Duong
Đỗ Thị Dương
PHÓ TỔNG BIÊN TẬPQuý độc giả thân mến!
Sự phân bố, hình thành quần xã sinh vật trong các lãnh thổ khác nhau của các loài côn trùng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết khí hậu. Côn trùng cũng giống như các loài động thực vật khác, chúng có mối quan hệ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của từng loài. Nối tiếp chuỗi bài về sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến Côn trùng, trong phạm vi Tạp chí Insect Ecology số này, Ban biên tập xin mời Quý vị nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh và cụ thể là ảnh hưởng của mưa, gió, ánh sáng và đất đến côn trùng. Ngày nay, do tốc độ đô thị hóa, các loài côn trùng đang mất dần môi trường sống và buộc phải sống chung với con người. Vì vậy khả năng chúng tiếp xúc với con người rất cao. Giống như nhiều loài có cánh, vào mùa sinh sản, kiến ba khoang thường bay ra khỏi nơi trú ẩn và tụ tập quanh ánh đèn vào ban đêm, đây cũng chính là nguyên nhân mà kiến ba khoang tiếp cận và vô tình gây nên những hậu quả cho con người.
Để giúp Quý độc giả hiểu thêm về đặc tính cũng như các biện pháp phòng tránh Kiến ba khoang không gây hại đến con người, chúng tôi giới thiệu tới Quý vị đặc tính sinh học, vòng đời cũng như tác hại và cách phòng tránh của loài côn trùng này.
Ban biên tập hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến đón đọc của Quý độc giả.
Trân trọng!
- Insect ecologyNhững yếu tố ảnh hưởng đến Côn trùng (Phần 2)
20
-Seasonal pestHình thái, Vòng đời, Tác hại của Kiến Ba Khoang 34
- Pest ControlPhương pháp Kiểm soát Kiến Ba Khoang
MƯA
Mưa ảnh hưởng đến côn trùng gián tiếp qua việc làm tăng độ ẩm không khí và qua việc làm cho thực vật là thức ăn của sâu hại sinh trưởng phát triển thuận lợi. Mưa còn ảnh hưởng trực tiếp đến côn trùng ngoài tự nhiên bằng tác động rửa trôi khi cường độ mưa lớn.
Lượng mưa hàng năm tại mỗi vùng cùng với nhiệt độ tạo cho côn trùng điều kiện tồn tại, có ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động sống như sức sinh sản, khả năng phát sinh thành dịch v.v… Người ta dùng hệ số thuỷ nhiệt để đánh giá tác động tổng hợp giữa lượng mưa hàng năm và nhiệt độ không khí, với công thức sau đây:
An= P: - (tn-to)
Trong đó: An là hệ số thuỷ nhiệt, P là lượng mưa trung bình hàng năm (mm), (tn-to) là tổng tích ôn hữu hiệu cả năm đối với một loài côn trùng nào đó. Trên bản đồ địa lý, khi nối các địa danh có hệ số thuỷ nhiệt bằng nhau thì ta có đường đẳng thuỷ nhiệt đặc trưng cho sự phát sinh phát triển của loài côn trùng đó. Đường đẳng thuỷ nhiệt cho phép phân vùng côn trùng theo một chỉ tiêu sinh học cụ thể.
ÁNH SÁNG
Ánh sáng ảnh hưởng đến côn trùng không có giới hạn, nên côn trùng có thể sống trong bóng tối và ngoài ánh sáng, không có hiện tượng côn trùng bị chết vì quá sáng hay quá tối. Ánh sáng ảnh hưởng đến côn trùng gián tiếp qua các yếu tố như nhiệt độ và thực vật là thức ăn của sâu hại. Ánh sáng ảnh hưởng đến hành vi của côn trùng thông qua thị giác.
Côn trùng có khả năng cảm thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn từ 6500 đến 2700 Ao (vàng, lục, lam, chàm và tử ngoại). Về cường độ ánh sáng, có nhóm loài chỉ nhìn được ánh sáng ban ngày (như các họ bướm ở bộ cánh vảy), có nhóm loài chỉ nhìn được ánh sáng ban đêm (như các họ ngài ở bộ cánh vảy). Có loài thích hợp sinh sống trong điều kiện có ánh sáng chiếu trực tiếp của mặt trời (như xén tóc đục thân cà phê).
N. gược lại, có rất nhiều loài sống thuận lợi trong điều kiện bóng râm (như mọt đục cành cà phê). Tuỳ theo nhu cầu về ánh sáng, mỗi loài côn trùng tìm nơi cư trú và vị trí trên cây thích hợp. Người ta đã phát hiện được sự thay đổi hoạt tính của các men trong cơ thể (như catalaza, cytocromoxydaza, v.v…) phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, vào nhịp điệu chiếu sáng và vào chất lượng ánh sáng. Xu tính ánh sáng của côn trùng là một biểu hiện phản ứng của côn trùng đối với ánh sáng. Phản ứng quang chu kỳ ở côn trùng được thể hiện rất rõ qua hiện tượng ngừng phát dục bắt buộc (Dia pause obligatoire). Tín hiệu cho côn trùng bắt đầu và kết thúc dia pause obligatoire chủ yếu là quang chu kỳ. Phản ứng quang chu kỳ không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, mà chỉ phụ thuộc vào chu kỳ chiếu sáng (sự biến đổi có tính chu kỳ của thời khoảng chiếu sáng trong ngày).
Vì vậy, phản ứng quang chu kỳ xảy ra cả ở nhóm côn trùng đục trong thân cây, đục trong quả, dù cường độ ánh sáng ở đây rất yếu (chỉ 1-3 lux). Phản ứng quang chu kỳ chỉ ở một vài pha nào đó của mỗi loài và chỉ xảy ra ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định, phụ thuộc vào lượng thức ăn và vào điều kiện độ ẩm của môi trường. Có những tài liệu cho rằng sự thay đổi độ dài ngày (từ ngày dài vào mùa hè chuyển dần sang ngày ngắn vào mùa đông) làm xuất hiện phương thức sinh sản hữu tính và loại hình dư cư mùa thu của một số loài rệp muội.
Gió có tác động lớn đến đời sống côn trùng, ảnh hưởng tới sự trao đổi nước của côn trùng với môi trường. Gió làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí, ảnh hưởng gián tiếp đến côn trùng. Tác động lớn nhất của gió là giúp cho côn trùng phát tán. Nhiều côn trùng được gió thổi mang đi xa hàng chục mét, có trường hợp đến hàng trăm km. Trên cánh đồng, ấu trùng tuổi 1 của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy như sâu đục thân ngô, sâu đục thân 2 chấm thường nhả tơ đu mình rồi nhờ gió thổi phân tán trong phạm vi bán kính vài mét. Nhiều loài có tập tính bay ngược hoặc bay ngang chiều gió khi cường độ gió yếu, bay xuôi chiều gió khi cường độ gió mạnh. Có nhiều loài côn trùng kích thước cơ thể nhỏ có tập tính bốc bay lên cao 2-3 m vào chập tối, rồi nhờ gió thổi tạt đi rất xa. Việc nghiên cứu khả năng và hướng phát tán theo gió của côn trùng có ý nghĩa quan trọng trong việc dự tính dự báo sự hình thành dịch của sâu hại cây trồng.
ĐẤT
Thành phần côn trùng sống trong đất rất phong phú. Có khoảng 95% số loài côn trùng có quan hệ với đất. Một số loài suốt đời sống trong đất. Thí dụ, hầu hết côn trùng lớp phụ Apterygota chỉ rời khỏi đất khi đất bị ngập nước. Trong lớp phụ Pterygota cũng nhiều loài suốt đời sống trong đất như mối, dế dũi v.v… còn phần lớn các loài khác có một vài giai đoạn phát dục ở trong đất (thường là trứng, ấu trùng và nhộng), giai đoạn trưởng thành thường lên mặt đất để ăn thêm, tìm đôi giao phối và đẻ trứng. Thí dụ, các loài thuộc họ bọ hung Scarabaeidae, họ ban miêu Meloidae, họ bổ củi Elateridae v.v… Số khác như các loài ruồi đục quả và ruồi đục lá họ Agromyzidae thì khi
ấu trùng đã đẫy sức chúng rời khỏi nơi gây hại để xuống đất hoá nhộng. Cũng nhiều loài chỉ đẻ trứng vào trong đất, khi ấu trùng nở thì chui lên sinh sống trên mặt đất. Nhiều loài qua đông, qua hè trong đất. Có loài ban ngày xuống đất ẩn náu và ban đêm mới lên mặt đất kiếm ăn, như ấu trùng sâu xám (Agrotis ypsilon) và nhiều côn trùng săn mồi thuộc họ chân chạy Carabidae, họ hổ trùng Cicindeli dae. Những nghiên cứu về côn trùng đất (soil insects) cho thấy các loài côn trùng liên quan với đất đều có những yêu cầu khá chặt chẽ đối với các tính chất lý hoá của đất (như thành phần cơ giới, thành phần hoá học, độ pH, nhiệt độ trong đất, độ ẩm, vi sinh vật đất v.v…)
Những
điều kiện đó quyết định sự phân bố và cả tương quan số lượng của các loài côn trùng trong các loại đất khác nhau. Chính vì vậy, trong khoa học chẩn đoán đất (Soil diagnostic) người ta có thể dựa vào thành phần và mật độ các loài côn trùng sống trong mỗi loại đất mà chẩn đoán các tính chất cơ bản của loại đất ấy.
Khi đất quá khô côn trùng chui sâu vào lòng đất. Khi đất bị ngập nước côn trùng cũng thường chui sâu xuống tầng dưới đến nơi có độ ẩm thích hợp và còn có không khí giữa các hạt đất để hô hấp. Trong trường hợp này, nếu không di chuyển kịp chúng sẽ bị chết hàng loạt. Vì vậy, người ta thường sử dụng biện
pháp tưới ngập nước hay cho nước vào ngâm ruộng để diệt nhiều loài sâu hại. Nhiệt độ của các lớp đất biến thiên có tính quy luật theo ngày đêm và các mùa trong năm. Ban ngày mặt đất hấp phụ nhiều nhiệt lượng nên nhiệt độ cao hơn lớp dưới.
Ngược lại, ban đêm mặt đất toả nhiệt nhanh nên nhiệt độ lại thấp hơn ở lớp dưới. Để thích ứng với biến thiên nhiệt độ của đất, côn trùng phải di chuyển lên xuống (migration) theo chiều thẳng đứng, theo ngày đêm và theo mùa. Việc bón phân vào đất ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng còn có ý nghĩa làm tăng nồng độ muối của dung dịch đất, từ đó làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, dẫn đến cơ thể côn trùng sống trong đất bị mất nước. Người ta đã bón phân hoá học ở liều lượng cao theo chỉ định để phòng chống ấu trùng của họ bổ củi Elateridae có hiệu quả. Việc bón vôi vào đất để giảm độ chua (tăng độ pH của đất) cũng có tác dụng hạn chế số lượng một số loài sâu hại sống trong đất. Bón nhiều phân hữu cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng phát triển, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến côn trùng sống trong đất.
KIẾN BA KHOANG
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,... , thuộc giống Paederus (có 622 loài), họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh cứng.
Nó là con vật sống trên ruộng đồng vườn tược từ hàng ngàn năm nay, là người bạn tốt của bà con nông dân, vì nó chính là một trong những con thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, nạn săn bắt thú hoang, sử dụng thuốc trừ sâu, công trình thủy điện, đô thi hóa... đã khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng ngày càng trầm trọng. Nhiều loài là thiên địch của sinh vật có thể biến mất, do đó thời gian gần đây xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, bọ đậu đen, bọ xít, kiến ba khoang, sâu rầy gây hại... bùng phát và xâm nhập các khu dân cư hoặc khu vực mà trước đây chúng không có là điều tất nhiên.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây kiến ba khoang thường xuất hiện ở các khu dân cư và các thành phố nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. Đặc biệt từ tháng 9 đến 10 nhiều vụ kiến ba khoang xâm nhập nơi ở của người dân.
