Tạp chí Canteen Management | No.42 | Ẩm thực nhẹ ngày Tết

Page 1


Cổ Truyền Hương Vị Xưa Trong

Nhịp Sống Mới

Các Món Ăn Vặt Trong Ngày Tết

Quý độc giả thân mến!

Những ngày cuối năm đang dần

khép lại, mang theo sự rộn ràng của

không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán

– thời khắc thiêng liêng nhất trong văn

hóa Việt Nam. Nhân dịp này, Canteen

Management số 42 mong muốn gửi đến

quý độc giả những nội dung đặc sắc

xoay quanh Tết cổ truyền, như một lời

tri ân những giá trị văn hóa truyền thống

đã gắn bó và trường tồn qua bao thế hệ.

Những món ăn vặt đặc trưng của ngày

Nguyễn Khắc Điền

xuân không chỉ làm giàu thêm hương vị

ngày Tết mà còn mang ý nghĩa sâu sắc.

Từ những hạt mứt sen ngọt ngào cho

đến câu chuyện về Tết cổ truyền, từng

trang viết là một hành trình gợi nhắc về những ký ức đẹp đẽ và tinh thần

đoàn viên.

Tết không chỉ là mâm cỗ đủ đầy, là khay bánh kẹo tinh tế, mà còn là dịp để

mỗi người thêm gắn bó với cội nguồn, với những giá trị đã nuôi dưỡng tâm

hồn qua bao năm tháng. Giữa nhịp sống hiện đại, những hương vị truyền thống ấy vẫn âm thầm lan tỏa, như một cách nhắc nhở về ý nghĩa sâu xa

của ngày Tết – sự đoàn viên, lòng biết ơn và niềm hy vọng cho tương lai.

Chúng tôi hy vọng rằng, qua những câu chuyện và chia sẻ trong số báo này,

Quý độc giả sẽ cảm nhận được hơi ấm ngày Tết không chỉ qua hương vị, mà

còn trong những khoảnh khắc sum họp trọn vẹn bên gia đình.

Trân trọng!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Khắc Điền

BIÊN TẬP VÀ THIẾT KẾ

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Phạm Xuân Long

Nguyễn Thị Kim Thi

Vũ Toàn Chung

Nguyễn Đình Duẩn

Nguyễn Xuân Lực

Hồ Văn Khánh

Vũ Toàn Chung

Dương Văn Thuý

Nguyễn Thị Giang

Từ Mạnh Trường

Nguyễn Thị Huyền Trang

Tết Cổ Truyền: Hương Vị Xưa

Trong Nhịp Sống Mới

Khi những ngày

cuối năm dần

khép lại, hương

Tết đã kịp len lỏi

vào từng góc nhỏ

của cuộc sống.

Đâu đó, tiếng trẻ

con nô đùa bên những cành đào, cành mai; mùi thơm ngọt ngào

của mứt gừng, bánh chưng như gọi về những ký ức xưa cũ. Tết

Nguyên Đán, với muôn màu sắc truyền thống, vẫn vẹn nguyên

gắn kết giữa những giá trị xa xưa và nhịp sống hiện đại.

Ngày Tết của người Việt bắt

nguồn từ nền văn minh lúa

nước, khi mỗi độ xuân về là dịp

để con người tri ân đất trời và

tổ tiên. Những lễ nghi, phong

tục như gói bánh chưng, làm

mứt, hay thắp hương trên

bàn thờ gia tiên không chỉ

đơn thuần là một thói quen,

mà còn là cách để người Việt

gửi gắm lòng thành kính,

biết ơn cội nguồn. Giữa vòng

xoáy của hiện đại hóa, những

phong tục ấy vẫn được trân

trọng và duy trì như một phần không thể thiếu.

Tết ngày nay mang thêm hơi thở

của hiện đại. Những chiếc bánh

chưng có thể được đặt từ các cửa hàng, bộ quần áo mới không còn

đợi đến tận giao thừa để khoác

lên mình, nhưng cảm giác sum

họp vẫn chưa từng đổi thay. Đó

là những giây phút cả nhà quây

quần bên mâm cơm, trao nhau

lời chúc tốt đẹp hay cùng chia sẻ

những câu chuyện cũ mới trong

một năm qua.

Tết không chỉ là thời điểm

nhìn lại một năm đã qua

mà còn là cơ hội để cùng

nhau hướng đến tương lai.

Giữa hương sắc của mùa

xuân, những giá trị văn hóa

truyền thống vẫn được âm

thầm lan tỏa và tiếp nối

qua từng thế hệ, trở thành

nguồn động lực nuôi dưỡng

tinh thần dân tộc giữa nhịp

sống hiện đại.

Tết Nguyên Đán vẫn giữ vững những

nét đẹp truyền thống, nhưng không

ngừng đa dạng hóa để đón nhận

những sắc màu hiện đại. Từ những

bức ảnh gia đình bên cành mai đăng

trên mạng xã hội đến những chuyến

du xuân, người Việt đã khéo léo pha

trộn hai thế giới – cái cũ và cái mới – thành một bản hòa ca đầy tinh tế.

Ngày Tết

Thịt Sấy Khô

Những năm gần đây, khay mứt tiếp

khách của các gia đình Việt không

chỉ dừng lại ở bánh kẹo, các loại hạt

mà còn nâng cấp lên phiên bản thịt

khô. Các loại thịt khô tẩm ướp là một

lựa chọn đổi vị sau những bánh kẹo

ngọt, với vị mặn ngọt cay cay hài

hòa, mùi thơm hấp dẫn, tiện lợi và

dễ ăn.

Thịt Bò Khô Nguyên

liệu

• Thịt bò 500gr

• Tỏi 1 củ

• Hành tím 10 củ

• Gừng 1/4 củ

• Sả 8 nhánh

• Ngũ vị hương 1 muỗng cà phê

• Bột nghệ 1 muỗng cà phê

• Bột điều 1 muỗng cà phê

• Bột cà ri 1 muỗng cà phê

• Ớt bột 2 muỗng canh

• Giấm 2 muỗng canh

• Dầu hào 2 muỗng canh

• Dầu ăn 1 muỗng canh

• Nước mắm 1 muỗng canh

• Gia vị muối, đường, hạt nêm

Các

bước thực hiện

1. Rửa sạch thịt sau đó để ráo,

thái thịt bò thành những miếng

to bản, dày khoảng 0.5cm và

cắt dọc thớ. Cho thịt bò vào bát

để tiến hành ướp gia vị.

2. Sả rửa sạch, băm nhỏ. Hành

tím, băm nhuyễn. Gừng cạo vỏ

và cũng băm nhuyễn. Ướp thịt

bò với hành tím, tỏi, sả, gừng,

2 muỗng canh đường, 2 muỗng

canh hạt nêm, 1 muỗng canh

nước mắm, 1 muỗng canh

dầu ăn. Thêm 1 muỗng cà phê

ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê

bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột

điều, 1 muỗng cà phê bột cà ri,

2 muỗng canh ớt bột, 2 muỗng

canh dầu hào. Sau đó trộn đều

3. Bật lò nướng trước ở 100 độ C

trong 10 phút. Xếp thịt bò lên

khay nướng, sấy ở 100 độ C trong

30 phút. Lấy bò khô ra, dùng cây

cán bột cán mỏng rồi lại xếp vào

khay, cho vào lò nướng, tiếp tục

sấy ở 100 độ C trong 60 phút.

Thịt Lợn

Cháy Tỏi

Nguyên liệu

• Thịt heo 700gr

• Sả 3 nhánh

• Tỏi 2 củ

• Ớt 4 trái

• Ngũ vị hương 2 gói

• Bột dầu điều 1 muỗng cà phê

• Nước tương 1/2 muỗng canh

• Nước mắm 2 muỗng canh

• Dầu hào 1 muỗng canh

• Dầu ăn 100ml

• Đường, bột ngọt

Các bước thực hiện

1. Sả mua về cắt thành các khoanh nhỏ

rồi cho cùng 4 trái ớt vào máy xay rồi xay nhuyễn. Tỏi bào thành các lát mỏng. Thịt rửa sạch cắt thành các miếng dọc theo sớ thịt.

2. Cho thịt vào nồi, đậy nấp và đun với lửa

thật nhỏ. Cho thịt vào cối giã đập cho

thớ thịt nát ra. Sau đó dùng tay xé thịt theo thớ đã giã.

3. Chuẩn bị hỗn hợp sả và ớt đã xay

nhuyễn, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu

hào, 1/2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê bột dầu điều, 1/2 muỗng canh dầu

ăn và 2 gói ngũ vị hương, trộn đều. Cho hỗn hợp vừa pha vào phần thịt đã xé và trộn đều.

4. Bắc chảo lên bếp, cho 100ml dầu ăn vào và đợi dầu nóng, tiếp theo cho tỏi

đã bào vào phi thơm ở lửa vừa cho đến khi tỏi vàng đều. Sau đó đảo đều thịt và

tỏi cho đến khi khô hoàn toàn.

Khô Gà Lá Chanh

Nguyên liệu

• 450g ức gà

• 1 củ gừng tươi

• 2 củ hành tím

• 10g tỏi

• 10 lát lá chanh

• 3 cây sả

• 2 trái ớt sừng

• 1 muỗng đường nâu

• 1 muỗng nước mắm

• ½ muỗng bột ớt

• ½ muỗng ngũ vị hương

• ½ muỗng muối

Các bước thực hiện

1. Đập dập hành tím, 1 nhánh gừng, lá sả. 1/4 muỗng cà phê muối và tiêu rồi cho vào nồi luộc gà 10-15 phút. Băm nhỏ tỏi và sả, với ớt thì bỏ cuống rồi để nguyên 2 trái, 3 trái còn lại thì giã dập. Lá chanh một nửa cắt nhỏ còn một nửa để nguyên.

2. Sau khi thịt đã nguội thì xé phần thịt thành những sợi nhỏ vừa ăn. Cho 2 muỗng canh dầu dừa vào chảo rồi phi thơm tỏi, sả băm và ớt giã, cho thêm 2 muỗng canh ngũ vị hương, 3 muỗng canh nước luộc gà, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt điều đỏ, 1 muỗng canh mật ong, 2 muỗng canh ớt bột và phần lá chanh cắt nhỏ vào. Cho ức gà, lá chanh và ớt nguyên trái vào xào đến khi thịt gà khô hoàn toàn và lá chanh khô giòn thì tắt bếp.

Thịt Trâu Gác Bếp

Nguyên liệu

• Thịt trâu bắp 1kg

• Hạt mắc khén 100gr

• Muối trắng

• Sả tươi

• Gừng tươi

• Ớt đỏ

• Đường trắng

• Tỏi ta

Các bước thực hiện

1. Thịt trâu sau khi mua về thì đem rửa sạch

rồi để cho ráo nước. Thái thịt trâu theo thớ dọc thành từng miếng có chiều dài

khoảng 20 cm và bề dày khoảng 5cm.

2. Nướng ớt khô cho đến khi thơm rồi cho vào cối cùng với tỏi, gừng, sả, mắc khén, muối, đường giã nhuyễn hoặc băm nhỏ, sau đó trộn đều thành hỗn hợp gia vị hơi sệt.

3. Đem hỗn hợp gia vị vừa làm sát lên thịt trâu, cho thêm một ít muối, đường, bột ngọt rồi tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau để ướp khoảng 1 – 2 tiếng cho thịt trâu ngấm đều gia vị.

4. Dùng que tre, xiên thịt lại rồi gác lên bếp

hun khói. Không nên để khoảng cách giữa các miếng thịt quá khít nhau vì như vậy sẽ

làm thịt trâu chín không đều. Sấy thịt trên

bếp liên tục từ 13 – 15 giờ tùy theo độ khô

của thịt mong muốn.

NgàyHoaTếtQuả Sấy Khô

Hoa quả sấy là một trong những món ăn vặt rất được yêu thích vào

dịp Tết. Với nhu cầu ngày càng phong phú, các mặt hàng hoa quả

sấy cũng trở nên đa dạng hơn. Chỉ cần đi một vòng quanh siêu thị,

chợ lớn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vô số các loại hoa quả sấy như

chuối, mít, đào, mận, nho, khoai, đu đủ, xoài…

Dâu Tây Sấy

Nguyên liệu

• Dâu tây chín đỏ 1-2kg

Lưu ý: Dâu tây tươi càng

chín, mọng nước, nhìn

hấp dẫn thì khi sấy giòn

sẽ càng ngon

Các bước thực hiện

1. Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống

2. Xếp dâu tây lên khay

nướng và cho vào lò

nướng, cài nhiệt độ 120

độ C và sấy trong khoảng

2 tiếng.

3. Cho dâu tây ra, lật lại mặt

khác và sấy tiếp 2 tiếng ở

120 độ C.

4. Đợi dâu tây nguội và cho

vào túi bảo quản.

Kiwi Sấy

Nguyên liệu

• Kiwi 1kg

• Đường trắng 800gr

• Phèn chua 1 muỗng cà phê

• Vôi tôi 1 muỗng canh

Các bước thực hiện

1. Kiwi sắt miếng dày 0.8 cm.

Cho 1 muỗng canh vôi tôi

vào 2 lít nước, để lắng qua

đêm. Vớt nước vôi trong

ngâm kiwi 3-4 tiếng.

2. Vớt kiwi ra, rửa sạch vôi.

Cho phèn chua vào, đun

sôi rồi cho kiwi vào luộc

sơ. Ướp kiwi cùng với

800gr đường rồi cho vào

tủ lạnh khoảng. Lấy kiwi

ra đổ phần nước đường đã

ngâm ra riêng, bắc chảo

đem đun sánh lại.

3. Thả kiwi vào sên với lửa

nhỏ. Lần đầu sên tầm 1

tiếng, sau đó tắt bếp, để

kiwi ngâm trong chảo

khoảng 3 tiếng. Tiếp tục

sên với lửa riu riu, cho đến

khi thấy mứt kiwi chuyển

thành màu trong.

4. Sau đó để từng miếng lên

vỉ nướng và sấy trong lò ở

nhiệt độ 100 độ C trong 10

phút. Lặp lại 2 - 3 lần.

Mít Sấy

Nguyên liệu

• Mít 1kg

• Chanh 1 quả

• Dầu ăn 1 ít

• Đường trắng

• Muối trắng

Các bước thực hiện

1. Mít dùng dao cắt ra loại bỏ hạt mít và

tiếp tục cắt múi mít ra làm đôi

2. Chuẩn bị một thau nước cho vào 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Cho hết lượng mít đã bóc vào ngâm trong khoảng 10-15 phút rồi vớt

ra để ráo.

3. Chia mít thành 2 - 3 phần để tiến hành sấy mít. Dùng giấy nến đặt vào khay

rồi xếp mít vào lò nướng. Sấy mít trong khoảng 1 giờ đầu tiên ở 130 độ C. Sau

1 giờ, dùng đũa đảo đều mít rồi tiếp

tục sấy mít ở 100 độ C trong khoảng

30 phút là hoàn thành

Dứa Sấy

Nguyên liệu

• 1 quả dứa chín

• Một ít muối

Lưu ý: Chọn quả dứa

không chín quá để khi sấy

sẽ nhanh hơn và tiết kiệm

thời gian hơn

Các bước thực hiện

1. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt sau đó thái

thành lát tròn, độ mỏng dày của

lát dứa tùy sở thích của bạn,

nhưng cũng không nên quá dày.

Hòa tan một ít muối với nước, cho

dứa vào ngâm khoảng 30 phút.

2. Dứa sau khi ngâm thì vớt ra để ráo

nước sau đó thấm khô bề mặt.

Xếp lát dứa lên khay nướng đã có

lót giấy nướng. Sấy dứa ở 150 độ

C trong khoảng 2 giờ hoặc cho

đến khi các lát dứa khô là được.

Dứa sấy khô, lấy ra để nguội rồi

cho vào lọ kín dùng dần.

Chuối Sấy

Nguyên liệu

• Chuối gần chín 5 quả

• Chanh 1 quả

Các bước thực hiện

1. Chuối rửa thật sạch, cẩn

thận lột bỏ phần vỏ rồi cắt thành từng khoanh tròn dày khoảng 1/2 lóng tay. Tiếp để, cho tất cả phần chuối vừa cắt vào tô nước lạnh, vắt 1/2 quả chanh vào, ngâm 20 phút.

2. Sau khi chuối đã ráo, trải giấy nến lên khay nướng rồi lần lượt xếp từng miếng chuối lên trên. Cho vào lò sấy ở nhiệt độ 130 độ C và

trong 40 phút. Sau 40 phút, lấy chuối ra để cho vào đĩa và thưởng thức nhé.

Ngày Tết Các Loại Mứt

Mứt trong văn hóa của người Việt ta mang ý nghĩa sum vầy. Chính vì thế, trong ngày lễ đặc biệt và đặc biệt là

năm mới mọi người thường sẽ chọn

các loại mứt làm quà.

Mứt hạt sen: Hương Xuân của Tết

Việt

Khi nhắc đến một món ăn vặt mang đậm dấu ấn văn

hóa Tết, mứt hạt sen không chỉ gây thương nhớ bằng

vị béo bùi mà còn là biểu tượng của sự thanh khiết và

gắn kết gia đình trong ngày xuân.

Nguồn gốc của mứt hạt sen bắt nguồn từ

những ngôi làng ven hồ sen ở đồng bằng Bắc

Bộ. Từ xa xưa, sen đã được coi là loài hoa đẹp trong văn hóa đông Phương, biểu tượng cho

sự trong sáng và cao quý. Những hạt sen, sau khi thu hái, ngâm bằng nước muối và sấy khô, trở thành nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn truyền thống.

Trong khay kẹo Tết, từng hạt mứt nhỏ nhắn, tròn đầy mang ý nghĩa gửi gắm lời chúc về

sự viên mãn, may mắn và hạnh phúc. Khi mời nhau thưởng thức hương vị thơm bùi của mứt, đó cũng là lúc tấm lòng trân trọng và tinh thần gắn kết được lan tỏa, khiến buổi sum họp thêm phần ý nghĩa.

Mứt hạt sen tuy nhỏ nhưng quy

trình chế biến lại là một nghệ

thuật tinh tế. hạt sen được ngâm

qua nước muối pha loãng, sau đó

luộc chín và phơi khô

giòn. Trong quy trình, người làm

phải duy trì lửa vừa

bảo hương vị tự nhiên của hạt sen

không bị ảnh hưởng.

Khi thưởng thức từng miếng

mứt hạt sen, ta như cảm nhận

được hương vị của đất trời và

sự cần cù của người nông dân.

Tuy giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa, là một phần không thể

thiếu trong văn hóa Tết. Trong

những khoảnh khắc sum vầy, mỗi hạt mứt như gửi gắm lời

chúc phúc lộc, mang theo tinh thần đoàn viên và sự trân quý

gia đình trong không khí xuân trọn vẹn.

Mứt

Dâu Tây

Nguyên liệu

• 1kg dâu tây

• 400g đường cát trắng

Lưu ý: Nên lựa chọn dâu tây tươi, chín

đỏ đều, căng mọng nước sẽ giúp món

dâu tây sấy dẻo ngon hơn. Tránh chọn

dâu tây xanh, quá chín hoặc bị dập.

Các bước thực hiện

1. Dâu tây cho vào tô lớn, xen kẽ một lớp dâu và một lớp đường đến khi hết nguyên liệu. Ướp dâu tây và đường khoảng 2-3 tiếng. Cho dâu tây và đường ra chảo, đun ở lửa vừa đến khi đường hơi sánh lại.

2. Lót giấy nến lên khay nướng, xếp dâu tây đều, chú ý giữ khoảng cách và không xếp chồng dâu.Bật lò nướng và nướng dâu ở 120 độ C trong 1 tiếng. Cho khay dâu ra, lật lại mặt dưới và tiếp tục sấy 120 độ C trong 1 tiếng.

3. Dâu tây sấy dẻo có màu sậm, bề mặt hơi ẩm. Khi ăn cảm thấy vị dẻo thơm, ngọt nhẹ pha lẫn chút chua dịu.

Mứt Kiwi

Nguyên liệu

• Kiwi 1kg quả xanh hoặc

vàng đều được

• Đường trắng 800gr

• Phèn chua 1 muỗng cà phê

• Vôi tôi 1 muỗng canh

Các bước thực hiện

1. Kiwi sắt miếng dày khoảng 0.8cm. Cho 1 muỗng canh vôi tôi vào 2 lít nước, để lắng trong 8 giờ. Sau đó, vớt nước vôi trong ngâm kiwi khoảng 3-4 tiếng.

2. Vớt kiwi ra, rửa sạch vôi. Cho phèn chua vào, đun sôi rồi cho kiwi vào luộc. Sau khi luộc, rửa lại kiwi cho sạch rồi để cho ráo. Ướp kiwi cùng với 800gr đường cho vào tủ lạnh 8 tiếng. Sau khi ướp xong, đổ phần nước đường đã ngâm chung với kiwi ra riêng, rồi bắc chảo đem đun sôi cho sánh lại.

3. Thả kiwi vào sên với lưa nhỏ. Lần đầu sên tầm 1 tiếng đồng hồ, sau đó tắt bếp, để kiwi ngâm trong chảo khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tiếp tục sên cho đến khi thấy mứt kiwi chuyển thành màu trong là được. Cuối cùng đem kiwi ra phơi ngoài trời khoảng 1 tiếng để mặt mứt se lại, trong lúc phơi lưu ý trở mặt mứt cho đều.

Mứt Xoài

Nguyên liệu

• Xoài 6 quả

• Đường cát 300gr

Các bước thực hiện

1. Xoài mua về trước tiên bạn rửa sạch, thấm cho ráo nước rồi gọt vỏ. Cắt mỗi bên má xoài thành 2 lát có

độ dày khoảng 1/2 lóng tay.

2. Cho xoài đã sơ chế vào nồi, thêm 200gr đường, 700ml nước lọc, mở lửa lớn nấu sôi trong 2 phút

rồi chỉnh lửa nhỏ, đậy nắp và nấu thêm 15 phút. Khi xoài đã nguội bớt cho nồi xoài vào ngăn mát tủ lạnh để từ 6-12 tiếng.

3. Lấy xoài ra khỏi tủ lạnh, để sấy xoài nhanh khô hơn, làm lỏng bớt nước đường bao quanh xoài bằng cách thêm 700ml nước nóng, đảo đều rồi vớt xoài ra để ráo nước.

4. Khi xoài đã ráo nước, xếp xoài lên khay nướng, mở trước lò nướng 100 độ C trong 10 phút rồi cho khay xoài vào sấy ở 100 độ C trong vòng 2 tiếng.

Mứt

Quất

Nguyên liệu

• 1kg quất chín

• 800gr đường vàng hoặc

đường trắng

• 1 thìa cà phê vôi bột

• Muối trắng

• Nước lọc

Các bước thực hiện

1. Quất rửa sạch sau đó cho vào âu nước

muối loãng ngâm 30 phút, đổ ra sả lại cho sạch rồi để ráo nước.

2. Vôi bột cho vào âu, đổ 1,5 lít nước vào

cùng và khuấy đều sau đó để cho nước

vôi lắng cặn.

3. Dùng dao sắc khứa 4 đường dọc trên

quả quất tạo những khe nhỏ đều nhau,

ấn dẹt cho ra hạt quất và loại bỏ bớt

nước quất.

4. Cho quất vào âu sạch sau đó chắt lấy

nước vôi trong đổ vào, ngâm khoảng 6

tiếng sau đó đổ ra rửa lại cho sạch, để ráo nước.

5. Cho quất vào âu sạch rồi thêm đường

và trộn đều, ngâm cho đường tan hết là có thể đem đi xào.

6. Đổ quất và nước đường vào chảo rồi bật bếp nấu cho sôi, tiếp tục đun 5-7 phút nữa thì vặn lửa nhỏ hơn để mứt sôi lăn tăn và quất ngấm đường, thi thoảng bạn đảo đều. Khi thấy nước

cạn dần và sánh lại, miếng mứt trong thì tắt bếp.

7. Gắp quất ra vỉ nướng hoặc khay rồi

đem hong trong lò nướng 100 độ C, hong khoảng 40-50 phút.

Mứt Chà Là

Nguyên liệu

• 2kg chà là

• 1kg đường

• 1 muỗng cà phê muối

Các bước thực hiện

1. Rửa sơ quả chà là qua vài lần nước sạch. Tiếp đến, ngâm chà là trong nước muối pha loãng từ 10 - 15 phút rồi vớt ra để ráo.

2. Cho hết chà là vào thau lớn rồi cho đường vào theo tỉ lệ 2:1. Tức là 2kg chà là thì ướp với 1kg đường. Sau đó tiến hành ướp nguyên liệu trong vòng 5 tiếng để chà là ngấm gia vị.

3. Cho hết phần chà là vào chảo sên với lửa lớn trong vòng 5-10 phút. Tiếp đến đảo nguyên liệu đều tay trên lửa nhỏ để chà là được ngấm đường. Sên đến khi thấy phần đường sệt lại và dần chuyển sang màu nâu thì tắt bếp và cho rổ để ráo.

Ngày Tết Các Loại Kẹo

Kẹo ngày Tết không chỉ là món ăn vặt truyền thống mà

còn gói trọn hương vị ngọt ngào và niềm vui sum vầy

của những ngày đầu Xuân.

Với những công thức đơn giản và sáng tạo dưới đây,

bạn có thể tự tay làm nên những viên kẹo thơm ngon, mang đậm dấu ấn riêng để cùng chia sẻ với gia đình

và bạn bè.

Kẹo Lạc

Nguyên liệu

• 400gr lạc

• 125ml nước

• 170gr đường

• 40gr gừng

• 2 thìa cafe nước cốt chanh

• 100gr mạch nha

• 100gr vừng trắng rang vàng

Các bước thực hiện

1. Lạc rang chín và loại bỏ phần vỏ. Đun sôi nước và cho toàn bộ phần đường vào khuấy đều. Khi nước sôi trở lại thì cho toàn bộ phần gừng băm nhuyễn vào khuấy đều.

2. Đun đến khi gừng trong thì cho nước cốt chanh vào.

Tiếp theo cho mạch nha và hạ lửa thật nhỏ đến khi đường chuyển sang màu vàng cánh gián.

3. Khi đường đã đạt cho phần lạc rang vào, đảo đều cho đường áo xung quanh lạc và cho 50g mè vào đảo đều

đến khi đường kéo sợi thì cho ra khuôn đã rắc sẵn mè.

4. Dùng chày gỗ để cán cho phần kẹo chặt và liền mặt thì dùng dao thoa một ít dầu ăn và bắt đầu cắt kẹo thành

từng khúc vừa ăn.

Kẹo

Dẻo Trái Cây

Nguyên liệu

• 25g gelatin dạng bột

• 70ml nước

• 100g đường

• 80ml nước ép hoa quả

tùy thích

• Khuôn kẹo

Các bước thực hiện

1. Cho gelatin vào 1 cái chén, đổ

vào 70ml nước rồi khuấy đều

cho gelatin hòa tan trong nước.

2. Đổ 80ml nước ép vào nồi cùng 110g

đường, đun với lửa to và khuấy đều

cho đường hòa tan. Sau đó, hạ lửa

nhỏ và đun 10-15 phút.

3. Nếu gelatin đã nở mềm thì cho

vào nồi nước trái cây, cho cả

phần nước ngâm gelatin vào nồi.

4. Khuấy đều cho gelatin hòa tan

với nước ép rồi đun thêm 2-3

phút nữa, sau đó tắt bếp.

5. Khi kẹo còn ấm thì đổ kẹo vào

khuôn, khi kẹo đã nguội thì cho

vào ngăn mát tủ lạnh để ít nhất

4 tiếng để kẹo đông hẳn.

6. Khi kẹo đã đông hoàn toàn thì lấy

kẹo ra khỏi khuôn. Cắt kẹo thành

từng viên nhỏ là chúng ta đã có

những viên kẹo dẻo thơm ngon.

Kẹo

Me

Nguyên liệu

• Me 500gr

• Bột bánh dẻo 12gr

• Ớt bột 2 muỗng cà phê

• Bột rắc xí muội 2 muỗng cà phê

• Đường 700gr

• Muối trắng

Các bước thực hiện

1. Cho vào tô 200gr đường thêm 2.5 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê bột xí muội và 2 muỗng cà phê ớt rồi trộn đều.

2. Bắc chảo lên bếp cho vào 80ml nước, thêm 500gr đường, 1/3 muỗng cà phê muối và me. Sên khoảng 1 tiếng ở lửa nhỏ. Rắc bột bánh dẻo qua rây lên me đã sên và trộn cho đều.

3. Để me đã sên hơi nguội, sau đó vò viên nhỏ khoảng ngang ngón tay cái và cho vào tô hỗn hợp đường muối ớt đã chuẩn bị trước đó sau đó áo 1 lớp đường muối ớt lên me là hoàn thành.

Kẹo Vừng

Nguyên liệu

• 250g vừng trắng hoặc đen

• 120g đường trắng

• 120g đường mạch nha

• 60g nước lọc

• 15ml dầu ăn

Các bước thực hiện

1. Rửa sạch vừng sau đó cho vào

chảo rang cho đến khi vừng chín chuyển sang vàng. Đổ đường

trắng và nước vào nồi đun cho đường tan sau đó đổ mạch nha

vào đun.

2. Đun nước đường ở lửa nhỏ cho

cho đường keo lại. Đổ vừng vào,

tắt bếp rồi đảo nhanh và đều

cho vừng dính vào đường. Đổ

vừng đã trộn đường ra thớt có lót giấy nến.

3. Cán khối kẹo vừng thành tấm

với độ dày vừa phải. Sau đó cắt

thành từng chiếc kẹo vừa ăn. Cắt

khi kẹo còn nóng để không bị bể

vỡ vì kẹo khá giòn khi nguội.

Nguyên liệu

• Dứa 400gram

• Gừng 200 gram

• Đường trắng 150 gram

• Chanh 1/2 trái

• Mạch nha 30 gram

Các bước thực hiện

1. Dứa gọt vỏ bỏ mắt rồi

băm nhỏ. Gừng gọt vỏ

rửa sạch thái sợi. Nấu 1

nồi nước cùng nước cốt

chanh và muối. Khi nước

sôi thì cho gừng vào luộc

3-5 phút. Sau đó đổ vớt ra

để ráo nước.

2. Cho gừng, dứa, 30gr mạch

nha, 150gr đường, nước cốt

1/2 trái chanh cho hết vào

chảo trộn đều, bắc lên bếp và

nấu lửa vừa 10 phút. Khi thấy

hỗn hợp hơi sánh bắt đầu

thường xuyên đảo đều cho

đến khi hỗn hợp sánh dẻo

quyện vào nhau thì tắt bếp.

3. Dùng muỗng múc từng ít

hỗn hợp kẹo cho ra khay có

lót màng bọc thực phẩm.

Sau đó viên lại thành viên

tròn hay thuôn dài tùy ý.

Có thể phủ thêm một lớp

đường ngoài kẹo nếu thích.

Ngày Tết Các Loại Bánh

Bánh ngày Tết là sự hòa quyện tinh tế giữa hương vị truyền

thống và nét sáng tạo hiện đại, mang trong mình hương vị

đặc trưng của mùa lễ với vị ngọt bùi của các loại hạt và thơm

nồng của bơ sữa.

Hãy cùng khám phá những công thức làm bánh độc đáo dưới

đây để tạo nên những món bánh vừa ngon miệng, vừa đẹp

mắt, góp phần làm phong phú thêm Ẩm thực ngày Tết.

Bánh Quế

Nguyên liệu

• Bột mì 1 muỗng canh

• Sữa tươi không đường 2 muỗng canh

• Trứng gà 1 quả

• Mè 2 muỗng cà phê trắng

hoặc đen

Các

bước thực hiện

1. Đập trứng gà cho vào bát, lần lượt cho vào 1 muỗng canh bột mì, 2 muỗng cà phê mè đen, 2 muỗng canh sữa tươi không đường. Sau đó khuấy đều hỗn hợp để hòa tan các nguyên liệu.

2. Chuẩn bị chảo chống dính, cho lên bếp đun với lửa vừa. Khi chảo nóng thì cho khoảng 2 muỗng canh hỗn hợp bột bánh vào chảo, dùng muỗng khéo léo tráng đều phần hỗn hợp ra chảo, càng mỏng càng tốt, sẽ giúp bánh thành phẩm của mình giòn hơn.

3. Sau khi tráng bánh, thì hạ lửa trung bình, tiếp tục rán bánh đến khi mặt dưới đã chuyển vàng đậm thì lật bánh lại và để thêm khoảng

40 giây đến 1 phút cho vàng đều 2 mặt. Bánh khi chín vàng thì có thể cuộn tròn ngay trên chảo hoặc cho ra dĩa bên ngoài để cuộn.

Bánh Quy Bơ

Nguyên liệu

• Bơ lạt để mềm 113gr

• Trứng gà 1 quả chỉ lấy lòng trắng

• Đường bột 65gr

• Bột mì 155gr

• Vani nước 1 muỗng cà phê

Các

bước thực hiện

1. Cho bơ vào âu, dùng muỗng

tán đều. Tiếp theo cho lần lượt

lòng trắng trứng gà, rây đường

bột vào âu bơ và cho vani nước

vào trộn cho hòa quyện.

2. Sau đó cho 1/2 lượng bột mì

vào hỗn hợp bơ và trộn đều.

Kế đến, cho 1/2 lượng bột mì

còn lại trộn đều tới khi bột

hòa quyện thành 1 khối mềm

dẻo, không còn bột khô nữa.

3. Sau đó, gắn đui kim loại hình

dáng bất kỳ để tạo hình cho

bánh. Nếu không có túi ni lông

và đui tạo hình bánh quy có

thể tạo hình bột thành hình

khối trụ, sau đó cho vào tủ

lạnh khoảng 30 phút cho bột

cứng, sau đó lấy ra cắt thành

lát khoảng 5mm.

4. Bánh sau khi tạo hình xong

đem nướng ở nhiệt độ 200 độ

C trong 5 phút, sau đó hạ lò

xuống 175 độ C nướng trong

vòng 5-7 phút nữa, tới khi rìa

bánh chuyển sang màu nâu

vàng là được.

Bánh

Lưỡi Mèo

Nguyên liệu

• Bơ lạt 90g

• Đường 80g

• Trứng gà 2 quả

• Bột mì 110g

• Bột vani

Các bước thực hiện

1. Cho 90g bơ lạt vào một cái tô,

dùng cây đánh trứng đánh cho

bơ mịn. Cho tiếp 80g đường

vào bơ, tiếp tục đánh cho bơ và

đường hòa quyện. Cho lần lượt

từng quả trứng gà vào hỗn hợp,

đánh thật đều. Cho tiếp 1 ống

vani vào, đánh tan.

2. Sau đó, rây 110g bột mì vào

hỗn hợp bơ trứng, trộn đều hỗn

hợp quyện lại như hình là được.

Cho hỗn hợp bột vào túi tam

giác dùng để bắt bông kem.

Sau đó, trải tấm giấy nến lên vỉ.

Cắt một đầu túi tam giác, bóp

nhẹ cho bột chảy ra.

3. Sau khi đã bắt hết bột bánh, cho bánh vào nồi chiên không

dầu. Nướng ở nhiệt độ 160 độ

C trong 15 phút.

Bánh Quy Hạt Cà Phê

Nguyên liệu

• Bột mì đa dụng 70gr

• Bột yến mạch xay 50gr

• Bột cacao 12gr

• Bơ lạt 20gr để nhiệt

độ phòng

• Cà phê 5gr

• Đường ăn kiêng 20gr

• Dầu dừa 10ml

• Mật ong 20ml

• Nước 38ml

Các bước thực hiện

Bước 1: Cho 5gr cà phê vào 8ml

nước nóng rồi khuấy tan. Cho vào

tô 70gr bột mì, 80gr bột yến mạch,

12gr bột cacao và trộn đều.

Bước 2: Ở 1 tô khác, cho vào 20gr

bơ lạt để mềm rồi đánh tan với

20gr đường bột. Sau đó, đổ vào

hỗn hợp bơ này phần nước cà

phê đã pha, 30ml nước và tiếp tục

khuấy đều cho hòa quyện. Chia

bột thành các viên nhỏ, mỗi viên

nặng khoảng 6 - 7gr rồi vo tròn.

Bước 3: Lăn nhẹ viên bột để tạo

thành khối bầu dục và xếp vào

khay nướng đã lót sẵn giấy nến

sau đó dùng dao hoặc đầu đũa

nhỏ ấn nhẹ ở giữa viên bột để

tạo hình. Sau đó, đậy kín bánh

và để vào tủ lạnh ít nhất 15 phút.

Bước 4: Làm nóng nồi chiên

không dầu trước ở nhiệt độ 200

độ C trong 5 phút. Lấy giấy bạc

che lên bề mặt bánh và nướng

lần 1 ở nhiệt 160 độ C trong 20

phút. Sau đó, bỏ giấy bạc ra rồi

tiếp tục nướng lần 2 ở nhiệt độ

tương tự trong 5 phút.

Bánh Quy Socola Chip

Nguyên liệu

• 300g bột mì

• 100g socola chip

• 150g đường bột

• 185g bơ lạt

• 2 trái trứng gà

• 1g muối

• 2.5g baking soda

• 10g bột ca cao

• 7.5ml vani

Các bước thực hiện

1. Cho toàn bộ số bột mì, đường

bột, muối và baking soda lọc

qua rây để bột mịn. Cho thêm

bột ca cao đã lọc qua rây vào

và dùng phới trộn đều. Cho

bơ lạt đã để mềm vào tô rồi

dùng phới để tán nhuyễn bơ,

thêm vào bơ 2 lòng đỏ trứng

gà, vani trộn đều

2. Chia bột thành nhiều phần

và lần lượt cho các phần bột

vào hỗn hợp bơ trứng đến khi

hết bột. Dùng tay nhào bột

thành hỗn hợp mịn và cho

socola chip vào tô rồi dùng

tay trộn đều.

3. Nắn bột thành những viên tròn

có kích thước tùy theo sở thích.

Tiếp theo, bạn dùng ngón tay

ép nhẹ để dẹp bánh xuống và

thêm ít socola chip lên những

bề mặt bánh có ít socola.

4. Bật lò nướng với nhiệt độ 180

độ C. Đặt khay bánh vào rãnh

giữa của lò nướng, nướng với

nhiệt độ 180 độ C trong thời

gian 15 phút.

www.quanlycanteen.vn

www.facebook.com/quanlycanteen

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.