TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.10 | Các loại sâu bướm gây hại cây trồng thường gặp

Page 1

No.10 Lưu hành nội bộ Bộ cánh đều CÁC LOẠI SÂU BƯỚM GÂY HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP & BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG HÓA HỌC

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Quý độc giả thân mến!

Côn trùng – lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc đa dạng phong phú nhất và sinh sống ở khắp mọi nơi với số lượng ước tính lên đến 10 triệu loài côn trùng hiện nay. Theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ở số Tạp chí số này, Ban biên tập xin mời Quý vị cùng nghiên cứu sâu về Các bộ họ Côn trùng quan trọng trong nông nghiệp với bộ Côn trùng cánh đều hay còn gọi bộ cánh giống gồm các nhóm ve, rầy, rệp.

Trong các loại côn trùng thì bướm là loài côn trùng đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Bướm cũng là côn trùng mà con người ít khi đề phòng nhất, bởi chúng có vẻ ngoài hấp dẫn. Xong một trong những giai đoạn phát triển của bướm gây hại lớn đến mùa màng cây cối là sâu bướm.

Để kiểm soát và phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng trong Tạp chí lần này, chúng tôi xin giới thiệu tới Quý vị phương pháp phòng chống sâu bướm bằng hóa chất cũng như những lưu ý thận trọng khi sử dụng.

Ban biên tập chúng tôi rất hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến đón đọc của Quý độc giả.

Trân trọng!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ

Phòng Phát triển Cộng đồng

LIFE BALANCE

www.lifebalance.vn

www.facebook.com/lifebalance.vn

BÌNH MINH XANH pestmanagement.vn

www.facebook.com/pestmanagement.vn

- Insect ecologyBộ côn trùng chủ yếu trong Nông nghiệp (Phần 2) 06

-Seasonal pestCác

- Pest Control -

Biện pháp phòng trừ sâu bằng hóa học
loại sâu bướm hại cây trồng thường gặp 50 36

CÁC BỘ, HỌ CÔN TRÙNG Chủ yếu

BỘ CÁNH ĐỀU (CÁNH GIỐNG) (HOMOPTERA)

(Gồm các nhóm ve, rầy, rệp)

Bộ này gồm khoảng trên 16.000 loài, phân bố rất rộng nhất là những vùng nhiệt đới và cả ôn đới. Có loài côn trùng phần nhiều ở trong bộ này có kích thước bé nhỏ. Miệng kiểu chích hút. Môi dưới thành vòi có 3 đốt. Đốt thứ nhất của vòi (gốc vòi) rất ngắn. Mảnh lưng trước ngực rất nhỏ ( trừ ve sầu sừng mảnh lưng trước nguwcjj phát triển). Ngực giữa lớn nhất. Có 2 đôi cánh bằng chất màng hoặc chất da trong mờ. Cánh sau nhỏ hơn cánh trước. Có loài cánh sau biến thành dạng trùy

thăng bằng < chỉ còn 1 đôi cách trước (sệp sáp đực). Hai đôi cánh không hoạt động xếp lưng tựa hình mái nhà. Cũng có một số loài không có cánh như rệp sáp, rệp muội. Ba đôi chân tương tự nhau. Bàn chân có từ 1-3 đốt hoặc không chia đốt. Có 2 chân trước biến thành kiểu đào bới, chân sau kiểu chân nhảy. Bụng có 11 đốt song thường có 1-3 đốt phía trước thoái hóa hoặc nhập lại với nhau do đó chỉ trông thấy được từ 8-9 đốt. Không có lông đuôi. Có ống đẻ trứng rõ rệt.

06

Phần nhiều côn trùng trong bộ này thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn ( trừ một số loài rệp sáp, biến thái quá độ). Phương thức sinh sản tương đối phức tạp, gồm nhiều kiểu. Có loài sinh sản hữu tính đẻ trứng hoặc sinh sản đơn tính đẻ trứng hoặc đẻ con. Sức sinh sản rất mạnh.

Phần nhiều các loại côn trùng bộ cánh đều sống trên cạn, chích hút nhựa của các bộ phận cây như hoa, lá, chồi, búp, thân non…có nhiều loại như rệp muội, rệp sáp, bọ rầy là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng, đồng thời bài tiết sương mật tạo ra môi trường cho một số loài nấm muội đen phát triển.

07

Căn cứ vào vị trị của vòi trên cơ thể, Bộ Cánh đều được chia làm 2 bộ phụ với các tổng họ như sau:

Bộ phụ vòi ở ngực STERNORRHYNCHA (gồm các tổng hợp họ Rệp):

- Tổng họ Rệp chổng cánh PSYLLOIDEA

- Tổng họ Rệp phấn ALEUROIDEA

- Tổng họ Rệp muội APHIDOIDEA

- Tổng họ Rệp sáp COCCOIDEA

08

Bộ phụ vòi ở đầu AUCHENORRHYNCHA (gồm các tổng họ Rầy, Ve):

- Tổng họ Rầy CICADELLOIDEA

- Tổng họ ve sầu CICADOIDEA

- Tổng họ ve bọt CERCOPOIDEA

- Tổng họ Ve bướm FULGOROIDEA

09

1

HỌ RỆP CHỔNG CÁNH

(CHERMIDAE = PSYLIDAE)

Kích thước cơ thể nhỏ. Hoạt động nhanh nhẹn và

nhảy giỏi. Đầu có 3 mắt đơn. Râu đầu thường chia 10 đốt. Cuối râu có lông cứng chẻ nhánh đôi. Cánh

trước cứng hơn cánh sau chút ít. Các mạnh cánh R, M, Cu của cánh trước đều ghép với nhau thành 1

mạch chung ở chân cánh; không có mạnh ngang. Bàn chân chia 2 đốt. Từ hậu môn có thể tiết ra nhiều dịch mật, có lúc trên cơ thể phụ chất sáp. Hình thái pha trưởng thành tuy giống nhóm rầy song ấy trùng của chúng thì lại khá giống nhóm rệp.

10

Một số loài thường gặp là: Rệp chổng cánh hại cam quýt (Diaphorina cit Kuw), rệp gỗ hại dâu (Anomoneura mori Schwars)

11
12

2

HỌ RỆP PHẤN

(ALEYRODIDAE = ALEURODIDAE)

Kích thước cơ thể nhỏ bé, dài 1-3 mm, sải cánh rộng 3mm; không thể nhảy. Cơ thể và cánh thường được phủ lớp bột sáp trắng như phấn. Râu đầu chia 7 đốt, đốt râu thứ 2 phình to. Vòi chia 3 đốt. Bàn chân 2 đốt. Cuối đốt chày có gai ngắn. Mạch cánh đơn giản, chỉ có 1-3 mạch dọc, cánh sau bé hơn cánh trước. Rệp phấn non mới nở có đủ chân, râu và di chuyển được, sau lần lột xác thứ nhất thì sống cố định. Khi hết gai đoạn sâu non rệp phấn qua giai đoạn nhộng giả.

Một số giống loài thường gặp là: Bọ phấn hại cà chua (Bemisia tabaci), rệp đen viền tắng hại cam quýt (Aleurocanthus spiniferus Quaintance); Aleurodes, Dialeurodes.

13

Phương thức sinh sản: đơn tính và hữu tính.

Hình thái của rệp loại hình sinh sản đơn tính không có cánh: Đầu có vòi dài 4 đốt, có râu đầu 4-6 đốt. Đốt râu thứ nhất và thứ 2 ngắn và nhỏ, đốt thứ 2 dài nhất và trên đó có 1 ít vòng lỗ cảm giác. Chỗ nối tiếp đốt râu thứ 5-6 cũng có một vòng lỗ cảm giác. Mảnh lưng ngực trước thường rõ rang hơn ngực giữa và sau. Nói chung bụng chia 8-9 đốt nhưng thường không rõ. Trên hai mép sau mảnh lưng đốt bụng thứ 6 có 1 đôi ống bụng.

14

HỌ RỆP MUỘI (APHIDIDAE) 3

Kích thước cơ thể bé nhỏ, mềm yếu, có cánh hoặc không có cánh. Phần nhiều con đực thường có cánh. Con cái cũng có 2 dạng: có cánh và không có cánh.

Hình thái của rệp sinh sản đơn tính có cánh: Đầu ngực bụng chia 3 phần rõ ràng. Có 3 mắt đơn. Số lượng vòng lỗ cảm giác trên đốt thứ 3 nhiều hơn các đốt khác. Cánh bằng chất màng trong suốt. Cánh trước lớn hơn cánh sau. Cánh trước có một ít mạch cánh và mắt cánh. Cánh sau có dãy móc câu lên cánh trước. Cách khi xếp lại tựa hình mái nhà. Chân thường dài nhỏ. Bàn chân có 2 đốt. Có 1 đôi ống bụng ở gần cuối bụng.

15

Hình thái rệp sinh sản hữu tính. Rệp cái nói chung không có cánh. Cơ thể bé hơn rệp cái sinh sản đơn tính. Râu đầu ngắn nhỏ hơn các loại rệp bình thường. Đốt chày chân sau dẹp rộng. vòi phát triển hoặc không phát triển. Mắt đơn không phát triển. Rệp đực có cánh hoặc không có cánh. Cơ thể bé nhỏ hơn rệp cái sinh sản đơn tính (nhất là bộ phận bụng). Cánh tương đối bé. Mạch cánh tương tự loại sinh sản đơn tính.

Các loại rệp muội dung vòi chích vào trong mô cây ở các bộ phận non như lá non, búp chồi non để hút nhựa. Bộ phận bị hại xuất hiện các điểm vàng hay thâm đen. Bộ phận bị hại nặng có thể quăn queo, dị hình thậm chí khô héo. Rệp muội còn tiết các dịch mật qua hậu môn tạo điều kiện cho bệnh muội đen phát triển trên bề mặt thân lá, quả. Nhiều loại rệp là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng. Rệp muội thường đẻ con và cũng có thể đẻ trứng. Có nhiều loại có tính ăn rộng.

16
17
Một số loài thường gặp là: Rệp bông, rệp cam, rệp đào, rệp xám hại cải, rệp cải củ.

4

Có quan hệ gần gũi với họ rệp muội Aphididae. Hệ thống mạch cánh đơn giản, ống bụng không có hoặc đã thoái hóa. Loại hình sinh sản hữu tính thì cơ thể rất nhỏ, không có cánh, miệng thoái hóa không thể kiếm ăn. Cả hai loại có cánh và không có cánh đều có tuyến sáp phát triển do đó cơ thể thường bị che phủ một lớp sáp xơ trắng như bông nên thường gọi rệp muội xơ trắng. Loài đại diện họ này là rệp xơ trắng hại mía (Ceratovacuna lanigera Zehntner).

18
họ rệp muội xơ trắng (ERIOSOMATIDAE = PEMPHIGIDAE)

họ rệp sáp lông

Kích thước cơ thể nhỏ nhất là 1,5mm, lớn nhất là 16mm. Hình dáng bên ngoài thường là hình bầu dục, một số ít hình tròn hoặc dài; mặt lưng thường nổi vồng lên, mặt bụng hơi vồng hoặc xẹp bằng, không có vỏ sáp dạng vảy mà chỉ có lớp sáp phụ dạng lông xơ.

Râu đầu thường có 6-11 đốt, có một số ít đạt tới 11 đốt. Có loài râu đầu thoái hóa. Mắt đơn có một đôi nhô ra rõ rệt. Vòi phát triển có 2-3 đốt hoặc không có. Chân nói chung phát triển. Bàn chân có một đốt, một số ít loài có 2 đốt. Móng chân có 1 cái. Bụng có 2-8 đôi lỗ thở, có loài không có. Cơ thể con cái có chê phủ một lớp sáp phủ dạng lông xơ. Râu đầu thường có 6-11 đốt, có một số ít đạt tới 11 đốt. Có loài

râu đầu thoái hóa. Mắt đơn có 1 đôi nhô ra rõ rệt. Vòi phát triển có 2-3 đốt hoặc không có. Chân nói chung phát triển. Bàn chân có 1 đốt, một số ít loài có 2 đốt. Móng chân có 1 cái. Bụng có 2-8 đôi lỗ thở hoặc không có. Cơ thể con cái có che phủ 1 lớp sáp xốp màu trắng có nhiều sọc dọc thon nhỏ về phía cuối. Con đực thường có mắt kép và mắt đơn. Râu đầu có 7-13 đốt.

Cuối đốt râu ở ngọn có lông nhỏ, dài ngắn không đều nhau. Có 1 đôi cánh. Không có vòng hậu môn.

Loài đại diện của họ thường gặp là rệp sáp lông hại cam quýt.

19
(MARGARODIDAE) 5

HỌ RỆP SÁP BỘT (PSEUDOCOCCIDAE) 6

Kích thước cơ thể lớn nhất đại 12mm, nhỏ nhất là 0,5mm. Nói chung dài từ 3-6mm. Hình dáng bên ngoài thường có hình quả trứng hoặc hơi dài, rất ít hình tròn. Toàn cơ thể được che phủ một lớp bột sáp xốp màu trắng, dày mỏng theo giới hạn đốt cơ thể, xung quanh cơ thể có các tua sáp nhỏ, đuôi tua cuối bụng có kích thước dài nhất (con cái). Cơ thể chia đốt rõ, bụng có 8 đốt. Râu sợi chỉ 5-9 đốt (có lúc không có), vòi phát triển 1-3 đốt. Mảnh mông, vòng hậu môn và lông ở vòng hậu môn đều phát triển (4-8 lông).

20

Con Đực rất nhỏ, kích thước từ 0,6-3mm, râu đầu có 3-10 đốt, mắt đơn 4-6 cái, không mắt kép. Đa số có 1 đôi cánh trước, còn đôi cánh sau thì thoái hóa thành cán thăng bằng. Nói chung họ Rệp này chích hút nhựa cân ở phần mềm như: cành non, chồi non và quả. Có một số ít hại rễ cây ở phần dưới mặt đất.

Một số loài thường gặp là: Rệp sáp bột tua ngắn hại cam quýt, rệp sáp bột hại dứa, rệp sáp bột hại mía.

21

HỌ RỆP SÁP MỀM (COCCIDAE) 7

Kích thước cơ thể nói chung từ 3-9mm, có hình dạng quả trứng hoặc hơi tròn hoặc dài. Hai bên cơ thể có thể đối xứng hoặc không. Mình rệp được che phủ một lớp sáp mềm. Cơ thể chia đốt không rõ ràng, đầu, ngực, bụng hợp thành một. Râu đầu có 6-8 đốt. Mắt nhỏ hoặc không có. Vòi có một đốt. Bụng không có lỗ thở. Cuối bụng có một khe nẻ ở phía mông rất rõ nên họ Rệp này còn có tên là rệp sáp nẻ mông. Con đực có một đôi cánh. Râu đầu có 10 đốt. Mắt đơn có từ 4-12, cuối bụng có 2 sợi lông hình roi trắng.

Các loài trong họ này thường chích hút nhựa cây ăn quả và các cây lâu năm. Một số loài thường gặp là: Rệp sáp nâu mềm hại cam quýt, rệp sáp nẻ mông đỏ.

22
23

họ rệp sáp vảy cứng (DIASPIDAE) 8

Kích thước cơ thể nhỏ và có nhiều hình dáng khác nhau. Đặc điểm chủ yếu là cơ thể che phủ bởi 1 lớp vỏ sáp như nắp vảy tương đối cứng. Nắp vảy cho dạng hình tròn, hình quả trứng, quả lê hoặc không có hình dạng nhất định. Nắp vảy có thể để dễ dàng tách

khỏi cơ thể. Đốt cơ thể phân chia không rõ rệt. Ở con cái, từ đốt bụng 5-8 hợp thành 1 đốt phức tạp. Con đực có râu đầu hình sợi chỉ có 10 đốt. Mắt đơn có 4 hoặc 6 cái. Đa số còn cánh, bộ phận giao phối dài hẹp. Cuối bụng không có sợi đuôi (lúc còn sống).

24

Các loài trong bộ này thường chích hút nhựa cây ăn quả, bám thành

lớp dày đặc trên vỏ cây, bề mặt quả, lá cây.

Một số loài thường gặp là: Rệp sáp vẩy nâu tròn, rệp sáp vẩy đỏ tròn, rệp sáp vẩy điểm đen, rệp sáp vẩy dài.

25

HỌ RẦY XANH (CICADELLIDAE = JASSIDAE) 9

26

Phần nhiều côn trùng thuộc họ này có kích thước cơ thể bé nhỏ. Có 2 mắt đơn (một số rất ít không có). Râu đầu hình lông cứng, má phình to. Đốt chậu chân sau nằm ngang. Đốt chày ba đôi chân đều có cạnh. Trên đốt chày chân sau có 2 dãy gai nhọn.

Côn trùng trong họ này thường nhảy giỏi và bò ngang. Có ống đẻ trứng hình lưỡi cưa và đẻ trứng vào trong mô cây. Có tập tính bắt ánh sáng mạnh. Có sức sinh sản mạnh. Phần nhiều có tính ăn rộng, có một số loài là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng.

Một số loài thường gặp là: Rầy xanh đuôi đen, rầy xanh chè, rầy cánh trắng hại lúa, rầy cánh trắng lớn, rầy điện quang hại lúa.

27

HỌ RẦY NÂU (DELPHACIDAE) 10

Kích thước bé nhỏ và nhảy giỏi. Mạch cánh đơn giản. Khu mông cánh sau không có mạch lưới. Phía cuối đốt chày chân sau có một cựa lớn cử động được.

Họ này có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp (tương tự họ rầy xanh) vì phần nhiều các loại trong họ này thường phá hoại những cây thuộc họ hòa thảo (lúa, mì…) và truyền bệnh virus cho những cây trồng này.

Phần nhiều các loài trong họ Delphacidae thường đẻ trứng trong mô cây hoặc lá. Có tính bắt ánh sáng đèn. Sức sinh sản mạnh, do đó dễ phát sinh thành dịch trong thời gian ngắn khi điều kiện khí hậu, thức ăn thích hợp nhất. Có loài có 2 dạng hình thái: cánh ngắn và cánh dài. Có nhiều loại có tính ăn rộng.

Một số loài thường gặp là: rầy nâu hại lúa, rầy lưng trắng hại lúa, rầy xám…

28

HỌ VE SẦU RỪNG (MEMBRACIDAE) 11

Kích thươc cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Đầu hơi cúi thẳng xuống. Râu đầu có 3 đốt hơi ngả về phía trước mắt kép. Hai mắt đơn ở khoảng giữa hai mắt kép. Mảnh lưng ngực trước phát triển nhô lên nhọn như 2 chiếc sừng có lúc kéo dài tới phần đầu hoặc kéo dài ra sau che hết phần cuối bụng. Đốt chậu chân sau nằm ngang. Đốt chày hình cạnh. Bàn chân có 3 đốt. Cánh bằng chất màng.

Trưởng thành có màu vàng, tro xám hoặc nâu đen; bò chậm song nhảy khỏe. Con cái đẻ trứng trong mô cây. Sâu non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây.

29

HỌ VE SẦU (CICADIDEA) 12

Có kích thước cơ thể tương đối lớn. Đầu to mắt kép lớn. Có 3 mắt đơn xếp ở đỉnh đầu xếp thành hình tam giác. Râu đầu ngắn chia 7 đốt mọc gần mắt kép. Ngực giữa phát triển và hơi gồ cao lên. Đốt đùi chân trước thô, mặt dưới đùi có rang nhọn. Bàn chân chia 3 đốt, không có đệm, móng ở cuối đốt bàn. Con đực thường có cơ quan phát tiếng kêu ở hai bên đốt bụng thứ nhất. Bụng có 6 đốt. Ống đẻ trứng của con cái rõ rệt, hình búp đa. Sâu non thường sống trong đất, hút

nhựa rễ cây. Sâu non tuổi cuối cùng thường chui lên khỏi mặt đất bám

trên thân cây và lột xác để hóa thành

trưởng thành vào ban đêm.

