Quý độc giả thân mến!
Thời khắc thiêng liêng của năm mới đã đến. Đất trời đã sang xuân, vạn vật đã chuyển mình sang một năm mới, lòng người cũng bâng khuâng nhiều cảm xúc dâng trào, cầu năm một năm mới luôn tràn đầy những điều may nắm tích cực và gặt hái được nhiều thành công.
Tạp chí Orchard Garden số đặc biệt này, đội ngũ Biên tập mong muốn giới thiệu đến cho Quý độc giả những nét đẹp truyền thống ngày Tết Sài Thành với món bánh Tét độc đáo của người Nam Bộ.
Tết Nguyên Đán trải dài khắp mọi miền Tổ quốc, tất cả các vùng miền, các dân tộc đều hân hoan đón Tết, người Hoa ở Sài Gòn cũng có những nét đón Tết đặc sắc riêng.
Ở Tạp chí số Tết này, chúng tôi xin giới thiệu những đặc trưng khác biệt trong Tết của người Hoa ở nơi đây. Bên canh đó, đầu năm cũng là dịp để Quý khách du xuân lễ chùa cầu cho một năm bình an hòa hợp. Hãy cùng chúng tôi đến thăm ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự linh thiêng - nơi tôn thờ và lưu giữ xá lợi của Hoàng thượng Thích Quảng Đức.
Và Tết cũng là dịp mỗi người thành kính dâng lên ban thờ Ông Bà Tiên tổ những vật phẩm lễ tết mang nhiều nguy cơ cháy nổ. Để đảm bảo an toàn về công tác PCCC đặc biệt ở khu vực ban thờ trong những ngày Tết, Ban Biên tập xin chia sẻ những điểm lưu ý để Quý độc giả tham khảo và phòng tránh.
Ban biên tập chúng tôi xin kính chúc Quý độc giả một năm mới thịnh vượng, nhiều thành công và ngập tràn hạnh phúc!
Trân trọng!
Thư ngỏ Ban quản trị
Kính gửi Toàn thể Quý cư dân Orchard Garden thân mến!
Nhân dịp đầu năm mới, Ban Quản trị xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Quý Cư dân. Chúc Quý Cư dân một năm mới luôn đầy ắp niềm vui, gặt hái nhiều thành công và luôn hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái tại Khu Căn hộ Orchard Garden thân thiện của chúng ta.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau trải qua 1 năm đầy khó khăn với thời gian đầu năm dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra căng thẳng, sau đó là quá trình khôi phục nền kinh tế sau dịch bệnh. Dù cuộc sống có nhiều sáo trộn, nhiều thành viên trong Khu căn hộ phải vất vả, xong Khu căn hộ chúng ta vẫn cùng nhau đoàn kết vượt qua thời gian khó khăn nhất. Cùng nắm tay nhau bước qua năm cũ và chào đón năm mới với những ước nguyện và mong mỏi chung làm sao xây dựng “Ngôi nhà Orchard garden” là 1 nơi đáng sống nhất. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một một mơ ước gìn giữ môi trường sống nơi đây thực sự an toàn, lành mạnh, khiến Orchard Garden trở thành một cộng đồng Cư dân văn minh, thân thiện tạo nên một không gian sống bình yên tiện nghi và đầy đủ.
Thưa Quý vị, Ban Quản trị Khu căn hộ được Quý cư dân tin tưởng giao phó với vai trò là đại diện toàn thể cư dân nói lên nguyện vọng, ý chí của cộng đồng Orchard Garden. Cùng với sự vinh dự đó cũng là trách nhiệm lớn lao mà chúng tôi cần phải cố gắng. Ban Quản trị sẽ đồng hành cùng đơn vị quản lý - Công ty PMC để xây dựng và duy trì một môi trường sống không chỉ hiện đại, sang trọng mà còn ấm áp tình cảm của cộng đồng Cư dân. Tất cả vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của chính chúng ta! Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng hết mình để gìn giữ và phát huy nét văn hóa tốt đẹp đó.
Trân trọng, Ban quản trị Khu căn hộ
Đòn bánh Tét
Nam Bộ ngày T ết
Không biết tự bao giờ, đòn bánh Tét đã trở thành món ăn truyền thống và việc gói bánh Tét cũng trở thành một trong những phong tục ngày Tết không thể thiếu của mỗi người Nam Bộ. bánh Tét là một trong những món không thể thiếu để các gia đình dâng cúng ông bà, Tổ tiên. Hương vị bánh Tét làm cho Tết cổ truyền trở nên ấm áp hơn.
Sự tích đòn bánhTét
Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh Tét của người Nam Bộ dùng trong ngày Tết là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.
Từ sự hình tượng hóa của yếu tố Linga của thần Siva mà nay còn biểu hiện rõ nhất ở khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với tín ngưỡng nông nhiệp vốn có nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh Tét như ngày nay. Dần dần, đòn bánh Tét được sinh thành và “thai nghén” lúc nào cũng không rõ.
Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử - tiền thân là người Sa Huỳnh - định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ. Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú.
Bánh Tét là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại
Bên cạnh đó, có một truyền thuyết khác bổ sung thêm cho nguồn gốc của bánh Tét, cách gọi tên bánh và thói quen ăn bánh Tét trong ngày Tết. Vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có anh lính nọ được người nhà gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa.
Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Đó được xem là nguồn gốc của bánh Tét trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.
Đòn bánh Tét thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về
Ý nghĩa đòn bánhTét
Đ
òn bánh Tét mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao cả. Bánh được bọc nhiều lá như người mẹ bọc lấy người con, ăn bánh Tét lại nghĩ về mẹ, sống với mẹ, như chị em đùm bọc lẫn nhau cùng một mẹ sinh ra. Không chỉ vậy, bánh Tét xanh nhân nhuỵ vàng gợi cho ta màu xanh của đồng quê, của đời sống chăn nuôi, của an vui xóm làng... gợi cho ta niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” của con người về một mùa xuân an bình cho mọi nhà. Tất cả những ý nghĩa đó đã đề cao sức lao động của con người, sự hoà hợp của trời đất, của con người với thiên nhiên, hướng về nguồn gốc Tổ tiên. Chiếc bánh nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm triết lý của người miền Nam về con người và cuộc sống. Tối 29-30 Tết, cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ chụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.
Đậm đà hương vị ngày Tết
Mỗi dịp Xuân về, nếu ở miền Bắc, miền Trung có bánh chưng xanh thì ở miền Nam có bánh tét. Nguyên liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ nếu bánh Chưng gói bằng lá dong thì bánh Tét gói bằng lá chuối, nếu bánh Chưng hình vuông thì bánh Tét gói tròn, dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng chuối chín. Bánh Tét có nhiều loại nhân và vị mặn, ngọt tùy ý gia chủ. Phần nếp, bánh tét cổ truyền thường được trộn thêm đậu đỏ hoặc đậu đen cho có sắc màu. Bánh tét được xem như một món ăn phổ biến không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam Bộ.
cách làm bánh Tét
Để hương vị bánh thơm ngon, công việc gói bánh phải chu đáo, tỉ mỉ ngay từ khâu chuẩn bị. Gạo nếp ngon, không bị lẫn gạo tẻ đem vo sạch, để ráo nước. Đậu xanh đãi vỏ nấu nhuyễn. Dừa khô nạo nhỏ vắt lấy nước cốt. Lá dứa giã nhuyễn, lọc lấy nước trộn hòa vào nếp để lấy mùi thơm và màu xanh hoặc cho nguyên lá vào nấu sôi chung với nước cốt dừa lấy mùi thơm.
Sau đó, nếp đã ráo nước được cho vào xào săn chung với nước cốt dừa tạo vị béo và thơm. Thịt mỡ hoặc thịt ba chỉ cắt hình chữ nhật theo độ dài của bánh và ướp chút muối, chút đường trước khi làm nhân. Đậu xanh nấu nhuyễn vo làm nhân được nắn theo chiều dài của bánh tét.
Hoàn thành việc gói bánh xong thì chuẩn bị khâu luộc: nước nấu sôi, xếp bánh vào theo từng lớp, đổ nước thêm cho ngập bánh và chất lửa nấu, nước cạn tới đâu thêm vào đến đó. Quá trình nấu kéo dài khoảng 8 tiếng thì bánh thành phẩm rền, thơm, béo ngậy. Đĩa bánh cắt khoanh sau khi dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết được hạ xuống ăn cùng với thịt kho, dưa món đậm đà hương vị quê hương.
Ngày Xuân, mọi thành viên trong gia đình về đoàn tụ và được thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon mới thấy hết giá trị của không khí gia đình truyền thống và ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc. Màu xanh của lá, mùi thơm của nếp, của lá dứa, vị ngọt bùi của nhân đậu, thịt sẽ là hương vị đậm đà khó quên cho mỗi người, nhất là đối với du khách đã một lần ghé thăm và ăn Tết với người dân Nam Bộ.
tại khu vực
LƯU Ý CHÁY NỔBàN THỜ
Trong dịp Tết, đa phần người dân theo phong tục thờ cúng Ông bà, Tổ tiên, thường thắp nhang, đốn nến, vàng mã… mà không chú ý đến các vật dễ cháy xung quanh như khăn trải bàn, giấy, dầu hỏa; hoặc để quên trước cửa nhà, trước sân để gió làm bay đóm lửa vào các vật dễ cháy. Dưới đây Ban biên tập xin lưu ý một vài điểm cần chú ý tại khu vực ban thờ để tránh những rủi ro liên quan đến cháy nổ sảy ra
Bàn thờ đặt nơi thông thoáng, không đặt sát vách, trần nhà, tránh nơi có gió thổi trực tiếp. Tường phía đặt bàn thờ và trần phía trên bàn thờ phải được thiết kế bằng những vật liệu không cháy.
Bàn thờ nên làm bằng những vật liệu chống cháy. Nếu bàn thờ bằng gỗ nên có tấm kính trên bề mặt đề phòng nến, tàn hương gây cháy.
Các vật dụng, đồ thờ cúng trên bàn thờ nên sắp xếp gọn gàng, cẩn thận. Không nên để đồ dễ cháy như vàng mã, giấy tiền, bật lửa trên bàn thờ. Các thiết bị điện thờ, đèn thờ cần lắp đặt với khoảng cách an toàn. Không nên thắp đèn thờ, điện thờ qua đêm hoặc khi không có người ở nhà. Các dây dẫn điện khu vực bàn thờ đảm bảo cường độ điện.
Hệ thống điện cần có Aptomat để tránh sự cố về điện có thể gây ra cháy.
Bát hương, nến, đèn dầu nên kê trên đế đỡ chống cháy. Nên thắp hương nến khi có người ở nhà trông coi. Khi ra khỏi nhà, kiểm tra nơi thờ cúng và tắt các thiết bị điện không cần thiết. Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ xung quanh bát hương, rút bỏ chân nhang để tránh lửa bùng cháy chân nhang từ bát hương sang bàn thờ. Không nên đốt hương vòng qua đêm
Để tránh việc cháy lan, bàn thờ nên có vách ngăn chống cháy sang khu vực xung quanh.
Đốt vàng mã không kiểm soát được để lửa cháy quá lớn cũng là nguyên nhân gây ra sự cố hỏa hoạn. Không đốt vàng mã tại ban công, hành lang. Đốt vàng mã ở lò hóa mã hoặc nơi quy định.
Việc sử dụng điện, Trong dịp Tết, người dân thường trang trí thêm đèn và các vật dễ cháy như: màn, chậu hoa giả, cây tài lộc… và bổ sung, câu móc thêm các thiết bị điện, không chú ý đầu nối dây dẫn điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện. Có trường hợp đường dây dẫn điện không được kiểm tra thay thế kịp thời nên bị bong tróc lớp vỏ cách điện; hoặc sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn dẫn đến các hiện tượng quá tải, chập mạch gây ra cháy nổ.