Đặc điểm Sinh học
Hình thể: Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh; về màu sắc, đôi khi có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen - đỏ - đen - đỏ - đen, tương ứng với đầu - ngực elytra - trước bụng - sau bụng.
Phân bố: Kiến ba khoang phân bố rộng khắp thế giới. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Kiến ba khoang thường tìm thấy trên các ruộng lúa, môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, nơi có cỏ mọc xung quanh. Trong mùa mưa, bão, lũ lụt loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến ba khoang theo côn trùng khác, theo ánh đèn bay vào nhà. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp, chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước.
Chu kỳ phát triển
Trứng
Trứng có có dạng hình cầu dẹp nhỏ, đường kính trung bình 0,65 - 0,06 mm, lúc mới đẻ có màu trắng đục, chuyển dần sang màu vàng nhạt. Khi trứng sắp nở có thể quan sát được đốm mắt của ấu trùng. Thời gian ủ trứng dài từ 3-5 ngày.
Trứng thường được đẻ riêng rẽ vào các đường nứt trên bề mặt đất. Con cái đẻ khoảng 18 - 100 trứng, bắt đầu đẻ trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Sau 3 - 19 ngày trứng nở thành ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một từ 4 ngày đầu đến ngày thứ 22, giai đoạn hai ngày thứ 7 đến ngày 36. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 đến 12 ngày. Tổng số ngày hoàn thành vòng đời khoảng từ 22 đến 50 ngày, trung bình là 32,5 ngày. Con trưởng thành và ấu trùng ăn các loài côn trùng nhỏ hơn và tuyến trùng (nematodes) trong đất, rau trong tự nhiên. Trứng và ấu trùng cũng bị tấn công bởi các loại côn trùng khác và nhện Theo nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ chu kỳ sinh trưởng của Kiến ba khoang (P. fuscies) trải qua 4 giai đoạn trong khoảng thời gian dài trung bình 35,7 ngày.
Ấu trùng
Kết quả ghi nhận cho thấy ấu trùng của P.fuscipes thuộc dạng chân chạy có cơ thể thuôn dài, phần bụng gồm 10 đốt, đốt cuối bụng có mang một cặp lông đuôi dài cứng. Sự phát triển của ấu trùng gồm hai tuổi với hình dạng cơ thể giữa các tuổi là tương tự nhau, nhưng khác nhau về màu sắc, kích thước và thời gian phát triển.
Ấu trùng tuổi 1: Ấu trùng mới nở có màu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu nâu bóng, cơ thể có nhiều lông cứng đen với chiều dài là 2,21 - 0,12 mm và chiều rộng là 0,44 - 0,03 mm. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 biến động trong khoảng 3-13 ngày.
Ấu trùng tuổi 2: Ấu trùng tuổi 2 lúc mới lột xác cũng có màu trắng đục sau đó chuyển sang màu vàng cam rồi vàng sậm. Kích thước cơ thể của ấu trùng tuổi 2 là lớn hơn ấu trùng tuổi 1 với chiều dài là 4,52 - 0,61 mm và chiều rộng là 0,71 - 0,09 mm. Ở giai đoạn này ấu trùng di chuyển tương đối nhanh, phát triển trong khoảng thời gian trung bình là 7,7 - 2,6 ngày. Vào cuối tuổi 2, ấu trùng ngừng ăn và hoạt động, cơ thể co lại để lột xác hóa nhộng, giai đoạn này (tiền nhộng) kéo dài trong khoảng 1 ngày.
Nhộng
Nhộng thuộc dạng nhộng trần, khi mới hình thành có màu vàng nhạt sau đó đậm dần, đầu và hai đốt bụng cuối chuyển sang màu đen khi sắp vũ hóa. Nhộng có chiều dài là 4,25 - 0,24 mm và chiều rộng là 1,30 - 0,09 mm. Thời gian phát triển của giai đoạn nhộng kéo dài trong khoảng 2-3 ngày, trung bình là 3,0 - 0,1 ngày.