Trưởng thành chích hút nhựa cây. Con đực có thể kêu suốt ngày, nhất trong những ngày hè nóng nực. Trưởng thành con cái đẻ trứng vào các mô vỏ cây. Sau khi nở ve con rời cành cây rồi chui vào đất sinh sống.

30

13

HỌ VE SẦU BỌT (CERCOPIDAE)

Trên đầu có hai mắt đơn hoặc không có, râu đầu chia 3 đốt, hình lông cứng. Trên đốt chày chân sau có 1 hoặc 2 gai lớn cố định, phía cuối đốt chày có 1 vòng gai nhỏ (dung đặc điểm này để phân biệt với côn trùng họ ve sầu).

Sâu non sống trên cây và tiết từ hậu môn ra một loại dịch trắng như nước bọt để bảo vệ cơ thể mềm yếu của nó.

31
32

HỌ VE SẦU VÒI (FULGORIDAE) 14

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn, có màu sắc đẹp. Trán thường kéo dài ra trước giống như một cái vòi. Cánh bằng chất màng dày như cánh da thường có hoa văn màu sắc đẹp. Mạch cánh chia nhánh nhiều. Phiến chân cánh phát triển. Lúc không bay hai cánh xếp xiên trên lưng tựa hình mái nhà (có 1 số loại xếp bằng).

Đốt chậu chân giữa dài, cách xa nhau. Chân sau có gai rang cưa. Đốt chậu chân sau ngắn, hai đốt chậu gần nhau không cử động được. Ve sầu vòi thường có thể nhảy.

Loài thường gặp là: ve sầu vòi hoa….

33

(FLATIDAE) 15

HỌ VE SẦU BƯỚM

Hình dáng giống ngài, bướm. Hai cánh lúc xếp lại có hình mái nhà. Khu mông cánh trước có nhiều chấm nổi. Mạch cánh phân bố đều. Màng mép trước của cánh trước phình rộng và có nhiều mạch nhánh. Phía đỉnh cánh nhọn. Mảnh lưng ngực giữa phát triển. Chân ngắn, trên đốt chày chân sau có gai. Một số loài thường gặp là: ve sầu bướm xanh ở trên cam bưởi và nhiều loài trong giống Lawana ở trên cây ăn quả.

34
35

CÁC LOẠI

SÂU BƯỚM GÂY HẠI CÂY TRỒNG

THƯỜNG GẶP

36

SÂU KHOANG - SÂU ĂN TẠP

* SPODOPTERA LITURA *

Họ noctuidae - Bộ lepidoptera

Đây là loài sâu ăn tạp, chúng không chỉ phá hoạt cây dại mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều loại cây trồng khác. Loài sâu này thường được thấy ở bắp cải, khoai tây, rau muống, khoai lang, khoai sọ, cà.

Chúng hay đẻ trứng thành từ ổ

trên lá, bên ngoài phủ bằng lớp

lông mịn. Sâu non lúc nhỏ thường

sống thành từng đám nhưng sau

sẽ phân tán đi khắp nơi. Vòng đời

của sâu non là từ 22 - 30 ngày.

Khi sâu non được 6 tuổi, màu của sâu sẽ thay đổi từ xanh lục đến nâu vàng. Sâu đẫy sức thường có màu xám hoặc đen sẫm và có chiều dài khoảng 38 - 50mm. Nhộng màng thường có hình ống dài 17 - 20mm và mang màu nâu và màu cánh gián cùng rất nhiều vân ở bên trên.

Sâu thường phá hại rất mạnh vào khoảng tháng 5 - 6. Bạn có thể phòng tránh bằng cách sử dụng thuốc Decis, Sherpa theo chỉ dẫn và sử dụng chế phẩm NPV và BT.

37

SÂU TƠ

* PLUTELLA XYLOSTELLA *

Họ (Plutellidae)

Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera)

Loài (P. xylostella)

38

Sâu tơ được biết đến là một loại sâu bệnh hại cây trồng thường gặp nhất. Đặc điểm của loại sâu này là rất thích ăn lá, nhất là phần mặt dưới của lá. Chúng cũng gây ra khô hạn vào mùa đông.

Do chúng chỉ ăn phần dưới của lá nên bạn rất khó có thể phát hiện cây đang có sâu. Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra phần dưới để có phương án khắc phục kịp thời.

Tránh kiểm tra sơ sài khiến sâu phá hoạt đến mức không thể cứu vãn được.

Khi phát hiện rau có những con sâu tơ, bạn cần kịp thời tìm cách khắc phục nhằm tiêu diệt sâu một cách nhanh chóng nhất. Để bảo vệ cho rau bạn có thể sử dụng thuốc sâu (Kuraba, Bicocin…) hoặc chế phẩm vi sinh… Những chú sâu phá hoạt sẽ nhanh chónh biến mất.

39

SÂU XÁM

* AGROTIS IPSILON ROTT * Họ ngài đêm (Noctuidae)

Bộ cánh vảy (Lepidoptera)

Sâu xám là loài sâu đa thực, có thể phá hại hàng loạt loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, cà chua và các loại cây họ bầu bí… Trong số các loài sâu bệnh thì sâu xám có sự phân bố rộng rãi nhất. Chúng sống được ở cả những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài sâu họ Noctuidae này có khả năng phá hoại hoa màu, rau, lương thực.

40

Vòng đời của chúng thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản là: bướm, trứng, sâu non và nhộng. Trong đó bướm thường có màu nâu tối hay tro xám dài khoảng 16 - 23mm. Còn trứng của sâu có hình bán cầu, lúc mới đẻ màu trắng sữa rồi sau chuyển dần sang màu hồng hoặc tím. Sâu non thường mang màu xám tối hoặc đen bóng, sâu có 6 tuổi khác nhau kéo dài trong khoảng 22 - 53 ngày tùy thuộc nhiệt độ. Tuổi 1 - 2 chúng sẽ gặm những biểu bì và ăn thủng các lá, 3 tuổi chúng sẽ có thể cắn đứt được thân cây con.

Ở Việt Nam chúng thường xuất hiện ở những tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên Huế. Thời gian mà chúng hoạt động mạnh mẽ nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Bạn có thể phòng tránh bằng cách diệt bướm nhờ bả chua ngọt đầu vụ gieo. Hay bạn có thể làm đất ải và diệt sạch cỏ trong ruộng.

41

SÂU XANH ĂN LÁ

* DIAPHANIA INDICA *

Loài

sâu xanh ăn lá thường gây hại cho những loại cây như rau muống, cà, ớt, đậu đỗ thuộc họ Noctuidae. Vòng đời của sâu là từ 35 - 70 ngày còn phù thuộc vào nhiệt độ như thế nào, thời gian sâu non là khoảng 15 - 22 ngày.

Trong khi đó, sâu non đẫy sức dài 36 - 45mm, quá trình phát triển sâu từ màu xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hay nâu xám. Màu sắc của sâu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thức ăn. Ngài của loài sâu này mang màu nâu vàng, trứng màu ngọc trai và có hình bán cầu.

Thông thường chúng sẽ đục vào phần nụ và quả non rồi ăn rỗng ở bên trong làm quả non, nụ rụng xuống. Thêm nữa, loại sâu này có khả năng phá hoạt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và đầu hè.

42

Bạn có thể phòng trừ sâu bằng biện pháp tổng hợp như: bố trí các loại rau trồng sao cho thích hợp, tốt nhất nên luân canh cùng với lúa nước. Hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc hóa học Sherpa, Decis, Diazino, chế phẩm BT và NPV để trị sâu.

43

SÂU VẼ BÙA

* PHYLLOCNISTIC CITRELLA *

HỌ: GRACILLARIIDAE

BỘ: LEPIDOPTERA

44

Loài

sâu vẽ bùa này thuộc họ Phyllonistidae và chỉ có vòng đời khoảng

từ 14 - 32 ngày và thời gian trứng 2 - 4 ngày, sâu non 5-10 ngày, nhộng 6-18 ngày.

Khi bọ trường thành sẽ thay đổi thành một một chú bướm nhỏ dài 2mm mang màu trắng bạc. ban ngày chúng thường đậu ở dưới những mặt lá, xẩm tối chúng mới bắt đầu hoạt động.

Sâu mới nở sẽ đục hết những lớp biểu bì lá để hút hết dịch ở bên trong tạo thành một đường ngoằn ngoèo ở trên lá. Sau đó lá cây sẽ bị cuốn lại và không còn khả năng quang hợp được nữa.

Qua những đường này cây sẽ bị nhiễm bệnh loét, không lâu sau thì lá rụng. Sâu thường phá hoại mạnh mẽ nhất là vào khoảng tháng 7, 8, 9..

Bạn có thể sử dụng Sherpa 25 EC 0,1% hoặc Decis 2,5 EC (0,3 - 0,4 lít/ha)

để khắc phục tình tình.

45

SỰ TƯƠNG SINH

VỚI HOA CỦA BƯỚM

& VAI TRÒ THỤ PHẤN CHO HOA

46

Bướm

và hoa có mối quan hệ tương sinh chặt chẽ, điều này chỉ ra rằng cả hai sinh vật đều hoàn toàn có lợi cho nhau.

Trong trường hợp của loài bướm, chúng ăn mật hoa từ hoa.

Mặt khác, những bông hoa còn được hưởng lợi từ bướm vì khi chúng đậu trên bông hoa, hạt phấn đã hoàn toàn bám vào thân chúng, lan truyền từ bông này sang bông khác.

Tất cả quá trình tuyệt vời này được gọi là zoochory, và nó là một trong những phương pháp phổ biến nhất mà thực vật sử dụng để sinh sản.

Bướm là những loài côn trùng thụ phấn cho thực vật, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của cây cối, hoa màu.

47

Việc chuyển phấn hoa từ hoa đực sang hoa cái cho phép sự thụ tinh và phát triển của cây. Vậy, bướm có thể đảm nhận hết toàn bộ nhiệm vụ quan trọng này. Bướm dường như là lực lượng đông đảo nhất làm công việc thụ phấn. Hầu hết nhậy đều hoạt động vào ban đêm. Loài thụ phấn bay đêm này thường ghé thăm những bông hoa trắng thơm, như hoa nhài.

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT SÂU BƯỚM

BẰNG HÓA HỌC

Nếu bạn quyết định rằng giải pháp tốt nhất cho vấn đề dịch hại là sử dụng hóa

chất hoặc tốt nhất là kết hợp với các

biện pháp xử lý không dùng hóa chất thì

hãy lưu ý rằng một trong những nguyên

nhân lớn nhất khiến con người tiếp xúc

với thuốc trừ sâu là việc sử dụng thuốc trừ sâu trong và xung quanh nhà.

50
51
52

Bất kỳ ai cũng có thể mua nhiều loại sản phẩm thuốc trừ sâu “bán sẵn” để kiểm soát côn trùng và các loài sâu gây hại mà không cần qua đào

tạo đặc biệt để sử dụng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho con người, đặc biệt là khi lưu trữ, xử lý, phun hoặc thải bỏ không đúng cách. Những kết quả đạt được bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nói chung là chỉ mang tính chất tạm thời và có

thể cần phải xử lý lặp lại. Theo thời gian, một số loài gây hại trở nên kháng thuốc trừ sâu, nghĩa là chúng thích nghi với hóa chất và không còn bị ảnh hưởng, khi đó, bạn buộc bạn phải lựa chọn một sản phẩm hoặc phương pháp khác. Nếu sử dụng không đúng cách, các sản phẩm thuốc trừ sâu sử dụng tại nhà có thể gây ngộ độc cho con người, do đó, bạn phải đảm bảo sử dụng đúng cácg các sản phẩm.

Để giảm rủi ro của thuốc trừ sâu cần làm theo các

bước cơ bản sau:

- Lựa chọn sản phẩm phù hợp.

- Đọc nhãn sản phẩm.

- Xác định đúng số lượng cần mua và sử dụng.

- Sử dụng sản phẩm an toàn và đúng cách.

- Bảo quản và thải bỏ thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.

53

LỰA CHỌN

SẢN PHẨM PHÙ HỢP

54

Một

khi bạn quyết định sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, bạn phải quyết định nên tự mình thực hiện hay thuê một dịch vụ kiểm soát dịch hại chuyên nghiệp. Nếu bạn chọn tự mình giải quyết công việc, thì bạn cần trả lời câu hỏi” Sản phẩm thuốc

trừ sâu nào là tốt nhất trong tình trạng cây trồng hiện tại?”

Thuốc trừ sâu sử dụng tại nhà có

nhiều dạng gồm dung dịch, bình xịt, sương, hạt, bả và bột thấm, cụ

thể: bột thấm là sản phẩm được

trộn từ nước và/hoặc các chất lỏng

khác trước khi sử dụng; dung dịch

thuốc trừ sâu cần được pha loãng

với nước. Một số sản phẩm sẽ hoạt

động tốt hơn đối với những loài gây

hại và/hoặc khu vực cụ thể khi so với những sản phẩm khác. Trên thị

trường cung cấp nhiều loại thuốc

trừ sâu ở dạng dùng ngay chẳng

hạn như bình xịt và chai xịt, các sản phẩm này thường thiết thực và dễ

sử dụng hơn vì không cần đo lường

hoặc pha trộn.

