Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 8 – Chủ đề: Luật Hợp đồng - Hardship

Page 1

CHUYÊN ĐỀ:

LEGAL REVIEW

0 0 (PHẦN 8)

CÁC ÐIỀU KHOẢN REBUS SIC STANTIBUS

KHÁI NIỆM HARDSHIP

ÐỊNH CHẾ HARDSHIP

BIÊN TẬP BỞI

No. No. 08 08


Greeting From the Editor

Quý Độc giả thân mến,

Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989. Điều khoản Hardship được biết đến là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong PICC và PECL. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có một điều khoản cụ thể về Hardship hoặc chưa đưa ra một định nghĩa về Hardship trong các văn bản pháp luật hiện hành mặc dù đã có một số quy định liên quan đến các trường hợp khó khăn do thay đổi hoàn cảnh và cho phép có sự điều chỉnh hợp đồng sau khi ký kết Với sự phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế toàn cầu nói riêng, cơ hội phát triển mở ra cho tất cả các thành viên/cộng đồng trong mọi lĩnh vực. Nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khi sự hợp tác giữa các bên khi thế giới đối mặt với những sự biến đổi khí hậu không ngừng và các nguy cơ đại dịch khác. Sự hợp tác vượt khoảng cách về địa lý và điều kiện môi trường, xã hội đặt ra nhiều bài toán cần giải đáp. Khi đó, các điều khoản trong hợp đồng đóng vai trò tiên quyết. Như trên đã đề cập, sự kiện bất khả kháng cũng là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng. Trên cơ sở đó các bên cùng trao đổi và thảo luận những trường hợp không lường trước được để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ của mình trong khi thực hiện hợp đồng. Trong số thứ 8 của Tạp chí Pháp luật này, với mong muốn lấp đầy khoảng cách sự bất đối xứng thông tin, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả về các quy định của điều khoản hảdship trong pháp luật về luật hợp đồng. Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của Quý độc giả.

Huy Ths. NGUYỄN QUANG HUY VIỆN PHÓ VIỆN IIRR - TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP


Trần Minh Tuấn Đặng Thùy Dương Nguyễn Phương Hoài Nguyễn Huế


GIỚI THIỆU

VẤN ĐỀ VỚI CÁC ĐIỀU KHOẢN REBUS SIC STANTIBUS

KHÁI NIỆM HARDSHIP

06

12

22


ĐỊNH CHẾ HARDSHIP TRONG CÁC LUẬT MẪU VỀ HARDSHIP

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

48

52


01 GIỚI THIỆU

No.8

LEGAL REVIEW

06


07

LEGAL REVIEW

No.8


S

ự phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh tế và thương mại, dưới sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng trên thế giới, theo thời gian đã khiến vấn đề hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng ngày càng được quan tâm. Những nghĩa vụ này, trong môi trường kinh tế hiện đại, thường phải chịu những cú sốc nghiêm trọng, gây ra bởi bất ổn kinh tế và những biển đổi của xã hội.

Trong luật thương mại quốc tế, bản chất của quan hệ hợp đồng giữa các bên được thể hiện rõ nhất bằng nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh - pacta sunt servanda (“nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng”). Nguyên tắc này, cùng với nguyên tắc thiện chí, nhằm ổn định các điều khoản hợp tác và đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên, cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và phân bổ những rủi ro kinh tế theo hướng có lợi.

No.8

LEGAL REVIEW

08


Tuy nhiên, các mối quan hệ thương mại quốc tế có xu hướng phát triển hết sức năng động đã khiến thị trường trở nên ngày càng nhạy cảm đối với những thay đổi không lường trước được trong các quan hệ kinh tế - xã hội, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng, cụ thể là tình hình của một bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động tiêu cực của những thay đổi này. Những tình huống như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hợp đồng giữa các bên và dẫn đến việc phá hoại nguyên tắc cân bằng trong hợp đồng.

09

LEGAL REVIEW

No.8


Xu hướng này đang ngày càng phổ biến trong thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế (cũng như trong các giải pháp lập pháp các quốc gia) do ngày càng có nhiều nguy cơ xảy ra những thay đổi về hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp có một số thay đổi hoàn cảnh cơ bản, biện pháp khắc phục phổ biến vẫn là điều khoản rebus sic stantibus (điều khoản về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh) cùng với các điều khoản thay thế của nó ở các quốc gia khác nhau, nhằm mục đích không chỉ bảo vệ bên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoàn cảnh mà còn đảm bảo ổn định về mặt thương mại bằng cách bảo vệ các hợp đồng.

No.8

LEGAL REVIEW

10


Tuy nhiên, các mối quan hệ thương mại quốc tế có xu hướng phát triển hết sức năng động đã khiến thị trường trở nên ngày càng nhạy cảm đối với những thay đổi không lường trước được trong các quan hệ kinh tế - xã hội, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng, cụ thể là tình hình của một bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động tiêu cực của những thay đổi này. Những tình huống như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hợp đồng giữa các bên và dẫn đến việc phá hoại nguyên tắc cân bằng trong hợp đồng.

11

LEGAL REVIEW

No.8


02 Vấn đề với

CÁC ĐIỀU KHOẢN REBUS SIC STANTIBUS

Trên thế giới, về cơ bản chúng ta phân biệt ba mô hình tiếp cận vấn đề điều khoản rebus sic stantibus. Mô hình đầu tiên trong số này dựa trên quy định về điều khoản rebus sic stantibus, mà các quy định này đều dựa trên các bộ luật cụ thể. Mô hình như vậy áp dụng ở Ba Lan (khoản 1 điều 357 của Bộ luật Dân sự Ba Lan), Ý (điều 1467 của Bộ luật Dân sự Ý), Hy Lạp và Bồ Đào Nha và là mô hình ít gặp nhất.

No.8

LEGAL REVIEW

12


13

LEGAL REVIEW

No.8


Khoản 1 điều 357 của Bộ luật Dân sự Ba Lan: Thứ nhất, nếu do hoàn cảnh thay đổi bất thường, việc thực hiện nghĩa vụ sẽ dẫn đến những khó khăn quá mức hoặc có thể khiến một trong các bên tham gia hợp đồng đối mặt với nguy cơ bị thiệt hại rất rõ ràng, mà tại thời điểm giao kết hợp đồng thì các bên không thể dự đoán được, thì theo nguyên tắc chung sống cộng đồng (community coexistence), tòa án có thể xác định cách thức thực hiện nghĩa vụ, số lượng nghĩa vụ hoặc thậm chí có thể ra phán quyết về việc chấm dứt hợp đồng. Khi chấm dứt hợp đồng, khi cần thiết, tòa án có thể ra phán quyết về các thỏa thuận giữa các bên, tuân theo các nguyên tắc được nêu trong câu trên.

No.8

LEGAL REVIEW

14


15

LEGAL REVIEW

No.8


Mô hình thứ hai định hình cái gọi là “điều khoản thay thế của điều khoản rebus sic stantibus”, dựa trên các giải pháp được áp dụng trong các hệ thống thông luật (luật Mỹ, luật Anh, luật Đức, luật Áo và luật Thụy Sĩ). Mô hình thứ ba bao gồm các hệ thống pháp luật mà về cơ bản bác bỏ mệnh đề rebus sic stantibus (như ở Pháp và Bỉ). Ở Pháp, việc này bắt nguồn từ một cách áp dụng cực kỳ nghiêm ngặt Điều 1134 của Bộ luật Napoléon (một phiên bản của nguyên tắc pacta sunt servanda) và dẫn đến việc không thể sửa đổi hợp đồng tại tòa án. Trường hợp duy nhất mà điều khoản rebus sic stantibus được áp dụng đó là trong các hợp đồng hành chính, dưới dạng một chế định gọi là “imprévision” (tiếng Pháp: “sự không thể đoán trước”).

No.8

LEGAL REVIEW

16


Trong số các điều khoản thay thế của điều khoản rebus sic stantibus, chúng ta cần phân biệt: “học thuyết về sự giải kết hợp đồng” (luật Anh), “tính không khả thi về mặt thương mại”, (theo luật của Hoa Kỳ), “Wegfalls der Geschäftsgrundlage” (sự biến mất của các cơ sở hình thành hợp đồng) theo luật của Đức, “jijo henko no gensoku” trong luật Nhật Bản, và những chế định tương tự trong các khu vực tài phán khác nhau. Có thể phân biệt các chế định dẫn chiếu đến việc không thể thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng, các chế định dựa trên cơ sở bất khả kháng, cũng như các chế định xuất phát từ nguyên tắc thiện chí.

Các chế định cũng khác nhau trong việc áp dụng trên thực tế. Trước hết, khi nói đến tiêu chí “tính duy nhất” của hoàn cảnh, chúng ta có thể nói đến sự thay đổi “đặc biệt” (Ý), thay đổi “triệt để” (Anh), thay đổi “bất thường” (Ba Lan) hoặc “tệ nạn xã hội” (Thụy sĩ). Tuy nhiên, trong luật pháp Hoa Kỳ, tiêu chí về tính duy nhất của hoàn cảnh là không tồn tại.

17

LEGAL REVIEW

No.8


Thứ hai, có nhiều cách khác nhau để dẫn chiếu điều khoản rebus sic stantibus: “sự không thể thực hiện được” (luật Hoa Kỳ), “khó khăn quá mức trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng” (luật Pháp), “sự biến mất của cơ sở hình thành hợp đồng” (luật Đức), “sự giải kết cơ sở hình thành hợp đồng” (luật Anh), “nguy cơ bị thiệt hại rõ ràng” (luật Ba Lan). Thứ ba, cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với “tiêu chí không thể đoán trước được” và “tiêu chí về lỗi”.

Các hệ thống pháp luật cũng khác nhau trong cách tiếp cận đối với các tác động về mặt pháp lý của việc có đủ các điều kiện để áp dụng điều khoản rebus sic stantibus và các điều khoản thay thế nó. Các tác động phổ biến nhất có thể bao gồm việc định kỳ miễn thực hiện nghĩa vụ của một bên tham gia hợp đồng, việc tự động chấm dứt hợp đồng hoặc thậm chí việc sửa đổi hợp đồng bởi tòa án.

No.8

LEGAL REVIEW

18


Việc phân tích các giải pháp nêu trên trong các hệ thống pháp luật cụ thể dẫn đến kết luận rằng sự bảo vệ về mặt pháp lý cho một bên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng trong khuôn khổ của điều khoản rebus sic stantibus (hoặc các điều khoản thay thế của nó) là vô cùng đa dạng. Quy mô và phạm vi của những khác biệt được trình bày bên trên khiến chúng ta đặt câu hỏi về tính chắc chắn của các yếu tố về kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng (đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ kinh tế và sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế). Điều này dẫn đến kết luận rằng, bất kỳ mô hình điều khoản rebus sic stantibus nào - ít nhất là ở cấp độ quốc gia - đã không còn thực hiện được vai trò quan trọng của việc cân bằng được lợi ích và rủi ro của các bên tham gia hợp đồng.

19

LEGAL REVIEW

No.8


No.8

LEGAL REVIEW

20


Do đó, chúng ta nhất thiết phải xem xét sự cần thiết của một mô hình bảo vệ phổ quát cho một bên bị ảnh hưởng bởi các tác động bất lợi của sự thay đổi hoàn cảnh. Mô hình đó có thể sẽ thỏa mãn được nhu cầu ngày càng tăng của thực tiễn thương mại quốc tế. Để giải quyết những thách thức này, trong các hợp đồng thương mại quốc tế mới nhất đã bắt đầu có cái gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trong đó quan trọng nhất là điều khoản hardship.

21

LEGAL REVIEW

No.8


03 KHÁI NIỆM

HARDSHIP

No.8

LEGAL REVIEW

22


23

LEGAL REVIEW

No.8


Điều khoản hardship gần đây đã được quốc tế công nhận dưới dạng các điều khoản mẫu được kết hợp vào hợp đồng, có thể được tìm thấy trong Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, Bộ Quy tắc ICC (Quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế) và Bộ Nguyên tắc FIDIC (Quy tắc của Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn). Các bên cũng đang có xu hướng sử dụng các điều khoản được “đo ni đóng giày”, nhằm điều chỉnh điều khoản mẫu đã cho cho phù hợp với tính cụ thể của một hợp đồng nhất định và ngôn ngữ của hợp đồng đó. Phân tích chi tiết hơn về điều khoản hardship giúp hiểu được vai trò quan trọng của điều khoản này đối với nền kinh tế hiện đại trong quá trình thực hiện cái gọi là phân chia lại rủi ro kinh tế.