Thành trùng
Thành trùng P. fuscipes thuộc dạng chân chạy, có hình dạng trông giống kiến với thân thon dài, nhọn ở cuối bụng. Cơ thể phủ nhiều lông cứng ngắn không thấm nước và có màu sắc nổi bật với ba khoang màu đen (đầu, cánh trước và cuối bụng) và hai khoang màu vàng cam (ngực trước và bụng). Phần đầu dẹt màu đen bóng với 2 mắt kép lồi màu đen, không có mắt đơn, râu đầu hình sợi chỉ có 11 đốt với 4 đốt ở gốc râu có màu vàng cam và 7 đốt còn lại có màu xám đen. Cánh trước thuộc dạng cánh cứng (elytra) ngắn màu đen bóng che phủ đến hết ngực sau, cánh sau dạng màng, xếp gọn gàng bên dưới cánh trước khi đậu nghỉ.
Chân có màu vàng nâu với đốt đùi phát triển, bàn chân có 5 đốt, phần cuối của đốt đùi chân sau có một vệt đen. Bụng gồm 6 đốt với 4 đốt phía trước màu vàng cam và hai đốt cuối bụng màu đen. Thành trùng đực và thành trùng cái có hình dạng bên ngoài rất giống nhau. Tuy nhiên, kích thước cơ thể của thành trùng đực (dài: 6,7 - 0,37 mm, rộng: 1,32 - 0,11mm) là nhỏ hơn so với thành trùng cái (dài: 7,3 - 0,45 mm, rộng:1,37 - 0,09 mm).
Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng để phân biệt thành trùng đực và cái là đốt cuối bụng của thành trùng đực có lông đuôi dài xòe ra như hình một chữ V hẹp, trong khi đốt cuối bụng của thành trùng cái có lông đuôi ngắn tạo thành một vòng xung quanh đốt. Thời gian sống trung bình của thành trùng đực là 40,3 - 19,3 ngày và của thành trùng cái là 38,0 - 14,1 ngày. Thành trùng đực và cái có thể bắt cặp ở thời điểm một ngày sau khi vũ hóa và thời gian từ khi thành trùng vũ hóa đến khi thành trùng cái đẻ trứng trung bình là 13,9 - 2,5 ngày.
Khả năng sinh sản
Một thành trùng cái của P. fuscipes đẻ trung bình 76,8 trứng với tỷ lệ trứng nở trung bình là 99,8% và tỷ lệ thành trùng vũ hóa (tính từ ấu trùng) là 84,5%.
Mặt khác, số lượng thành trùng đực vũ hóa bay đi hàng đàn để tìm bạn tình nhiều hơn so với thành trùng cái với tỷ lệ đực/cái là 1,64.
Tác hại
Ngoài kiến ba khoang (P. fuscipes) còn có nhiều loài bọ cánh cứng khác như loài P. pietschmanni, P. spectabilis, P. riparius, P.littoralis. Các loài côn trùng này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin (C25H45NO9) - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết
trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả. Do vậy kiến ba khoang cũng bị xem là đối tượng gây hại trực tiếp trên người. Đã có nhiều ghi nhận về sự gây hại của P. fuscipes ở Việt Nam.
Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,... Kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 - 5mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, 2, 3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập và chà xát kiến trên da. Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 - 5 ngày, không thành phỏng.
PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT
Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là vào mùa mưa, kiến ba khoang sẽ thường vào nhà. Vì đây là thời điểm thích hợp cho nhiều loài côn trùng sinh sản và đi kiếm ăn. Vào những ngày mưa giông gió, kiến ba khoang sẽ bay vào khắp nơi, có thể là nhà bếp, các cửa chính, cửa sổ,... Để kiểm soát và phòng tránh Kiến ba khoang gây hại, dưới đây là một số phương pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của loài côn trùng này đến đời sống con người.
Kiểm soát không hóa chất
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Dùng bẫy đèn dụ kiến ra khỏi nhà. Vì đặc tính ưa ánh sáng của kiến ba khoang, bạn có thể đặt bẫy đèn bên ngoài nhà để thu hút chúng.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bật đèn ngoài hành lang sau đó để một thau nước trong suốt phía dưới, kiến sẽ thấy ánh đèn phản chiếu dưới nước mà bò tới và rơi vào thau nước.
Trồng sả hoặc dùng tinh dầu sả Kiến ba khoang rất sợ mùi sả, do đó để vài chậu sả nhỏ ở bệ cửa sổ, các góc nhà, cạnh chân tủ,... để kiến ba khoang không vào nhà. Dùng tinh dầu sả để xông trong nhà giúp đuổi kiến, pha loãng tinh dầu với nước để xịt lên quần áo, chăn màn, dùng để lau sàn,... làm kiến sợ hãi không đến nữa.
Sử dụng lưới ngăn côn trùng Lưới chống côn trùng được xem là giải pháp chống côn trùng mang lại hiệu quả cao, tác dụng trong thời gian lâu dài và độ an toàn tuyệt đối. Vì thế, đây là sản phẩm cần thiết để ngăn chặn kiến ba khoang vào nhà tốt nhất.
Có 4 loại thuốc được sử dụng để diệt P. fuscipes (Kiến ba khoang) gồm: Deltamethrin, Fipronil, Fenitrothion và Imidacloprid phun tồn lưu trên tường vách, sàn nhà và vật dụng là ba chất khác nhau (gạch, gỗ và bê tông). Hiệu quả tiêu diệt kiến 3 khoang như sau: Deltamethrin > Imidacloprid > Fipronil > Fenitrothion.
Theo nghiên cứu về Độc tính tiếp xúc và ảnh hưởng tồn dư của thuốc trừ sâu được chọn đối với Paederus fuscipes trưởng thành , P. fuscipes (Kiến ba khoang) trưởng thành được thu thập từ các khu dân cư tại hai địa phương là Desa Wawasan (DW) và Sri Pinang (SP). DW cách cánh đồng lúa Permatang Pauh khoảng 1,89 km và SP cách cánh đồng lúa Sungai Dua khoảng 0,57 km. Hai chủng này được chọn vì chúng có thời gian phát triển khác nhau, và điều này cho thấy khả năng chống chịu thuốc trừ sâu khác nhau giữa hai chủng.
Xử lý hóa chất trên bề mặt gạch
Với khác biệt đáng kể tại đa dạng các bề mặt trong thử nghiệm, nên các chuyên gia chỉ lựa chọn so sánh dữ liệu về thuốc diệt côn trùng được thử nghiệm trên gạch (bề mặt không xốp) để so sánh hoạt động diệt côn trùng, giới tính và chủng. Trong số bốn loại thuốc trừ sâu thì Deltamethrin có tác dụng tiêu diệt côn trùng nhanh nhất. Đối với Imidacloprid, con trưởng thành xảy ra trong vòng 0,41 - 3,98 giờ đối với chủng SP và 0,13 - 1,73 giờ đối với chủng DW. Độc tính của Fipronil bị chậm lại, với LT50 cao hơn đáng kể (4,92 - 28,07 giờ đối với chủng SP và 5,49 - 14,19 giờ đối với chủng DW) khi so sánh với Deltamethrin và Imidacloprid. Đối với Fenitrothion, phải mất 14,7 giờ để tiêu diệt 50% số côn trùng thử nghiệm và duy trì hiệu quả tối đa trong14 ngày.
Fipronil và Imidacloprid tồn tại rất bền bỉ trên bề mặt gạch; ghi nhận có tới 90% tỷ lệ tử vong của côn trùng thuộc chủng SP trong 1 tháng sau thời gian xử lý. Tỷ lệ tử vong của P. fuscipes tiếp xúc với gạch được xử lý bằng Deltamethrin đạt 90% vào ngày thứ 1 và thứ 7 sau xử lý. Tuy nhiên, tác dụng còn lại của Deltamethrin đã giảm đáng kể sau 14 ngày sau khi xử lý với tỷ lệ tử vong giảm xuống còn 80%. Fenitrothion gây ra tỷ lệ tử vong 70% vào ngày thứ 1, nhưng tỷ lệ tử vong này lại thấp hơn đáng kể so với các giá trị của các phương pháp điều trị bằng Fipronil, Im idacloprid và Deltamethrin. Trong vòng 7 ngày sau khi xử lý, tỷ lệ tử vong ở nghiệm thức điều trị bằng Fenitrothion giảm xuống 20%, về mặt thống kê thì điều này tương tự với nghiệm thức đối chứng. Không giống như các loại thuốc trừ sâu khác, Fenitrothion trên bề mặt gạch sẽ mất tác dụng vào ngày thứ 14 sau xử lý.