55

Trước khi bạn mua một sản phẩm, hãy chú ý tới nhãn mác sản phẩm hoặc so sánh các nhãn sản phẩm và tìm hiểu kỹ về thuốc trừ sâu. Khi bạn đã sẵn sàng mua một sản phẩm thuốc trừ sâu, hãy làm theo các khuyến nghị sau:

Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định đúng vấn đề. Sau đó, chọn loại thuốc trừ sâu ít độc hại nhất sẽ đạt được kết quả bạn muốn và ít độc hại nhất cho bạn và môi trường.

Khi dòng chữ “phổ rộng” xuất hiện trên nhãn, điều này có nghĩa là sản phẩm có hiệu quả chống lại nhiều loại dịch hại. Nếu nhãn ghi “chọn lọc”, thì sản phẩm đó có hiệu quả chống lại một hoặc một số loài gây hại.

Tìm từ báo hiệu Nguy hiểm, Cảnh báo hoặc Thận trọng trên nhãn thuốc trừ sâu. Từ tín hiệu cho bạn biết mức độ độc hại của sản phẩm đối với con người.

Chọn dạng thuốc trừ sâu (bình xịt, bụi, mồi hoặc loại khác) phù hợp nhất với địa điểm mục tiêu của bạn và loài gây hại bạn muốn kiểm soát.

56
57

ĐỌC KỸ

NHÃN THUỐC TRỪ SÂU

Nhãn

mác là hướng dẫn tốt nhất để sử dụng thuốc trừ sâu một cách an toàn và hiệu quả. Những hướng dẫn trên nhãn chủ yếu hướng tới lợi ích kiểm soát “tối đa” sinh vật gây hại với rủi ro “tối thiểu”, nên người dùng bắt buộc cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn và sử dụng đúng loại thuốc trừ sâu. Đọc nhãn ở thời điểm trước khi trộn hoặc sử dụng thuốc trừ sâu và trước khi cất giữ hoặc vứt bỏ thuốc trừ sâu. Đôi lúc bạn có thể bị sao nhãng và quên mất một phần hướng dẫn trên nhãn thuốc trừ sâu cho nên bạn không nên chủ quan với trí nhớ của mình. Thậm chí việc sử dụng thuốc trừ sâu không phù hợp với hướng dẫn và biện pháp phòng ngừa trên nhãn đều là bất hợp pháp và thậm chí tệ hơn là nguy hiểm.

Các phần chính của nhãn thuốc trừ sâu gồm:

58

1. SỐ ĐĂNG KÝ EPA.

Con số này không phải dấu phê duyệt hoặc đảm bảo hiệu quả mà nó cho biết rằng EPA đã xem xét sản phẩm và xác định có thể sử dụng thuốc với rủi ro tối thiểu hoặc thấp nếu tuân thủ đúng hướng dẫn trên nhãn.

2. THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT.

Hoạt chất là các hóa chất trong thuốc trừ sâu có tác dụng tiêu diệt hoặc kiểm soát các loài gây hại mục tiêu.

3. CẢNH BÁO.

Các từ báo hiệu Thận trọng, Cảnh báo hoặc Nguy hiểm cho biết khả năng gây bệnh của thuốc trừ sâu. Từ THẬN

TRỌNG xuất hiện trên thuốc trừ sâu ít gây hại nhất cho bạn. Thuốc trừ sâu có chữ CẢNH BÁO độc hơn thuốc có chữ Thận trọng. Thuốc trừ sâu có chữ NGUY HIỂM trên nhãn là rất độc hoặc gây kích ứng nên cần hết sức cẩn thận vì chúng có thể gây bỏng nặng cho da và mắt.

4. PHÒNG NGỪA.

Phần này mô tả quần áo bảo hộ, chẳng hạn như găng tay hoặc kính bảo hộ nên mặc khi sử dụng thuốc trừ sâu. Phần này cũng cho bạn biết cách bảo vệ trẻ em hoặc vật nuôi bằng cách giữ chúng tránh xa những khu vực được xử lý bằng thuốc trừ sâu.

59

5. MỐI NGUY VỀ MÔI TRƯỜNG.

Con số này không phải dấu phê duyệt hoặc đảm bảo hiệu quả mà nó cho biết rằng EPA đã xem xét sản phẩm và xác định có thể sử dụng thuốc với rủi ro tối thiểu hoặc thấp nếu tuân thủ đúng hướng dẫn trên nhãn.

6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG.

Đảm bảo rằng sản phẩm được dán nhãn để sử dụng chống lại (các) loài gây hại mà bạn đang cố gắng kiểm soát. (Ví dụ, không nên sử dụng các sản phẩm dán nhãn chỉ diệt mối để diệt bọ chét.) Chỉ sử dụng số lượng được khuyến nghị và làm theo hướng dẫn chính xác.

7. HƯỚNG DẪN SƠ CỨU.

Nhãn cho bạn biết phải làm gì nếu ai đó vô tình bị ngộ độc bởi thuốc trừ sâu, tuy nhiên các hướng dẫn chỉ là phương pháp sơ cứu nên bạn luôn luôn phải gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm chống độc tại địa phương để xử lý hoặc có thể phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu cùng với nhãn hoặc hộp đựng thuốc trừ sâu.

8. BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ.

Đọc kỹ và làm theo tất cả các hướng dẫn để lưu trữ và tiêu hủy an toàn các sản phẩm thuốc trừ sâu. Luôn bảo quản các sản phẩm trong hộp đựng ban đầu và đặt ngoài tầm với của trẻ em, trong tủ có khóa hoặc nhà kho trong vườn có khóa.

60
61

SỬ DỤNG CHÍNH XÁC

ĐỊNH LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU

Nhiều sản phẩm được đóng gói ở dạng sẵn dùng thuận tiện mà không cần pha trộn, chẳng hạn như trong bình xịt hoặc chai xịt. Tuy nhiên, với những sản phẩm cần pha trộn thì người dùng chỉ cần đúng một lượng thuốc trừ sâu đúng cho khu vực sử dụng (khu vực mục tiêu). Nhãn trên sản phẩm thuốc trừ sâu chứa nhiều thông tin hữu ích, nhưng không phải lúc nào bao gồm các minh họa về các cách pha loãng vì vậy, điều quan trọng là phải biết cách đo khối lượng và tìm ra kích thước chính xác của khu vực phun thuốc trừ sâu. Việc xác định được lượng dùng chính xác cho nhu cầu sử dụng đòi hỏi một số tính toán cẩn thận, theo đó, bạn có thể sử dụng ví dụ sau đây làm minh họa về cách chuẩn bị:

62

Vídụ: Nhãn sản phẩm

có ghi: “Để kiểm soát

rệp trên cà chua, hãy trộn

8 ounce chất lỏng thuốc trừ

sâu vào 1 gallon nước và

phun cho đến khi tán lá ướt”.

