5 minute read

Mông Cổ

Next Article
Malaysia

Malaysia

Ẩm thực Mông cổ

Tết của người Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar, có nghĩa là Trăng Trắng, ngày lễ truyền thống lớn nhất nước, có từ thế kỷ 13. Người Mông Cổ thường đón Tết Tsagaan Sar bằng trang phục màu trắng, cưỡi ngựa trắng, ăn thức ăn có màu trắng làm từ sản phẩm sữa và tặng quà màu trắng cho nhau. Tsagaan Sar trở thành tết đoàn viên, ngày mà người dân thường trở về với gia đình, thể hiện lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ và là dịp để giới trẻ hiểu biết về truyền thống, văn hóa dân tộc, nguồn cội gia đình. Tết Trăng Trắng cũng là dịp người ta chúc mừng những người chăn thả gia súc đã vượt qua mùa đông khắc nghiệt, đón chào những ngày xuân ấm áp. Để đón năm mới may mắn, người dân Mông Cổ luôn chuẩn bị cho mình tinh thần tích cực, lạc quan nhất, gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực. Người ta không được nghĩ xấu, nói xấu, làm xấu trong dịp Tết Tsagaan Sar. Nợ nần phải được trả hết trước năm mới và không ai được cãi vã trong dịp này vì người ta cho rằng nếu không, cả năm đấy, họ sẽ thường xuyên cãi nhau. Nhà cửa, quần áo, cơ thể cũng phải sạch sẽ. Người Mông Cổ tin rằng may mắn sẽ xuất hiện ở nơi nào sạch sẽ. Ít nhất một tháng trước Tết, gia đình nào cũng bận rộn lau chùi nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, sửa chữa đồ đạc hỏng trong nhà, chuẩn bị trang phục truyền thống Deel, nấu những món ăn đặc biệt để cùng thưởng thức trong ngày tết.

Nhà nào có người già thường chuẩn bị một bàn tiệc thịnh soạn, tượng trưng cho thịnh vượng, đủ đầy trong năm tới. Họ cũng chuẩn bị cả quà cho khách. Trong thời gian chuẩn bị đón Tết Tsagaan Sar, sợi dây kết nối giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm nhờ đó thêm bền chặt.

Vào sáng đầu tiên của Tsagaan Sar, mọi người thường dậy rất sớm, mặc trang phục truyền thống và chuẩn bị ngôi nhà hoàn hảo trước khi Mặt Trời mọc. Phụ nữ sẽ pha bình trà sữa đầu tiên của năm mới và mang ra bên ngoài vẩy một ít về 8 phía, một tay dựng thẳng áp lên ngực và một tay cầm cái muỗng mới bóng loáng sóng sánh trà. Nam giới sẽ leo lên đỉnh đồi, đỉnh núi gần nhất để ngắm cảnh Mặt Trời mọc đầu tiên trong năm

Trà Sữa

Nguyên Liệu

• Sữa tươi • Trà Phổ Nhĩ

• Nước lọc • Muối

Các bước thực hiện

1. Đổ sữa và nước lọc vào nồi 2. Cho trà vào, có thể dùng trà túi lọc hoặc bánh trà tuỳ ý 3. Vặn lửa nhỏ đun, đến khi sôi và sữa chuyển thành màu tương tự dưới dây thì tắt bếp 4. Trà sữa Nội Mông Cổ bước làm 3 hình 5. Cho ít muối vào sữa rồi đổ sữa ra, đối với những trường hợp dùng lá trà rời như mình thì nên lọc lá trà ra 6. Trà sữa có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích

Ul Boov

Nguyên liệu

• Bột mì • Bột nở • Đường • Sữa ngựa

Các bước thực hiện

1. Bột mì trộn vs sữa tươi sao cho khi nhào

xong bột trở thành một khối dẻo, không dính tay. 2. Trộn đều bột vs bột nở rồi bọc màng thực phẩm cho vào tô ủ 1 tiếng. 3. Sau khi bột đỡ nở hết cỡ lấy ra cắt thành từng khúc dài khoảng 10cm cho vào khay và tiếp tục cho bột nghỉ 30 phút. 4. Cho kháy nướng vào lò nướng với nhiệt độ 250*C và nướng trong vòng 45p.

Airag

Sữa lên men, một thức uống truyền thống khác của người Mông Cổ, được dùng trong các ngày Tết có tên gọi là airag hoặc kumis. Vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, cũng là mùa thu hoạch sữa ngựa, thức uống này phổ biến nhất. Tuy nhiên, người dân nơi đây đông lạnh sữa ngựa để dành tới Tsagaan Sar uống. Airag làm từ sữa ngựa lên men vài giờ đến vài ngày nên có vị chua, hơi có ga và cồn nhẹ (2-3% cồn).

Nguyên liệu

• Sữa ngựa

1. Đổ sữa ngựa vào một chiếc túi làm từ da ngựa sau đó buộc kín. 2. Để từ 5-7 ngày khi này sữa đã bắt đầu lên men có độ chua và có ga nhẹ là có thể sử dụng.

Các bước thực hiện

Bánh Bao

Nguyên liệu

• Thịt bò hoặc thịt cừu: 300g • Hành tây: 1 củ • Bơ: 1 gói • Bột mì: 300g • Bột nở: 1 muỗng cà phê • Nước lạnh: 240ml • Gia vị: muối, tiêu

Các bước thực hiện

1. Cho toàn bộ nguyên liệu vào một tô lớn với bột mì, bột nở và bơ. Sử dụng phới lồng để đánh đều bột lên đến khi tạo thành một khối bột nhỏ. Cho nước từ từ vào âu bột đã được trộn trước đó. 2. Khi khối bột đã được nhào mịn, bạn chia thành 3 – 4 phần nhỏ. Sử dụng cây cán bột để cà khối bột mỏng. Trong khi cán phải lưu ý rắc lên một ít bột mì trên bàn để tăng độ chống dính. 3. Thịt bò rửa sạch và thái thành từng miến vuông nhỏ. Hành tây lột sạch lớp vỏ bên ngoài rồi thái hạt lựu. 4. Cho nhân hành tây và thịt bò lên miếng bột đã cán, thêm chút muối, tiêu rồi túm lại tạo hình bánh bao. 5. Cho bánh vào xửng hấp rồi đặt nồi nước lên bếp, đun dưới ngọn lửa to. Khi nước sôi thì chỉnh lửa nhỏ lại, hấp trong thời gian 1 tiếng đồng hồ.

This article is from: