên. Lý do cho việc này là do sự hạn chế về thiết bị kiểm tra có sẵn và khả năng diễn giải kết quả phân tích vi sinh trong nước. Mặc dù vậy, yêu cầu quan trọng vẫn là phải chọn được nguồn cấp nước ít có nguy cơ ô nhiễm do mầm bệnh nhất.

Apartment 19


Nhà máy xử lý nước cần được thiết kế và vận hành để giảm thiểu chất dinh dưỡng hòa tan và dạng hạt xâm nhập vào mạng lưới phân phối. Các quá trình bao gồm phân hủy sinh học, lưu giữ và hập phụ.

20 Apartment

Một giai đoạn nitrat hóa sinh học sơ bộ sẽ loại bỏ amoniac mà không cần sử dụng clo, từ đó hạn chế sự hình thành các sản phẩm phụ không mong muốn. Tuy nhiên, quá trình phân hủy sinh học sẽ không đạt hiệu quả nếu nhiệt độ dưới 5oC, và nếu quá trình nitrat hóa dừng lại trong thời gian dài ở nhiệt độ thấp, thì cần phải sử dụng phương pháp hóa học dự phòng.


Quá trình keo tụ tạo bông phải được tối ưu hóa bằng cách sử dụng chất keo tụ tốt nhất ở độ pH phù hợp nhất. Không chỉ để giảm độ đục mà còn giảm cả chất hữu cơ hòa tan hay kết tụ. Nếu giai đoạn này được quản lý tốt, nó cũng có thể làm giảm một số vi chất hữu cơ gây ô nhiễm không mong muốn và các tiền chất phụ của việc khử trùng. (Crozes, White & Marshall, 1995) Phản ứng hóa học của quá trình đông tụ cũng phải được kiểm soát để giảm thiểu sự chuyển tải của chất đông tụ ở dạng hòa tan và keo. Điều này đặc biệt quan trọng ở những vùng có độ cứng canxi trong nước thấp.

Apartment 21


Một số thiết bị làm lắng như bể phản ứng tạo bông cặn sẽ thúc đẩy sự tiếp xúc kéo dài giữa nước và vi sinh vật được giữ trong bùn, điều này cho phép giai đoạn phân hủy sinh học được đưa vào ở đầu chu trình xử lý. Việc bổ sung than hoạt tính dạng bột có thể được sử dụng để giảm hàm lượng DOC.

22 Apartment

Bể lọc cát sinh học có tác dụng phân hủy sinh học nhờ vào sinh khối phát triển trong khoảng vài chục centimet đầu tiên. Kích thước hạt và thời gian tiếp xúc phải thúc đẩy mạnh được sự tiếp xúc giữa cacbon hữu cơ và sinh khối. Thường thì vi khuẩn không được tiếp xúc với chất khử trùng trong giai đoạn tiền xử lý nước hoặc trong bộ lọc làm sạch nước vì điều này sẽ làm chậm các hoạt động sinh học diễn ra trong bộ lọc (Laurent và cộng sự, 1999a).


Việc giám sát là thiết yếu nhằm nhằm xác định bất kỳ nguy cơ nào xảy ra sự phát triển quá mức dẫn đến tắc khối lọc do đó làm giảm sự hiệu quả khi thực hiện quá trình rửa ngược màng lọc (Croue và cộng sự, 1997). Nếu lọc quá nhanh thường sẽ khiến cho BDOC giảm từ 20-30%, miễn là nước không chứa dư lượng chất khử trùng.

Cồn cát, bỏ sông và đất là các bộ lọc nước hiệu quả nếu thời gian lọc đủ lâu. Ngoài việc loại bỏ các chất dạng hạt và vi sinh vật, chỉ số BDOC có thể được giảm đáng kể, đảm bảo sự ổn định trong hệ thống phân phối.

Tác dụng diệt khuẩn và oxy hóa của quá trình ozon hóa có thể đem lại lợi ích rất lớn. Tuy nhiên, quá trình ozon hóa sẽ chuyển hóa chất hữu cơ chịu nhiệt thành chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Hiệu ứng này có thể vô hiệu hóa sự cải thiện về chỉ số BDOC được tạo ra bởi giai đoạn lọc sơ bộ qua cát, tạo ra nhu cầu lọc sinh học xa hơn ở dưới hạ nguồn (Van der Kooji, Hijnen & Kruithof, 1989; Volk và cộng sự, 1993).

Apartment 23


Việc lọc nước qua than hoạt tính dạng hạt (GAC) ở chế độ hấp phụ có thể khử carbon hữu cơ một cách có kiểm soát. Tuy nhiên, GAC trở nên bão hòa với các hợp chất hữu cơ khá nhanh nên cần phải thay thế bộ lọc này thường xuyên tùy vào lọai nước được lọc. Sự hiện diện của một vi sinh khối hoạt tính có thể làm chậm quá trình bão hòa của GAC do sự phân hủy của các vật liệu hữu cơ bị hấp phu.

24 Apartment


Việc lựa chọn kiểu và loại cacbon phải dựa trên nghiên cứu thử nghiệm sơ bộ trong vài tháng ngoài thực địa để quan sát mô hình suy giảm hấp phụ và sự xuất hiện ngày càng tăng của sinh khối phân hủy. Quá trình này không thể được mô phỏng trong phòng thí nghiệm hoặc bằng các thí nghiệm ngắn hạn, nhiệt độ thấp không có lợi cho việc tạo ra sinh khối hoạt tính.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng kết hợp cacbon dạng bột và siêu lọc sẽ loại bỏ không chỉ các hạt nhỏ nhất, vi khuẩn, động vật nguyên sinh mà còn cả một tỷ lệ lớn TOC. TOC lưu lại màng cũng sẽ loại bỏ một tỷ lệ lớn muối khoáng mà không cần sử dụng than hoạt tính. Một số hình thức tái khoáng hoặc xử lý bằng chất ức chế ăn mòn sau đó có thể được yêu cầu để ngăn chặn sự ăn mòn trong hệ thống phân phối.

Apartment 25


XỬ LÝ NƯỚC PHI TẬP TRUNG

26 Apartment


Sự phát triển của các khu độ thị lớn và những khó khăn của việc xây dựng các công trình xử lý ở các thành phố dẫn đến việc mở rộng hệ thống phân phối. Trong những tình huống này, có thể cần phải điều chỉnh chất lượng nước trong mạng lưới phân phối. Các cuộc điều tra gần đây đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng công nghệ màng lọc để xử lý nước trong mạng lưới phân phối đô thị. Trạm tăng áp clo được sử dụng phổ biến trong mạng lưới để quản lý dư lượng clo. Họ tránh sử dụng quá liều chất khử trùng tại các công trình xử lý để đảm bảo rằng lượng chất khử trùng còn lại đến được các điểm đầu cuối của mạng lưới. Vị trí của các trạm khử clo có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các mô hình thủy lực để mổ phỏng thời gian tồn tại và dư lượng chất khử trùng. Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến sự hình thành sản phẩm phụ trong một số mùa nhất định trong năm nếu dùng quá liều. Tuy nhiên, khử trùng bằng clo tăng cường không nên được coi là một biện pháp ngăn ngừa sự ô nhiễm của hệ thống phân phối nước hoặc như một biện pháp thay thế để giảm sát hoạt động của hệ thống.

Apartment 27


Việc tối ưu hóa quá trình xử lý để giảm thiểu chất dinh dưỡng nuôi vi sinh vật và các yếu tố tạo cặn lắng sẽ giúp ngăn chặn sự biến màu, mùi, vị của nước, cũng như giảm sự sinh sôi của vi sinh vật. Việc xây dựng một mạng lưới nước uống vô trùng không chứa vi sinh vật là một điều không khả thi. Mặc dù sự hiện diện của các vi sinh vật vô hại không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, nhưng sự gia tăng của chúng có thể khiến nước mất vị ngon và kém an toàn hơn. Ngoài ra, việc vi khuẩn tồn tại với số lượng lớn trong màng sinh học và cặn lắng có thể khiến quá trình xác định ô nhiễm từ bên ngoài đường ống và bể chứa nước trở nên khó khăn hơn.

28 Apartment

Quá trình này phải là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch để đảm bảo ngưỡng vi sinh trong nước ở mức tối thiểu. Một khi cặn bẩn và màng sinh học hình thành trong hệ thống, chúng rất khó bị loại bỏ.


Quá trình xử lý nước có thể được tối ưu hóa để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật, ăn mòn vật liệu ống và hình thành cặn bằng cách áp dụng các phương pháp sau:

Giảm thiểu việc chất keo tụ còn lại có thể kết tủa trong các bể chứa và công trình đường ống; Giảm chất hữu cơ hòa tan, đặc biệt là AOC và BDOC, cung cấp chất dinh dưỡng dựa trên cacbon cho vi sinh vật; Duy trì yếu tố ăn mòn trong giới hạn để tránh làm ảnh hưởng cấu trúc hệ thống và quá trình tiêu thụ chất khử trùng;

Liên tục loại bỏ các chất cặn và tạo ra nước có độ đục thấp; Kết tủa và loại bỏ sắt hòa tan và mangan; Duy trì chất khử trùng ở mức thấp khi sản xuất nước để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn; Kiếm soát lượng chất khử trùng để phù hợp với điều kiện địa phương và sự biến đổi của khí hậu.

Hiệu quả của các phương án ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật trong hệ thống cấp nước khó có thể đạt được nếu chỉ sử dụng các mô phỏng trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các pháp đo các thông số được xác định trong quá trình vận hành như AOC hoặc BDOC có thể được sử dụng để đánh giá tác động tương đối của các phương án xử lý khác nhau được thiết kế để loại bỏ các chất dinh dưỡng hữu cơ nuôi vinh sinh vật.

Apartment 29


www.iirr.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.