Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No.17 - Lừa dối khi giao kết hợp đồng

Page 1

Chuyên đề

HỢP ĐỒNG

KHÁINIỆMVÀĐẶCĐIỂMCỦA LỪADỐIKHIGIAOKẾTHỢPĐỒNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG ẾTDOLỪADỐI KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆNPHÁPLUẬTVỀGIAOKẾTHỢPĐỒNG ĐƯỢCGIAOK
LEGAL REVIEW
LỪA DỐI KHI GIAO KẾT
LEGAL REVIEW

Thư Ngỏ

Quý độc giả thân mến,

Lừa dối khi giao kết hợp đồng là một khái niệm liên quan đến việc một bên cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác hoặc gian dối đối tác giao dịch trong quá trình thỏa thuận hợp đồng. Điều này có thể làm cho bên kia hiểu sai hoặc đồng ý vào một hợp đồng dựa trên thông tin không chính xác hoặc thiếu trung thực.

Với sự phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế toàn cầu nói riêng, cơ hội phát triển mở ra cho tất cả các thành viên/cộng đồng trong mọi lĩnh vực. Nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với sự hợp tác giữa các bên khi thế giới đối mặt những sự biến đổi khí hậu không ngừng và các nguy cơ đại dịch khác.

Sự hợp tác vượt khoảng cách về địa

lý và điều kiện môi trường, xã hội đặt ra nhiều bài toán cần giải đáp. Trong

Luật Hợp đồng Việt Nam, lừa dối khi giao kết hợp đồng có thể dẫn đến việc hợp đồng trở nên vô hiệu hoặc có thể bị đòi hỏi bồi thường thiệt hại. Người bị lừa dối có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường nếu họ đã bị thiệt hại do sự lừa dối này. Trong

một số trường hợp nghiêm trọng, lừa dối khi giao kết hợp đồng có thể dẫn

đến trách nhiệm hình sự đối với người đã lừa dối.

Ths. NGUYỄN QUANG HUY

Viện phó Viện IIRR - Phó ban biên tập

Trong số thứ 17 của Tạp chí Pháp luật, với mong muốn tìm hiểu về yếu tố lừa dối khi giao kết hợp đồng, chúng tôi xin giới thiệu tới Quý độc giả những thông tin liên quan cũng như các phán quyết của tòa án trong một số án lệ cụ thể trên thế giới để có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh về yếu tố dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu lần này.

Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của Quý độc giả.

LEGAL REVIEW 02
Huy

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP BAN BIÊN TẬP

Ls. Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Ls. Nguyễn Thị Xuyến

Ths. Nguyễn Hồng Minh

Ths. Nguyễn Quang Huy

Nguyễn Hoàng Thanh

Phan Thị Hoài Trang

Bùi Tuấn Anh - Trần Việt Bách

Lỗ Hồng Tâm - Hồ Mậu Tuấn

Nguyễn Tất Hồng Dương - Trưởng ban

Ths. Nguyễn Quang Huy - Phó ban

NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ

Phòng Pháp chế - Phòng Phát triển cộng đồng

www.facebook.com/iirr.legalcenter

www.iirr.vn

LEGAL REVIEW 03
LEGAL REVIEW 04

MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỪA DỐI KHI

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

1.1. Khái niệm và quan điểm của một số quốc gia trên

thế giới

1.2. Đặc điểm

2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG ĐƯỢC

GIAO KẾT DO LỪA DỐI

3. VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA

NGAY TÌNH KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DO LỪA DỐI

BỊ TUYÊN BỐ LÀ VÔ HIỆU

4. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

TỔNG KẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LEGAL REVIEW 05
LEGAL REVIEW 06
NIỆM
CỦA LỪA DỐI KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
KHÁI
VÀ ĐẶC ĐIỂM
LEGAL REVIEW 07

Mục đích của pháp luật khởi nguồn chính từ những nhu cầu thường ngày của mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội của Nhà nước. Nảy sinh từ nhu cầu sản xuất, nhu cầu kinh doanh cũng như các nhu cầu khác, Nhà nước thấy cần thiết phải có những phương tiện pháp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người. Hợp đồng chính là một trong những phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, giao kết hợp đồng tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào đời sống pháp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi phục vụ cho những mục đích nhất định từ cuộc sống con người. Tuy nhiên, hiện nay việc lừa dối khi giao kết Hợp đồng, cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác dẫn đến Hợp đồng vô hiệu vẫn còn tồn tại ở nhiều giao dịch dân sự. Hợp đồng vô hiệu do lừa dối là một trong những loại giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay.

LEGAL REVIEW 08

Trong giao kết hợp đồng, Misrepresentation hay lừa dối được xem như nhầm lẫn của một bên do bị bên kia hoặc người thứ ba cố ý gây nên. Vậy nên Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao kết hợp đồng nên đã xác lập giao dịch đó.”

Bộ luật Dân sự Pháp quy định:

“Sự lừa dối là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên đã thực hiện mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không ký kết hợp đồng. Sự lừa dối

không được suy đoán mà phải được chứng minh” (Điều 1116).

LEGAL REVIEW 09
1.1. Khái niệm và quan điểm của một số quốc gia trên thế giới

Hệ thống pháp luật Common Law quy định (misrepresentation) được hiểu là một khái niệm của luật hợp đồng diễn đạt sự tuyên bố sai về thực tế được một bên đưa tới bên kia mà khiến bên kia giao kết hợp đồng.

Misrepresentation được chia thành 03 loại:

Biểu lộ sai sự thật không gian trả (innocent misrepresentation or nonfraudulent misrepresentation)

Biểu lộ sai sự thật do vô ý nghiêm trọng (negligent misrepresentation)

Biểu lộ sai sự thật do gian trả (fraudulent misrepresentation)

LEGAL REVIEW 10

Các điều kiện của lừa dối đã được Bộ

luật Dân sự Pháp, và các Bộ luật Dân sự Việt Nam xác định liên quan đến người lừa dối, người bị lừa dối và tính chất của sự lừa dối.

LEGAL REVIEW 11

Bộ luật Dân sự Đức và Bộ luật Dân sự Nhật Bản xuất phát từ phương diện chủ quan để xác định việc biểu lộ ý chí có thể không có giá trị ràng buộc người biểu lộ, nếu sự biểu lộ ý chí đó được lập ra do bị lừa dối từ bất kỳ ai. Bộ luật Dân sự Đức quy định:

(1) Bất kỳ ai đã bị lôi cuốn lập ra một sự biểu lộ ý chí bởi lừa dối hoặc bởi đe doạ bất hợp pháp có thể huỷ bỏ sự biểu lộ ý chí đó.

LEGAL REVIEW 12

(2) Nếu một người thứ ba có lỗi lừa dối, thì sự biểu lộ ý chí mà đã được yêu cầu lập ra đối với người khác có thể bị huỷ bỏ chỉ khi người nói tới sau đã biết hoặc nhẽ ra phải biết về sự lừa dối. Trong chừng mực một người, khác hơn người mà sự biểu lộ ý chí đã được yêu cầu lập ra, đã thủ đắc trực tiếp một quyền thông qua sự biểu lộ ý chí đó, thì sự biểu lộ ý chí đó có thể bị huỷ bỏ khi chống lại người này nếu người này đã biết hoặc nhẽ ra phải biết về sự lừa dối đỏ. (Điều 123)

LEGAL REVIEW 13

Theo cách thức và nội dung của các quy định này, Bộ luật Dân sự Nhật Bản diễn giải có đôi chút khác biệt như sau: ( Điều 96 )

Sự biểu lộ ý chí bị lôi cuốn bởi lừa dối hoặc đe doạ có thể bị huỷ bỏ.

Nếu một người thứ ba đã có lỗi lừa dối đối với sự biểu lộ ý chí được lập tới một người, thì sự biểu lộ ý chí

đó có thể bị huỷ bỏ chỉ trong các trường hợp khi bên khác đó đã biết về sự kiện đó.

LEGAL REVIEW 14

Một biểu lộ ý chí đã bị lôi cuốn bởi

lừa dối không thể bị huỷ bỏ chống

lại người thứ ba ngay tình.

LEGAL REVIEW 15

Hợp đồng được xác lập do lừa dối được xác định là vô hiệu do không đảm bảo được yêu cầu về tính tự nguyện của các bên chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch; Mục đích của việc lừa dối là nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch, dẫn đến những quyết định không đúng, có lợi cho người lừa dối để đạt được mục đích theo ý muốn của mình; Hợp đồng được xác lập do lừa dối được xem là giao kết hợp đồng vô hiệu tương đối.

Hành vi lừa dối trong giao kết Hợp đồng thì hậu quả có thể chỉ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng cũng có thể người có hành vi lừa dối vừa phải chịu hậu quả pháp lý do luật dân sự điều chỉnh và vừa phải chịu hậu quả pháp lý do luật hình sự điều chỉnh bằng hình phạt tù.

LEGAL REVIEW 16
1.2. Đặc điểm

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao kết Hợp đồng do lừa dối nói riêng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đối với các bên từ thời điểm xác lập. Giải quyết hậu quả pháp lý của Hợp đồng là buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trong trường hợp các bên không trả cho nhau bằng hiện vật thì hoàn trả cho nhau bằng tiền, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường do pháp luật quy định hoặccác bên có thỏa thuận trước về hậu quả. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do lừa dối chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trên cơ sở một quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

LEGAL REVIEW 17

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG

ĐƯỢC GIAO KẾT DO LỪA DỐI

Việc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Việc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu không phải trong trường hợp nào cũng thực hiện được bởi trong một số trường hợp đối tượng của hợp đồng là tài sản không còn giữ được tình trạng như ban đầu hay đối tượng của hợp đồng là công việc (dịch vụ) đã được thực hiện. Do vậy, quy định các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thật sự không đơn giản.

LEGAL REVIEW 18
LEGAL REVIEW 19

Án lệ Esso Petroleum v Mardon [1976] QB

Tình huống: Nguyên đơn, ông Mardon, đã ký một thỏa thuận thuê nhà với bị đơn, Esso Petroleum, đối với một trạm xăng thuộc sở hữu của bị đơn. Trong quá trình đàm phán thỏa thuận, các cố vấn ‘chuyên gia’ do bị đơn tuyển dụng đã đưa ra ước tính về doanh thu mà trạm xăng có thể mong đợi dựa trên thông tin không chính xác và do đó đã bị thổi phồng đáng kể. Giá trị tiền thuê theo hợp đồng đã được tính toán dựa trên con số tăng cao này. Kết quả là nguyên đơn không thể vận hành trạm xăng có lãi.

LEGAL REVIEW 21

Vấn đề đặt ra là: thứ nhất, liệu nguyên đơn có thể thực hiện bất kỳ hành động nào đối với việc trình bày sai sự thật hay không vì con số đó có mục đích là ‘ước tính’ chứ không phải là một tuyên bố thực tế; thứ hai, liệu bị đơn có nghĩa vụ chăm sóc nguyên đơn để anh ta có thể đưa ra yêu cầu bồi thường do sơ suất hay không.

LEGAL REVIEW 21
LEGAL REVIEW 22

Quyết định/Kết quả: Tòa phúc thẩm cho rằng hợp đồng không thể bị vô hiệu vì trình bày sai vì các bị cáo đã trình bày con số bị thổi phồng như một ước tính chứ không phải là một sự thật hiển nhiên. Mặt khác, vì bị đơn đã tự mình thuê các chuyên gia nhằm mục đích đưa ra ước tính về doanh thu nên họ có nghĩa vụ quan tâm đến nguyên đơn để đảm bảo rằng việc này được thực hiện trên cơ sở thông tin chính xác. Do đó, nguyên đơn có thể đòi lại được những tổn thất mà mình phải chịu do sai sót cẩu thả của bị đơn.

LEGAL REVIEW 23

Thực tiễn xét xử tại Tòa án cũng cho thấy việc

hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực

sự đảm bảo được lợi ích của các chủ thể trong

giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Khoản tiền phải hoàn trả do không hoàn trả

được tài sản bằng hiện vật chưa quy định rõ, khó áp dụng. Trong khoa học pháp lý và trong

thực tiễn xét xử, vấn đề quay lại tình trạng ban

đầu còn có nhiều quan điểm khác nhau, chủ

yếu tập trung vào một số nội dung cơ bản:

LEGAL REVIEW 24

Thứ nhất, thế nào là quay lại tình trạng ban đầu, có phải quay lại tình trạng ban đầu là trả nguyên cho nhau những gì đã nhận hay không?

Thứ hai, khi tài sản đưa vào giao dịch hoặc giá trị tiền bị trượt giá thì giải quyết hậu quả ra sao? Vấn đề là có xác định lỗi khi các bên tham gia giao kết hay không, nếu xác định lỗi thì xác định như thế nào? Để giải quyết vấn đề này cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về sở hữu, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật.

LEGAL REVIEW 25

VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA

NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DO LỪA DỐI

BỊ TUYÊN BỐ LÀ VÔ HIỆU

LEGAL REVIEW 26

Người thứ ba tham gia giao dịch dân sự ngay tình là khi tham gia giao

dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết đối tượng giao dịch là tài sản bất minh, do chủ

sở hữu được xác lập trước đó bởi một giao dịch vô hiệu. Đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất để xác định người tham gia giao dịch hoàn

toàn ngay tình.

LEGAL REVIEW 27

Án lệ Hedley Byrne & Co Ltd v Heller & Partners Ltd (1964)

Tình huống: Vào năm 1963, Hạ viện đã xác định rằng trong một số trường hợp hạn chế - nếu nảy sinh nghĩa vụ thận trọng khi đưa ra tuyên bố - thì tổn thất kinh tế thuần túy do tra tấn ngoài hợp đồng giờ đây có thể được bồi thường theo luật của Anh.

Một sai sót do sơ suất có thể dẫn đến một hành động đòi bồi thường thiệt hại về kinh tế. Khi một bên tìm kiếm thông tin hoặc lời khuyên từ một bên khác - có kỹ năng đặc biệt - và tin tưởng rằng bên đó sẽ thực hiện sự cẩn trọng thích đáng, và bên đó biết hoặc lẽ ra phải biết rằng bên thứ nhất đang dựa vào kỹ năng và khả năng phán đoán của mình, thì nghĩa vụ thận trọng sẽ được ngụ ý.

LEGAL REVIEW 28

Hedley Byrne là đại lý quảng cáo thay mặt khách hàng ký hợp đồng với các điều khoản tín dụng. Hedley Byrne sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu khách hàng trong trường hợp vỡ nợ. Để bảo vệ bản thân, Hedley Byrne đã yêu cầu các chủ ngân hàng của họ lấy tài liệu tham khảo tín dụng từ Heller & Partners (‘H&P’), chủ ngân hàng của khách hàng.

Việc tham chiếu (được cung cấp cả

bằng lời nói và sau đó bằng văn bản) được cung cấp miễn phí và thuận lợi, nhưng cũng có một điều khoản loại trừ có hiệu lực là thông tin được cung cấp ‘không có trách nhiệm về phía Ngân hàng này hoặc các quan chức của Ngân hàng’. Hedley Byrne đã dựa vào tài liệu tham khảo này và sau đó bị tổn thất tài chính khi khách hàng phải thanh lý.

LEGAL REVIEW 29

Quyết định/Kết quả: Tòa án nhận thấy rằng tuyên bố từ chối trách nhiệm của H&P là đủ để bảo vệ họ khỏi trách nhiệm pháp lý và yêu cầu bồi thường của Hedley Byrne đã thất bại. Tuy nhiên, Hạ viện phán quyết rằng thiệt hại thuần túy về mặt kinh tế có thể phát sinh trong các tình huống đáp ứng bốn điều kiện sau: mối quan hệ ủy thác và tin cậy phát sinh/tồn tại giữa các bên; bên đưa ra lời khuyên/thông tin đã tự nguyện chấp nhận rủi ro; đã tin tưởng vào lời khuyên/thông tin của bên kia, và sự tin cậy đó là hợp lý trong hoàn cảnh đó.

LEGAL REVIEW 30

Án lệ Attwood v Small (1838)

Tình huống: Nguyên đơn đã mua một bất động sản từ bị đơn với giá 600.000 bảng Anh. Khu đất bao gồm một trang viên, nhiều mỏ khác nhau và các tài sản liên quan đến mỏ. Những tài sản này, cũng như các mỏ, tạo ra lợi nhuận cho chủ đất. Nguyên đơn đã kiểm tra các tài khoản của bị đơn trước khi ký hợp đồng và thực hiện các bước để xác minh rằng chúng là chính xác. Dựa trên sức mạnh của điều này, họ đã tiến hành mua hàng. Tuy nhiên, các tài khoản thực sự không chính xác và

ước tính quá cao khả năng sinh lợi của đất. Nguyên đơn đã tìm cách hủy bỏ hợp đồng vì trình bày sai.Việc trình bày sai có áp dụng trong trường hợp này không?