No.8

LEGAL REVIEW

24


Thuật ngữ hardship thường được hiểu là các sự kiện độc lập với ý chí của các bên mà họ cũng không lường trước được tại thời điểm hợp đồng được ký kết và dẫn đến sự thay đổi cán cân hợp đồng đến mức việc thực hiện hợp đồng trở nên đặc biệt khó khăn đối với ít nhất một trong số họ. Hardship áp dụng cho những trường hợp không thể đoán trước và không thể tránh khỏi. Ngược lại với trường hợp bất khả kháng, những sự kiện này không hoàn toàn ngăn cản việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nhưng gây những khó khăn nghiêm trọng, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng một cách hiệu quả và khiến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không có lợi về mặt kinh tế . Do đó, điều khoản hardship thường được hiểu là một điều khoản được đưa vào hợp đồng, theo đó bên bị ảnh hưởng bởi các hoàn cảnh cụ thể (sau khi ký kết hợp đồng) có thể yêu cầu thương lượng lại nếu những hoàn cảnh đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng ban đầu.

25

LEGAL REVIEW

No.8


Điều khoản hardship, là sản phẩm của thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế, thuộc loại đàm phán lại hợp đồng, trong khi chế định hardship thuộc loại đàm phán chuẩn tắc. Do đó, trong khi nội dung của điều khoản hardship là do các bên xác định trong từng hợp đồng cụ thể, thì chế định hardship được phản ánh trong các tập quán thương mại quốc tế, hay còn được gọi là lex mercatoria (Bộ Quy tắc ICC, điều 6.2.1-6.2.3 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT).

No.8

LEGAL REVIEW

26


Điều khoản hardship bao gồm việc xác định các trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi tạo nên hardship, cũng như xác định hệ quả pháp lý khi những trường hợp đó xảy ra. Những trường hợp này sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chí về sự thay đổi hoàn cảnh so với thời điểm ban đầu hợp đồng được thực hiện. Việc xác định được các tiêu chí đánh giá sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng là vô cùng quan trọng. Những tiêu chí đánh giá này cần phải giúp chúng ta xác định được tất cả những trường hợp thực tế trong đó tính toàn vẹn của mối quan hệ hợp đồng bị đe dọa. Đồng thời những tiêu chí đánh giá này cũng cần phải rõ ràng để để có thể áp dụng mà không vướng phải bất kỳ vấn đề nào về mặt diễn giải.

27

LEGAL REVIEW

No.8


Một tiêu chí khác thường được sử dụng là tiêu chí không lường trước được, tuy nhiên không nên hiểu là hoàn toàn không có khả năng để dự đoán sự xuất hiện của các tình huống nhất định, mà là thực tế không tính đến các trường hợp này khi giao kết hợp đồng. Đây cũng có thể là những tình huống đã xảy ra nhưng không được các bên thừa nhận một cách hợp lý.

No.8

LEGAL REVIEW

28


Cần lưu ý rằng tất cả các tiêu chí được thảo luận không phải là tuyệt đối hoặc không có điều kiện ràng buộc. Trong một số trường hợp mà hoàn cảnh thực hiện hợp đồng tạo nên hardship, mặc dù những trường hợp đó đã được các bên thừa nhận chung (ví dụ như khủng hoảng, sự tăng hoặc giảm giá có hệ thống của một loại nguyên liệu thô nhất định), nhưng sự thay đổi có thể quá lớn, đồng thời phạm vi, quy mô và khoảng thời gian mà sự thay đổi này diễn ra có thể vượt quá dự tính của các bên.

29

LEGAL REVIEW

No.8


Trên thực tế, các bên có thói quen chỉ ra một sự thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh bằng cách xác định đối tượng mà chịu ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng hoặc bằng cách chỉ ra bản chất của những sự thay đổi đó. Trong trường hợp đầu tiên, các bên mô tả các tình huống mà điều khoản hardship được áp dụng một cách tổng quát hoặc chi tiết. Do đó, những tình huống được mô tả một cách tổng quát bao gồm một tập hợp các tình huống được xác định một cách trừu tượng. Ưu điểm của giải pháp này là giúp cho mối quan hệ hợp đồng giữa các bên có được tính linh hoạt cao. Nhược điểm của giải pháp này là luôn cần phải được diễn giải, có khả năng làm giảm tính chính xác của việc xác định liệu việc thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh có xảy ra hay không.

Mặt khác, việc đưa vào một điều khoản quy định một cách quá chi tiết, thể hiện qua việc liệt kê các danh mục sự kiện dẫn đến việc hoàn cảnh thay đổi cơ bản, có thể dẫn đến việc bỏ sót một số trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhất định. Do đó, việc áp dụng phối hợp hai giải pháp nêu trên đang ngày càng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế.

No.8

LEGAL REVIEW

30


“Hệ quả” của điều khoản hardship thường bao gồm các mục tiêu của việc tiến hành đàm phán trong khuôn khổ của một điều khoản nhất định. Thông thường, sẽ có hai mục tiêu cơ bản sau: khôi phục sự cân bằng của hợp đồng (“tiêu chí khách quan”) và cân bằng được sự bất công trong hợp đồng (“tiêu chí chủ quan”). Đôi khi, các bên sử dụng các tiêu chí có tính chất hỗn hợp, vừa khách quan vừa chủ quan , những tiêu chí này đề cập đến các nguyên tắc thiện chí, cũng như các nguyên tắc về lòng trung thành và lẽ công bằng.

31

LEGAL REVIEW

No.8


Các tình huống áp dụng điều khoản hardship và hệ quả của điều khoản hardship được xác định theo cách này dẫn đến việc có các hệ quả của điều khoản hardship được xác định chặt chẽ, thường là dưới dạng nghĩa vụ bắt đầu quá trình thương lượng lại (một cách thiện chí). Nếu một bên không có mong muốn đạt được sự đồng thuận hoặc thương lượng mà không thực hiện thẩm định doanh nghiệp, bên kia có thể được quyền yêu cầu bồi thường.

Một điều quan trọng nữa đó là các bên có thể tự do định hình nội dung của điều khoản hardship - trong thực tiễn hợp đồng quốc tế, các điều khoản hardship thường gặp nhất nhằm loại bỏ tất cả những điểm không chính xác. Các bên có thể cung cấp một cách cụ thể để xác minh sự xuất hiện của các tình huống, cũng như nghĩa vụ thông báo về sự kiện đó mà không có sự chậm trễ quá mức đối với các biện pháp trừng phạt cụ thể.

No.8

LEGAL REVIEW

32


Một giải pháp phổ biến trong thông lệ quốc tế là đình chỉ thực hiện hợp đồng trong thời gian đàm phán, và trong trường hợp không đạt được đồng thuận - thậm chí là chấm dứt hợp đồng. Các bên cũng thường yêu cầu sự can thiệp của một bên thứ ba, trong trường hợp thương lượng lại không có kết quả sẽ có hình thức hòa giải và đề xuất sửa đổi hợp đồng (điều khoản hòa giải) hoặc thậm chí sửa đổi hợp đồng bằng quyết định ràng buộc (điều khoản trọng tài).

33

LEGAL REVIEW

No.8


04

ĐỊNH CHẾ HARDSHIP trong các luật mẫu về

HARDSHIP

No.8

LEGAL REVIEW

34


35

LEGAL REVIEW

No.8


S

ự thừa nhận về tầm quan trọng của vai trò mà các điều khoản hardship trong thương mại quốc tế đã được phản ánh trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế. Có thể tìm thấy các điều khoản có chứa các quy định chi tiết về điều khoản mẫu hardship trong điều 6.2.1, 6.2.2 và 6.2.3 của Bộ nguyên tắc.

No.8

LEGAL REVIEW

36


Điều 6.2.1 chỉ ra nguyên tắc chung về sự ràng buộc của hợp đồng, quy định rằng ngay cả trong một số trường hợp nhất định, dù việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trở nên vô cùng khó khăn, thì con nợ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Phần giải thích cho điều 6.2.1 này nhấn mạnh rằng một bên cần phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình ngay cả khi bên đó sẽ bị lỗ nặng thay vì có được lợi nhuận như mong đợi. Tuy nhiên, một khi xảy ra những tình huống dẫn đến sự thay đổi cơ bản về trạng thái cân bằng của hợp đồng, những tình huống sẽ tạo ra một trường hợp ngoại lệ mà được nhắc đến trong Bộ nguyên tắc với tên gọi “hardship”.

37

LEGAL REVIEW

No.8


No.8

LEGAL REVIEW

38


Điều 6.2.2 định nghĩa hardship là khi có các sự kiện làm thay đổi nghiêm trọng sự cân bằng của hợp đồng do làm tăng chi phí thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc làm lợi ích nhận được khi thực hiện hợp đồng giảm đi. Trong điều 6.2.2 cũng có thêm các quy định để xác định được những sự kiện nào sẽ tạo nên hardship. Trước hết, những sự kiện này xảy ra hoặc bên bị thiệt hại biết đến những sự kiện này chỉ sau khi kết thúc hợp đồng. Thứ hai, bên bị thiệt hại không thể tính đến một cách hợp lý những sự kiện đó khi giao kết hợp đồng. Cuối cùng, các sự kiện phải nằm ngoài tầm kiểm soát của bên bị thiệt hại và bên thiệt hại không dự đoán được những nguy cơ mà những sự kiện đó tạo ra.

