đối với cột sống & chữa bệnh thoát vị đĩa đệm LỢI ÍCH CỦA BƠI LỘI BÁU VẬT VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI đến sức khỏe con người Đờn ca tài tử tảo & bảo dưỡng định kỳ bể bơi kiểm soát
ORCHARD GARDEN
Quý độc giả thân mến!
Vào những dịp đầu năm khi không khí mùa xuân đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường, đâu đó ở mọi miền quê hay con hẻm ngõ phố vẫn vang lên câu hát đờn ca mừng xuân mới, để giúp Quý độc giả có thêm nhiều thông tin về nghệ
thuật được coi là báu vật của đất và con người Phương
Nam trong Tạp chí số này Ban Biên tập giới thiệu một dòng
nhạc dân tộc đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể - Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Theo nhiều nghiên cứu về sức khỏe con người, bơi lội thường
xuyên giúp xương khớp bền vững dẻo dai, phòng và trị các
bệnh về đau lưng và cột sống. Ở Tạp chí Orchard Garden
số này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết về lợi ích của bơi lội đối với cột sống & chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Khi thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm mà tảo ở các khu vực bể bơi phát triển mạnh, để kiểm soát lượng tảo đảm bảo an toàn nước khi bơi, Ban Biên tập giới thiệu tới Quý vị quá trình kiểm soát tảo và bảo dưỡng định kỳ bể bơi của Khu căn hộ, cũng như các ảnh hưởng của các chất độc hại đến sức khỏe con người.
Ban Biên tập rất mong được sự đón nhận từ Quý độc giả.
Trân trọng!
3
Thư ngỏ Ban quản trị
Kính gửi Toàn thể Quý cư dân Orchard Gardenthân mến!
Khucănhộcủachúngtalàmộttổhợpcáccănhộcaocấp,
Orchard Garden. Với mục tiêu xây dựng gắn kết cộng đồng trung tâm thương mại và officetel tạo nên bản sắc riêng của
Cư dân văn minh, thân thiện tạo nên một không gian sống
bình yên tiện nghi và đầy đủ, Ban quản trị Khu căn hộ cùng
Đội ngũ Biên tập mang đến những thông tin hữu ích về cuộc
sống tại Orchard Garden cũng như các tiện ích xung quanh
Khu căn hộ để Cư dân có thêm lựa chọn khác nhau về tận
an toàn, lành mạnh, khiến Orchard Garden trở thành một muốn, một mơ ước gìn giữ môi trường sống nơi đây thực sự đình. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một mong hưởng các dịch vụ phục vụ cuộc sống của Quý vị và cả gia
Để giúp Quý cư dân có góc nhìn đầy đủ và chi tiết về dịch trong những nơi đáng sống nhất.
vụ tại Khu căn hộ, trong Tạp chí số này Chúng tôi mang đến
soát tảo và bảo dưỡng định kỳ bể bơi để đảm bảo sự an những thông tin về tiện ích Hồ bơi, cụ thể là quá trình kiểm
toàn trong thời gian sử dụng hồ bơi của Quý cư dân.
Thưa Quý vị, Ban Quản trị Khu căn hộ được Quý cư dân tin tưởng giao phó với vai trò là đại diện toàn thể cư dân nói lên nguyện vọng, ý chí của cộng đồng Orchard Garden. Cùng với sự vinh dự đó cũng là trách nhiệm lớn lao mà chúng tôi cần phải cố gắng. Ban Quản trị sẽ đồng hành cùng đơn vị quản lý Công ty PMC để xây dựng và duy trì một môi trường sống không chỉ hiện đại, sang trọng mà còn ấm áp tình cảm của cộng đồng Cư dân. Tất cả vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của chính chúng ta! Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng hết mình để gìn giữ và phát huy nét văn hóa tốt đẹp đó.
Trân trọng, Ban quản trị Khu căn hộ
QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT TẢO & BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ BỂ BƠI LỢI ÍCH BƠI LỘI ĐỐI VỚI CỘT SỐNG & CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 08 20
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI ĐỜN CA TÀI TỬ - BÁU VẬT VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM 30 26
8
LỢI ÍCH CỦA BƠI LỘI
đối với
cột sống & chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Bơi lội thường xuyên giúp xương khớp bền vững dẻo dai, phòng và trị các bệnh thoát
vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ... Tác dụng thấy rõ ở giai đoạn đầu của bệnh là giảm đau nhức, giảm tê buốt các khớp các chi, tập đúng dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên sẽ mang lại hiệu quả cao.
9
Lợi ích của bơi lội đối với thoát vị
đĩa đệm cột sống là tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn đến các khớp, đĩa đệm tốt hơn. Khi thở sâu cơ hoành vận động giúp máu truyền đầy đủ dinh dưỡng tới xương. Thở sâu khi bơi cơ hoành giúp giữ lượng máu lưu thông đến cột sống, đĩa đệm lâu hơn nhiều hơn để
bổ sung dưỡng chất và tiếp nhận chất
thải. Động tác thở ra kéo cơ hoành về
vị trí bình thường, máu cùng chất thải
lại trở về tim và được thanh lọc. Ngoài
ra bơi lội giúp tăng cường độ săn chắc
của cơ bụng và cơ lưng, giúp ổn định
cột sống và giảm khả năng thoát vị.
10
11
Người bệnh thoát vị đĩa đệm
bơi lội đều đặn 30 - 60
phút/lần, mỗi tuần từ 3 - 4
lần sẽ giúp xương khớp vững
chắc, giảm đau và phục hồi
tình trạng thoát vị đĩa đệm.
12
“
Khi ta thả lỏng cơ thể trong nước, nhờ sự nâng đỡ của nước mà các khớp xương được thư giãn, cơ bắp thả lỏng, giảm áp lực của trọng lượng lên các khớp. Đối với cột sống trong môi trường nước các thân đốt sống như được giãn ra, giảm ma sát và áp lực đối với các nhân nhầy đĩa đệm, tạo áp suất âm giúp đĩa đệm trở về vị trí bình thường. Hơn nữa, nước được coi là môi trường khá an toàn, hạn chế chấn thương và ảnh hưởng trên các khớp giúp phục hồi các khớp tổn thương và sau phẫu thuật.
Có thể chọn bơi vào buổi sáng hoặc chiều tối và tuyệt đối tránh việc bơi khi đã ăn no bụng. Có thể tùy vào tình trạng bệnh của mình để chọn kiểu bơi và tốc độ bơi cũng như thời gian bơi phù hợp.
13
Đối với người bị đau lưng, quá trình
chữa trị có thể bắt đầu từ bác sĩ và có thể sử dụng phương pháp bơi lội
để hỗ trợ. Tuy nhiên, người bị đau lưng không bơi với kỹ thuật như người bình thường và cần phải biết kiểu bơi nào là “thân thiện với cột sống” và kiểu bơi nào là “chống chỉ định với cột sống”.
Bơi lội có thể là một phần trong kế hoạch điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm của nhiều người. Ngoài vật lý trị liệu thì bơi lội chính là cách để tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cột sống. Bơi lội có thể làm giảm bớt các cơn đau và chữa lành bệnh. Bơi lội hoàn toàn có lợi cho quá trình hồi phục của người bệnh.
14
Bơi với người bị thoát vị đĩa đệm
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tránh những kiểu bơi gây hại mà nên chọn kiểu bơi nhẹ nhàng, truyền thống để thư giãn và điều trị bệnh. Trong đó, bơi bướm gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất. Bơi bướm là đòi hỏi sức mạnh cơ bắp để thực hiện chuyển động giống như những cơn sóng hoặc để giống cách bơi của cá heo. Khi bơi bướm, cột sống sẽ nằm trong một vị trí mở rộng trong một thời gian khá dài, trong khi cơ hai tay di chuyển ra vào để đẩy cơ thể về phía trước. Điều này tạo nên một lực tác động lớn đến lưng, hông và chân.
15
1. Nghỉ ngơi trước khi bơi
Trước khi luyện tập bơi, người bị thoát vị đĩa đệm nên có thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, trong những ngày đầu bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh không thể làm gì khác hơn là nằm trên giường. Tuy nhiên, nằm nhiều sẽ khiến cơ bắp bị suy yếu và cứng khớp.
Do đó, hãy ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng khi bạn cảm thấy đã nghỉ ngơi đủ. Nếu bạn có thể đến hồ bơi, hãy thử một vài động tác khởi động nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước.
Mặt nước có thể nâng đỡ các khớp xương tốt hơn và giường hoặc sofa.
Nhiều thao tác và hoạt động trong hồ bơi có thể làm cho tình trạng lưng và cổ của bạn bị tổn thương. Do đó hãy tìm hiểu những điều nên làm và không nên làm khi bơi để tránh làm tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ.
cho người thoát vị đĩa đệm Một số lưu ý
16
2. Tránh lực mạnh
Một vấn đề với môn bơi lội là bạn phải sử dụng lực và thực hiện nhiều cú đánh liên tiếp để tiến về phía trước. Điều này tạo ra một lực cắt ngang hông và
lưng dưới của bạn. Tác động lực này có thể góp phần phá vỡ cấu trúc đĩa đệm và các bộ phận nhạy cảm ở lưng.
Để tránh lực tác động này, người bệnh có thể:
Sử dụng mặt nạ dưỡng khí để tránh việc cong lưng dưới trong lúc ngẩng đầu lên để lấy không khí. Hoặc hãy tranh thủ hít một hơi khi bạn xoay lưng dưới để tiến về phía trước.
Tham khảo ý kiến của huấn luyện viên hoặc bác sĩ vật lý trị liệu để có cách bơi đúng đắn nhất. Chẳng hạn như bạn sẽ được học cách giữ
cho vai thẳng hàng với hông khi bơi.
17
3. Bơi nhẹ nhàng
Vị trí và chuyển động
khác nhau có thể làm
ảnh hưởng đến cột sống theo nhiều cách, ví dụ:
Bơi bướm và bơi ếch buộc cột sống và lưng dưới cong về phía sau khi bạn tiến lên. Những chuyển động này có thể tăng thêm sự căng thẳng
ở cột sống và làm bạn đau đớn hơn.
Bơi tự do và bơi ngửa thì không cần phải cong lưng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể nặng thêm do đĩa đệm và cấu trúc lưng dưới phải xoay vòng liên tục.
Điều quan trọng khi bơi là phụ thuộc vào yếu tố cơ học và cường độ luyện tập của bạn. Vì vậy, rủi ro là không thể tránh khỏi. Nếu bạn bị đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm tốt nhất hãy xin lời khuyên của bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu trước khi bắt đầu chương trình bơi lội.
18
4. Hít thở sâu khi bơi
Hít thở sâu có thể truyền máu
đầy đủ đến xương và cơ bắp. Khi hít thở, cơ hoành ở giữa bụng và ngực sẽ chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo từng hơi thở. Khi hít sâu, cơ hoành sẽ đóng kín và đưa máu đến cột sống, đĩa đệm nhiều hơn. Động
tác thở ra sẽ khiến cơ hoành trở lại vị trí bạn đầy, máu và các
chất thải sẽ được tim thanh lọc.
Vì vậy, hãy tạo thói quen hít
thở sâu khi bơi để làm săn chắc cho cơ bụng, cơ lưng, giúp ổn định cột sống và góp
phần điều trị thoát vị đĩa đệm.
19
20
Tảo là một nhóm rất lớn và đa dạng của các sinh vật sống đơn giản, chủ yếu là các loài thủy sinh, trong đó có hai giống quan trọng được
tìm thấy trong các hồ bơi. Một loại nổi tự do trong nước và một loại
bền hơn sẽ tự ngấm vào các lỗ và kẽ hở của bề mặt tiếp xúc với nước.
Sự hiện diện của ánh sáng mặt trời, carbon dioxide, chất khoáng và
các hợp chất nitơ hoặc nitơ khí quyển và các chất dinh dưỡng hữu cơ
khác là cần thiết cho sự phát triển của tảo.
21
Tảo sẽ chứa và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và làm chậm hoạt động của một số chất khử trùng như clo.
Trong các hồ bơi được khử trùng bằng clo, sự phát triển của tảo là không thể chấp nhận được vì tảo phản ứng với clo sẽ tạo ra mùi, gây đục, làm mất màu nước và tạo ra chất nhờn gây trơn trượt có thể dẫn đến tai nạn trong và xung quanh hồ bơi. Sự hiện diện của tảo trong nước hồ bơi cũng sẽ làm tắc nghẽn các bộ lọc, do đó sẽ đòi hỏi phải thực hiện tiến hành rửa ngược thường xuyên hơn.
22
Việc tảo phát triển nhiều có thể làm tăng nồng độ clo trong các hồ bơi (được khử trùng bằng clo). Việc sử dụng quá mức clo có thể khiến mức clo tự do thông thường sẽ không giết được tảo. Sau đó, cần phải siêu clo hóa hồ bơi, trong khi hồ bơi không được sử dụng, bằng cách nâng mức clo tự do lên ít nhất 10mg/l. Sau quá trình xử lý này, tảo sẽ bị loại bỏ khá dễ dàng. Nếu không, nên lặp lại quá trình nêu trên cho đến khi diệt hết được tảo. Tảo chết nên được loại bỏ bằng các biện pháp vật lý trước khi đưa hồ bơi vào sử dụng.
Sự hiện diện của tảo trong nước hồ bơi được khử trùng bằng clo là dấu hiệu cho thấy lượng clo tự do không được duy trì đầy đủ.
23
Tảo trong nước hồ bơi cũng có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng hóa chất algaecide. Chúng hoạt động theo hai cách ngăn chặn tảo phát triển và tiêu diệt tảo. Trong hầu hết các trường hợp, lượng chất
cần thiết để tiêu diệt tảo trong bốn giờ có thể lớn hơn 3-8 lần so với lượng
cần thiết để ngăn chặn tảo hình thành trong khoảng thời gian mười ngày.
Một số loại tảo có nhu cầu clo cao và do đó, nếu phát tán trong các hồ
bơi được khử trùng bằng clo, chúng có thể làm cạn kiệt lượng clo tự do
có sẵn để khử trùng. Các loại tảo khác có thể gây sủi bọt nghiêm trọng
trong nước và bộ lọc.
24
Tảo trong nước hồ bơi cũng có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng hóa chất algaecide. Chúng hoạt động theo hai cách ngăn chặn tảo phát triển và tiêu diệt tảo. Trong hầu hết các trường hợp, lượng chất cần thiết để tiêu diệt tảo trong bốn giờ có thể lớn hơn 3-8 lần so với lượng cần thiết để ngăn chặn tảo hình thành trong khoảng thời gian mười ngày.
Một số loại tảo có nhu cầu clo cao và do đó, nếu phát tán trong các hồ bơi được khử trùng bằng clo, chúng có thể làm cạn kiệt lượng clo tự do có sẵn để khử trùng. Các loại tảo khác có thể gây sủi bọt nghiêm trọng trong nước và bộ lọc.
25
ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt trong không khí có thể có lẫn các chất độc hại như NH3, Clo..vv.. Đó là những chất rất có hại đến sức khỏe con người.
Cho tới nay không có tiêu chuẩn chung để đánh giá mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các chất độc hại trong không khí. Theo TCVN 5687 : 1992 nồng độ các chất độc hại của không không khí trong phòng cho ở bảng 1-6 dưới đây.
26
29
28
29
ĐỜN CA TÀI TỬ
Đờn ca tài tử Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ,vừa mang tính bác học,vừa mang tính dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ.
Đờn ca tài tử là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất, là hơi thở, là tiếng lòng, là sức sống mãnh liệt của những con người trọng nghĩa khinh tài, đậm tính nhân văn của vùng sông nước giàu hoa trái và trí dũng.
30
báu vật
PHƯƠNG NAM VÙNG
ĐẤT
31
Lịch sử hình thành & phát triển
Đờn ca tài tử Nam Bộ là dòng nhạc dân tộc của
Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO
ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.
ờn ca tài tử hình thành
và phát triển khoảng hơn
100 năm trước từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình
nghệ thuật dân gian đặc trưng
của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau giờ lao động.
Mặt khác, nhìn lại lịch sử của đất nước khi nhà Nguyễn lên ngôi, kinh đô đặt ở miền Trung. Các thể chế
chính trị, xã hội và văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc - đặc biệt là nhạc lễ, của triều đại này có
ảnh hưởng không nhỏ tới cả nước, đặc biệt là vùng đất phía Namnơi mà những ảnh hưởng của họ
Nguyễn đã hiện diện từ trước đó
trên hai trăm năm khi các chúa
Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong.
32
Đ
33
Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ông Nguyễn Quang Đại cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn, với vốn ca nhạc Huế sẵn có ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ ở miền Đông do ông đứng đầu, nhóm miền Tây (Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho) do ông Trần Quang Quờn đứng đầu, nhóm Bạc Liêu, Rạch Giá do ông Lê Tài Khị (1862-1924) quê ở Bạc Liêu đứng đầu và ông được tôn là hậu tổ nhạc Khị.
34
Sau nhiều năm, ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi), Trần Quang Quờn, nhạc Khị và nhiều nghệ
nhân khác ở Nam Bộ đã cải biên, sáng tạo bổ sung một số bài bài từ điệu thức Bắc, Nam.
Đờn ca tài tử ra đời trong giai đoạn thực dân
Pháp xâm lược nước ta và trở thành nguồn động viên tinh thần cho nhân dân trong cuôcchiến chống ngoại xâm, đồng thời kiên cường chống chọi với những trào lưu nghệ thuật, âm nhạc mới từ phương Tây tràn vào.
Từ sau khi sân khấu cải lương “lên ngôi” cho tới nay, đờn ca tài tử vẫn tiếp tục con đường của mình: thích ứng với thời đại, sẵn sàng tiếp nhận cái mới để phát triển, nhưng kiên cường gìn giữ
bản sắc cố hữu của mình. Nó tồn tại song song
dưới cả hai hình thức như sinh hoạt thính phòng
tri kỷ như thuở xưa và những hình thức trình
diễn mới: trên sân khấu - trước đông đảo công
chúng, hoặc tách biệt hẳn với công chúng qua
phương thức thu - phát trên các phương tiện truyền thông mới du nhập và các đĩa hát…
35
36
Đặc điểm
nghệ thuật
Ca nhạc tài tử, Đàn ca tài tử, Đờn ca tài tử, tài tử miệt vườn là một trong những cái tên dùng để nói về dân ca Nam Bộ nói chung và nói về đờn ca tài tử nói riêng.
Bằng điệu đờn, tiếng hát, loại hình sinh hoạt văn hóa này gắn kết cộng đồng thông qua thực
hành và sáng tạo nghệ thuật, trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung
đình triều Nguyễn và âm nhạc
dân gian miền Trung, miền Nam, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
không ngừng được sáng tạo nhờ
tính “ngẫu hứng,” “biến hóa lòng
bản” theo cảm xúc, trên cơ sở
của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bài
nhạc cổ cho 4 điệu, gồm 6 bài
Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài
Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và guitar, đã được “cải tiến” - violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.
Đặc biệt điệu thức Oán Chánh, Oán Phụ là hoàn toàn do những người sống ở vùng đất Nam Bộ sáng tạo nên. Tất cả các bài bản được cải biên, sáng tạo bổ sung
đều thể hiện được tính đặc trưng
Nam Bộ. Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX (khoảng năm 1885).
37
Các bài bản của Đờn ca tài tử
được sáng tạo dựa trên cơ sở
nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các
bài bản này được cải biên liên tục
từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là
từ 20 bài gốc cho 4 điệu, gồm: 6
bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia li).
Nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử khá phong phú bao gồm:
đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan,…
Từ khoảng năm 1930 thì có thêm
đàn guitar phím lõm, violin, guitar
Hawaii (đàn hạ uy cầm). Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường
không câu nệ về trang phục.
Đờn ca tài tử Nam Bộ bao gồm Đờn và ca:
Đờn theo dòng nhạc tài tử Nam Bộ: Nhạc
tài tử Nam Bộ gồm có 05 nốt nhạc chính: Hò, xự xang, xê cóng. Nốt nhạc phụ: Phạn, tồn, là, oan.
Ca tài tử Nam Bộ: Là ca theo bài bản có sẵn, người viết chỉ dựa vào đó mà đặt lời ca sao cho phù hợp với âm nhạc
38
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ, người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới, người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,…; người Đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Để tạo nên những bản đờn ca hay, cuốn hút lòng người cần có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa cả đờn và ca. Tiếng đờn cất lên, tiếng ca vang vọng khắp sông nước như nói hộ tiếng lòng của người dân. Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có hạnh phúc và cả sự chia ly.
Đầu thế kỷ XX, ông Cao Văn Lầu (còn gọi là Sáu Lầu) đã sáng tác bài Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ), là một trong những
bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất của
Đờn ca tài tử, được cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32, …
đến nhịp 64.
39
Đờn ca tài tử Nam Bộ được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón và truyền khẩu - thầy truyền trực tiếp kỹ thuật đờn, ca cho học trò tại nhóm, câu lạc bộ, hoặc tại nhà thầy,… Đặc biệt, còn có hình thức truyền dạy trong gia đình, dòng họ và truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng (nốt ký âm theo kiểu phương Tây và chữ nhạc Việt Nam) tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương và quốc gia.
