SỔ TAY ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - HỎA HOẠN................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2 - ĐỘNG ĐẤT ............................................................................................... 11 CHƯƠNG 3 - BOM ......................................................................................................... 14 CHƯƠNG 4 - MƯA BÃO ................................................................................................. 17 CHƯƠNG 5 - CÁC HƯ HỎNG VỀ ĐIỆN ......................................................................... 20 CHƯƠNG 6 - XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TỘI PHẠM .................................................. 23 CHƯƠNG 7 - XỬ LÝ NGƯỜI BỊ THƯƠNG .................................................................... 26 CHƯƠNG 8 - SỰ CỐ THANG MÁY ................................................................................ 28 CHƯƠNG 9 - BẠO ĐỘNG/BIỂU TÌNH ............................................................................ 30 CHƯƠNG 10 - NGẬP NƯỚC ......................................................................................... 32 CHƯƠNG 11 - ĐỔ TRÀN/RÒ RỈ ..................................................................................... 35 CHƯƠNG 12 - NHẬN DẠNG/XỬ LÝ CÁC KIỆN HÀNG VÀ PHONG BÌ KHẢ NGHI ........ 37 CHƯƠNG 13 - SƠ CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP CHẾT ĐUỐI HOẶC GẦN CHẾT ĐUỐI ........................................................................................................................................ 39 CHƯƠNG 14 - CƯ DÂN HOẶC NHÂN VIÊN TỬ VONG................................................. 42 CHƯƠNG 15 - TỰ TỬ .................................................................................................... 45 CHƯƠNG 16 - NGƯỜI BỊ BẤT ỔN TÂM LÝ ................................................................... 47 CHƯƠNG 17 - MẤT ĐIỆN............................................................................................... 50 CHƯƠNG 18 - BỊ TRỘM ................................................................................................. 55 CHƯƠNG 19 - SỰ CỐ Y TẾ ........................................................................................... 57 CHƯƠNG 20 - RÒ RỈ KHÍ GAS ...................................................................................... 61 CHƯƠNG 21 - TAI NẠN HÀNG KHÔNG ........................................................................ 63 CHƯƠNG 22 - MẤT NƯỚC ............................................................................................ 65 CHƯƠNG 23 - Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC ...................................................................... 67 CHƯƠNG 24 - NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ........................................................................ 69
1
CHƯƠNG 25 - HÓA HỌC, SINH HỌC, PHÓNG XẠ, ĐE DỌA HẠT NHÂN VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN ......................................................................................................................... 73 CHƯƠNG 26 - TAI NẠN GIAO THÔNG .......................................................................... 76 CHƯƠNG 27 - SƠ TÁN .................................................................................................. 79 CHƯƠNG 28 - SÉT ĐÁNH ......................................................................................... 81 CHƯƠNG 29 - RẮN CẮN ........................................................................................... 85 CHƯƠNG 30 - CHÓ CẮN ........................................................................................... 88 CHƯƠNG 31 - KẸT CỬA ........................................................................................... 90 PHỤ LỤC I - NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÀNH VIÊN BAN AN TOÀN PCCC 93 PHỤ LỤC II - NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI PCCC ...................................... 95 PHỤ LỤC III - THÔNG BÁO TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA HOẠN ................................ 98 PHỤ LỤC IV - KẾ HOẠCH DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ SƠ TÁN ........ 100 PHỤ LỤC V - MẪU PHÂN CÔNG/BÁO CÁO KHI XẢY RA HOẢ HOẠN ........................ 106
2
CHƯƠNG 1 HỎA HOẠN
3
CHƯƠNG 1 - HỎA HOẠN Lưu ý: Mô hình tại chương này chỉ mang tính chất tham khảo, khi áp dụng thực tế, các dự án cần điều chỉnh cho phù hợp với quy mô tòa nhà, mô hình Ban quản lý và lịch làm việc của nhân sư để bảm bảo hiệu quả cao nhất. 1.1. MỤC ĐÍCH •
Đảm bảo an toàn tính mạng con người trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
•
Thiết lập kế hoạch thoát hiểm có hệ thống và trật tự.
•
Đảm bảo việc báo cháy cũng như việc thu xếp các nỗ lực cấp cứu và chữa cháy diễn ra kịp thời trong trường hợp hỏa hoạn.
1.2. THÀNH LẬP CÁC ỦY BAN 1.2.1 ỦY BAN AN TOÀN PHÒNG CHÁY CH ỮA CHÁY (PCCC) Ủy ban lên kế hoạch các hoạt động như luyện tập thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, đào tạo về an toàn phòng cháy chữa cháy và các triển lãm về an toàn phòng cháy chữa cháy, v.v…nhằm nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy của tất cả mọi người trong tòa nhà. Ủy ban đuợc thành lập như sau: VỊ TRÍ
SỐ ĐIỆN THOẠI
CHỨC VỤ
Trưởng ban
Quản lý tòa nhà
Phó ban
Kỹ sư trưởng
Thành viên
Quản lý hoạt động hàng ngày
Thành viên
Giám sát an ninh
Thành viên
Giám sát kỹ thuật 1
Thành viên
Giám sát kỹ thuật 2
Chức năng của Ủy ban an toàn PCCC đuợc liệt kê tại Phụ lục I. 1.2.2 ĐỘI PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ Đội PCCC và Thoát Hiểm chịu trách nhiệm trong việc sơ tán cư dân một cách hệ thống và trật tự, bao gồm phụ trách cấp cứu và dập tắt đám cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Đội PCCC và Thoát Hiểm được thành lập như sau: Người điều phối
Tổng quản lý tòa nhà
Trợ lý điều phối
Kỹ sư trưởng
4
Đội trưởng Đội PCCC
Trưởng ban an ninh
Phụ trách an ninh và sơ tán
Nhân viên bảo vệ
Phụ trách hỗ trợ hậu cần
Giám sát M&E
Phụ trách cấp cứu/sơ cứu
Kỹ thuật
Thông báo Điện thoại/ Chung báo/ Thông báo công cộng (PA)
Lễ tân
Nhiệm vụ và trách nhiệm của ủy ban đuợc liệt kê trong Phụ lục II. 1.3. HỆ THỐNG BÁO CHÁY •
Hệ thống báo động “break glass”: bao gồm các điểm “break glass” được đặt gần cầu thang thoát hiểm (cầu thang bộ) và pany công cộng của mỗi tầng (xem bản Mặt bằng tầng). Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, kính phải được đập vỡ bằng một vật thể từ đó có thể ấn nút gọi. Khi đó, hệ thống chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà.
•
Hệ thống báo khói tự động: Các đầu báo khói sẽ đuợc đặt trong tất cả các buồng thiết bị điện. Nếu trong không khí có khói, các đầu báo khói sẽ đuợc kích họat và chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà.
•
Hệ thống phun nuớc tự động: Tòa nhà được bảo vệ bằng hệ thống phun nước tự động. Khi xảy ra cháy và nhiệt độ không khí tăng lên 680C, bóng thủy tinh trên đầu ống phun nuớc sẽ vỡ và nước sẽ chảy qua chỗ vỡ và dập tắt đám cháy. Cùng lúc đó, hệ thống chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà.
1.4. TRÌNH TỰ BÁO ĐỘNG 1.4.1 GIAI ĐOẠN BÁO ĐỘNG ĐẦU TIÊN Đây là dấu hiệu cảnh báo. Khi báo cháy được kích hoạt, hệ thống chuông báo động ở tất cả tầng lầu sẽ vang lên trong vòng 1 phút trước khi bị cô lập. Đồng thời, một tín hiệu âm thanh và hình ảnh sẽ được truyền đến bảng báo động chính đặt ở phòng bảo vệ để xác định chính xác tầng lầu mà báo động đuợc kích hoạt. Tất cả thang máy sẽ chạy về tầng trệt và mở cửa. Thông báo: Một thông báo cảnh báo chung sẽ được phát trên toàn hệ thống thông báo công cộng của tòa nhà hoặc qua video-interphone/điện thoại. 1.4.2 GIAI ĐOẠN BÁO ĐỘNG THỨ HAI Đây là tín hiệu để bắt đầu sơ tán. Sau khi xác nhận về tình trạng cháy, thông báo sơ tán sẽ đuợc phát trên hệ thống thông báo công cộng/video-interphone/điện thoại; và chuông báo cháy tiếp tục vang lên lần thứ hai trên tất cả các tầng lầu. Mọi người có mặt trong tòa nhà phải thực hiện theo đúng các hướng dẫn đuợc đưa ra trên hệ thống thông báo công cộng/video-interphone/điện thoại. 1.5. CÁC HÀNH ĐỘNG PHẢI THỰC HIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA HOẠN Mọi nguời phải ra khỏi phòng nơi xảy ra cháy và đóng kín cửa để ngăn chặn sự lan tỏa của khói và lửa. Kích hoạt nút báo cháy gần nhất bằng cách đập vỡ kính để đảm bảo toàn bộ tòa nhà biết được đang xảy ra hỏa hoạn.
5
Cố gắng dập lửa bằng các thiết bị chữa cháy có sẵn như bình chữa cháy và vòi phun cứu hỏa nhưng không gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác. CƯ DÂN/ NHÂN VIÊN/ CÔNG NHÂN BÊN NGOÀI •
Sau khi nghe hồi chuông báo động đầu tiên, tất cả mọi người phải chuẩn bị di tản. Tiếp tục cảnh giác và nghe theo huớng dẫn từ hệ thống thông báo công cộng/video-interphone. Không gọi các cuộc điện thoại không cần thiết để xác minh bản chất của báo động.
•
Khi có lệnh sơ tán, tất cả cư dân bao gồm cả khách thuê và khách viếng thăm nghe theo hướng dẫn của nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ, phải lập tức sơ tán bằng cửa thóat hiểm gần nhất và di chuyển đến điểm tập trung một cách trật tự.
•
Khi sơ tán, không hoảng sợ và nhanh chóng di chuyển đến cầu thang thoát hiểm bằng lối thoát hiểm gần nhất (xem Phụ lục VII) và đi đến điểm tập trung. KHÔNG SỬ DỤNG THANG MÁY.
•
Vị trí điểm tập trung (xem sơ đồ minh họa đính kèm)Tất cả người sơ tán không được quay trở lại tòa nhà nếu không có hiệu lệnh của công an hoặc nhân viên phụ trách.
1.6. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI PCCC & SƠ TÁN KHI XẢY RA CHÁY Xem phụ lục 3. 1.7. HỎA HOẠN XẢY RA NGOÀI GIỜ LÀM VIỆC Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, Trưởng ca trực phải: •
Gọi 114: Thông báo cho Công an PCCC về đám cháy.
•
Thực hiện các thông báo cần thiết trên hệ thống thông báo công cộng/video-phone/PABX/bộ đàm.
•
Tiến hành dập lửa từ một khoảng cách an toàn bằng những dụng cụ chữa cháy có sẵn và cố gắng dập lửa hoặc kiểm soát đám cháy nhưng không gây nguy hiểm cho bản thân.
Thông báo sự việc cho những người sau đây: VỊ TRÍ
TÊN
SỐ ĐIỆN THOẠI
Tổng quản lý tòa nhà Quản lý hoạt động Giám sát an ninh 1.8. DIỄN TẬP SƠ TÁN TRONG TRU ỜNG HỢP HỎA HOẠN •
Diễn tập sơ tán trong trường hợp hỏa hoạn được tiến hành ít nhất một lần trong năm theo kế hoạch “Khẩn Cấp Khi Hỏa Hoạn”.
•
Tất cả cá nhân trong tòa nhà phải tham gia buổi diễn tập sơ tán.
•
Sở cảnh sát và Sở PCCC phải đuợc thông báo trước về ngày giờ diễn ra buổi diễn tập.
•
Tất cả buổi diễn tập sơ tán phải được ghi nhận trong Mẫu biểu Báo cáo Diễn Tập Sơ Tán theo Phụ lục IV.
6
1.9. SỬ DỤNG BÌNH CỨU HỎA Học cách sử dụng bình cứu hỏa trước khi bạn cần dùng trong trường hợp khẩn. Sử dụng bình cứu hỏa rất đơn giản, nhưng thiết bị này có thể giúp bạn ngăn chặn một thảm họa. Cách sử dụng bình chữa cháy - Ghi nhớ: Rút - Chĩa - Bóp - Quét (Quy trình PASS)
Rút chốt hãm ở đầu bình chữa cháy. Chốt hãm sẽ mở khóa bình và cho phép bạn xả bình.
Chĩa vào gốc đám cháy, không phải đám cháy. Điều này rất quan trọng. Để dập lửa, bạn phải dập tắt nguồn nguyên liệu.
Bóp cần gạt từ từ để chất chống cháy phun ra. Nếu cần gạt được nới ra hết mức, việc phun chất chống cháy sẽ dừng lại.
Quét từ bên này qua bên kia. Thực hiện quét vòi phun chữa cháy qua lại cho đến khi đám cháy đuợc dập tắt hoàn toàn. Sử dụng bình chữa cháy từ một khoảng cách an toàn, cách đám cháy vài mét và tiến đến gần ngọn lửa khi nó bắt đầu nhỏ lại. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kỹ hướng dẫn trên bình chữa cháy. Những loại bình khác nhau có quy định khác nhau về khoảng cách phun. Ghi nhớ: Nhắm vào gốc ngọn lửa, không phải ngọn lửa. 1.10. SƠ TÁN BẰNG XE LĂN
7
1. Mở khóa phanh. 2. Nhẹ nhàng nghiêng xe lăn ra phía sau và di chuyển đến gờ bật thang đầu tiên.
3. Người trợ giúp phía dưới giữ vững xe lăn bằng cách giữ chặt thanh dọc chỗ người ngồi để chân. Lưu ý: Không nhấc xe lên từ phía dưới.
4. Người trợ giúp ở phía trên kiểm soát độ dốc của xe lăn bằng cách khụy chân xuống và dồn hết trọng lượng vào đó. Chú ý: Không đuợc để ghế trống trong cầu thang làm chặn lối thoát hiểm.
1.11. SƠ TÁN BẰNG CÁCH 2 NGƯ ỜI NÂNG PHẦN ĐẦU VÀ PHẦN CUỐI Đối tượng ưu tiên • • •
Người dùng xe lăn điện Người có khả năng đi lại hạn chế Nơi cầu thang hẹp
1. Một người trợ giúp vòng 2 tay dưới cánh tay của người khuyết tật, bàn tay trái nắm lấy cổ tay phải của người khuyết tật và bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái.
2a. Nếu người khuyết tật có thể tách 2 chân ra, người trợ giúp còn lại đứng giữa 2 chân và nâng phần trên đầu gối.
8
2b. Nếu người tàn tật không thể tách 2 chân ra, người trợ giúp đứng ở một bên và bế người tàn tật lên từ vị trí đó.
3. Hai người trợ giúp kiểm soát độ dốc bằng cách khụy chân xuống từ từ và giữ thẳng lưng.
9
CHƯƠNG 2 ĐỘNG ĐẤT
10
CHƯƠNG 2 - ĐỘNG ĐẤT Các trận động đất khác nhau từ chấn động nhẹ tới cường độ mạnh đều có thể gây ra thiệt hại về cấu trúc. Thêm vào đó là những mối nguy hiểm từ các cơn dư chấn có thể xảy ra vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau đó, ví dụ như sạt lở đất. Trong một trận động đất, cư dân, nhân viên tòa nhà cần thực hiện các hành động sau: 2.1. TRONG KHI ĐỘNG ĐẤT •
Không vội vã ra ngoài, vì hầu hết các chấn thương do kính rơi xuống, đồ đạc, thạch cao, gạch, mảnh vụn, dây điện xảy ra khi mọi người ra khỏi tòa nhà. HÃY Ở LẠI!
•
Khi cảm thấy rung lắc mạnh, chui xuống dưới một mặt bàn. Nếu không có sẵn những vật tương tự, di chuyển và dựa vào một bức tường trong nhà và dùng tay che đầu. Duy trì sự che chắn đến khi chấn động kết thúc.
•
Tránh xa các bề mặt kính (cửa sổ, gương, v.v…), tủ sách cao và các vật thể treo nặng.
•
KHÔNG ĐƯỢC ĐI CẦU THANG TRONG LÚC ĐỘNG ĐẤT. Cầu thang có tần suất dao động khác nhau (chúng dao động riêng rẽ với các phần chính của tòa nhà). Cầu thang là phần rất dễ bị hư hỏng trong tòa nhà.
NGỒI XUỐNG SÀN NHÀ Ngồi thụp xuống sàn nhà.
CHE ĐẦU Chui xuống các gầm bàn, gầm cầu thang hay vòm cửa (cẩn thận với các cửa có bản lề lò so đong đưa qua lại). Nếu không có các điều kiện như vậy thì hãy đứng sát vào tường, dùng tay che đầu và cổ. Hành lang là một trong những nơi an toàn nhất.
BÁM CHẶT Bám chặt vào đồ đạc trong lúc chấn động. Nếu đồ đạc xê dịch, di chuyển theo chúng để duy trì sự bảo vệ. Giữ nguyên tư thế đó đến khi chấn động chấm dứt.
2.2. SAU KHI ĐỘNG ĐẤT •
Giữ bình tĩnh. Suy nghĩ kỹ trước khi hành động và không nên hoảng sợ.
11
•
Kiểm tra người bị thương. Không di chuyển nạn nhân trừ khi người đó đang trong tình trạng nguy hiểm. Làm cho nạn nhân cảm thấy thoải mái nhất khi có thể. Dùng áo khoác hoặc chăn bao phủ phần thân trên để giữ ấm cho nạn nhân. Tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp càng sớm càng tốt.
•
Lập tức báo cáo các tiện ích bị hư hỏng trong toà nhà. Các thiết bị này phải đuợc cắt nguồn. Mở cửa sổ nếu phát hiện có khí gas. KHÔNG bật bất kỳ công tác nào, bao gồm cả công tác đèn vì chúng tạo tia lửa và có thể gây cháy khí gas.
•
Dùng bình cứu hoả để dập tắt đám cháy nhỏ. Nguồn nước có thể không có sẵn ngay sau động đất vì đang dùng để chữa cháy.
•
Cẩn thận với những toà nhà yếu vì chúng có thể bị hư hỏng về cấu trúc. Lập tức báo cáo cho Tổng quản lý tòa nhà/Trưởng bộ phận nếu phát hiện tường, kính bị nứt hoặc sạt lở đất. Tránh xa những nơi bị hư hỏng cho đến khi Tổng Quản lý tòa nhà đánh giá tình trạng và thông báo toà nhà đã an toàn để trở lại.
•
Tránh các đường dây điện bị rơi. Cứu người đang tiếp xúc đường dây có điện là cực kỳ nguy hiểm và chỉ nên làm khi đó là biện pháp cuối cùng. Sử dụng những vật cách điện như cán chổi bằng tre, gỗ hoặc có bọc cao su để gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
12
CHƯƠNG 3 BOM
13
CHƯƠNG 3 - BOM Khi nhận đuợc đe dọa đánh bom, Tổng quản lý sẽ quyết định việc sơ tán hay không sơ tán. Những quy trình sau đây đuợc đề xuất cho kế hoạch hành động trong trường hợp bị đe dọa đặt bom: •
Báo cảnh sát.
•
Kiểm soát và kiểm tra người, các kiện hàng chuyển đến.
•
Cử một số nhân viên kết hợp với cảnh sát kiểm tra toà nhà.
•
Cảnh báo tất cả nhân viên an ninh và kỹ thuật viên bảo trì.
•
Người nhận được điện thoại khủng bố phải: -
Kéo dài cuộc gọi. Không gác máy bởi cuộc gọi có thể được truy tìm nguồn gốc.
-
Ghi lại tin nhắn.
-
Đặt câu hỏi: Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao và Như thế nào?
-
Lắng nghe âm giọng, các tiếng cản cuộc hội thoại, âm thanh nền và lưu ý về ngôn ngữ quốc gia, giới tính và tuổi của người gọi.
•
Nếu vật nghi vấn đuợc tìm thấy, làm trống phạm vi trong bán kính khoảng 150m và chờ cảnh sát đến.
•
Danh mục các câu hỏi trong cuộc điện thoại đe đọa đặt bom.
•
Lấy đuợc càng nhiều thông tin về quả bom và vị trí của nó càng tốt. Những kẻ gọi đến vì lợi ích riêng tuy nhiên thường muốn tránh gây ra nhiều thương tích và tử vong. Do đó, khai thác thông tin theo hướng thể hiện mong muốn cứu nhiều mạng sống.
1. HỎI a. Vị trí chính xác của quả bom ở đâu? b. Thời gian được kích hoạt nổ khi nào? c. Hình dạng quả bom ra sao? d. Chất nổ là gi? e. Tại sao lại đặt bom? 2. GHI LẠI a. Ngày giờ cuộc gọi. b. Ngôn ngữ được sử dụng. c. Nam hay nữ, người lớn hay trẻ con, độ tuổi dự đoán, chủng tộc. d. Lời thoại:
14
•
Chậm
•
Lớn
•
Nhanh
•
Giả giọng
•
Bình thường
•
Phát âm sai
•
Phấn khích
•
Trọng âm
e. Âm thanh nền. f. Tên của người nhận cuộc gọi. 3. KHAI BÁO a. Khai báo cuộc gọi cho cảnh sát. b. Thông báo cho người giám sát. c. Tuân theo các hướng dẫn. d. Không thảo luận về cuộc gọi với các cá nhân khác.
15
CHƯƠNG 4 MƯA BÃO
16
CHƯƠNG 4 – MƯA BÃO Mùa mưa bão ở Việt Nam thuờng bắt đầu vào tháng 6 tới tháng 11 hàng năm. 4.1. TRƯỚC CƠN BÃO Tất cả cư dân, khách hàng, nhân viên tại toà nhà nên thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết và các hành động như sau: •
Theo dõi bản tin thời tiết mới nhất từ báo chí, đài phát thanh truyền hình.