Đối với chủng DW, Fipronil và Imidacloprid tồn tại dai dẳng trên gạch trong suốt thời gian 4 tuần, với tỷ lệ tử vong dao động từ 80 đến 100%. Mặc dù hiệu quả còn lại của Imidacloprid thuyên giảm đáng kể theo thời gian nhưng tỷ lệ tử vong vẫn duy trì cao sau 28 ngày. Tác dụng tồn lưu của Deltamethrin thấp hơn một chút so với tác dụng của Fipronil và Imidacloprid, nhưng chúng tồn tại rất bền bỉ với tỷ lệ tử vong luôn duy trì trong khoảng 70-92% trong suốt thí nghiệm. Fenitrothion đạt được 48 tỷ lệ tử vong 65% khi con trưởng thành tiếp xúc với gạch trong tối đa 21 ngày.
Xử lý hóa chất trên bề mặt gỗ
Hoạt động của thuốc trừ sâu trên gỗ mang lại hiệu quả rất kém trừ một ngoại lệ là Fipronil với tỷ lệ tử vong 100% cho cả hai chủng trong suốt thời gian xử lý. Tác dụng còn lại của Deltamethrin đối với gỗ đã qua xử lý được cho rằng không phù hợp với chủng SP, cụ thể: tỷ lệ tử vong tại các bề mặt 1 ngày sau xử lý là thấp (tỷ lệ tử vong 20%), nhưng lại tăng lên tới 80% đối với bề mặt 21 ngày sau xử lý. Ngược lại, chủng DW luôn duy trì tỷ lệ tử vong 53% của 46 trong suốt quá trình xử lý. Giá trị tỷ lệ tử vong của chủng DW đối với gỗ ép được xử lý bằng Fenitrothion 1 và 7 ngày sau xử lý lần lượt là 60% và 50%, nhưng sau ngày thứ 14 thì bề mặt gỗ ép không có tác dụng đối với cả hai chủng. Chúng tôi không quan sát thấy tỷ lệ tử vong đối với gỗ ép được xử lý bằng Imidacloprid trong suốt thời gian xử lý.
Với biến dạng DW ảnh hưởng của bê tông được xử lý bằng Deltamethrin giảm đáng kể theo thời gian. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng ghi nhận tỷ lệ tử vong cao (tỷ lệ 90%) vào ngày thứ 1 và thứ 7 sau khi tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng, nhưng tỷ lệ này giảm đáng kể xuống 70% sau14 ngày và tồn tại trong 2 tuần tiếp theo. Khoảng 70% tỷ lệ tử vong đã được ghi nhận trên
Trong số các loại thuốc trừ sâu, Deltamethrin có tác dụng nhanh nhất đối với P. fuscipes trưởng thành, tuy nhiên, loại thuốc này có tỷ lệ hồi phục ở mức trung bình sau 48 giờ xử lý (25%) trên bề mặt gạch và cao trên bề mặt gỗ dán (80%). Hơn nữa, Deltamethrin có tác dụng không nhất quán trên gỗ ép và bê tông và tỷ lệ tử vong sau 48 giờ sau xử lý thường thấp hơn so với bề mặt gạch.
Để giải thích cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy các bề mặt xốp, đặc biệt là gỗ ép và bê tông, ở một mức độ nhất định có thể làm giảm sự hấp thu thuốc diệt côn trùng của côn trùng, việc giảm độc tính của thuốc trừ sâu trên bề mặt xốp có thể là do thuốc trừ sâu hấp thụ nhanh vào chất nền xốp. Ngoài ra, bản chất kiềm của bê tông có khả năng làm chậm tác dụng của thuốc trừ sâu.