RỰC RỠ SẮC MÀU ĐÓN
TẾT CỦA
Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn cũng có những phong tục đón Tết nguyên đán rất đặc sắc, thú vị. Sài Gòn hiện có khoảng 500.000 người Việt gốc Hoa sinh sống rải rác ở các quận, huyện nhưng tập trung đông nhất là ở Quận 5. Giữa một Sài Gòn phồn hoa với nhiều thay đổi không ngừng nhưng những nghi lễ đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Hoa ở nơi đây vẫn được gìn giữ, bảo lưu một cách đầy đủ và trọn vẹn. Khu phố người Hoa ở Chợ Lớn đỏ rực bởi các câu đối đỏ, phong bao lì xì và hàng trăm vật phẩm trang trí cho ngày tết Nguyên Đán. Với hai màu đỏ, vàng làm chủ đạo cho mọi sản phẩm, đường Hải Thượng Lãn Ông phường 13, 14 - Q.5 trở nên rộn ràng, tấp nập hơn bao giờ hết. Đây là khu phố chuyên bán sỉ, lẻ các mặt hàng dùng để trang trí cho ngày Tết.
P hố Người Hoa
Qua nhiều thế hệ, cộng đồng người Hoa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống rất riêng của mình. Ngoài việc góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của Thành phố, những giá trị văn hóa của cộng đồng người Hoa đã làm cho kho tàng văn hóa TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung thêm đa dạng, phong phú.
Bước sang tháng Chạp, người Hoa chọn ngày tốt để quét dọn dẹp nhà cửa, làm lễ tạ thần. Đó là lễ đáp tạ Trời, Phật, Ông Bà đã cho gia đình một năm bình an. Cúng xong, người ta mang vật cúng chia cho họ hàng, người quen, gọi là chút quà thơm thảo. Nhà
Những ngày TRƯỚC TẾT
này mang vật cúng cho nhà kia. Đến khi nhà kia cúng sẽ mang cho lại nhà này. Đây cũng là cách làm cho tình thân thêm gắn bó. Trong khi đó, đường phố nhà nhà bắt đầu trang trí đèn lồng với ý nghĩa tượng trưng cho những điều may mắn.
Lễ đưa ÔNG TÁO
Khác với người Việt cúng đưa ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, người Hoa thường tiễn ông Táo về Trời vào sáng hôm sau, ngày 24 tháng Chạp gọi là Lễ tạ Táo.
Vật cúng ông Táo thường có các món ngọt như thèo lèo và quýt.
Trong tiếng Hoa, “quýt” đồng âm với “cát” có nghĩa là cát tường, may mắn. Người ta hy vọng ông Táo sẽ tâu những lời tốt lành, mang lại may mắn cho gia đình.
Ngày ba mươi Tết
Trong nhà người Hoa thường dán câu đối liễn. Đến ngày 30 Tết, người ta thay câu đối liễn mới, giấy đỏ chữ vàng, nội dung thường mang thông điệp tốt lành như Xuất nhập bình an, Kim ngọc mãn đường, Tân xuân đại cát... Với những gia đình làm ăn buôn bán tại nhà, nội dung câu đối liễn thường là Nhất bổn vạn lợi, Khai trương hồng phát, Sinh ý hưng long...
Ngoài ra, người ta còn dán chữ “Xuân” và “Phúc” ngược trên cửa, chữ “ngược” tiếng Hoa đọc là “đáo”, nghĩa là Xuân đến, Phúc đến. Chiều 30 Tết, trẻ con được tắm rửa sạch sẽ, thay bộ quần áo mới màu đỏ - màu may mắn theo quan niệm của người Hoa - rồi đi chúc tết ông bà, cha mẹ và nhận tiền lì xì.
Giao thừa cũng là ngày đoàn tụ gia đình. Tối giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên thịnh soạn. Mọi người đón giao thừa vào lúc 12 giờ đêm. Người Việt có mâm ngũ quả “cầu, sung, dừa, đủ, xoài” thì người Hoa có quýt, bánh bao, bánh Tổ. Tiếng Hoa gọi bánh bao là “Phát bao”, bánh Tổ là “Niên cao”… Tựu trung đều mang ý nghĩa là sự ước mong cho năm mới, gia chủ được may mắn, phát tài, năm mới sẽ tốt hơn năm trước…
GIAO THỪA
Cũng như món bánh chưng, bánh tét của người Việt, bánh tổ và bánh củ cải là hai món ăn gần như không thể thiếu trong ngày tết của người Hoa gốc Triều Châu sinh sống tại Việt Nam. Bánh Tổmón bánh này được làm bằng bột nếp trộn với đường đã nấu loãng, sau đó đổ vào khuôn hình tròn đem hấp. Bánh củ cải là loại bánh mặn, bánh này được làm từ củ cải trắng và một số nguyên liệu khác như bột gạo, tôm khô, thịt ba rọi, nấm đông cô và tỏi tây. Lượng củ cải trắng nhiều gấp đôi lượng bột gạo Người Quảng Đông cúng giao thừa còn có giò heo, cải xà lách xanh sống. Tên những thứ này khi đọc lên thường có ý nghĩa tốt lành. Heo đọc là “trư”, đồng âm với “châu” - ý là “châu long nhập thủy”, châu báu đầy nhà. Cải xà lách tiếng Quảng đọc là “Phát soi”, đồng âm với “Phát tài”…
Mùng MộtTết
Ngày mùng Một Tết được coi là ngày thờ cúng mời thánh thần và Tổ tiên về ăn Tết. Nhiều người Hoa kiêng ăn thịt vì cho rằng điều đó sẽ đem lại cuộc sống trường thọ, hạnh phúc.
Sáng mùng Một Tết cũng là thời điểm gia đình tập trung đông đủ đón năm mới, vị cao niên trong nhà sẽ phát phong bao “lì xì” mừng tuổi cho con cháu và khách là nam thanh nữ tú, trẻ em đến chúc tết gia đình.
Ngoài ra, trong ngày mùng 1, rất nhiều gia đình người Hoa đi chùa cầu bình an, may mắn. Sau khi lễ chùa họ cùng ra đường xem múa lân. Có thể nhận thấy, phong tục đón Tết của người Hoa trong ngày này luôn rất rộn ràng, náo nhiệt bởi các lễ nghi đặc sắc xen lẫn với đèn hoa trang trí rực rỡ trên khu phố của riêng họ.
Mùng Hai Tết
(Ngày Khai niên)
Ngày mùng Hai Tết, các con rể đến thăm và mừng tuổi nhạc phụ, nhạc mẫu. Câu nói phổ biến nhất mà mọi người trong gia đình chúc tết nhau và chúc tết khách đến chơi trong dịp Nguyên đán là “Cung hỷ phát tài” và chủ nhà thường đãi khách bằng tiệc trà. Hoạt động chính trong ngày Mùng 2 Tết chủ yếu là phong tục “Khai Niên”: vào buổi sáng sớm của ngày này, nữ chủ nhân trong gia đình sẽ bắt tay chuẩn bị bữa cơm mở đầu năm mới với nhiều món ăn mang các ý nghĩa tốt đẹp như: gà, cá, bánh củ cải, rau xà lách, …
Mùng Ba Tết
Tương truyền Mùng 3 Tết là ngày “Xích Khẩu” nghĩa là tranh luận, cãi nhau nên vào ngày này thường sẽ không đi thăm viếng bạn bè mà chủ yếu chỉ ở nhà cúng tế Tổ tiên là chính. Ngày này cũng là ngày chuột cử hành hôn lễ nên mọi người thường sẽ đi ngủ sớm để tránh làm phiền các chú chuột! Và cũng có tục lệ rải thóc, bánh, muối ở các góc tường để mời chuột ăn, ngụ ý trong năm mới sẽ có mùa màng bội thu. Tuy nhiên đây chỉ là phong tục mang màu sắc mê tín của người xưa, ngày nay mọi người đã không còn chú trọng những điều này nữa mà mùng 3 Tết vẫn là ngày đẹp trời để du xuân, thăm viếng bạn bè.
Mùng 4 Tết là ngày đón tiếp các vị thần linh về trần gian, theo truyền thuyết, tất cả các vị thần linh từ 24 tháng chạp đều về thiên đình chầu Ngọc hoàng, đến Mùng 4 mới bắt đầu trở về trần gian. Vì thế vào ngày này, các gia đình người Hoa thường chuẩn bị hương hoa, bánh trái để nghênh đón các vị thần bảo hộ cho gia đình.