LEGAL REVIEW 31

Phán quyết: House of Lords ủng hộ bị cáo. Một hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ vì trình bày sai nếu nguyên đơn dựa vào tuyên bố sai. Người khiếu nại này đã không dựa vào tuyên bố sai sự thật - họ dựa vào những nỗ lực của chính họ để xác minh các tài khoản. Khi nguyên đơn xác minh

độc lập xem lời khai của bị cáo có đúng hay không, họ không dựa vào lời khai đó. Như vậy, bất kỳ hợp đồng nào sau đó không thể bị hủy bỏ vì trình bày sai.

LEGAL REVIEW 32

The Misrepresentation Act 1967 (Đạo luật xuyên tạc năm 1967) lần đầu tiên cung cấp một biện pháp khắc phục thiệt hại cho việc xuyên tạc không gian lận. Biện pháp khắc phục đã có sẵn nơi người đó sẽ có một biện pháp khắc phục, nếu sự trình bày sai đã lừa đảo. Điều khoản này được tìm thấy trong s.2(1), và như sau: Trường hợp một người giao kết hợp đồng sau khi trình bày sai sự thật được một bên khác thực hiện cho anh ta và kết quả là anh ta có thì sẽ bị thiệt hại nếu người trình bày sai sự thật sẽ bị chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến việc trình bày sai sự thật được thực hiện một cách gian lận, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cho dù việc trình bày sai không

được thực hiện một cách gian lận, trừ khi anh ta chứng minh được rằng anh

ta có cơ sở hợp lý để tin tưởng và đã tin tưởng cho đến thời điểm đó hợp đồng đã được thực hiện rằng các sự kiện

được trình bày là đúng sự thật.

Phần này của Đạo luật đặt ra gánh nặng cho bị cáo trong việc chứng minh rằng đó là vừa hợp lý để tin, vừa thực

tế là anh ấy đã tin vào sự thật của mình các câu lệnh. Lưu ý rằng theo cách này, không giống như yêu cầu của thông luật về chứng minh trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chứng minh chuyển sang người đưa ra tuyên bố bác bỏ sự sơ suất, một khi sự xuyên tạc đã bị cáo buộc. Gánh nặng này là một thứ nặng nề, như đã thấy trong trường hợp sau.

LEGAL REVIEW 33

Án lệ Howard Marine v Ogden (1978)

Tình huống: Bị đơn A là nhà thầu công trình dân dụng đã thỏa thuận với H thuê 2 tàu để chở đất sét ra biển. Trong quá trình đàm phán, A tuyên bố rằng các con tàu có thể chở 1600 tấn, lời tuyên bố này dựa trên việc tham khảo một sổ đăng ký sai sót. Công suất chính xác thấp hơn đáng kể nhưng A vẫn tiếp tục đàm phán mà không kiểm tra con số này. Các bên đã đồng ý về một hợp đồng thuê tàu trong đó có một điều khoản nêu rõ rằng bên thuê đã kiểm tra các con tàu và chúng phù hợp với mục đích sử dụng. Sáu tháng sau, A có thêm thông tin về công suất chính xác và trả 20.000 bảng cho việc thuê nhưng không trả thêm. H hạn chế sử dụng xà lan và yêu cầu số tiền thuê còn lại. Ông A khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.

LEGAL REVIEW 34

Bị đơn khiếu nại về việc vi phạm bảo

đảm tài sản thế chấp trong các quan

điểm giữa các bên trước khi đạt được

thỏa thuận cũng như do sơ suất theo

Hedley Byrne v Heller & Partners [1964]

AC 465, trên cơ sở mối quan hệ đặc

biệt giữa các bên và vì vi phạm Đạo

luật xuyên tạc năm 1967, phần 2.

LEGAL REVIEW 35
LEGAL REVIEW 36

Quyết định/Kết quả: Tòa án đã chấp nhận kháng cáo một phần. Nhận thấy không có tài sản đảm bảo nào được các bên

thỏa thuận trước khi thỏa thuận. Hơn nữa, việc trình bày sai lệch

về sức chứa của con tàu được coi là vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, tòa

án nhận thấy H phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa

vụ theo Đạo luật xuyên tạc năm 1967. Trên cơ sở này, tòa án không bắt buộc phải xem xét yêu cầu bồi thường theo luật bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Hedley Byrne v Heller & Partners [1964] AC 465.

LEGAL REVIEW 37

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

LEGAL REVIEW 38
LEGAL REVIEW 39

Trước hết, cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về hợp đồng vô hiệu do lừa dối. Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hợp đồng vô hiệu do lừa dối, trong khi đó, hiện nay pháp luật vẫn một số hạn chế trong quy định về hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu do lừa dối nói riêng.

LEGAL REVIEW 40

Do vậy, trong bối cảnh mới, Bộ Luật Dân sự nói chung và chế định hợp đồng nói riêng phải phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, việc hành thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế và tham gia sâu rộng vào quan hệ thương mại với nhiều nước và tổ chức trên thế giới. Điều đó đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu và hợp đồng vô hiệu do lừa dối trong

Bộ luật Dân sự. Bộ Luật Dân sự chưa có điều khỏan nào bảo vệ quyền

và lợi ích của người đã tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng với người

bị lừa dối nhưng không biết và không buộc phải biết người tham gia

xác lập, thực hiện giao dịch với mình là bị đe dọa, lừa dối.

LEGAL REVIEW 41
LEGAL REVIEW 42

Vấn đề hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu do lừa dối nói riêng là một vấn đề phức tạp đang được giới chuyên môn quan tâm, một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. hợp đồng vô hiệu do lừa dối được quy định trong Bộ Luật Dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể, lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước.

LEGAL REVIEW 43

Tuy nhiên, trong thực tế, các quy định về vấn đề này đã bộc lộ những bất cập, đó là: có quy định còn chung chung, chưa bao quát, các quy định có phần cứng nhắc, có chỗ còn thiếu không theo kịp sự phát triển của cuộc sống. Trong quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu do lừa dối vẫn có những nội dung chưa thật sự hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, chưa rõ ràng. Đường lối giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu còn cứng nhắc, chưa đảm bảo sự công bằng cho các đương sự. Do vậy, việc áp dụng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn, thiếu chính xác. Các quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể.

LEGAL REVIEW 44

Với thực trạng đó, các quy định về hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu do lừa dối nói riêng cần phải được hoàn thiện để những quy định này mang tính khả thi hơn, phù hợp với thực tế và quan trọng hơn là tạo điều kiện để hợp đồng phát huy hết vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Việc hoàn thiện này cần được thực hiện theo hướng đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất của các quy định pháp luật. Đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay và xu hướng chung của thế giới. Cùng với công tác hoàn thiện pháp luật cần thực hiện tốt việc hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng như tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác pháp luật.

LEGAL REVIEW 45

TỔNG KẾT

1. Khái niệm và đặc điểm của lừa dối khi giao kết Hợp đồng

2. Hậu quả pháp lý của Hợp đồng được giao kết do lừa dối

Án lệ Esso Petroleum v Mardon [1976] QB

3. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao kết Hợp đồng do lừa dối bị tuyên bố là vô hiệu

Án lệ Hedley Byrne & Co Ltd v Heller & Partners Ltd (1964)

Án lệ Attwood v Small (1838)

Án lệ Howard Marine v Ogden (1978)

4. Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết Hợp đồng

LEGAL REVIEW 46
LEGAL REVIEW 47
LEGAL REVIEW 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mary Charman - Willian Publishing (2007), Contract Law.

2. F Dretske (1986), Misrepresentation.

3. AE Tenbrunsel - Academy of Management journal (1998), Misrepresentation and expectations of misrepresentation in an ethical dilemma.

4. J Sengupta, DW Dahl, GJ Gorn - Journal of Consumer Psychology (2002), Misrepresentation in the consumer context.

5. JM Karpoff, DS Lee, GS Martin - Journal of Financial Economics (2008), The consequences to managers for financial misrepresentation.

6. HS Lewis - American Anthropologist (1998), The misrepresentation of anthropology and its consequences.

7. I Dichev, J Graham, CR Harvey - Financial Analysts (2016), The misrepresentation of earnings.

8. F James Jr, OS Gray - Md. L. Rev (1977), Misrepresentation-Part II.

9. K Harris (2016), Education and knowledge: The structured misrepresentation of reality.

LEGAL REVIEW 49
IIRR LEGAL REVIEW www.facebook.com/iirr.legalcenter www.iirr.vn LEGAL LEGAL REVIEW

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.