Mặc dù côn trùng tiếp xúc với chất nền xốp được xử lý Deltamethrin có tỷ lệ tử vong thấp so với gạch, nhưng Deltamethrin vẫn có hiệu quả chống lại P. fuscipes trên tất cả các chất nền. Điều này cũng đã được chứng minh với nhiều loại Pyrethroid khác được thử nghiệm trên các loài côn trùng khác .
Các nhà nghiên cứu thấy Deltamethrin trên khối gỗ để diệt Triatoma infestans (Klug) có độc tính lên đến 3 tháng. Tuy nhiên, P. fuscipes có thể tránh các bề mặt được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng hoặc có thể không bị nhiễm và tiếp xúc liên tục với các bề mặt được xử lý, và trong những trường hợp như vậy, thời gian tiếp xúc của bọ cánh cứng với Deltamethrin sẽ ngắn đi.
Tỷ lệ tử vong của P. fuscipes khi tiếp xúc với Imidacloprid sau 48 giờ xử lý trên bề mặt gạch lên tới gần 100%, điều này cho thấy loại thuốc diệt côn trùng này có độc tính cao đối với côn trùng. Tương tự như vậy, ở tất cả các giai đoạn khi mẫu vật được tiếp xúc với 0,01 và 0,1% Imidacloprid bằng phương pháp tháp phun Potter đều có kết quả với tỷ lệ tử vong cao. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh Imidacloprid làm giảm hiệu quả số lượng bọ cánh cứng trên cỏ, tuy nhiên, họ không nhận thấy bất kì tác dụng độc hại nào trên gỗ ép và bê tông được xử lý bằng Imidacloprid - nghĩa là các chất nền xốp hơn trong nghiên cứu.
Fipronil có độc tính tương đối chậm đối với P. fuscipes, vì loại thuốc này phải mất ít nhất 4 giờ tiếp xúc trước khi 50% côn trùng thử nghiệm bị tử vong nhưng tỷ lệ tử vong cao chỉ ghi nhận sau 48 giờ xử lý trên bề mặt gạch và gỗ ép. Sự hoạt động kém hiệu quả của Fipronil đối với P. fuscipes trên bê tông có thể là do công thức diệt côn trùng (cô đặc có thể nhũ hóa) trong nghiên cứu này. Không giống như Deltamethrin, bọ cánh cứng có thể không phát hiện được sự hiện diện của Fipronil trên các bề mặt được xử lý. Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi mặc định rằng Fipronil được pha loãng với tỷ lệ 0,02%. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về tác dụng đuổi côn trùng của Fipronil đối với bọ cánh cứng, nhưng nghiên cứu trước đây về Coptotermes formosanus Shiraki đã chỉ ra rằng Fipronil ở tỷ lệ 0,01 đến 0,06% không cho thấy tác dụng xua đuổi mối.
Do đó, cùng với các hiệu ứng tác dụng chậm, bọ cánh cứng có thể liên tục hấp thụ liều lượng trước khi chúng tử vong, đồng thời, các chuyên gia cũng ghi nhận tỷ lệ tử vong cao sau 48 giờ sau khi xử lý. P. fuscipes khi bị ngấm chất độc luôn co cơ, dẫn đến đại tiện và nôn mửa trước khi chết. Ta cũng cần lưu ý rằng P. fuscipes là loài ăn thịt đồng loại và ăn xác chết, vì vậy, có khả năng chất độc sẽ bị lan truyền khi đồng loại của chúng ăn phải các thân thịt bị nhiễm độc hoặc đã tiếp xúc với các chất bài tiết có chứa Fipronil thứ cấp (phenyl pyrozoles) có độc tính cao. Điều này đặc biệt đúng khi LT50 của P. fuscipes trưởng thành vào ngày thứ 7 trở đi ngắn hơn so với ngày đầu tiên tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Trong số bốn loại thuốc trừ sâu, Fenitrothion cho thấy chúng kém hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt P. fuscipes bởi tác dụng chậm và tỷ lệ tử vong thấp.
Nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, nên thực hiện một số bước sau:
Nếu có một con kiến ba khoang đang bò trên người bạn, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này. Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Đến cơ sở y tế để báo và thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.