Khu vực bạn cần chỉ có 6

cây cà chua nên bạn nhận

thấy 1 gallon là quá nhiều

và 1/4 gallon để phun vào lá

của 6 loại cây này đã là đủ

dùng. Do bạn muốn sử dụng ít

lượng nước hơn trên nhãn nên

bạn cần ít thuốc trừ sâu hơn, cụ thể là 1- 4 lượng thuốc trừ sâu trên nhãn khoảng 2 ounce

chất lỏng. Những tính toán

trên đã tạo ra một dung dịch

thuốc xịt đáp ứng được nồng

độ khuyến nghị và cũng rất

phù hợp thích hợp cho 6 cây cà chua.

Thận trọng: Khi bạn sử dụng cốc, thìa cà phê

hoặc thìa canh để đong thuốc trừ sâu, chỉ sử

dụng thước đo mức hoặc thìa đong. Không bao

giờ tái sử dụng các công cụ để chế biến thức

ăn, ngay cả khi bạn đã rửa sạch chúng.

63

Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn và đúng cách

Khi bạn đã đọc nhãn thuốc trừ sâu và quen thuộc với tất cả các biện pháp phòng ngừa, bao gồm hướng dẫn sơ cứu, hãy làm theo các khuyến nghị sau để giảm thiểu rủi ro:

Trước khi sử dụng

thuốc trừ sâu

Mặc quần áo bảo hộ mà nhãn yêu cầu: ví dụ: áo sơ mi dài tay, quần dài, quần yếm, găng tay không thấm nước (không phải da hoặc vải), giày cao su (không phải vải hoặc da), mũ, kính bảo hộ, hoặc một bộ lọc sương mù

bụi. Nếu không có quần áo cụ thể nào được

liệt kê, thì nên sử dụng găng tay, áo sơ mi dài tay, quần dài và giày kín. Bạn có thể mua

quần áo và thiết bị bảo hộ tại các cửa hàng

phần cứng hoặc cửa hàng vật liệu xây dựng.

64
65

Không hút thuốc hoặc ăn uống trong khi trộn hoặc phun thuốc trừ sâu bởi bạn có thể dễ dàng dính thuốc trừ sâu từ tay lên miệng và một số sản phẩm thuốc trừ sâu cũng rất dễ cháy.

Thực hiện theo các hướng dẫn sử dụng trên nhãn một cách cẩn thận: Chỉ sử dụng cho mục đích quy định; định lượng chính xác và phun thuốc vào các thời điểm và theo các điều kiện trên nhãn; Không tự ý thay đổi định lượng trên nhãn bởi gấp đôi lượng thuốc không đồng nghĩa với tác dụng nhân đôi trong khi chính người dung hoặc những người xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi liều lượng thuốc.

Nếu trong hướng dẫn trên nhãn yêu cầu cần trộn hoặc pha loãng thuốc

trừ sâu trước khi sử dụng thì bạn hãy tiến hành ở ngoài trời hoặc ở nơi thông thoáng. Luôn luôn tuân thủ lượng dùng

đã ghi trên nhãn và cẩn thận đo lượng

thuốc trừ sâu (Không bao giờ sử dụng

cùng cốc hoặc thìa đong trong nhà

bếp.), hơn nữa bạn chỉ cần trộn lượng

cần cho mỗi lần sử dụng thay vì chuẩn

bị số lượng lớn để sử dụng dần.

66
Khi trộn & sử dụng thuốc trừ sâu
67
68

Giữ trẻ em, vật nuôi (bao gồm cả chim và cá) và đồ chơi (bao gồm cả đồ chơi cho thú cưng) tránh xa những khu vực trộn và sử dụng thuốc trừ sâu trong ít nhất khoảng thời gian ghi trên nhãn.

Không bao giờ chuyển thuốc trừ sâu sang các vật chứa khác, chẳng hạn như chai nước ngọt hoặc chai sữa rỗng, thay vào đó, bạn nên giữ thuốc trừ sâu trong các hộp chứa ban đầu (những hộp có thể dễ dàng xác định lượng dùng). Thắt chặt lại tất cả các mũ bảo vệ trẻ em.

Trường hợp hỗn hợp bị đổ ra bên ngoài thì cần phải nhanh chóng dọn sạch bằng cách rắc mùn cưa, vermiculite hoặc cát vệ sinh cho mèo con lên vết tràn thay vì xối nước xả sạch. Sau đó, bạn quét hỗn hợp trên vào một túi rác bằng nhựa và vứt bỏ theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm thuốc trừ sâu.

Ở cả trong nhà và ngoài trời, bạn không bao giờ được đặt mồi nhử côn trùng hoặc chuột cống, chuột nhắt và các loài gặm nhấm khác ở nơi trẻ nhỏ hoặc vật nuôi có thể với tới. Khi sử dụng bẫy, hãy đảm bảo rằng con vật bên trong đã chết trước khi bạn chạm vào hoặc mở bẫy.

69

Phun thuốc trong nhà

Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu trong nhà khi thật cần thiết với một lượng rất hạn chế.

Thông gió đầy đủ. Nếu hướng dẫn trên nhãn cho phép, bạn có thể mở tất cả các cửa sổ mở và bật quạt sau phun thuốc nhưng với những sản phẩm thuốc trừ sâu chỉ có hiệu quả trong phòng kín thì bạn nên đưa tất cả vật nuôi, và gia đình ra khỏi các khu vực phun thuốc trong ít nhất khoảng thời gian quy định trên nhãn.

Chỉ phun thuốc vào những bề mặt ở các khu vực hạn chế như vết nứt chứ không xử lý toàn bộ sàn nhà, tường hoặc trần nhà.

Dọn sạch thức ăn, xoong nồi, bát đĩa trước khi phun thuốc ở tủ bếp. Đừng để thuốc trừ sâu dính trên bất kỳ bề mặt chế biến thực phẩm và chỉ sử dụng lại khi các kệ đã khô.

Trong trường hợp còn tồn đọng dư lượng

thuốc trừ sâu thì người dùng cần rửa sạch

thật kỹ trước khi đặt thức ăn lên.

70

Phun

thuốc ngoài trời

Không bao giờ phun thuốc trừ sâu ngoài trời vào ngày gió (gió cao hơn 16km/giờ). Định vị sao cho gió nhẹ không thổi bình xịt thuốc trừ sâu hoặc bụi vào mặt.

Trước khi phun hãy đóng cửa ra vào và cửa sổ của nhà bạn và sử dụng vòi phun dạng giọt thô để giảm phun sương và phun càng gần mục tiêu càng tốt.

Để thuốc trừ sâu tránh xa thực vật và động vật hoang dã; Không nên

phun thuốc lên các cây đang nở hoa, đặc biệt nếu nhìn thấy ong mật hoặc côn trùng thụ phấn khác xung quanh; Không phun lên tổ chim khi khi xử lý cây.

71

Đảm bảo làm theo hướng dẫn trên

nhãn để không phun quá nhiều

thuốc trừ sâu lên bãi cỏ, bụi cây

hoặc khu vườn; Không bao giờ tưới

nước bãi cỏ của bạn sau khi phun

thuốc; Trước khi sử dụng thuốc trừ

sâu ngoài trời, hãy kiểm tra nhãn

hoặc liên hệ với Văn phòng Khu

vực EPA hoặc Dịch vụ Khuyến

nông Hợp tác của Quận để tìm

hiểu xem liệu thuốc trừ sâu có bị rò rỉ hoặc ngấm vào nước ngầm hay

không (Nước ngầm là hồ chứa ngầm cung cấp nước cho giếng, suối, lạch, v.v.) Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu có thể khiến thuốc trừ sâu chảy ra hoặc ngấm vào

nguồn nước và làm ô nhiễm

nguồn nước nên việc phun quá

nhiều cũng có thể để lại dư lượng

có hại trên trái cây và rau quả

trồng tại nhà, đồng thời có thể

ảnh hưởng đến các loài thực vật, động vật hoang dã và cá khác.

72

Không bao giờ trộn hoặc phun thuốc trừ sâu gần miệng giếng.

Nếu bạn có giếng tại nhà thì hãy chắc chắn rằng giếng mở rộng xuống các nguồn nước bên dưới và cách ly với các nguồn nước mặt và niêm phong kín trục giếng. Để biết thêm thông tin, bạn thể tham khảo tài liệu của EPA Thuốc trừ sâu trong giếng nước uống. Khi sử dụng máy phun sương toàn phần để kiểm soát sâu bệnh, biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất bạn có thể thực hiện là không sử dụng nhiều hơn lượng cần thiết và để máy phun sương tránh xa các nguồn gây cháy nổ (lò nướng, bếp nấu, máy điều hòa không khí, máy sưởi không gian và máy nước nóng, vì ví dụ).

Không nên sử dụng máy chạy bộ ở những nơi nhỏ, kín như tủ quần áo và tủ hoặc dưới bàn và quầy.

73

Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu

Để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hãy dùng xô để rửa kỹ các dụng cụ hoặc thiết bị mà bạn đã sử dụng khi pha thuốc bảo vệ thực vật. Sau đó đổ nước rửa vào bình phun thuốc trừ sâu và sử dụng lại dung dịch bằng cách sử dụng nó theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm thuốc trừ sâu.

74

Luôn rửa tay và bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể sau khi sử dụng thuốc trừ sâu. Để tránh trường hợp phân tán thuốc, bạn hãy tháo hoặc rửa sạch ủng hoặc giày trước khi vào nhà cũng như giặt sạch những quần áo đã tiếp xúc với thuốc.

Đánh giá kết quả sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy phương pháp hóa học chưa đem lại hiệu quả mong muốn thì người dùng nên cân nhắc sử dụng phương pháp không sử dụng hóa chất hoặc kết hợp các phương pháp phi hóa học và hóa học. Cần phải lưu ý một lần nữa rằng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hơn khuyến cáo trên nhẫn không đồng nghĩa sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Theo dõi các tác động tiêu cực đối với động vật hoang dã (chim, bướm và ong) trong và gần các khu vực được xử lý. Nếu bạn thấy bất kỳ hành vi bất thường nào, hãy ngừng sử dụng loại thuốc trừ sâu đó và liên hệ với Cán bộ Ứng phó Sự cố Thuốc trừ sâu.

75

BẢO QUẢN & XỬ LÝ

THUỐC TRỪ SÂU ĐÚNG CÁCH

Bảo quản và tiêu hủy thuốc trừ sâu không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường, vì vậy cần thực hiện theo các khuyến nghị an toàn sau:

Không dự trữ. Giảm nhu cầu lưu trữ bằng cách chỉ mua lượng thuốc

trừ sâu mà bạn sẽ cần trong tương lai gần hoặc trong mùa hiện tại khi dịch hại đang hoạt động.

Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn lưu trữ trên nhãn thuốc trừ sâu.

Bảo quản thuốc trừ sâu đủ cao để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Giữ tất cả các loại thuốc trừ sâu trong tủ có khóa ở khu vực tiện ích thông thoáng hoặc nhà kho trong vườn.

Bảo quản chất lỏng dễ cháy bên ngoài khu vực sinh sống và cách xa nguồn bắt lửa như lò sưởi, ô tô, bếp nướng ngoài trời hoặc máy cắt cỏ chạy bằng điện.

76

Không bao giờ bảo quản thuốc trừ sâu trong tủ cùng với hoặc gần thực phẩm, thức ăn gia súc hoặc vật tư y tế.

Luôn bảo quản thuốc bảo vệ thực vật trong hộp đựng ban đầu, có đầy đủ nhãn mác liệt kê thành phần, hướng dẫn sử dụng và các bước sơ cứu trong trường hợp vô tình bị ngộ độc.

Không bao giờ chuyển thuốc trừ sâu vào chai nước giải khát hoặc các vật chứa khác bởi trẻ em hoặc những người khác có thể nhầm chúng với thứ gì đó để ăn hoặc uống.

Sử dụng các sản phẩm có bao bì hạn chế tầm với của em (đóng chặt hộp sau khi sử dụng sản phẩm), tuy nhiên, các bao bì này sẽ không có ý nghĩa nếu không đảm bảo để ngoài tầm với của trẻ em.

Không bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ở những nơi có thể bị ngập lụt hoặc ở những nơi thuốc có thể tràn hoặc rò rỉ vào giếng, cống rãnh, nước ngầm hoặc nước mặt.

Bảo quản thuốc trừ sâu trong tủ có khóa ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi. Nếu bạn không thể xác định nội dung của hộp chứa hoặc nếu bạn không thể biết độ cũ của nội dung, hãy làm theo lời khuyên về cách xử lý an toàn trong phần tiếp theo.

77
lifebalance.vn pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.