39

LEGAL REVIEW

No.8


Điều 6.2.3 mô tả các tác động pháp lý của hardship. Quyền quan trọng nhất của bên bị ảnh hưởng bởi các tình huống đã được nói đến bên trên là quyền yêu cầu bắt đầu đàm phán lại, được thông báo kịp thời và cụ thể cho bên còn lại. Đồng thời, hardship không tự động cho phép bên đó từ bỏ việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (việc hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng chỉ có thể diễn ra trong những trường hợp cực kỳ đặc biệt). Chỉ khi các bên không đạt được đồng thuận trong một thời gian hợp lý thì bất kỳ bên nào trong số họ mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu tòa án cho rằng các điều kiện để chứng minh được sự tồn tại của hardship được đáp ứng, nếu xét thấy hợp lý, tòa án có thể ra lệnh chấm dứt hợp đồng trong một số điều kiện nhất định hoặc điều chỉnh hợp đồng theo hoàn cảnh mới để khôi phục lại sự cân bằng của hợp đồng.

No.8

LEGAL REVIEW

40


Phần bình luận về Điều 6.2.3 có các giải thích để hiểu rõ hơn về hậu quả pháp lý của định chế hardship. Tòa án có thể hướng cho các bên thương lượng thêm hoặc giữ nguyên hiệu lực hợp đồng nếu tòa án thấy phù hợp. Phần bình luận này cũng nhấn mạnh vai trò của nguyên tắc thiện chí (Điều 1.7) và nghĩa vụ hợp tác giữa các bên (Điều 5.3), cái mà ràng buộc các bên cả về vấn đề yêu cầu đàm phán lại và hành vi của họ.

Theo Phần bình luận, bên bị thiệt hại phải thật sự tin rằng hardship đang thực sự tồn tại và không yêu cầu đàm phán lại nếu việc yêu cầu đó chỉ đơn thuần là chiến thuật của bên bị thiệt hại. Sau đó, khi yêu cầu đã được đưa ra, cả hai bên phải tiến hành các cuộc đàm phán lại mang tính chất xây dựng, cụ thể là bằng cách “hạn chế bất kỳ hình thức cản trở nào và bằng cách cung cấp tất cả các thông tin cần thiết”. Đối với bản chất của hardship theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT, các bên nên điều chỉnh điều khoản hardship của riêng mình để phù hợp với một hợp đồng nhất định.

41

LEGAL REVIEW

No.8


Một ví dụ cực kỳ quan trọng khác về việc hardship gắn liền với cái gọi là lex mercatoria là sự hiện diện của hardship dưới dạng một điều khoản mẫu trong Bộ quy tắc của ICC về hardship. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1985, Bộ quy tắc này có chứa một điều khoản mẫu, có thể được các bên trong hợp đồng sử dụng, tự do đưa nó vào hợp đồng của họ một trong 4 giải pháp được đề xuất. Theo điều khoản mẫu mới nhất (được đưa ra vào năm 2020), các bên có ba lựa chọn: bên viện dẫn điều khoản hardship có thể chấm dứt hợp đồng, một trong hai bên có thể “yêu cầu thẩm phán hoặc trọng tài điều chỉnh hợp đồng nhằm khôi phục trạng thái cân bằng của nó, hoặc chấm dứt hợp đồng, nếu thích hợp,” hoặc một trong hai bên có thể “yêu cầu thẩm phán hoặc trọng tài tuyên bố chấm dứt hợp đồng.”

No.8

LEGAL REVIEW

42


Khái niệm về hardship cũng nằm tròn trong khuôn khổ của Bộ luật Dân sự Châu Âu và các Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL). Các nguyên tắc PECL đóng vai trò là một ví dụ kinh điển về cái gọi là “luật mẫu”, bao gồm một loạt các định chế luật tư quan trọng, cùng với các nguyên tắc và ghi chú bổ sung.

Người ta thừa nhận rằng các quy định trong Bộ nguyên tắc PECL đi trước các quy định tương tự tại các quốc gia riêng lẻ và đóng vai trò như một hình mẫu cho các nhà lập pháp Châu Âu, vì tính linh hoạt và kịp thời của các quy định này rất cần thiết trong thời đại nền kinh tế toàn cầu đang hết sức năng động . Vấn đề thay đổi hoàn cảnh được quy định theo Điều 6: 111 (Hoàn cảnh thay đổi) của PECL: 43

LEGAL REVIEW

No.8


1. Một bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình ngay cả khi việc thực hiện trở nên khó khăn hơn, cho dù chi phí thực hiện hợp đồng đã tăng lên hay do giá trị của việc thực hiện hợp đồng mà họ nhận được giảm đi.

2. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn quá mức do hoàn cảnh thay đổi, các bên phải tham gia đàm phán nhằm điều chỉnh hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng, với điều kiện: a. Hoàn cảnh thay đổi xảy ra sau thời điểm giao kết hợp đồng. b. Khả năng thay đổi hoàn cảnh không được tính đến một cách hợp lý tại thời điểm ký kết hợp đồng. c. Rủi ro do hoàn cảnh thay đổi không phải là rủi ro mà theo hợp đồng, bên bị ảnh hưởng phải chịu.

No.8

LEGAL REVIEW

44


3. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận trong một khoảng thời gian hợp lý, tòa án có thể: a. Chấm dứt hợp đồng vào thời điểm và theo các điều khoản do tòa án quyết định định. b. Điều chỉnh hợp đồng để cân bằng lợi ích và thiệt hại giữa các bên, bắt nguồn từ sự thay đổi của hoàn cảnh, một cách công bằng.

Trong cả hai trường hợp, tòa án có thể ra phán quyết bồi thường thiệt hại do một bên từ chối thương lượng hoặc chấm dứt các cuộc thương lượng trái với nguyên tắc thiện chí và đối xử công bằng.

45

LEGAL REVIEW

No.8


Trước hết, điều 6: 111 PECL bao gồm cả nguyên tắc pacta sunt servanda với vai trò là biện pháp bảo vệ cơ bản đối với sự chắc chắn về mặt lợi ích kinh tế, cũng như điều khoản rebus sic stantibus với vai trò là một biện pháp để hệ thống pháp luật đối phó với một tình huống đặc biệt, vượt quá phạm vi của rủi ro hợp đồng thông thường. Thứ hai, điều này giới thiệu cái gọi là “cơ chế điều chỉnh kép”, nghĩa là các bên có nghĩa vụ thương lượng ngay từ đầu . Chỉ trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận, tòa án mới có quyền sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.

No.8

LEGAL REVIEW

46


Ngoài ra, điều này còn đưa ra một số điều kiện rõ ràng, khách quan và linh hoạt đối với sự thay đổi hoàn cành - như tiêu chí “không thể đoán trước được một cách khách quan” hoặc thay tiêu chí “tính chất bất thường của hoàn cảnh” bằng khái niệm vượt quá rủi ro hợp đồng thông thường.

47

LEGAL REVIEW

No.8


KẾT LUẬN

Để tổng hợp những phân tích trên, trước hết, chúng ta nên chú ý đến vấn đề các quốc gia không đồng nhất trong cách tiếp cận chế định rebus sic stantibus. Cần nhấn mạnh rằng sự không đồng nhất này không phản ánh nhu cầu của một nền kinh tế phát triển năng động hoặc hoặc nhu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế, do đó các bên trong hợp đồng có xu hướng điều chỉnh hardship dưới hình thức điều khoản mẫu hoặc điều khoản “đo ni đóng giày” về việc điều chỉnh và đàm phán lại hợp đồng.

No.8

LEGAL REVIEW

48


Những ý kiến, quan điểm về tác động của những thay đổi về hoàn cảnh đối với nghĩa vụ hợp đồng trong thương mại quốc tế tập trung đến việc phát triển các điều khoản điều chỉnh lại hợp đồng. Cần lưu ý xu hướng thay thế khái niệm về “hợp đồng tĩnh không thể hủy bỏ” bằng “hợp đồng phát triển linh hoạt”, các điều khoản sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của ngoại cảnh, để phản ánh đầy đủ ý định của các bên về các mục tiêu kinh tế và sự cân bằng của hợp đồng. Điều này vừa đem lại nhiều lợi thế vừa tiềm ẩn những mối đe dọa đối với sự chắc chắn của lợi ích kinh tế - do đó học thuyết này khuyến nghị rằng cần tiếp cận vấn đề một cách thận trọng.

49

LEGAL REVIEW

No.8


Thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế cho thấy tác động tích cực của các điều khoản hardship và các chế định liên quan đến hardship đối với việc đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng nhờ việc đàm phán lại, đặc biệt là khi các bên có nguy cơ phải sửa đổi hoặc thậm chí chấm dứt quan hệ hợp đồng. Người ta chỉ ra rằng quan niệm về nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng - pacta sunt servanda, không phản ánh đầy đủ thực tế về sự năng động của những thay đổi của kinh tế và xã hội và của sự phát triển của thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế - đặc biệt là đối với các hợp đồng dài hạn.

Do đó, có thể nhận thấy sự ra đời của một khái niệm pháp lý mới, cụ thể là hiện tượng hợp đồng có khả năng phát triển, việc giao kết không ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng ràng buộc các bên. Chốt lại, các điều khoản hardship hiện đại cho phép giảm bớt sự ảnh hưởng của những tác động tiêu cực, không thể đoán trước của ngoại cảnh đối với các nghĩa vụ hợp đồng, trên thực tế là củng cố và bảo vệ mối quan hệ hợp đồng của các bên.

No.8

LEGAL REVIEW

50


51

LEGAL REVIEW

No.8


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

Lukasz Chyla, The Rise of Hardship Clause in International Contract Law, Review of Law, Business and Economics, 2018, Số 44/1.

2.

E. Bagińska, Klauzula rebus sic stantibus- współczesne zastosowania, Gdańskie Studia Prawnicze (2010), tập XXIV.

3.

J. Rajski, Z problematyki funkcjonowania zasady pacta sunt servanda i klauzuli rebus sic stantibus we współczesnym klimacie gospodarczym, Przegląd Prawa Handlowego 2010, số 3.

4.

Ibid.

5.

J. Rajski, Klauzule hardship w kontraktach zawieranych w międzynarodowym obrocie gospodarczym, Przegląd Prawa Handlowego 1999, số 3.

6.

G. Gorczyński, Force majeure i hardship [w:] Popiołek W. red. Międzynarodowe prawo handlowe. System Prawa Handlowego 2013, tập 9, Warszawa: C.H. Beck.

7.

Principles, Definitions and Model Rules of European Private Law. Draft Common Frame of Referrence (DCFR), Outline Edition, Study Group o a European Civil Code and the Research Group on EC Private Group, Christian von Bar (edit.), Munich 2009.

8.

A. Brzozowski, Wpływ zmiany okoliczności na zobowiązania. Klauzula rebus sic stantibus. Warszawa (2014), C. H. Beck.

9.

A. Szumański, Ochrona prawna strony umowy dotkniętej skutkami zmiany okoliczności (Analiza prawnoporównawcza).

10. A. Szumański, Renegocjacja umów w międzynarodowym obrocie gospodarczym. Studium prawnoporównawcze Cracow, 1994. 11. A. Olejniczak, Problematyka umów długoterminowych w świetle prawa angielskiego, “Problemy Prawne Handlu Zagranicznego” 1990, tập 15.

No.8

LEGAL REVIEW

52


12. T. Pajor, Odpowiedzialność Warszawa 1982.

dłużnika

za

niewykonanie

zobowiązania,

13. The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG; the Vienna Convention). 14.

Lorenz & Partners, Comparison of commonly used Hardship and Force Majeure Clauses. Newsletter 2014, số 119.

15. A. Brzozowski, Wpływ zmiany okoliczności na zobowiązania umowne w obrocie gospodarczym. Klauzule umowne. Przegląd Ustawodawstwa Gospodarczego 1991, số 1-4, 9-11. 16. Schwenzer, Force Majeure and hardship in International Sales Contracts Victoria, University of Wellington Law Review 2008 Số. 39. 17. A. Szumański, Renegocjacja umów w międzynarodowym obrocie gospodarczym. Studium prawnoporównawcze Kraków, 1994. 18. A. Brzozowski, Wpływ zmiany okoliczności na zobowiązania umowne w obrocie gospodarczym. Klauzule umowne. Przegląd Ustawodawstwa Gospodarczego 1991. 19. O. Lando, H. Beale, Principles of European Contract Law, Part I and II, The Commission of European Contract Law. 20. A. Brzozowski, Wpływ zmiany okoliczności na zobowiązania [in:] Olejniczak A. red. Prawo zobowiązań - część ogólna. System Prawa Prywatnego (2014). Tập 6, Warszawa: C.H. Beck. 21. M.A. Zachariasiewicz, J. Bełdowski, Zasady europejskiego prawa umów, KPP 2004.

53

LEGAL REVIEW

No.8


LEGAL REVIEW


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.