Thông thường, người học đàn cần ít nhất 3 năm để có được những kỹ năng cơ bản, như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp,…, rồi học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau kết hợp các điệu (hơi): Bắc, Hạ (nhạc), Xuân, Ai, Oán,…để diễn tả tâm trạng, tình cảm vui, buồn.
Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, rồi trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc cho phù hợp với bạn diễn và thẩm mỹ cộng đồng.
Người đàn dạo nhạc mở đầu (Rao), người ca mở đầu bằng “lối nói” để tạo không khí, gợi cảm hứng cho bạn diễn và người thưởng thức. Họ dùng tiếng đàn và lời ca để “đối đáp”, “phụ họa” tạo sự sinh động và hấp dẫn của dàn tấu. Những người thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi nhau tài nghệ, văn hóa ứng xử, đạo đức…, góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng hướng tới giá trị “chân, thiện, mỹ.”
Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.
40
41
Giá trị
Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của
Trung Bộ và Nam Bộ, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của
mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy.
Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ, cộng đồng còn góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát huy các tập quán xã hội khác liên quan, như lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,…
42
nổi bật của Đờn ca tài tử
Lễ giỗ Tổ vẫn được duy trì vào ngày
12 tháng 8 Âm lịch hằng năm. Đối
với người phương Nam, Nghệ thuật
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình
sinh hoạt văn hóa tinh thần không
thể thiếu và là di sản văn hóa phi vật
thể quý giá của cộng đồng. Hoạt
động văn hóa cộng đồng này đang
góp phần phục vụ du lịch bền vững
ở địa phương, duy trì sự đa dạng
văn hóa của quốc gia và quốc tế.
Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là
sinh hoạt văn hóa tinh thần không
thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,…
Nghệ thuật đờn ca tài tử là một
viên ngọc cần
được bảo tồn và phát huy, nhằm
góp phần tăng
thêm sức mạnh
văn hoá truyền
thống của vùng
Nam bộ nói
riêng, văn hoá
dân tộc Việt
Nam nói chung.
43
44
About Orchard Garden
181
Orchard Garden có tổng số căn hộ là 181 There are 181 rooms in Orchard Garden
246
Orchard Garden có 246 căn OfficetelThere are 246 Officetels in Orchard Garden
18
Orchard Garden bao gồm 18 tầng Orchard Garden has a total of 18 floors
4.298
Diện tích của Orchard Garden là 4.298 mét vuông Orchard Garden is 4.298 square feet
45
Nhà phát triển của Orchard Garden
Orchard Garden’s Developer
TẬP ĐOÀN NOVALAND
Tập đoàn Novaland - nhân tố chính trong hệ sinh thái NovaGroup - là Thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển BĐS tại Việt Nam. Trên
tổng quỹ đất khoảng 10.600 ha, Tập đoàn Novaland hiện phát triển 03 dòng
sản phẩm chủ lực, gồm: BĐS Đô thị, BĐS Du lịch, và BĐS Công nghiệp.
Trải qua hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Novaland hiện sở hữu danh
mục gần 50 dự án BĐS; không chỉ dừng lại ở các dự án BĐS nhà ở tại Trung tâm
TP.HCM, Tập đoàn còn đầu tư mạnh mẽ loạt dự án BĐS quy mô lớn, với những công trình và sản phẩm dẫn đầu xu hướng, tác động tích cực đến quá trình phát triển đô thị và phát triển du lịch tại các tỉnh thành phía Nam.
NOVALAND GROUP
As the key member of NovaGroup’s ecosystem - Novaland is a leading prestigious brand in the real estate investment and development industry in Vietnam. With over 10,600 hectares of land bank, Novaland has focused on developing three key product lines, including: Residential Real Estate, Hospitality Real Estate, and Industrial Real Estate.
Through a journey of 30 years of establishment and development, Novaland currently owns a portfolio of more than 50 projects with trend-leading projects and products in Residential Real Estate and large-scale Residential Hospitality Real Estate. This has a positive impact to the development of urbanization area and tourism in the southern provinces.
46
About Orchard Garden
BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ.
Địa điểm: Tầng 8, tòa nhà Orchard Garden, 128 Hồng Hà, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0906.767.304
ORCHARD GARDEN
Should you have futher question, suggestions or comments, please contact the Orchard Garden Management Office at:
Address: 8th floor, Orchard Garden building, 128 Hong Ha, Phu Nhuan, Ho Chi Minh City
Hotline: 0906.767.304
E-mail: orchardgarden.pmc@vnpt.vn
47