Mùng Bốn Tết
(Ngày nghênh đón thần linh)
Mùng NămTết
(Ngày ngũ lộ tài thần)
“Phá ngũ”, “Ngày thần tài” là tên gọi của Mùng 5 Tết. Gọi là “phá ngũ” vì đây là ngày có thể “phá” bỏ những kiêng kị của những ngày Tết, mọi người có thể tự do sinh hoạt, vui chơi mà không lo phạm vào những điều cấm kị của ngày Tết nữa.
Mùng 5 Tết còn là ngày đón “Thần Tài”, theo truyền thuyết dân gian, hôm nay là ngày nghênh đón “Ngũ lộ tài thần” tức thần tài của 5 phương hướng, mọi người tin rằng đón được Thần Tài thì trong năm mới sẽ được sung túc và phát tài.
(Ngày tiễn thần Nghèo)
Mùng SáuTết
Mùng 6 Tết được xem là ngày tiễn “Thần Nghèo”, đây là một tập tục cổ xưa, ngày nay đã không còn thịnh hành nữa; đây cũng là ngày chính thức kết thúc một dãy những ngày vui chơi của Tết, hôm nay là ngày bắt đầu dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị cho một ngày làm việc đầu tiên của năm mới; và cũng là ngày các cửa tiệm, cửa hàng mở cửa nhiều hơn để buôn bán cho một năm mới. Theo truyền thuyết người Hoa, mùng 6 cũng là ngày sinh nhật của NGỰA, tượng trưng cho “Mã Đáo Thành Công”, đây cũng là một trong những lý do được nhiều người chọn để khai trương buôn bán.
Tục múa Lân
Theo phong tục của người Hoa, múa lân và trống khai trương là những thủ tục không thể thiếu trong hoạt động này vì thế trong ngày Tết cả khu phố người Hoa luôn rộn ràng tiếng trống lân. Múa Lân ngày Tết là một phong tục độc đáo, được người dân Nam Bộ trao truyền, giữ gìn qua nhiều thế hệ, nhất là ở các địa phương có đông người Hoa sinh sống như Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu…
Lân là một linh vật trong tứ linh, gồm LongLân - Quy - Phụng, là biểu tượng cho điềm lành. Vì vậy, tục múa Lân ngày Tết nhằm gửi gắm ước nguyện của gia chủ và cộng đồng về một mùa xuân mới bình an, may mắn, phát tài, phát lộc, nguyện cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
hiêm bái Việt Nam
QUỐC TỰ LINH THIÊNG C
Việt Nam Quốc Tự được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh vô cùng nổi tiếng bởi không gian thanh tịnh cùng kiến trúc độc đáo, nổi bật. Trong chùa có nhiều bóng cây cổ thụ lớn, quanh năm xanh tốt, tỏa bóng mát và bao phủ lấy ngôi chùa. Chùa không chỉ linh thiêng mà còn mang một ý nghĩa lịch sử, tâm linh với người dân miền Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung. Bên trong chùa gồm có 7 tháp tầng và các cảnh Phật để các tăng ni Phật tử, du khách gần xa tới tham quan, dâng hương và chiêm bái.
Việt Nam Quốc Tự được biết đến với bảo tháp cao nhất lên đến 13 tầng, cao 63m. Nó được xem là biểu tượng sự thống nhất của 13 tổ chức trong Phật giáo. Đồng thời là nơi cất giữ và tôn thờ xá lợi trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, sinh năm 1897, là Hòa thượng phái Đại thừa. Ông đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
Thi thể của Hoàng thượng được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ. Theo nhiều nhân chứng, sau khi nhục thân biến thành tro thì quả tim vẫn còn, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách lạ thường. Trái tim được gìn giữ ở chùa Xá Lợi, rồi tôn thờ tại Việt Nam Quốc Tự, sau đó được gửi vào Ngân hàng Pháp tại Sài Gòn và nay là chi nhánh phía Nam của Ngân hàng Nhà nước.
Bảo tháp trong khuôn viên chùa được khởi công xây dựng vào ngày 3.8.2015, với hạng mục công trình bảo tháp gồm 13 tầng và 63 mét. Ngày 4.4, đỉnh tháp đồng nặng 6 tấn đã được lắp lên đỉnh tháp hoàn tất phần đổ bê tông ở tầng 13 và mái tháp. Đỉnh tháp được đúc bằng đồng nguyên khối do nhóm thợ làng đúc đồng Nam Định thực hiện.
Về kiến trúc bảo tháp, sở dĩ tháp có chiều cao 63 mét và có 13 tầng vì đây là công trình tôn giáo kỷ niệm cuộc đấu tranh bất bạo động đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo diễn ra năm 1963. Bảo tháp 13 tầng có ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo năm 1963. Bảo tháp sau khi hoàn thành sẽ là nơi trưng bày tư liệu về cuộc đấu tranh lịch sử.
Tại chùa còn có quả chuông cao 2.9m và nặng đến 3 tấn đây là quả chuông lớn nhất tại Việt Nam. Đến với Chùa Việt Nam Quốc Tự bạn không chỉ được hòa mình vào không gian tâm linh, mà còn chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật.
Theo thiết kế đình chùa, Việt Nam Quốc Tự là pha trộn giữa nét kiến trúc truyền thống của Phật giáo Việt Nam và tính hiện đại, đáp ứng cho nhiều chức năng sinh hoạt tâm linh, thuyết giảng, triển lãm, giao lưu văn hóa, hội họp, làm việc… Công trình sẽ kết hợp vật liệu đá thiên nhiên, cùng với nội thất hiện đại bên trong để đảm bảo sự thuận tiện cho việc tu tập lễ bái, cũng như sự thiêng liêng ở nơi đây.
18
Orchard Garden bao gồm 18 tầng Orchard Garden has a total of 18 floors
Orchard Garden có tổng số căn hộ là 181 There are 181 rooms in Orchard Garden 246
Orchard Garden có 246 căn OfficetelThere are 246 Officetels in Orchard Garden 4.298
Diện tích của Orchard Garden là 4.298 mét vuông Orchard Garden is 4.298 square feet
Nhà phát triển của Orchard Garden Orchard Garden’s Developer
TẬP ĐOÀN NOVALAND
Tập đoàn Novaland - nhân tố chính trong hệ sinh thái NovaGroup - là Thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển BĐS tại Việt Nam. Trên tổng quỹ đất khoảng 10.600 ha, Tập đoàn Novaland hiện phát triển 03 dòng sản phẩm chủ lực, gồm: BĐS Đô thị, BĐS Du lịch, và BĐS Công nghiệp. Trải qua hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Novaland hiện sở hữu danh mục gần 50 dự án BĐS; không chỉ dừng lại ở các dự án BĐS nhà ở tại Trung tâm TP.HCM, Tập đoàn còn đầu tư mạnh mẽ loạt dự án BĐS quy mô lớn, với những công trình và sản phẩm dẫn đầu xu hướng, tác động tích cực đến quá trình phát triển đô thị và phát triển du lịch tại các tỉnh thành phía Nam.
NOVALAND GROUP
As the key member of NovaGroup’s ecosystem - Novaland is a leading prestigious brand in the real estate investment and development industry in Vietnam. With over 10,600 hectares of land bank, Novaland has focused on developing three key product lines, including: Residential Real Estate, Hospitality Real Estate, and Industrial Real Estate.
Through a journey of 30 years of establishment and development, Novaland currently owns a portfolio of more than 50 projects with trend-leading projects and products in Residential Real Estate and large-scale Residential Hospitality Real Estate. This has a positive impact to the development of urbanization area and tourism in the southern provinces.
BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ. Địa điểm: Tầng 8, tòa nhà Orchard Garden, 128 Hồng Hà, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh Hotline: 0906.767.304
ORCHARD GARDEN
Should you have futher question, suggestions or comments, please contact the Orchard Garden Management Office at:
Address: 8th floor, Orchard Garden building, 128 Hong Ha, Phu Nhuan, Ho Chi Minh City Hotline: 0906.767.304 E-mail: orchardgarden.pmc@vnpt.vn