4 minute read

TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THIÊN HẬU THÁNH

Next Article
潮州华人

潮州华人

M U

Trong các điển tích thần linh ở

Trung Quốc từ thế kỷ XII trở về sau đều có mô tả truyền thuyết về Bà. Bà là con thứ sáu của một thương nhân buôn bán trên biển, tên là Lâm Nguyện, người tỉnh Phúc Kiến. Bà sinh ra vào đời Tống Kiến

Long (960) tại làng My

Châu (do vậy mà dân gian còn lưu truyền Bà với cái tên My Châu), huyện Bồ Điền, phủ

Hưng Hóa thuộc tỉnh

Phúc Kiến. Khi Bà sinh ra, nơi Bà tỏa ánh hào quang, thơm nức mùi hoa cỏ; thêm một điều kỳ lạ nữa là mãi cho đến ngày đầy tháng mà Bà không biết khóc dù chỉ một tiếng. Do vậy mà người ta còn đặt cho Bà cái tên Lâm Mặc hay Mặc Nương (“Mặc” có nghĩa là im lặng). Năm Bà được 13 tuổi, Bà học phép thuật tinh thông, có thể cưỡi chiếu bay ra biển hay cưỡi mây đi du ngoạn khắp nơi. Chẳng những vậy, Bà còn thường xuyên dùng phép thuật để chữa bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, Bà quyết chỉ ở vậy và không lập gia đình. Do sinh ra và lớn lên ở vùng biển, gia đình lại theo nghề biển nên Bà rất thạo thủy văn, thông thuộc luồng nước, có khả năng dự báo thời tiết. Các tàu bè buôn bán hay đánh cá trên biển đều được Bà chỉ dẫn hoặc cứu giúp khi gặp sóng to, gió lớn. Một lần nọ, khi đang dệt vải bên khung cửi, Bà tiên đoán biết được cha và anh mình đang gặp nạn giữa biển khơi. Bà nhắm mắt và xuất thần ra để bay ra biển cứu cha và anh mình. Bà đã dùng răng để cắn lấy áo cha, hai tay nắm lấy anh mình. Mẹ Bà bỗng nhiên thấy con gái như ngất đi liền lay mạnh để đánh thức Bà; khi Bà vừa hở môi để trả lời thì sóng cuốn cha Bà đi mất, chỉ cứu được mỗi anh của mình. Kể từ đó, tên tuổi Bà ngày một nổi tiếng và Bà cũng tiếp tục công việc cứu giúp nhiều người gặp nạn khi đi trên biển. Có giả thuyết cho rằng Bà từ giả cõi đời vào năm 987 (thọ 28 tuổi) khi bơi ra biển để tìm cha.

Hiện nay, căn cứ vào tư liệu khảo sát của Nguyễn Ngọc Thơ, toàn vùng Nam Bộ có 60 cơ sở thờ tự thờ Bà. Với chừng ấy cơ sở thờ tự, ta cũng thấy rất rõ độ phủ của hình tượng Thiên Hậu Thánh

Mẫu là rất lớn. Theo Nguyễn

Ngọc Thơ thì tuy rằng trải qua chiều dài lịch sử hơn 300 năm – kể từ khi cộng đồng người Hoa bắt đầu có mặt ở vùng đất Nam

Bộ, thế nhưng dạng thức thờ Bà

Thiên Hậu chỉ mới phát triển đến đỉnh cao cả trong hai cộng đồng

Việt, Hoa trong khoảng hai thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Bởi lẽ trước đó, trong giai đoạn phong kiến nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc lẫn thời chống Mỹ, dạng thức thờ Bà Thiên Hậu chỉ tồn tại âm thầm trong cộng đồng người

Hoa mà thôi. Hiện nay, những cơ sở thờ tự khá lớn và nổi tiếng thờ

Bà có thể kể đến là tại Tuệ Thành

Hội Quán (người Việt hay gọi là

Chùa Bà) tại quận 5, thành phố

Hồ Chí Minh hay Chùa Bà Thiên

Hậu ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hằng năm vào các dịp lễ Vía Bà thì cộng đồng địa phương tổ chức rất quy mô, qua đó phản ánh vị thế của vị

Mẫu thần này trong tâm thức của cộng đồng.

Nếu lưu ý thì thấy rằng chức năng của Bà Thiên Hậu đã có sự thay đổi, bởi vì vốn xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm điểm dựa tinh thần trước muôn vàn sóng gió khi rời khỏi quê hương mà người ta mới thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu như một vị hải thần (thần biển). Tuy nhiên, khi đến Việt Nam thì chức năng của vị nữ thần này đã mở rộng hơn, Bà trở thành một vị nữ thần toàn năng, mang ý nghĩa vị thần cai quản một khu vực (tức những khu vực có sự định cư của người Hoa). Người Việt cũng đến chiêm bái Bà vào những dịp lễ

Tết. Do đó, có thể thấy đặc điểm nổi trội nhất của tín ngưỡng thờ

Bà Thiên Hậu chính là đỉnh cảo của sự giao thoa văn hóa giữa hai tộc người Hoa-Việt và ta cũng có thể khẳng định, Bà là đối tượng thờ cúng quyền năng với chức năng bảo trữ và bảo đảm cho đời sống không chỉ của người Hoa, mà còn của cả người Việt.

Hằng năm, cứ vào ngày 23/3 âm lịch, người Hoa đều tổ chức lễ vía Bà ở các ngôi chùa thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khoảng 18/3 âm lịch, người Hoa sẽ tập trung về chùa để quét dọn, sửa sang, chuẩn bị cho ngày trọng đại. Nơi bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, sau đó làm lễ tắm tượng Bà và thay trang phục mới chỉnh tề. Đến ngày chính thức làm lễ vía, người ta mang theo nhang, đèn, trà, rượu, gà, vịt, heo đã làm sẵn để dùng làm lễ vật dâng lên Bà. Đúng 9 giờ là chính thức làm lễ vía Bà, bởi số 9 được người Hoa quan niệm là con số may mắn.

This article is from: