Giang
Nguyễn Thị Giang
Quý độc giả thân mến!
Từ lâu, Tết Trung thu đã trở thành ngày hội ý nghĩa trong lòng mỗi người, nó mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Đây không chỉ là một lễ hội quan trọng mà còn là dịp để tận hưởng những món ăn ngon và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ với gia đình, bạn bè. Trong số Tạp chí Canteen Management này, chúng tôi xin giới thiệu và cùng Quý vị khám phá, thưởng thức ẩm thực món ăn truyền thống đặc biệt của ngày “Tết Trăng Rằm” ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.
Bên cạnh đó, Quản lý Canteen không chỉ giới hạn ở khâu chế biến, điều khách hàng mong mỏi đằng sau mỗi món ăn, còn là các yếu tố cân bằng dinh dưỡng, yếu tố về văn hóa ẩm thực và giá trị sống từ những món ăn mang lại. Với nguồn cảm hứng bất tận về ẩm thực, hãy cùng chúng tôi tự tay chuẩn bị những món ăn độc đáo này và tận hưởng những hương vị đặc sắc của nó. Hy vọng rằng cuốn Tạp chí này sẽ là nguồn cảm hứng cho Quý vị để có một Tết Trung Thu ấm áp và đầy ý nghĩa cùng những người thân yêu.
Đội ngũ biên tập rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý độc giả.
Trân trọng!
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Phạm Xuân Long
Nguyễn Thị Kim Thi
Lưu Đức Minh
Hồ Văn Khánh
Cù Huy Toàn
Nguyễn Hồng Đại
Nguyễn Đình Duẩn
Ngô Thanh Tuyên
Phó Đức Công Hoàng
Nguyễn Thị Giang
Nguyễn Khắc Điền
Lê Thanh Huyền
Từ Văn Trường
TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Tất Hồng Dương
BIÊN TẬP VÀ THIẾT KẾ
Ẩm thực trung thu Thái Lan
VIỆT NAM Trung thu
Trung thu được coi là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để người dân thể hiện tình cảm gia đình mà còn là cơ hội để cùng chia sẻ niềm vui, lòng hiếu thảo, và tận hưởng những giá trị cuộc sống. Một trong những đặc điểm nổi bật của Tết Trung Thu là các hoạt động như đốt đèn lồng, múa lân, và các trò chơi dân gian truyền thống. Cùng với đó không thể không nhắc đến những món ăn đặc biệt của lễ hội trăng rằm.
Canh khoai môn
Nguyên liệu
• Khoai môn 2 củ
• Xương heo 1kg
• Rau mùi tàu 5 nhánh
• Hành lá 1 ít
• Hành tím 2 củ
• Dầu ăn 1 muỗng cà phê
• Bột canh
• Hạt nêm
• Muối trắng
• Tiêu đen
Các bước thực hiện
1. Khoai môn cắt miếng vừa ăn. Rau mùi tàu và hành lá cắt nhỏ. Hành tím lột vỏ cắt nhỏ. Xương heo rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, chặt miếng vừa ăn và để ráo. Đun sôi nồi nước, cho xương vào chần khoảng 2 - 3 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại và để ráo nước.
2. Cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước cùng xương, hành tím rồi bắc nồi lên bếp, bật lửa lớn đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ. Hầm xương trong khoảng 20 phút.
3. Cho vào nồi 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu ăn, nửa muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi cho khoai môn vào. Sau đó, đun thêm 15 phút nữa để khoai chín nhừ, nêm nếm lại theo khẩu vị. Cuối cùng, cho rau mùi vào và tắt bếp.
Gỏi Bưởi
Nguyên liệu
• 1 quả bưởi
• 1/2 chén tôm khô
• Hành băm
• Tỏi băm
• Nước cốt chanh
• Dầu ăn
• Nước mắm
• Đường trắng
• Rau húng quế
• Hành khô
• Đậu phộng rang
• Ớt tươi
Các bước thực hiện
1. Bưởi lột vỏ, tách thành từng miếng vừa ăn. Ngâm tôm khô trong nước ấm 15 - 20 phút, sau đó lấy sạch chất bẩn ở sống lưng, rửa sạch lại và để ráo.
2. Pha nước sốt theo công thức 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh nước mắm sau đó khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
3. Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1 muỗng cà phê dầu ăn. Để lửa vừa, cho tôm khô, 1 muỗng cà phê hành băm, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng cà phê nước mắm vào, đảo đều 2 phút rồi tắt bếp.
4. Cho tôm khô và bưởi vào bát lớn, vừa rưới nước sốt vừa trộn đều đến khi hỗn hợp vừa ăn. Thêm mùi thơm cho món gỏi bằng rau húng quế cắt nhỏ.
Thịt Heo Quay
Nguyên liệu
• Thịt ba chỉ heo 500gr
• Hành tím 3 củ
• Gừng 1 củ
• Hoa hồi 1gr
• Tiêu đen
• Muối trắng
• Giấm 2 muỗng cà phê
• Ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê
Các bước thực hiện
1. Thịt ba chỉ rửa sạch để ráo và cắt khúc vừa ăn. Cho nồi lên bếp, thêm 300ml nước đun sôi, sau đó thêm 3 tép hành tím, 3 lát gừng, 1 hoa hồi và cho thịt ba chỉ vào luộc 7 phút sau đó vớt ra để nguội.
2. Rắc 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương lên đều miếng thịt rồi xoa đều cho gia vị ngấm vào thịt và dùng khăn giấy sạch lau khô phần da.
3. Cho 1 muỗng c à phê muối, 2 muỗng c à phê giấm và o chén và đảo đều cho tan muối. Tiếp theo dùng que nhọn hoặc tăm xăm đều lên phần da, rồi lấy chổi quét đều hỗn h ợ p muối giấm lên phần da miếng thịt.
4. Lấy giấy bạc bọc quanh miếng thịt lại chừa phần da. Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ C. Khi lò nóng, cho miếng thịt vào nồi chiên không dầu, nướng trong 30 phút. Khi đã đủ thời gian, bạn lấy giấy bạc ra khỏi miếng thịt và tiếp tục nướng thêm 15 phút.
5. Khi th ị t đ ã ch í n lấy thịt ra c ắ t khúc vừa ăn, dọn ra đĩa dùng kèm nư ớ c tương tỏi ớ t, dưa leo, các loại rau thơm để tăng hương vị.
Chả cốm
Nguyên liệu
• Ngó sen 400g
• Tôm 300g
• Thịt băm 200g
• Cà rốt 1 củ
• Rau răm
• Nước mắm
• Đường trắng
• Muối trắng
• Giấm trắng
Các bước thực hiện
1. Ngâm cốm với nửa chén nước trong khoảng 15 phút cho cốm nở rồi dùng rây lọc vớt ra và để ráo.
2. Cho toàn bộ 200gr thịt nạc vai băm, 500gr giò sống vào bát trộn đều. Cho 200gr cốm và 1 muỗng cà phê nước mắm và tiếp tục trộn đều đến khi hỗn hợp tạo thành một khối dẻo mịn.
3. Bắc nồi hấp lên bếp, sau đó lót một lớp lá chuối hoặc lá sen trên mặt
nồi cho chả được thơm và không bị dính đáy. Hấp chả tầm 15 phút
đến khi thấy bề mặt se lại, nhìn thấy hạt cốm nở chín là đã chín.
4. Bắc chảo lên bếp, thêm vào khoảng 100ml dầu ăn, đợi dầu sôi lăn tăn thì cho chả vào chiên với lửa vừa đến khi vàng đều hai mặt trong khoảng 10-15 phút tùy vào kích cỡ của miếng chả.
Xôi cốm
Nguyên liệu
• Cốm khô 300gr
• Đậu xanh không vỏ 100gr
• Đường trắng 50gr
• Hạt sen khô 30gr
• Cùi dừa 20gr
• Bột nở 2gr
• Nước mỡ gà 2 bát
Các bước thực hiện
1. Đầu tiên hạt sen và đỗ xanh ngâm mềm. Sau đó đem hạt sen và đỗ xanh hấp cho chín.
2. Nước cốt dừa 1 bát con, đường, muối và lá nếp xay nhuyễn vắt lấy nước đem đun sôi để ấm vừa.
3. Dừa nạo, đường xào tới khi trong đường để lửa nhỏ tránh xém dừa để giữ màu trắng. Mỡ gà rán lên lấy 2-3 thìa mỡ.
4. Trộn cốm, dừa xào, hạt sen và đỗ xanh trộn đều rưới cốt dừa chút một để căn trong quá trình hấp tránh để xôi bị nhão. Hấp không quá
20 phút với cốm khô, không quá 10 phút với cốm tươi. Hấp xong rưới mỡ gà đảo đều rồi đơm xôi ra đĩa và thưởng thức.
Mứt Vỏ bưởi
Nguyên liệu
• Vỏ bưởi 1 trái
• Đường 200g
• Muối 10g
• Phèn chua 100g
Các bước thực hiện
1. Vỏ bưởi c ắ t khúc khoảng 5cm, bỏ b ớ t phần ru ộ t tr ắ ng. C ắ t
vỏ bưởi th à nh s ợ i d à i. Sau đó, h ò a tan muối v ớ i nư ớ c, cho vỏ
bưởi v à o ngâm trong khoảng
5-7 tiếng.
2. Sau 5-7 tiếng vớt vỏ bưởi ra bóp
thật nhiều lần với nước để ra bớt tinh dầu. Rửa sạch vỏ bưởi lại
với nước, vớt ra rổ cho ráo nước.
3. Tiếp đến, đun sôi nước với một
thìa phèn chua, cho vỏ bưởi vào
luộc sơ trong khoảng 3–5 phút.
Đổ vỏ bưởi ra rổ, rửa lại nhiều
lần với nước cho hết phèn chua, bóp nhẹ vỏ bưởi cho hết nước.
4. Đổ vỏ bưởi vào thau to, thêm
đường vào trộn đều ngâm trong khoảng 5 tiếng để đường ngấm
vào vỏ bưởi.
5. Cho vỏ bưởi vào chảo, đảo đều
ở lửa to trên bếp đến khi gần
cạn nước đường. Vặn nhỏ bếp,
đảo đều tay đến khi vỏ bưởi khô
lại và bắt đầu kết tinh trắng thì
tắt bếp.
Trung Thu Trung Quốc
Tết Trung thu của người Trung Quốc tổ chức vào 15/8 âm lịch, trùng với thời gian thu hoạch của người nông dân. Trong dịp Trung thu, mỗi gia đình sẽ làm những món ăn truyền thống và chuẩn bị rượu ngon để chào mừng. Những món ăn phổ biến trong dịp Tết Trung thu của Trung Quốc được người dân chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng với những nguyên liệu đặc trưng.
Ghẹ hấp
Nguyên liệu
• Ghẹ 5 con
• Bia 1 lon
• Sả 3 cây
• Rau răm
Các bước thực hiện
1. Ghẹ sơ chế sạch.
2. Sả bóc bớt bẹ già, đập giập rồi cắt khúc, xếp vài nhánh sả xuống đáy nồi.
3. Cho ghẹ vào rồi bỏ nốt phần sả còn lại lên trên.
4. Rót một lon bia vào rồi đặt lên bếp hấp 15-20 phút, khi cua/ghẹ chuyển màu đỏ hồng thì gắp ra đĩa ăn nóng, chấm cùng muối tiêu ớt, ăn kèm rau răm.
Vịt long não
Nguyên liệu
• 1 con vịt (Lưu ý lựa chọn vịt cái)
• Tiêu tứ xuyên
• Bột quế
• Bột gừng
• Lá trà
• Lá long não
• Gia vị cơ bản
Các bước thực hiện
1. Vịt cắt tiết, nhổ lông, làm sạch bụng và dùng rượu chà xát cho bay hết mùi tanh. Lá trà, lá long não rửa sạch, để ráo.
2. Chuẩn bị ngũ vị hương, dầu hào, tương ớt, xì dầu, bột nêm, hạt tiêu Tứ Xuyên, bột gừng, bột quế. Trộn đều các gia vị lại với nhau thành một hỗn hợp nước sốt.
3. Ướp vịt ít nhất 3 tiếng đồng hồ rồi cho vịt vào nồi hầm cùng sốt ướp.
Cho lá trà đen và long não vào chảo, đặt vịt lên trên vỉ rồi hun khói.
4. Sau khoảng 10 phút thì tiếp tục dùng chảo dầu nóng chiên lá trà, long não, đường nâu vào. Khi khói bốc lên đặt vỉ nướng rồi đặt vịt lên trên
để hun đến khi chín.
Súp củ sen
Sườn heo
Nguyên liệu
• 500g sườn heo
• 1kg củ sen, gọt vỏ và cắt
thành miếng
• 1 củ gừng, cạo sạch vỏ và
đập dập
• 2 muỗng canh đậu phộng
• 4 lít nước lọc
• 2 thìa cà phê muối
• Rau mùi hoặc hành lá, thái nhỏ để trang trí
Các bước thực hiện
1. Làm sạch sườn rồi ngâm sườn trong nước 30 phút. Thay nước 2 lần, sau đó xả sạch để ráo.
2. Rửa sạch đậu phộng và củ sen sau đó gọt vỏ và cắt thành miếng. Thêm đậu phộng, gừng và củ sen vào nồi hầm. Thêm nước vào và đun trong 40 phút.
3. Khi tất cả mọi thứ đã nhừ thêm muối cho vừa ăn rồi đậy nắp đun thêm 10 phút. Rắc thêm rau mùi hoặc hành lá để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Cá om
Tương̉đỏ
Nguyên liệu
• 1 con cá từ 1kg-1,5kg
• 2 muỗng canh dầu ăn
• 1 muỗng canh gừng băm
• 1 muỗng canh tỏi băm
• 2 muỗng canh hành lá băm
• 4 muỗng canh nư ớ c sốt
đậu n à nh
• 1 muỗng canh tương đậu
400ml nước nóng
• ¼ muỗng cà phê muối
• ¼ muỗng cà phê đường
1. Rửa sạch cá bằng muối và nước lạnh. Lấy một chiếc chảo chống dính cho một ít dầu vào rồi chiên cá cho đến khi vàng đều hai mặt.
2. Lấy cá ra. Cho tương đậu vào, giảm lửa nhỏ và nấu cho đến khi dầu chuyển sang màu đỏ. Bước này rất quan trọng để có được hương vị tương đậu ngon.
3. Thêm tỏi, gừng và hành lá vào xào cho đến khi có mùi thơm sau đó đổ vào 300ml nước nóng. Nêm nước tương nhẹ, đường và muối. Để nước súp sôi trong 3-5 phút.
4. Cho cá vào và tiếp tục nấu cho đến khi nước sốt đặc lại. Trong quá trình thực hiện, dùng muỗng nhỏ đổ nước sốt lên trên.
Các bước thực hiện
Rượu Hoa Quế
Nguyên liệu
• Rượu trắng 1 lít
• Tiểu hồi 10gr
• Vỏ quýt khô 10gr
• Quế cây 30gr
• Hạt ngô 10gr
• Đinh hương 10gr
• Tiêu sọ 5gr
• Xuyên tiêu 5gr
• Trái thảo 3 quả
• Hoa hồi 10 cái
Các bước thực hiện
1. Bắc chảo lên bếp, cho quế cây và thảo quả vào rang trước, để lửa nhỏ, đảo đều tay.
2. Rang cho đến khi có mùi thơm là được, không rang cháy sẽ không ngon.
3. Cho vào chảo các nguyên liệu còn lại và rang trong lửa nhỏ. Đảo đều tay, khi nào thấy thơm thì tắt bếp.
4. Sau khi rang xong, đập thảo quả ra cho nhỏ để mùi thơm được rõ rệt. Quế bẻ nhỏ cho nhanh ra chất.
5. Cho các nguyên liệu đã rang và tách nhỏ vào bình đã có rượu. Đậy kín nắp và để nơi khô thoáng với nhiệt độ phòng. Ngâm rượu khoảng
1 tháng là có thể sử dụng được.
Trung Thu Hàn Quốc
Chuseok có nghĩa là “đêm mùa thu”, đêm trăng rằm đẹp nhất vào tháng 8 âm lịch. Đây là thời điểm khi việc đồng áng của người Hàn Quốc đã đến độ thu hoạch xong, người nông dân có thời gian nghỉ ngơi, rảnh rang, vụ xuân cũng nhàn nhã hơn. Vào thời điểm này, người nông dân dâng lễ để biết ơn thần linh, tổ tiên đã giúp mùa màng bội thu và cầu nguyện cho mùa màng sau. Các gia đình sum họp, quây quần bên nhau trong bữa cơm gia đình sau buổi cúng lễ và thưởng thức những món ăn đặc trưng của tết Trung thu.
Thịt bò nướng
Nguyên liệu
• Thịt bò 500g
• Tỏi 25g
• Hành tây 1 củ
• Gừng 30g
• Hành lá
• Lê tươi 300g
• Nước tương 125 ml
• Dầu mè 20ml
• Đường trắng 25g
Các bước thực hiện
1. Thịt bò rửa sạch và cắt thành những miếng dọc có độ dài vừa phải. Hành tây, gừng, lê và tỏi rửa sạch và cắt khúc nhỏ.
2. Tiếp đến cho hành tây, gừng, lê, tỏi, đường, nước tương, dầu mè vào xay đến khi tạo thành hỗn hợp nhuyễn.
3. Sau đó xếp thịt bò đã cắt thành lát mỏng ra dĩa và đổ sốt BBQ vừa làm thật đều tay để thịt có thể thấm đều gia vị, và thêm hành lá lên trên mặt sốt.
4. Cuối cùng chỉ cần làm nóng bếp nướng, đảo thịt đã ướp thật đều và cho thịt lên bếp nướng.
Miến trộn Japchae
Nguyên liệu
• Miến 300g
• Thịt bò 100g
• Cà rốt 1 củ
• Cải bó xôi 100g
• Nấm đông cô 100g
• Nấm kim châm 100g
• Ớt chuông xanh 100g
• Ớt chuông đỏ 100g
• Trứng gà 2–3 quả
• Tỏi 2 nhánh
• Mè rang
• 1 muỗng canh dầu ăn
• 1 muỗng dầu mè
• 1 muỗng nước tương
• 1/2 thìa hạt tiêu
• 1/2 thìa muối
• 1/2 thìa đường
• 1/2 thìa rượu trắng
Các bước thực hiện
1. Ngâm miến vào thau nước cho miến mềm ra sau đó ướp miến với nước tương, dầu mè, đường, hạt tiêu và mè rang.
2. Thịt bò thái miếng vừa ăn, rồi ướp với nước tương, tỏi băm, dầu mè, rượu trắng, đường.
3. Cà rốt thái sợi nhỏ. Ớt chuông xanh, đỏ thái sợi. Cải bó xôi cắt khúc dài 3–4cm. Đem chần sơ các loại rau củ này với nước sôi. Tiếp đó, đem ướp với dầu mè, đường, muối.
4. Nấm đông cô thái lát mỏng. Nấm kim châm rửa sạch, để ráo nước. Tỏi băm nhỏ. Ướp nấm với hành tỏi, nước tương, dầu mè, đường.
5. Đập trứng vào tô, thêm chút muối rồi khuấy đều, đem tráng thật mỏng trên chảo lớn. Khi trứng nguội dùng dao thái thành những sợi nhỏ vừa ăn.
6. Phi thơm tỏi với chút dầu ăn, cho phần nấm đã ướp vào đảo đều rồi cho cà rốt, ớt chuông, cải bó xôi vào. Sau khi rau củ chín tới và thấm gia vị thì tắt bếp, đổ ra đĩa.
7. Tiếp tục phi thơm tỏi với dầu ăn. Khi tỏi dậy mùi thơm thì cho thịt bò vào xào với lửa lớn, nhanh tay đảo đều đến khi thịt chín tới.
8. Cho miến vào đĩa, đổ hỗn hợp rau củ và nấm
lên trên, tiếp đó cho thịt bò vừa xào còn nóng
lên trên cùng. Trước khi ăn, rắc một chút vừng
rang, trộn đều rồi thưởng thức.
Canh kim chi
Nguyên liệu
• Thịt ba chỉ 200gr
• Kim chi 200gr
• 1/2 thìa đường
• 1/2 thìa muối
• 1/2 thìa tiêu xay
Các bước thực hiện
1. Thịt ba chỉ rửa sạch với nước, sau đó đem cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng. Kim chi, cắt thành từng khúc nhỏ dài khoảng ngón tay cái, phần nước kim chi giữ lại cho vào bát riêng.
2. Bật bếp với lửa lớn rồi cho thịt vào cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, sau đó xào sơ qua khoảng 2-3 phút cho thịt săn lại. Tiếp theo, cho phần kim chi vào, đảo đều cho thịt và kim chi thấm đều vào nhau khoảng 2 phút.
3. Cho 80ml nước kim chi vào cùng 250ml nước ấm. Sau khoảng 7-10 phút, nước canh bắt đầu sôi, hạ lửa nhỏ và đậy nắp lại nấu thêm 15 phút. Sau đó mở nắp, nêm thêm 1 muỗng cà phê đường cho vừa ăn là có thể tắt bếp.
Hobak-Jeon
Nguyên liệu
• 2 quả bí ngòi thái khoanh, thấm khô nước
• 2 quả trứng đánh tan
• 200g bột mì
• 30g bột custard
• ½ thìa muối
• ¼ thìa tiêu
Các bước thực hiện
1. Cho bột mì, bột custard, muối và tiêu
vào bát lớn sau đó đổ từ từ nước vào trộn đều cho đến khi tạo thành hỗn
hợp không bị vón cục.
2. Nhúng từng miếng bí ngòi vào hỗn
hợp bột, sau đó nhúng qua trứng
đánh tan, và nhúng vào bột thêm một
lần nữa. Bột sẽ bám vào khắp bề mặt
miếng bí. Làm lần lượt đến khi hết bí.
3. Bắc chảo lên bếp sau đó đổ dầu ăn
vào chảo, đun cho đến khi dầu già thì
thả từng miếng bí vào rán cho đến
khi vàng đều hai mặt.
Trà quế
Nguyên liệu
• 1 củ gừng
• 2 nhánh quế
• 200g táo tàu
• 2 thìa mật ong
Các bước thực hiện
1. Đem quế rửa sạch, gừng cạo vỏ, táo tàu rửa sạch rồi bẻ đôi để loại bỏ hột. Cắt gừng tươi thành các lát mỏng to để
trà dậy mùi thơm của gừng hơn.
2. Để lại một nửa số gừng rồi xếp toàn bộ nguyên liệu vào nồi. Đổ lượng nước vừa phải, đậy nắp nồi và đun trên bếp với lửa nhỏ.
3. Khi nước sôi cho mật ong hoặc đường nâu. Và cho nốt
số gừng còn lại vào nồi. Cho trà vào bình giữ nhiệt hoặc
phích nước để giữ nhiệt rồi dùng dần. Khi uống trà bạn có
thể cắt thêm vài lát táo tàu để trang trí.
Trung Thu Thái Lan
Vào những ngày tháng 8 âm lịch hàng năm, người Thái Lan sẽ bắt đầu bận rộn chuẩn bị những lễ vật, đồ ăn để tiến cúng, cầu nguyện dâng lên chúc thọ Bồ Tát, cầu mong ban xuống phước lành. Và sau đó sẽ thưởng thức các món ăn trong lễ Trung thu. Mâm lễ vật được dùng với rất nhiều loại hoa quả, bánh kẹo khác nhau với nhiều màu sắc sặc sỡ.
Nguyên liệu
• 0.5kg ức gà - cắt thành khối 5x5cm
• 1 muỗng canh nước tương
• 2 muỗng canh dầu hào
• 1 muỗng canh dầu mè
• 2 muỗng canh đường nâu
• 2 thìa gừng tươi băm nhỏ
• 1 muỗng canh giấm
• Lá dứa
• Dầu ăn
• ½ chén tương ớt ngọt
Thịt Gà
Cuộn Lá Dứa
Các bước thực hiện
1. Rửa ức gà và lau khô. Trộn đều nước tương, dầu hào, dầu mè, đường, gừng và giấm trong một chiếc bát to. Thêm ức gà vào hỗn hợp và trộn cho đến khi phủ kín tất cả các mặt. Ướp trong ít nhất 1 giờ.
2. Dùng tăm quấn từng miếng vào lá dứa hoặc lá thông để giữ cố định. Đặt gà đã gói lên đĩa và hấp trong nồi hấp trong 5 phút.
3. Lấy miếng thịt g à v à đặt lên khăn giấy để r á o nước. Chiên g à đã bọc trong dầu nóng cho đến khi chín v à ng các mặt.
4. Pha chế nư ớ c chấm trong m ộ t chiếc bát nhỏ, tr ộ n đều nư ớ c xốt v ớ i tương ớ t ngọt. Khi gà đ ã ch í n l ấ y ra ch ấ m c ù ng nước ch ấ m khi còn n ó ng.
Tom Yum Kung
Nguyên liệu
• Tôm sú 120gr
• Nấm rơm 150gr
• Sốt cà chua 1/2 thìa
• Nước cốt dừa 80ml
• Sả 50gr
• Lá chanh 5 cái
• Củ riềng 150gr
• Hành tây 150gr
• Ớt 10gr
• Nước mắm 4 thìa
• Nước me 4 thìa
• Chanh 2 trái
• Tỏi 1 củ
• Dầu ăn 1/2 chén
Các bước thực hiện
1. Rửa sạch sả, lá chanh. Sau đó, cắt bỏ bớt lá sả, phần còn lại đập dập rồi cắt nhỏ và lá chanh, bạn
cũng dùng dao cắt nhỏ. Củ riềng rửa sạch, cắt lát mỏng. Hành tây
bóc vỏ, cắt bỏ phần đầu và rễ, cắt đôi theo chiều dọc sau đó cắt lát mỏng theo chiều ngang.
2. Ớt cắt nhỏ, nấm rơm dùng dao cắt sạch phần gốc dính rơm, ngâm với nước muối trong 15 phút rồi rửa sạch. Tôm sau khi mua về, rửa sạch, để ráo nước, dùng tay xoay nhẹ đầu tôm 2-3 lần, sau đó kéo nhẹ đầu tôm ra, khi đó chỉ lưng cũng được lấy sạch.
3. Cho dầu vào nồi cùng với tỏi, đảo đều. Sau đó cho hành tây vào xào chung, đến khi hành chín sơ, cho đầu tôm vào cùng với 1 lít nước, khuấy đều. Tiếp theo cho nấm rơm, sốt cà chua, đảo đều. Thêm sả, ớt, lá chanh, củ riềng vào nồi, khuấy nhẹ.
4. Cuối cùng, cho nước cốt dừa, nước m ắ m, nư ớ c me, tôm sú, nư ớ c cốt chanh, nêm nếm lại vừa ăn rồi t ắ t bếp.
Cà ri đỏ
Nguyên liệu
• 3/4 cốc nước cốt dừa
• 3 muỗng canh sốt cà ri đỏ kiểu Thái
• 0.5 kg ức gà không xương, không da, cắt hạt lựu
• 2 cốc nước luộc gà
• 200gr bí đao, thái hạt lựu
• 1/2 ớt chuông đỏ, thái lát mỏng
• 1 thìa canh đường thốt nốt
• 1/2 muỗng canh nước mắm
• 1 chén lá húng quế Thái
• Gạo Jasmine Thái
Các bước thực hiện
1. Cho ¾ cốc nước cốt dừa vào chảo. Đun nhỏ lửa nước cốt dừa, khuấy liên tục cho đến khi cạn đi một nửa và bạn có thể thấy dầu tách ra khỏi sữa, khoảng 5 đến 6 phút.
2. Thêm b ộ t c à ri và x à o cho đến khi có mùi thơm, từ 2 đến 3 phút. Thêm ức g à và khuấy đều để b ộ t c à ri ngấm và o.
3. Đổ nước luộc gà và 1 cốc nước cốt dừa lên gà. Khuấy bí, ớt chuông, đường thốt nốt và nước mắm. Đun sôi
và để cà ri sôi nhẹ cho đến khi gà chín, khoảng 10 đến 15 phút.
4. Vo sạch gạo và cho vào nồi cơm điện nấu chín. Nhấc cà ri ra khỏi bếp và cho lá húng quế Thái vào khuấy đều. Ăn cà ri cùng với cơm nóng.
Gỏi xoài
Nguyên liệu
• Xoài xanh 4 quả
• Tôm khô 50gr
• Cà chua bi 10 trái
• Hành tím 3củ
• Tỏi 1 củ
• Ớt 2 trái
• Đường thốt nốt 2 muỗng canh
• Nước mắm 1 muỗng canh
• Nước cốt me 1 muỗng canh
• Nước cốt chanh 1 muỗng canh
• Đậu phộng rang 3 muỗng canh
• Ngò rí
Các bước thực hiện
1. Xoài gọt vỏ rồi bào nhuyễn xoài. Rang chín tôm khô.
Hành tím cắt lát mỏng. Ngò rí rửa cắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ sau đó rửa sạch. Đậu phộng cho lên chảo và rang ở lửa nhỏ khoảng 5-7 phút cho chín vàng.
2. Chuẩn bị cối, cho tỏi, h à nh tím v à 2 muỗng canh
đường thốt nốt v à o rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho tôm
khô, ớ t, c à chua bi v à o v à giã nhẹ tay để nguyên liệu không bị nát.
3. Cuối cùng, cho xoài xanh, ngò rí và 1 muỗng canh
nước mắm, 1 muỗng canh
nước cốt me, 1 muỗng canh
nước cốt chanh vào rồi dùng muỗng nhẹ nhàng trộn đều.
4. Cho gỏi xoài Thái Lan ra dĩa, trang trí thêm một ít ngò rí, ớt đã được cắt lát mỏng và
đậu phộng rang lên trên là hoàn thành món ăn.
Xôi Xoài
Nguyên liệu
• Gạo nếp 250gr
• Xoài 1 trái
• Nước cốt dừa 200 ml
• Lá dứa 100 gr
• Đường 70 gr
Các bước thực hiện
1. Nấu sôi 1 nồi nước với 1 bó lá dứa. Sau đó, cho gạo nếp vào nấu tới khi chín mềm. Nấu 100 ml nước cốt dừa với 2 muỗng canh đường và một ít lá dứa. Khi nước cốt dừa sôi, cho xôi vào nấu. Vừa nấu vừa khuấy đều đến khi xôi thấm hết nước cốt dừa và khô lại.
2. Nấu 100ml nước cốt dừa với 40gr đường, nước cốt dừa sôi thì hoà tan 1/3 chén nước với 1 ít bột bắp cho vào để tạo độ sánh cho hỗn hợp. Phần nước cốt dừa này dùng để ăn kèm với xôi. Xay nhuyễn 1/2 trái xoài bằng máy xay sinh tố rồi bắc lên bếp nấu cùng với 1 muỗng canh đường. Tiếp theo, hoà 1 ít nước cùng với bột bắp rồi cho vào phần sốt xoài để tạo độ sánh.
3. Khi ăn dưới nước cốt dừa lên trên bề mặt xôi và xoài sau đó sử dụng.