•
Hiển thị thông báo thời tiết mới nhất (ví dụ: dấu hiệu cơn bão v.v…) tại sảnh toà nhà hoặc tại một vị trí thích hợp bằng các biển báo hợp lý.
•
Chuẩn bị sẵn sàng đồng thời kiểm tra tất cả dụng cụ và thiết bị cần thiết để phòng tránh mưa bão như áo mưa, giày ủng, đèn pin, băng keo chịu lực, bao cát, dây chằng, đồ nhóm lửa, tuốc nơ vít và mũ bảo hiểm.
•
Buộc chặt hoặc di dời tất cả các vật dụng bên ngoài toà nhà như thanh kim loại, chậu hoa, tấm trần ngoài trời v.v…
•
Thông báo cho các nhà thầu có liên quan để neo chằng lại giàn giáo (nếu có).
•
Duy trì thông tin liên lạc với văn phòng Ban quản lý trong suốt cơn bão và sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp.
•
Kiểm tra tất cả các khu vực chung như mái nhà, sân vuờn, phòng máy bơm và hệ thống thoát nước ngoài trời để đảm bảo không bị tắc nghẽn.
•
Chuẩn bị bao cát chặn những nơi cần thiết ngay lập tức để giảm thiểu thiệt hại.
•
Dành sự chú ý đặc biệt đến khả năng có thể tràn nước vào phòng máy bơm, phòng máy cắt và buồng thang máy. Nếu phát hiện ngập lụt, ngay lập tức làm tất cả các biện pháp có thể để khắc phục hậu quả.
•
Ngay cả khi bão có dấu hiệu mạnh lên, tất cả nhân viên đang có mặt vẫn phải báo cáo theo như trách nhiệm đã ghi trong danh sách trực. Các nhân viên phải giữ nguyên trách nhiệm trực đến khi nhân viên của ca trực tiếp theo đến thay thế.
•
Tất cả trường hợp khẩn cấp phải được báo cáo trong bản Báo cáo sự cố đặc biệt.
•
Xử lý tất cả trường hợp khẩn cấp và các yêu cầu của cư dân một cách thích hợp và hiệu quả.
•
Ngay khi bão có dấu hiệu kết thúc, làm các công việc cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên khác và đơn vị làm sạch , sửa chữa các tiện nghi và chi tiết lắp đặt bị hư hỏng.
4.2. TRONG CƠN BÃO •
Tránh xa cửa kính và di chuyển tới các khu vực an toàn bên trong tòa nhà.
•
Hành lang thường là nơi trú ẩn tốt, nhưng hãy tránh xa hành lang nếu nó đối mặt về hướng tây hoặc hướng nam vì nó sẽ trở thành đường hầm gió. Các hành lang đối mặt về hướng bắc là tốt nhất và tiếp đến là các hành lang đối mặt về hướng đông.
17
•
Tầng hầm là nơi an toàn nhất.
•
Không sử dụng thang máy.
4.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI GIÁM SÁT AN TOÀN •
Kiểm tra ngăn ngừa rủi ro.
•
Cảnh giác với các tiếng động.
•
Duy trì trật tự trong suốt quá trình cảnh báo.
•
Thông báo cho Sở PCCC khi tố lốc hoặc cơn bão gây ra thương vong và thiệt hại về tài sản.
•
Cung cấp cứu thương ngay lập tức.
•
An ninh: Trong trường hợp có sự đe dọa hay khách thăm có hành động khả nghi, hoặc có kẻ xâm nhập vào khu vực riêng tư hay công cộng.
•
Giữ bình tĩnh: Không cố gắng làm bất cứ việc gì có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
•
Người liên lạc: Nếu cư dân/khách hàng có thắc mắc nào liên quan đến an toàn phòng cháy chữa cháy, vui lòng liên hệ với những người sau đây. VỊ TRÍ
SỐ ĐIỆN THOẠI
TÊN
Tổng Quản lý Kỹ sư trưởng Giám sát an ninh
18
CHƯƠNG 5 CÁC HƯ HỎNG VỀ ĐIỆN
19
CHƯƠNG 5 – CÁC HƯ HỎNG VỀ ĐIỆN 5.1. ĐỐI VỚI CƯ DÂN: Khi xảy ra các sự cố về điện, cư dân/khách hàng liên hệ theo số sau để được hỗ trợ. •
Trong giờ làm việc: SỐ ĐIỆN THOẠI
VỊ TRÍ Hotline Ban quản lý Phòng kỹ thuật Kỹ sư trưởng •
Ngoài giờ làm việc: SỐ ĐIỆN THOẠI
VỊ TRÍ Hotline Ban quản lý Kỹ sư trưởng Phòng bảo vệ
5.2. ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Các công việc liên quan đến điện phải được thực hiện/thay đổi/kiểm tra bởi công nhân điện lành nghề hoặc thực hiện dưới sự giám sát. Tuy nhiên, việc bật tắt các mạch điện chính và mạch phụ của cư dân/khách hàng không thuộc phạm vi của văn bản này (cần sự giám sát). 5.3. QUY TRÌNH SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG VỀ ĐIỆN Khi nhận được thông báo của cư dân/khách hàng về tình trạng mất điện, công nhân điện hay nhân viên kỹ thuật tòa nhà phải có mặt ngay lập tức và tiến hành điều tra. •
Mất điện tại một căn hộ/phòng (không phải toàn bộ tầng): Khi được sự đồng ý chủ sở hữu hoặc cư dân/khách hàng, tắt cầu dao chính và các cầu dao phụ có liên quan trong căn hộ/phòng, thiết lập lại mạch điện chính của căn hộ/phòng có liên quan tại khu vực chung/phòng công tơ điện, sau đó quay lại từng cầu dao chính rồi đến các cầu dao phụ có liên quan trong căn hộ/phòng xem điện đuợc nối lại bình thuờng chưa. Nếu nguồn điện tại cầu dao chính hoặc cầu dao phụ không được hồi phục, có thể đã xảy ra sự cố điện trong căn hộ/phòng và cư dân/khách hàng được đề nghị sắp xếp để kiểm tra/sửa chữa điện.
•
RCD/ELCB/RCCB bị sự cố: Vấn đề này có thể xảy ra do quá tải hoặc do sự rò rỉ của các thiệt bị điện trong căn hộ/phòng của cư dân/khách hàng. Nếu RCD/ELCB/RCCB không thể phục hồi,
20
yêu cầu chủ sở hữu/cư dân/khách hàng sắp xếp để kiểm tra/sửa chữa tại căn hộ/phòng của họ. •
Mất điện toàn bộ tầng hoặc toàn bộ tòa nhà: Vấn đề này có thể bắt nguồn từ phòng cầu dao chính hoặc cầu dao chính của cư dân/khách hàng bên ngoài căn hộ/phòng. Thông báo ngay cho Kỹ sư trưởng, hoặc nhân viên giám sát để có hành động kịp thời.
•
Đối với các trường hợp phức tạp và khó, liên hệ với Kỹ sư trưởng/ Tổng quản lý để được hướng dẫn.
21
CHƯƠNG 6 XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TỘI PHẠM 22
CHƯƠNG 6 – XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TỘI PHẠM 6.1. KHI PHÁT HIỆN CÁC HÀNH VI TỘI PHẠM (ví dụ: trộm, cướp, cố ý gây thiệt hại) •
Thông báo ngay cho: VỊ TRÍ
TÊN
SỐ ĐIỆN THOẠI
Quản lý tòa nhà Kỹ sư trưởng Giám sát an ninh Công an phường Công an quận •
Nếu an toàn, cố gắng ngăn chặn tội phạm hoặc bắt giữ đối tượng nghi vấn. Trong trường hợp không an toàn, nhân viên nên trốn và bảo vệ bản thân. Nếu có thể thì tiếp tục quan sát tội phạm và lưu ý các chi tiết để điều tra sau này.
•
Nếu tội phạm định bỏ đi trước khi đội viện trợ hoặc cảnh sát tới, tiếp tục thông báo cho Tổng quản lý về tình hình mới nhất và chú ý lối trốn thoát của tội phạm.
•
Sau đó, giữ nguyên hiện trường vụ án, đảm bảo không có đồ vật nào bị chạm vào hoặc xê dịch cho đến khi cảnh sát đến điều tra.
6.2. NẾU TÌM THẤY ĐỐI TƯỢNG NGHI VẤN •
Thông báo ngay cho Tổng quản lý địa điểm của kẻ nghi vấn.
•
Nếu tình hình cho phép, thẩm tra nghi phạm.
•
Ghi lại số CMND/CCCD của nghi phạm và mục đích đi vào tòa nhà. Cho phép nghi phạm đi nếu nghi phạm có lời giải thích thỏa đáng.
•
Nếu nghi phạm không hợp tác hoặc không đưa ra bất kỳ lời giải thích thỏa đáng, báo cáo cho Tổng quản lý - người có thể thẩm tra nghi phạm hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ cảnh sát.
•
Nếu nghi phạm định bỏ trốn trước khi cuộc thẩm tra kết thúc, nhân viên đang có mặt phải cố gắng ngăn chặn nghi phạm. Nếu không thành công, cố ghi nhớ các đặc điểm của kẻ tình nghi, theo dõi lối thoát của hắn và thông báo cho Tổng quản lý tình hình mới nhất. Tùy theo quyết định của Tổng quản lý, nhân viên thích hợp sẽ được triển khai để tìm kiếm nghi phạm.
6.3. SAU KHI TỘI PHẠM BỊ BẮT GIỮ •
Thông báo ngay cho Tổng Quản lý.
23
•
Thông báo cho cảnh sát.
•
Điều tra và ghi lại các thông tin cần thiết (tên của nạn nhân, số điện thoại liên hệ và chi tiết đồ vật bị mất, v.v…).
•
Giữ nguyên hiện trường, đảm bảo không có đồ vật nào bị chạm vào hoặc xê dịch cho đến khi cảnh sát đến.
•
Kiểm tra hồ sơ khách ra vào và video (nếu có) để xác định các dấu hiệu đáng ngờ khác.
•
Hỏi thăm những cư dân/khách hàng còn lại nếu tình trạng tương tự xảy ra trong căn hộ/phòng của họ.
6.4. LƯU Ý Bất cứ nhân viên Ban quản lý nào khi thực hiện các nghĩa vụ nêu trên cần lưu ý những điều sau đây: •
Nhân viên được công ty giao quyền thẩm tra các đối tượng tình nghi bị phát hiện trong tòa nhà và có quyền yêu cầu các đối tượng này đưa ra bằng chứng ngoại phạm.
•
Nếu đối tượng nghi phạm bất hợp tác, nhân viên không được dùng vũ lực để khai thác thông tin mà phải tìm sự hỗ trợ từ công an cảnh sát.
•
Nếu nhân viên đã xác định chắc chắn nghi phạm là tội phạm có thể bị bắt giữ hoặc đã từng bị bắt giữ, nhân viên có thể bắt giữ tội phạm nếu có đủ biện pháp xử lý an toàn.
24
CHƯƠNG 7 XỬ LÝ NGƯỜI BỊ THƯƠNG
25
CHƯƠNG 7 – XỬ LÝ NGƯỜI BỊ THƯƠNG •
Ngay lập tức thông báo cho Tổng quản lý yêu cầu sự giúp đỡ.
•
Nếu người bị thương còn tỉnh táo, cần hỏi thăm ngắn gọn về sự cố.
•
Nếu vết thương do tội phạm gây ra, thông báo ngay cho Tổng quản lý để truy tìm nghi phạm.
•
Nếu vết thương do tai nạn gây ra, thông báo cho Tổng quản lý để cô lập khu vực/phương tiện gây tai nạn.
26
CHƯƠNG 8 SỰ CỐ THANG MÁY
27
CHƯƠNG 8 - SỰ CỐ THANG MÁY Khi thang máy xảy ra sự cố, cư dân phải thực hiện các hành động sau đây: •
Nhấn nút chuông báo khẩn trong thang máy.
•
Nếu có thể, gọi điện thông báo ngay cho: VỊ TRÍ
TÊN
SỐ ĐIỆN THOẠI
Hotline Ban quản lý Tổng Quản lý Kỹ sư trưởng Giám sát an ninh Phòng an ninh Khi thang máy xảy ra sự cố, nhân viên tòa nhà phải thực hiện các hành động sau đây: •
Xác định thang máy nào đang bị trục trặc. Nếu có một camera ghi hình lắp trên trần buồng thang máy, ghi lại số lượng người bị mắc kẹt trong thang máy.
•
Lập tức thông báo cho công ty dịch vụ thang máy để sửa chữa khẩn cấp.
•
Qua intercom, thông báo cho các hành khách mắc kẹt biết rằng việc sửa chữa khẩn cấp đang được thực hiện và trấn an họ.
•
Nếu phát hiện bất kỳ hành khách nào mắc bệnh hoặc tình trạng cơ thể không ổn định, liên hệ ngay với cảnh sát PCCC để giải cứu khẩn cấp, kể cả khi công ty thang máy đã đến.
•
Nếu tình hình trở nên nguy kịch và công ty thang máy vẫn chưa đến trong khoảng thời gian hợp lý, liên hệ ngay với cảnh sát và Sở PCCC để giải cứu khẩn cấp.
•
Nếu phát hiện thang máy bị hư hỏng, không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, phải thông báo ngay cho công ty thang máy, ngay cả khi không có người bị kẹt trong thang máy. Tách riêng hoạt động của thang máy bị hỏng cho đến khi nó được sửa chữa hoàn toàn.
28
CHƯƠNG 9 BẠO ĐỘNG/BIỂU TÌNH
29
CHƯƠNG 9 - BẠO ĐỘNG/BIỂU TÌNH Khi xảy ra bất kỳ cuộc bạo động hay biểu tình nào, nhân viên tòa nhà nên có những hành động sau đây: •
Báo cáo ngay cho Tổng Quản lý tòa nhà/ Trưởng ban an ninh. VỊ TRÍ
TÊN
SỐ ĐIỆN THOẠI
Hotline Ban quản lý Tổng quản lý Kỹ sư trưởng Giám sát an ninh Phòng an ninh Công an phường Công an quận •
Làm mọi việc có thể để bảo vệ tài sản và của cải của cư dân/khách hàng trong tòa nhà.
•
Đóng cửa chớp của tất cả các lối ra vào chính.
•
Hướng dẫn các nhân viên đứng tại cổng chính/lối ra vào không tranh luận với người biểu tìnhvà cố gắng kiểm soát tình hình. Chờ đến khi cảnh sát đến.
•
Theo dõi chặt chẽ những người nổi loạn/người biểu tình để xem liệu có bất cứ hành động bạo lực nào như cố ý gây thiệt hay, đốt phá v.v… diễn ra hay không.
30
CHƯƠNG 10 NGẬP NƯỚC
31
CHƯƠNG 10 - NGẬP NƯỚC Quy trình xử lý khi xảy ra ngập nước và lũ lụt: 10.1. KIỂM TRA BỂ NƯỚC •
Nếu bể hết nước thì có khả năng máy bơm bị hỏng. Nhân viên tòa nhà hoặc Kỹ thuật viên Thông báo ngay cho Kỹ sư trưởng để sửa chữa.
•
Thông báo cho cư dân/khách hàng về việc tạm cắt nước và quá trình sửa chữa đang được tiến hành.
•
Nếu bể nước tại phòng máy bơm rỗng, vấn đề có thể bắt nguồn từ các đường ống dẫn nước. Kiểm tra xem các mạch nước có bị khóa không. Nếu không, báo ngay cho công ty cấp nước để sửa chữa khẩn cấp.
•
Nếu nước ở các bể bị tràn, có thể khóa nước bị hỏng, cần chuyển sang vận hành hệ thống bằng tay. Mở các khóa nước để giảm lưu lượng nước trong bể xuống còn một nửa và kiểm tra các bể nước ít nhất 2 giờ/lần để theo dõi mực nước. Kỹ thuật viên báo cáo ngay cho Kỹ sư trưởng khi có thể.
10.2. VỠ ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC TẠI KHU VỰC CÔNG CỘNG •
Khóa các vòi nước có liên quan.
•
Nếu cần thiết, tạm dừng hoạt động của thang máy và giữ các buồng thang máy ở tầng trên cùng để tránh bị thiệt hại do tràn nước.
•
Đặt các bao cát tại các cửa thang máy và các chiếu nghỉ trên các tầng có liên quan để ngăn chặn thiệt hại khi nước tràn xuống.
•
Thông báo ngay cho Kỹ sư trưởng/ Tổng Quản lý tòa nhà.
•
Thông báo cho nhân viên làm sạch để dọn sạch nước tràn tại khu vực bị ảnh hưởng.
10.3. NGẬP NƯỚC TẠI CĂN HỘ CÁ NHÂN •
Khóa các van nước liên quan đến căn hộ.
•
Đặt bao cát tại cửa vào căn hộ để tránh nước tràn ra ngoài.
•
Thông báo cho các cư dân sắp xếp đồ đạc và sinh hoạt để sửa chữa khẩn cấp.
•
Kiểm tra xem các căn hộ ở tầng phía dưới có bị ảnh hưởng hay không, và báo cáo cho văn phòng Ban quản lý để có những biện pháp cần thiết. (Ví dụ: liên hệ với các cư dân bị ảnh hưởng…).
•
Thông báo cho nhân viên làm sạch để dọn sạch nước tràn tại khu vực bị ảnh hưởng.
10.4. NƯỚC KÉM CHẤT LƯỢNG •
Gọi điện cho công ty cấp nước báo cáo về chất lượng nước và hỏi về nguyên nhân của tình
32
trạng nước kém chất lượng, khả năng tiến hành sửa chữa… •
Nếu cần thiết, tạm thời ngưng cung cấp nước.
•
Trả lời người khiếu nại và thông báo ngắn gọn về tiến trình tiếp theo.
33
CHƯƠNG 11 ĐỔ TRÀN/RÒ RỈ
34
CHƯƠNG 11 - ĐỔ TRÀN/RÒ RỈ Xử lý tình trạng rỏ rỉ hoặc lan tràn của bất kỳ loại chất có thể gây hại cho môi trường như chất hóa học, dầu diesel, nhớt, chất làm lạnh, sơn, véc ni, keo, dung môi và nước thải chưa qua xử lý (từ máy xử lý nước thải). Nếu xảy ra tình trạng này, nhân viên tòa nhà/ Kỹ sư trưởng cần hành động như sau: •
Kiểm tra Bản An Toàn của vật liệu để được hướng dẫn cụ thể (nếu có).
•
Hướng dẫn các nhân viên tòa nhà và nhân viên kỹ thuật khoanh vùng khoảng cách an toàn với khu vực bị đổ tràn và liên hệ với nhà thầu chịu trách nhiệm nếu cần thiết.
•
Mở các cửa sổ để thông gió và đóng cửa phòng nơi xảy ra tình trạng đổ tràn/rò rỉ.
•
Nếu xảy ra tình trạng đổ tràn/rò rỉ khối lượng lớn các chất thuộc loại nguy hiểm, lập tức gọi các dịch vụ khẩn cấp.
•
•
-
Chỉ các nhân viên chuyên môn được trang bị quần áo bảo hộ và dụng cụ thích hợp mới được phép đi vào và dọn dẹp khu vực xảy ra đổ tràn/rò rỉ.
-
Chất rò rỉ với khối lượng lớn phải được chuyển trở lại vào các thùng chứa phù hợp bằng cách sử dụng các thiết bị phù hợp như máy bơm, xẻng hoặc găng tay.
-
Chất rò rỉ với khối lượng nhỏ phải được che phủ hoặc pha trộn với các chất hấp thụ như khăn giấy, cát khô hoặc chất khoáng.
Nếu tình trạng đổ tràn/rò rỉ xảy ra ở khu vực mở: -
Ngay lập tức lau vết rò rỉ bằng khăn giấy, cát khô hoặc chất khoáng.
-
Cho rác thải vào các thùng chứa phù hợp và xử lý như chất thải hóa học.
-
Những khu vực bị ô nhiễm do rò rỉ hay tràn ra phải được làm sạch bằng nước, dầu lửa hay nhựa thông khi cần thiết. Chất thải từ việc lau dọn được xem như chất thải hóa học và được xử lý theo các quy định về môi trường.
-
Trong trường hợp sự đổ tràn/rò rỉ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho khu vực hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cao, phải thông báo ngay cho Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường.
Tổng quản lý sẽ báo cáo sự cố tuân theo Hướng Dẫn Báo Cáo Các Sự Cố Đặc Biệt.
35
CHƯƠNG 12 NHẬN DẠNG/XỬ LÝ CÁC KIỆN HÀNG VÀ PHONG BÌ KHẢ NGHI
36
CHƯƠNG 12 - NHẬN DẠNG/XỬ LÝ CÁC KIỆN HÀNG VÀ PHONG BÌ KHẢ NGHI CÁCH NHẬN DẠNG Một kiện hàng/phong bì được xem là khả nghi nếu nó được nhận diện như sau: •
Nhãn mác không phù hợp hoặc bất thường, ví dụ như được đánh dấu bằng ngôn ngữ đe dọa hoặc phí bưu điện cao bất thường.
•
Có vết dầu ố, đổi màu hoặc có mùi bất thường.
•
Có chất bột rơi xuống hoặc xuất hiện trên kiện hàng/phong bì.
•
Vật liệu đóng gói bất thường hoặc đóng gói quá mức như dùng băng keo, dây, v.v…
Lưu ý: Nếu trong kiện hàng phát ra tiếng tích tắc, có dây lòi ra hoặc có lá kim loại và/hoặc có bất kỳ đe dọa đặt bom nào trong tòa nhà thì kiện hàng được xem như một mối đe dọa đặt bom. Nếu kiện hàng/phong bì khả nghi (theo những dấu hiệu được nêu trên) được nhận trực tiếp hay do cư dân/khách hàng mang vào tòa nhà, nhân viên tòa nhà phải xử lý tình huống theo các trình tự sau đây: •
Xác định vị trí nơi vật khả nghi được phát hiện/được nhận.
•
Ngay lập tức thông báo cho Tổng Quản lý tòa nhà.
•
Nếu đang giữ kiện hàng/phong bì, đặt nó xuống một bề mặt cố định. KHÔNG TIẾP TỤC CHẠM VÀO HAY KIỂM TRA NỘI DUNG BÊN TRONG.
•
Cách ly khu vực kiện hàng/phong bì nhiều nhất có thể (nhưng đảm bảo những người đã tiếp xúc với kiện hàng vẫn còn ở khu vực xung quanh).
•
Đóng tất cả các cửa.
•
Tắt hệ thống thông gió (nếu có thể).
•
Thiết lập lại lịch vận hành thang máy và giám sát các cầu thang bộ để ngăn chặn việc đến gần các tầng bị ảnh hưởng.
•
Lập danh sách những người ra vào tòa nhà tại thời điểm kiện hàng được phát hiện/có dấu hiệu nghi ngờ và những người đã tiếp xúc với kiện hàng.
•
Tổng quản lý ghi nhận và báo cáo sự cố tuân theo Hướng Dẫn Báo Cáo Các Sự Cố Đặc Biệt.
37
CHƯƠNG 13 SƠ CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP CHẾT ĐUỐI HOẶC GẦN CHẾT ĐUỐI
38
CHƯƠNG 13 - SƠ CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP CHẾT ĐUỐI HOẶC GẦN CHẾT ĐUỐI 13.1
NGUYÊN NHÂN
Tử vong do đuối nước xảy ra khi nạn nhân bị ngạt thở. Nguyên nhân do nước (hoặc các vật chất khác) tràn vào đường dẫn khí và phổi, dẫn đến chuỗi co thắt nắp thanh quản, và cản trở nguồn cấp không khí. Phản ứng nhanh có thể giúp cứu sống nạn nhân. 13.2
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
•
Khi nạn nhân bị đuối sức, cơ thể có xu hướng chìm cho tới khi nổi theo phương thẳng đứng chỉ còn đầu nổi trên mặt nước.
•
Bong bóng thở trở nên yếu dần, chuyển động vùng vẫy trong nước chậm dần hoặc dừng lại hẳn.
•
Mặt của nạn nhân, đặc biệt là vùng môi chuyển sang màu tím thẫm.
13.3
CÁCH XỬ LÝ
•
Không lập tức nhảy xuống nước để cứu nạn nhân. Ném phao cứu sinh hoặc đồ vật có thể nổi được xuống nước. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, nạn nhân có thể bắt lấy phao và nổi cùng với phao.
•
Thông báo với nhân viên trực ở trung tâm điều hành để gọi Đội cứu hộ.
•
Không nhảy xuống nước nếu phát hiện có dòng điện trong nước, tránh gây nguy hiểm tính mạng của mình.
•
Đảm bảo toàn bộ điện cung cấp cho đèn chiều sáng ở bể bơi không gây dẫn điện trong nước. Nếu đã chắc chắn trong nước không có nguồn điện, đưa nạn nhân ra khỏi nước.
•
Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu ngoảnh sang bên, tay để duỗi về phía trên đầu. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cầm hai chân, lộn ngược đầu trong vòng vài giây.
•
Vòng hai tay qua bụng, nâng toàn bộ thân người. Điều này nhằm đẩy nước ra khỏi phổi.
•
Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR) cho đến khi nhịp thở trở lại bình thường.
•
Thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi đội cứu hộ tới nếu bạn không cảm thấy nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại.
•
Ngay khi nạn nhân bắt đầu thở, đặt nạn nhân nằm ngửa cho tới khi đội cứu hộ tới. Đắp chăn mỏng cho nạn nhân.
13.4
CHÚ Ý
1. Ngay cả khi nạn nhân bắt đầu thở lại, vẫn phải đưa nạn nhân đến bệnh viện. Có thể nạn nhân vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm nhưng không thể nhận ra tình trạng của mình. Nạn nhân có thể tử vong 24 giờ sau khi trải qua tình trạng gần chết đuối do không nhận biết được mức độ nguy hiểm.
39
2. Không để Cư dân/khách hàng từ chối sự trợ giúp ý tế, gọi đội cấp cứu y tế và kiểm tra tình trạng của nạn nhân bất kể nạn nhân có muốn hay không.
40
CHƯƠNG 14 CƯ DÂN HOẶC NHÂN VIÊN TỬ VONG 41
CHƯƠNG 14 - CƯ DÂN HOẶC NHÂN VIÊN TỬ VONG Đội an ninh chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh hiện trường, đảm bảo hiện trường không bị xâm nhập cho đến khi công an, cảnh sát và đội cứu hộ tới. 1. Nhân viên tìm thấy nạn nhân tử vong nên lập tức gọi cho người quản lý và báo cáo tình hình: •
Báo cáo tên người báo cáo.
•
Vị trí người bị nạn.
•
Tên người bị nạn (nếu biết).
Rời khỏi phòng nhưng vẫn đứng ở ngoài cửa và chờ cho tới khi nhân viên an ninh tới. 2. Ban quản lý phải thông báo ngay với Bộ phận An ninh và Bộ phận Kỹ thuật bằng cách thông báo trên loa. Nhắc lại nội dung cho đến khi bộ phận An ninh và Kỹ thuật nắm được thông tin và di chuyển đến căn hộ/phòng, khu vực người tử vong. Báo cáo Tổng quản lý hoặc Quản lý chịu trách nhiệm. 3. Bộ phận an ninh. •
Xác minh nạn nhân đã tử vong.
•
Báo cáo với Tổng quản lý tòa nhà, gọi đội cấp cứu và công an, cảnh sát.
•
Che phủ thi thể nạn nhân nhưng không di chuyển bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
•
Bảo vệ hiện trường và ngăn không cho bất cứ ai quấy rầy thi thể nạn nhân hoặc hiện trường. Khóa hoặc chốt cửa ra vào.
•
Nếu là căn hộ: Chỉ một nhân viên an ninh được đi vào.
•
Nếu là khu vực công cộng: Phong tỏa khu vực. Bố trí lại nhân sự trong khu vực. Ban Quản lý gắn biển báo cấm vào ở lối ra vào.
•
Không chạm hoặc di chuyển bất cứ thứ gì tại hiện trường. Không tự ý đặt giả thiết là tử vong tự nhiên cho đến khi nhân viên khám nghiệm tử thi đưa ra kết luận.
•
Nếu có nhân chứng hoặc người nhà nạn nhân, nên cách li nhân chứng và người thân của nạn nhân ở nơi thoải mái và an toàn cho đến khi công an, cảnh sát tới.
•
Kiểm tra tất cả các vật dụng cá nhân của nạn nhân cùng với công an, cảnh sát. Ghi lại biên bản đối với bất cứ vật dụng nào mà công an, cảnh sát mang đi (trừ khi có mặt người thân của nạn nhân và người thân sẽ hỗ trợ kiểm tra tư trang của nạn nhân).
•
Nếu có thể, không di chuyển nạn nhân qua khu vực đông người.
•
Kiểm soát thông tin của nhân viên nội bộ. Che chắn hiện trường bằng bạt và ô dù để giảm thiểu nhân viên hoặc bất kỳ ai xung quanh khu vực có thể chụp, quay hình ảnh khu vực hiện trường và phát tán ra bên ngoài. Che phủ thi thể nạn nhân để tránh người ngoài hoặc dư luận bàn tán.
42
4. Bộ phận kỹ thuật: •
Hỗ trợ Nhân viên an ninh khi được yêu cầu.
•
Thông báo trên loa tòa nhà khi di chuyển nạn nhân qua các khu vực trong tòa nhà và làm sạch các khu vực đó, mở cửa khu vực công cộng.
5. Tổng quản lý •
Đảm bảo công an, cảnh sát và đội cứu hộ được cử đến hiện trường.
•
Hỗ trợ trưởng bộ phận hoặc nhân viên kiểm soát đám đông nếu thi thể nằm ở khu vực công cộng.
•
Hướng dẫn báo chí, truyền thông đến khu vực công cộng, tránh xa thi thể nạn nhân nếu cần thiết.
•
Trách nhiệm của Tổng quản lý là trấn an giúp nhân viên bình tĩnh và xoa dịu đau buồn với thành viên trong gia đình nạn nhân. Sắp xếp một phòng riêng, mang nước uống hoặc bố trí nhân viên liên hệ với gia đình nạn nhân.
•
Báo cáo Ban Tổng giám đốc Công ty về tình trạng.
•
Hỗ trợ công an, cảnh sát khi họ yêu cầu cung cấp thông tin hoặc hỗ trợ; hỗ trợ xe pháp y để đưa thi thể người tử vong ra khỏi hiện trường.
•
Trong bất cứ trường hợp nào, không tự đưa ra phát biểu, nhận xét mang tính cá nhân trước báo chí, dư luận hoặc các bên khác ngoại trừ cơ quan điều tra.
6. Bộ phận làm sạch •
Sau khi xe pháp y để đưa thi thể người tử vong ra khỏi hiện trường, tiến hành làm sạch và khử trùng khu vực đó.
•
Tổng quản lý cũng cần chú ý đến nhân viên phát hiện ra thi thể nạn nhân cũng như bộ phận mà nạn nhân làm việc nếu nạn nhân là nhân viên tòa nhà.
43
CHƯƠNG 15 TỰ TỬ
44
CHƯƠNG 15 - TỰ TỬ 1. Nếu nhân viên phát hiện người đang có ý định tự tự, không nên tiếp cận người đó mà nên rời khu vực đó ngay lập tức và liên lạc với Giám sát và Tổng quản lý tòa nhà và thông báo các nội dung sau: •
Nêu rõ tên người thông báo.
•
Vị trí của người đang có ý định tự tử.
•
Tên của người có ý định tự tử (nếu biết).
•
Chờ đợi ở một nơi an toàn gần vị trí người có ý định tử tử và hướng dẫn Nhân viên an ninh khi họ tới.
2. Hỗ trợ trong việc ngăn người ngoài tụ tập 3. Nhân viên dịch vụ •
Báo cáo ngay với Tổng quản lý.
•
Chờ cho tới khi có thêm các hướng dẫn khác.
4. Nhân viên an ninh •
Nếu người đó đã hoàn toàn có ý định tự tử, tuân thủ theo quy trình cấp cứu khẩn cấp.
•
Nếu người đó đang nỗ lực tự tử, cần đánh giá tình hình.
•
Báo cho cấp trên gọi công an, cảnh sát và đội cứu hộ và yêu cầu cử người đến.
•
Di chuyển ra ngoài khu vực đó và chờ cho tới khi công an, cảnh sát đến.
5. Bộ phận kỹ thuật •
Hỗ trợ Nhân viên an ninh.
•
Thông báo trên loa tòa nhà khi đã bình thường hóa được tình huống.
6. Tổng quản lý hoặc trưởng bộ phận chịu trách nhiệm: •
Đảm bảo công an, cảnh sát và đội cứu hộ được cử đến hiện trường.
•
Đảm bảo các cư dân/khách hàng khác và nhân viên tòa nhà không gặp nguy hiểm.
•
Hỗ trợ trong việc kiểm soát đám đông nếu tình hình trở nên phức tạp.
•
Hỗ trợ đội cứu thương ngay khi đến.
45
CHƯƠNG 16 NGƯỜI BỊ BẤT ỔN TÂM LÝ
46
CHƯƠNG 16 - NGƯỜI BỊ BẤT ỔN TÂM LÝ 1. Nhân sự có thể gặp phải trường hợp cần đối phó với một người bị bất ổn tinh thần do ảnh hưởng của chất kích thích/ma túy/rượu,. Người này có thể là một mối nguy hiểm đối với chính họ và những người xung quanh. Cần phải xử lý những trường hợp này một cách nhanh chóng, an toàn với lòng trắc ẩn thay vì gây gổ, xung đột. 2. Những nhân viên gặp phải trường hợp này nên ngay lập tức giữ khoảng cách an toàn và liên lạc với Quản lý vận hành và cung cấp các thông tin sau: •
Tên nhân viên.
•
Vị trí đối tượng có dấu hiệu bất ổn tâm lý.
•
Biểu hiện thái độ của đối tượng.
•
Đối tượng có tỏ ra nguy hiểm hay không?
•
Đứng ở vị trí an toàn gần khu vực để hướng dẫn Nhân viên an ninh khi nhân viên an ninh tới.
3. Liên hệ Bộ phận An ninh và Kỹ thuật •
Nhắc lại nội dung cho đến khi cả hai bộ phận có phản hồi lại.
•
Nêu rõ vị trí và bất cứ vật dụng gì mà người bất ổn tâm lý đang cầm nắm.
•
Báo cáo Tổng quản lý hoặc quản lý chịu trách nhiệm tình huống đang xảy ra.
•
Chờ cho đến khi có thêm các hướng dẫn khác.
4. Bộ phận an ninh •
Ngay khi nhìn thấy đối tượng, tiếp cận và xem xét người đó có đang cầm nắm vật gì có thể gây nguy hiểm được hay không.
•
Báo cáo cấp trên gọi Công an, cảnh sát và Đội cứu thương nhưng KHÔNG BẬT CÒI BÁO ĐỘNG.
•
Nếu đối tượng không phải là mối nguy hiểm ngay lúc đó, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh xử lý tình huống làm cho đối tượng tin tưởng, cho phép bạn kiểm soát đối tượng mà không cần đối đầu hay to tiếng.
•
Không nên dồn đối tượng vào một góc tường để tránh gây cảm giác họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công hoặc phản ứng dữ dội.
•
Trong trường hợp đòi hỏi có phản ứng tức thì để bảo vệ an toàn của nạn nhân và người khác, cần thực hiện hành động ngay. Chú ý: những người bị rối loạn tâm thần thường có sức mạnh, rất cảm tính và cảnh giác ngay cả khi họ không còn tỉnh táo, lý tính.
•
Không bao giờ cố gắng đối đầu vật lý đối với một người bất ổn tâm lý. Nên nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên khác có mặt tại hiện trường.
•
Giải pháp tốt nhất là quan sát đối tượng và không thực hiện bất cứ hành động gì trừ khi tính mạng và sự an toàn của người khác bị đe dọa.
47
5. Bộ phận kĩ thuật •
Hỗ trợ Nhân viên an ninh khi cần thiết.
•
Chờ công an, cảnh sát tới trừ khi cảm thấy có dấu hiệu đối đầu.
6. Tổng quản lý hoặc Trưởng Bộ phận chịu trách nhiệm: •
Đảm bảo Công an Cảnh sát và Đội cứu thương đang được cử đến và KHÔNG CÓ CÒI BÁO ĐỘNG.
•
Không gây thêm áp lực cho người bị rối loạn tâm lý.
•
Đảm bảo rằng không có cư dân/khách hàng hay nhân viên nào đang ở trong vòng nguy hiểm.
•
Kiểm soát đám đông.
•
Chờ cho tới khi Công an, cảnh sát tới và hỗ trợ nếu cần.
48
CHƯƠNG 17 MẤT ĐIỆN
49
CHƯƠNG 17 - MẤT ĐIỆN Chú ý chung: 1. Có 2 trường hợp mất điện: •
Mất điện do hỏa hoạn, thiên tai, hỏng hóc hệ thống vật lý, tai nạn hoặc cháy nổ.
•
Chập điện do quá tải.
2. Tùy thuộc vào loại trường hợp mất điện mà quyết định cách xử lý ví dụ như mất điện do thiên tai hay mất điện đã được báo trước. 3. Tổng quản lý và Kỹ sư trưởng cần phân tích những yêu cầu đặc biệt của tòa nhà trong trường hợp xảy ra mất điện. 4. Hướng dẫn cư dân tham khảo thêm Sổ tay tòa nhà để hiểu thêm về các đặc thù từng căn hộ để sử dụng khi gặp tình huống mất điện. 5. Bất kể loại hình mất điện nào, cần tập hợp tất cả các thành viên Ban quản lý quay trở lại tòa nhà để hỗ trợ cư dân và để bảo vệ tài sản cá nhân. 6. Cần kiểm tra thiết bị sử dụng trong trường hợp khẩn cấp theo lộ trình thường xuyên và đảm bảo các thiết bị đều hoạt động bình thường khi xảy ra mất điện. 7. Tổng quản lý cần đảm bảo tất cả các bộ phận có đèn flash và pin dự phòng vì: •
Khi mất điện sẽ không có đủ thời gian chạy khắp các phòng để tìm đèn flash.
•
Phản ứng chuyên nghiệp khi xảy ra tình huống khẩn cấp và không để náo loạn hoạt động.
8. Luôn nhớ rằng cư dân có thể chưa quen thuộc với khu vực xung quanh căn hộ. 9. Ở một mình trong bóng tối là điều đáng sợ. •
Trách nhiệm của Quản lý tòa nhà là đảm bảo với cư dân sẽ được an toàn cho mọi người và Ban quản lý sẽ cố gắng hết sức để xử lý tình huống.
•
Nhân viên cũng sẽ cảm thấy căng thẳng.
10. Trong trường hợp mất điện, cần mở cửa phòng Tiếp cư dân, cung cấp nước uống và thức ăn nhẹ. •
Mời cư dân đến Phòng tiếp cư dân nếu cư dân cảm thấy không thoải mái khi phải chờ ở căn hộ.
•
Việc này đặc biệt hiệu quả khi trong căn hộ có trẻ em, người già.
11. Tất cả các căn hộ nên có hệ thống chữa cháy tại chỗ để đảm bảo vận hành thông suốt hàng ngày. •
Điều này nhằm đảm bảo vận hành thông suốt dù xảy ra trường hợp hỏa hoạn.
•
Những thông tin cần thiết cho sự an toàn của cư dân, ví dụ danh sách tên căn hộ và số phòng trong trường hợp thoát nạn.
Tình huống cắt điện Ban quản lý tòa nhà được biết trước:
50
•
Cắt điện theo vùng khi có kế hoạch cụ thể với thời gian chính xác.
•
Nếu được báo trước về kế hoạch cắt điện, cần chuẩn bị để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của tòa nhà.
•
Công ty điện lực có thể gọi điện thông báo thời gian cắt điện.
•
Kiểm tra điều kiện thời tiết để xem xét có thể xảy ra cắt điện hay không.
Bất cứ ai nhận được thông tin sẽ có cắt điện cần thông báo với Tổng quản lý tòa nhà và Kỹ sư trưởng. 1. Lễ tân •
Báo cáo với Tổng quản lý hoặc Trưởng Bộ phận về tình huống xảy ra.
•
Gửi thư thông báo tình hình tới cư dân.
•
Gửi bản sao thư thông báo tới tất cả các bộ phận.
•
Nhắc nhở các bộ phận về tình trạng mất điện.
•
Làm báo cáo.
•
Để tiền mặt và các tài sản giá trị vào két an toàn.
•
Chuẩn bị câu trả lời điện thoại do cư dân gọi tới, giữ bình tĩnh. Hướng dẫn cư dân ở lại căn hộ cho đến khi có điện trở lại.
•
Có thể hướng dẫn cư dân đến ở phòng Tiếp dân. Tuy nhiên, nên ở lại căn hộ sẽ an toàn hơn.
•
Tập hợp toàn bộ đèn LED? Flash, đèn pin và chuẩn bị cho trường hợp cắt điện.
2. Tổng quản lý •
Thiết lập Trung tâm điều hành liên lạc.
•
Đảm bảo thư thông báo cắt điện được gửi tới tất cả các căn hộ và trưởng các bộ phận đều được thông báo về tình hình cắt điện.
•
Phân công nhân viên chuẩn bị nước uống và đồ ăn nhẹ trong Phòng tiếp cư dân. Tạo không khí an toàn và yên tâm. Bổ sung đèn cầm tay nếu cần.
•
Liên lạc với kĩ thuật trực nhằm đảm bảo tất cả hệ thống kĩ thuật trong tòa nhà đều đã sẵn sàng cho cắt điện.
•
Mang theo đèn pin cầm tay đi dọc theo hành lang (trừ lại một số đèn trong phòng Tiếp cư dân).
•
Bố trí nhân viên hỗ trợ cư dân lúc cần (Phần này nên nằm trong kế hoạch chuẩn bị báo cáo).
•
Luôn bình tĩnh và thông báo với cư dân/khách hàng là tình huống đang nằm trong tầm kiểm soát.
3. Bộ phận kỹ thuật •
Tổng quản lý và Kỹ sư trưởng phải giải thích sự việc cho bộ phận kỹ thuật để phù hợp với
51
những yêu cầu đặc biệt của tòa nhà trước khi xảy ra tình huống khẩn cấp. •
Tắt tất cả các hệ thống có thể bị ảnh hưởng khi mất điện.
•
Tập hợp toàn bộ các đèn pin. Cung cấp đủ số đèn trong Phòng tiếp cư dân để đảm bảo không khí dễ chịu, số đèn còn lại mang ra sảnh.
•
Chờ cho tới khi có điện trở lại và khởi động lại thiết bị theo đúng miêu tả trong hướng dẫn sử dụng và bảo trì (xem hướng dẫn trước khi xảy ra tình huống khẩn cấp) và bắt đầu kiểm tra tòa nhà.
4. Bộ phận an ninh •
Tổng quản lý và Trưởng bộ phận an ninh giải thích cụ thể sự việc để đảm bảo cách ứng phó phù hợp với đặc tính cụ thể của tòa nhà.
•
Hiểu rõ tất cả các lối thoát nạn trong tòa nhà. Đảm bảo rằng các thiết bị sử dụng trong trường hợp khẩn cấp đều làm việc hiệu quả.
•
Cho tất cả thang máy trở về tầng sảnh và đảm bảo rằng không có ai bị mắc kẹt trong thang máy khi xảy ra sự cố mất điện.
5. Các bộ phận khác •
Tổng Quản lý cùng các bộ phận khác sẽ lên kế hoạch hành động trước khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
•
Tắt tất cả các thiết bị đang mở.
•
Tiếp tục công việc nếu điều kiện an toàn được đảm bảo.
•
Nếu trong khu vực làm việc quá tối, quay trở về văn phòng của bộ phận và chờ cho tới khi có hướng dẫn thêm của Quản lý chịu trách nhiệm.
Xem tệp đính kèm Danh sách cần kiểm tra trong trường hợp xảy ra cắt điện CHÈN LOGO TÒA NHÀ Danh sách kiểm tra trong trường hợp xảy ra cắt điện NHIỆM VỤ
NGƯỜI THỰC HIỆN
Ghi lại thời gian nhận được cuộc gọi
HOÀN THÀNH
GHI CHÚ
Thời gian:
Bổ nhiệm quản lý chịu trách nhiệm hoặc thông báo trên loa Liên hệ với kỹ thuật trực và đảm bảo bộ phận kỹ thuật đang kiểm tra nguyên nhân
52
Thiết lập Trung tâm điều hành liên lạc Lấy danh sách cư dân có thể bị ảnh hưởng sức khỏe khi xảy ra mất điện, chỉ định người đến thăm hỏi cư dân Quyết định nên thực hiện theo phương án hành động nào: kế hoạch hành động dài hạn hay ngắn hạn
Kế hoạch hành động dài hạn phải có các phòng, căn hộ thay thế cho cư dân nghỉ lại
Để sẵn đèn pin ở sảnh BỔ SUNG DANH SÁCH NÀY VỚI CÁC NỘI DUNG THÍCH HỢP
53
CHƯƠNG 18 BỊ TRỘM
54
CHƯƠNG 18 - BỊ TRỘM 1. Nếu bị trộm: •
Giữ bình tĩnh. Không nổi nóng. Điều này sẽ giảm nguy cơ gây tổn thương cho chính bạn và những người xung quanh.
•
Quan sát đặc tính vật lý của tên trộm (Dân tộc, giới tính, độ tuổi, chiều cao, tóc, mắt, màu sắc quần áo hoặc bất cứ đặc tính nổi bật nào khác).
•
LÀM THEO YÊU CẦU CỦA TÊN TRỘM. Không tự nguyện đưa ra thông tin.
•
KHÔNG CHUYỂN ĐỘNG NHANH. Di chuyển chậm rãi và nói rõ với tên trộm việc bạn chuẩn bị thực hiện trước khi thực hiện.
•
KHÔNG TỰ ĐE DỌA TÍNH MẠNG CỦA MÌNH.
2. Khi tên trộm đang rời đi: •
Khóa cửa để ngăn trộm quay trở lại.
•
Ngay lập tức gọi công an, cảnh sát khi đã thoát khỏi vòng nguy hiểm.
•
Báo cáo ngay cho Tổng quản lý hoặc gọi Hotline Ban quản lý.
•
Ghi lại toàn bộ những đặc điểm của tên trộm và toàn bộ tình huống. Ghi lại bất cứ thứ gì xuất hiện trong đầu bạn ngay cả khi chúng có vẻ không hợp lý để công an, cảnh sát phân loại thông tin, những thông tin này không nhất thiết phải theo thứ tự logic.
•
Không chạm vào hoặc di chuyển bất cứ thứ gì tại hiện trường cho đến khi công an, cảnh sát tới.
•
Không nói chuyện với bất cứ cư dân, khách hàng, đồng nghiệp hoặc những người quan tâm nào khác cho tới khi bạn đã nói chuyện với công an, cảnh sát.
•
Có nhân chứng nào khác ngoài bạn hay không? Hãy nói họ ghi lại toàn bộ thông tin sự việc mà họ nhớ.
3. Tổng quản lý hoặc quản lý chịu trách nhiệm: •
Đảm bảo rằng tất cả cư dân/khách hàng và nhân viên đều an toàn.
•
Hướng dẫn nhân viên có liên quan ngồi chờ trong một không gian riêng, an toàn.
55
CHƯƠNG 19 SỰ CỐ Y TẾ
56
CHƯƠNG 19 - SỰ CỐ Y TẾ Ban quản lý cần phản ứng tức thì trong mọi sự cố liên quan tới tình huống khẩn cấp y tế của cư dân, khách hàng hoặc nhân viên tòa nhà. Vì tầm quan trọng của Ban ứng phó các tình huống khẩn cấp, tất cả các thành viên đều cần được đào tạo và nhận chứng chỉ Cấp cứu Cơ bản. THÔNG BÁO ĐẾN BAN ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Nhân viên tòa nhà: •
Khi nhận được yêu cầu cấp cứu y tế, Ban quản lý cần trực tiếp hoặc qua hệ thống trao đổi nội bộ lập tức phân công nhân viên đã được đào tạo sơ cấp cứu cùng đến ứng phó.
•
Những nhân viên nhận nhiệm vụ cần lập tức tới hỗ trợ bệnh nhân.
Ban ứng phó các tình huống khẩn cấp: •
Tùy thuộc vào tình huống, Ban Quản lý và nhân viên tòa nhà nên gọi 115 và/hoặc Ban ứng phó các tình huống khẩn cấp để nhận sự hỗ trợ từ cơ sở y tế gần nhất. Thông tin ngắn gọn nên được cung cấp cho nhân viên trực tổng đài theo thứ tự sau: -
Địa chỉ chính xác của người gọi điện.
-
Tên của tòa nhà.
-
Mô tả ngắn gọn về tình trạng của bệnh nhân và vị trí của bệnh nhân trong tòa nhà.
•
Nếu có thể, những nhân viên nhận nhiệm vụ ứng phó sự cố y tế nên thực hiện cuộc gọi để cung cấp thông tin bổ sung cho người trực tổng đài hoặc đơn vị y tế và thông tin liên tục về tình trạng hiện tại của người bệnh. Thêm vào đó, nhân viên y tế có thể cung cấp thông tin chỉ dẫn nhằm giảm thiểu triệu chứng, di chứng, gia tăng khả năng sống sót trong trường hợp xấu xảy ra tại thời điểm họ đang di chuyển tới vị trí của bệnh nhân.
•
Những nhân sự phụ trách cấp cứu trong tòa nhà nên cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an bệnh nhân và/hoặc gia đình bằng cách giải thích rằng đơn vị y tế khẩn cấp đang tới.
Đào tạo: PMC đào tạo và cấp Chứng chỉ cho các thành viên, nhân viên để đảm bảo có đủ số lượng nhân viên được đào tạo về sơ cấp cứu với đầy đủ các kỹ thuật đặc biệt cần thiết để giảm thiểu các tình huống khẩn cấp y tế trong ngành dịch vụ. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP Y TẾ CỦA NHÂN VIÊN TÒA NHÀ 1. Tổng quan •
Cần chú trọng quản lý chi phí liên quan tới các trường hợp nhân sự gặp phải tai nạn lao động.
•
Quá trình điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn rất quan trọng, nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro lao động trong tương lai.
•
Người quản lý trực tiếp của nhân sự sẽ điều tra vụ việc.
57
•
Tổng quản lý có nhiệm vụ xác định nguyên nhân chấn thương của nhân viên (là một tai nạn không may, không đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, không được đào tạo về an toàn lao động hay là sự kết hợp của những yếu tố trên) và tiến hành khắc phục.
2. Trách nhiệm •
Tất cả các vụ việc liên quan đến nhân viên, dù có cung cấp trị liệu y tế hay không, phải được điều tra để phát triển các giải pháp khắc phục.
•
Tất cả các nhân viên đều có nghĩa vụ chia sẻ trách nhiệm trong việc ngăn ngừa chấn thương lao động. NGĂN NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI NGƯỜI.
•
Các quản lý bộ phận của nhân viên gặp chấn thương cần chịu trách nhiệm điều tra vụ việc và đưa ra biện pháp khắc phục.
3. Hiện trường tai nạn Trưởng bộ phận có mặt tại hiện trường tai nạn, hoặc nhân viên báo cáo về vụ việc cần: •
Đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu y tế của người bị thương. Cung cấp sơ cứu khi cần thiết, đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
•
Lập tức báo cáo vụ thương tích cho Ban ứng phó các tình huống khẩn cấp. Hoàn thành tất cả những thủ tục bắt buộc liên quan. Tổng quản lý cần báo cáo đầy đủ các vụ thương tích cũng như bệnh tình liên quan đến công việc của nhân sự.
•
Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tổn thất tối thiểu. Kiểm tra hiện trường tai nạn và ngay lập tức tiến hành các biện pháp để khắc phục bất kỳ rủi ro nào đã tạo thành tai nạn.
4. Sơ cấp cứu tại chỗ •
Trong quá trình làm việc, nhân viên bị thương nhẹ (trày xước, vết rách, bỏng, va đập, té ngã …) cần lập tức sơ cứu.
•
Mỗi ca làm việc cần có ít nhất 02 nhân viên đã được đào tạo sơ cấp cứu.
•
Thông báo danh sách của tất cả nhân viên được đủ điều kiện để cấp sơ cấp cứu trong từng bộ phận.
•
Lập sổ ghi lại quy trình cấp sơ cấp cứu tại mỗi trạm sơ cấp cứu. Sổ ghi lại sơ cấp cứu phải được lưu trữ trong 1 năm.
•
Sau 30 ngày, tiếp tục theo dõi sự cố để xác định liệu chúng trở thành tai nạn hay chưa.
5. Thương tích nghiêm trọng Một nhân viên bị thương nghiêm trọng trong quá trình làm việc phải được chuyển ngay lập tức đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất. Sử dụng {TÊN, ĐỊA CHỈ VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA BỆNH VIỆN GẦN NHẤT}.Điền đầy đủ thông tin bởi quản lý và gửi cùng với bệnh nhân. Biểu mẫu này ủy quyền cho việc điều trị y tế như một trường hợp Bảo hiểm Tai nạn lao động. (Một bản sao của biểu mẫu Nhận dạng Y tế được đính kèm trong phần này). Nếu nhân viên bị thương không thể trở lại làm việc sau điều trị y tế, Phòng nhân sự Công ty sẽ gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị để tìm hiểu mức độ thương tật và thời gian nghỉ việc dự kiến. Tổng Quản lý và các quản lý, trưởng bộ phận phải được thông báo về tai nạn và thời gian thương tật dự kiến. Nếu
58
thương tích đủ nghiêm trọng để dự kiến mất việc kéo dài, tai nạn phải được báo cáo cho Cơ quan Bảo hiểm Xã hội địa phươngtrong vòng 24 giờ. Toàn bộ các báo cáo thương tích được điều trị nội bộ (sơ cứu) sẽ được lưu tại Phòng Nhân sự Công ty.
59
CHƯƠNG 20 RÒ RỈ KHÍ GAS
60
CHƯƠNG 20 - RÒ RỈ KHÍ GAS Các sự cố thảm khốc như động đất hoặc nổ do bom có thể dễ dàng làm đường ống khí gas bị vỡ. Mặc dù hệ thống cung cấp gas nhà bếp có thể tự động đóng ngắt bằng cách sử dụng van đặc biệt trong trường hợp mất điện, động đất hoặc cháy, nhưng khu vực phía sau của nhà bếp và các khu vực khác của nhà hàng, bếp ăn có thể không được bảo vệ như vậy. Do đó, các quy trình xử lý vỡ đường ống gas là quan trọng và cần thiết để bảo vệ nhân viên, cư dân, khách hàng và tài sản chung. Tất cả nhân viên cần giữ bình tĩnh cho cư dân, khách hàng. Việc sơ tán kịp thời khỏi khu vực hoặc tòa nhà bị ảnh hưởng là quan trọng để bảo vệ tính mạng. Việc sơ tán cần thực hiện ngay lập tức và duy trì cho đến khi Trung tâm Điều hành Khẩn cấp hoặc đội PCCC yêu cầu dừng lại. Khí gas tự nhiên có thể gây nổ khi có nồng độ khoảng 4% đến 14% trong không khí bình thường. Phải chú ý đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ cháy bằng tia lửa điện hoặc ngọn lửa trần. Trong trường hợp này, nên thông gió cho tòa nhà bằng cách tự nhiên như mở cửa ra vào và cửa sổ. Không bật quạt thông gió nếu chúng chưa hoạt động. Động cơ khởi động có thể tạo ra tia lửa. KHÍ PROPANE Do mức độ gây thiệt hại lớn từ rò rỉ khí propane, các quy trình xử lý và lưu trữ an toàn là rất quan trọng. Ngay cả một vụ rò rỉ nhỏ về propane cũng có thể nhanh chóng trở thành một thảm họa. Propane được lưu trữ dưới áp suất, dưới dạng chất lỏng. Nó biến trở lại thành hơi gas khi bạn giải phóng một số áp suất trong bình gas.. Khác với gas tự nhiên, propane nặng hơn không khí và có thể tập trung vào các khu vực thấp như tầng hầm hoặc dọc theo các tầng gây nguy hiểm đặc biệt. Giống như gas tự nhiên, propane không có màu sắc nhưng có mùi đặc trưngvà có đặc tính cháy tương tự. Tất cả bình gas đều chứa van giảm áp có thể thải gas khi lưu trữ vượt quá áp suất an toàn bên trong. Nếu gas phát cháy, nhiệt lượng sẽ làm nóng bình, dẫn đến tăng áp suất và thải ra nhiều gas hơn. Điều này sẽ tạo ra một chu trình nguy hiểm trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến vụ nổ bình và giải phóng năng lượng nhanh chóng. Do đó, quan trọng là ngăn chặn các nguồn lửa gần khu vực rò rỉ propane. Do tính chất của propane lỏng, một lượng không gian nhất định trong bình phải được dành cho việc mở rộng. Nếu bình được lấp đầy vượt quá giới hạn an toàn, bất kỳ sự tăng nhiệt nào có thể dẫn đến sự rò rỉ propane qua van an toàn. Cần kiểm tra định kỳ bình gas để đảm bảo mức chất lỏng không vượt quá giới hạn an toàn. Việc này nên được thực hiện ở một khu vực an toàn xa nguồn lửa và có thể kiểm tra bằng cách mở van xả đặc biệt được tích hợp trong bình được chỉ định cho mục đích này. Nếu chất lỏng thoát ra từ van xả khi nó mở, có thể bình đã được lấp đầy quá mức và cần phải trả lại cho nhà cung cấp. Bình propane, đặc biệt là những bình có dung tích lớn, không được lưu trữ, vận chuyển qua hoặc sử dụng trong các tòa nhà đã có người ở. Tòa nhà nên có một nơi lưu trữ được chỉ định cho propane đáp ứng yêu cầu PCCC.
61
CHƯƠNG 21 TAI NẠN HÀNG KHÔNG
62
CHƯƠNG 21 - TAI NẠN HÀNG KHÔNG Khác với hầu hết các sự cố khác, sự cố liên quan đến máy bay có thể đòi hỏi bao gồm phản ứng khẩn cấp đối với hỏa hoạn, vụ nổ, sự sụp đổ kết cấu và thương tích hoặc tử vong. Những tình huống này sẽ được xử lý từng phần một trong kế hoạch này. Tuy nhiên, một số sự cố liên quan đến máy bay có thể khác biệt so với một sự cố khác có cùng nguyên nhân ban đầu do có một lượng lớn nhiên liệu máy bay dễ cháy. HỎA HOẠN Đây là những mối quan tâm chính đối với Ban Ứng phó khẩn cấp. Ngoài các mối quan tâm thông thường, cần chú ý đặc biệt đến tình trạng nhiên liệu. Ban Ứng phó khẩn cấp cần chú ý một số vấn đề sau: •
Bất kỳ chất lỏng không rõ nguồn gốc nào đều nên được cho là nguy hiểm.
•
Nhiên liệu có thể di chuyển nhanh chóng xuống các tầng phía dưới tòa nhà qua hành lang, thang máy và các khe hở dọc khác. Nó cũng có thể lan dọc bên ngoài tòa nhà.
•
Việc sơ tán hoặc di chuyển có thể cần được triển khai để đưa cư dân/khách hàng và nhân viên tòa nhà đến các khu vực an toàn xa nhất từ điểm va chạm.
THƯƠNG TÍCH/TỬ VONG An toàn phải luôn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, Ban Ứng phó khẩn cấp cần luôn chuẩn bị sẵn sàng nếu có thương tích xảy ra trên quy mô lớn.
63
CHƯƠNG 22 MẤT NƯỚC
64
CHƯƠNG 22 – MẤT NƯỚC Quy trình ứng phó sự cố MẤT NƯỚC CỤC BỘ CĂN HỘ, 1 TẦNG hoặc MẤT 1 TRỤC. •
Kiểm tra phí nước căn hộ, hoặc lịch bảo trì sửa chữa cư dân/khách hàng đã nắm được thông tin hay chưa.
•
Nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra các vòi nước trong căn hộ Nếu kiểm tra vẫn không có nước, Kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra hệ thống bể chứa, van khóa, van giảm áp các tầng liền kề, van nước căn hộ, công tơ nước căn hộ…
Quy trình ứng phó sự cố MẤT NƯỚC TÒA NHÀ. •
Nhân viên kỹ thuật đến căn hộ kiểm tra thực tế.
•
Khắc phục sự cố kỹ thuật.
•
Thông báo trực tiếp bằng loa tòa nhà, gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua các phương tiện thông tin như email/zalo/viber. Thông báo thời gian xử lý sự cố dự kiến sẽ kéo dài trong bao lâu để cư dân/khách hàng có kế hoạch sắp xếp sinh hoạt, làm việc hợp lý.
Các giải pháp thay thế: RESTROOM •
Restroom công cộng có đủ thiết bị để cư dân/khách hàng có thể tiếp cận trong suốt thời gian mất nước, có thể được sử dụng cho đến khi dịch vụ cung cấp nước được khôi phục.
NƯỚC UỐNG/NƯỚC SINH HOẠT •
Sử dụng nước uống đóng chai.
Và/ hoặc •
Bố trí sử dụng xe bồn chứa nước/téc nước lưu động đã được cấp phép sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết.
65
•
CHƯƠNG 23 Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
66
CHƯƠNG 23 – Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Nhân viên kỹ thuật đến căn hộ kiểm tra, báo cáo kết quả. Rà soát quy trình – kế hoạch và kết quả công việc bảo dưỡng, vệ sinh súc rửa bể nước/đường ống đã thực hiện. Quy trình & kế hoạch phải căn cứ theo Qui chuẩn nước sạch 01/2009/BYT và các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành và thực tế nguồn nước cấp cho tòa nhà… để thực hiện súc tẩy rửa theo chu kỳ hàng năm với bể chứa; đường ống chính; chu kỳ 3-5 năm với đường ống và công tơ nước căn hộ… Rà soát kết quả các lượt kiểm tra sự cố nước trong căn hộ trong 3 tháng gần nhất. Thực hiện Quy trình kiểm tra đường ống nước căn hộ báo sự cố nước bẩn:
Xả nước trong đường ống
Ghi hình lại hiện trạng 1m đường ống căn hộ sau công tơ nước
Ghi hình lại hiện trạng 1 m đường ống trước vòi sen, chậu rửa WC, chậu bếp
Lưu kết quả hình ảnh
Làm biên bản kết quả công việc có ý kiến và chữ ký xác nhận của chủ hộ/ Khách hàng
Ý kiến kết luận & đề xuất của Kỹ sư trưởng để căn cứ làm báo cáo sự việc gửi cộng đồng cư dân/ Khách hàng.
Tổng quản lý và Kỹ sư trưởng họp với chủ căn hộ/ Khách hàng và Ban quản trị với đầy đủ các hồ sơ & bằng chứng kết luận nguyên nhân nước bị ô nhiễm để cùng đưa ra phương án giải quyết vấn đề ngắn hạn và dài hạn với mỗi căn hộ bị sự cố nước bẩn. Làm mẫu súc rửa căn hộ với phương án súc tẩy đường ống bằng khí nén với hóa chất tẩy công nghiệp, hoặc bơm tuần hoàn với hóa chất công nghiệp. Chụp ảnh quá trình thực hiện và kết quả đường ống, chất bẩn đã được làm sạch & chất lượng nước sau khi tẩy rửa đường ống.
67
CHƯƠNG 24 NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
68
CHƯƠNG 24 – NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM •
Ngộ độc thực phẩm phát sinh từ việc tiêu thụ thực phẩm có chứa chất gây ô nhiễm vật lý, vi sinh hoặc hóa học.
•
SỰ CỐ là tình huống mà một người ngộ độc thực phẩm có thể được cách ly và không có trường hợp nào khác liên quan trực tiếp.
•
Ngộ độc tập thể là tình huống có hai hoặc nhiều trường hợp mắc bệnh liên quan đến thực phẩm và bệnh nhân gặp phải các triệu chứng giống nhau hoặc tương tự nhau trong cùng một khung thời gian, sau khi sử dụng một loại thực phẩm hoặc nguyên liệu.
•
Việc thu hồi sản phẩm phải được xử lý giống như cách xử lý sự cố, ưu tiên tiêu hủy sản phẩm bị thu hồi.
•
Cho dù đối phó với một ca ngộ độc riêng lẻ hay với một đợt ngộ độc tập thể, các tiêu chuẩn quy trình đều phải được tuân thủ.
Quy trình được chia làm 3 bước: -
Lập kế hoạch và chuẩn bị
-
Cơ chế ứng phó
-
Truyền thông
Các quy trình này phải được đưa vào quy trình tiêu chuẩn của tòa nhà và được thông báo rõ ràng tới tất cả nhân sự hiện tại và nhân viên mới. LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ •
Chỉ định người phát ngôn: Tổng quản lý tòa nhà.
•
Giám sát/Trưởng bộ phận (đã được sự ủy quyền của Tổng quản lý tòa nhà khi Tổng quản lý vắng mặt).
•
Các phương án dự phòng luôn sẵn sàng 24/7.
Duy trì các số điện thoại khẩn cấp gồm: Sở Y tế địa phương, Trung tâm Kiểm soát ngộ độc và nhà cung cấp thực phẩm. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên tòa nhà đều được đào tạo đầy đủ về các chính sách và quy trình ứng phó với ngộ độc thực phẩm. Cần xem xét đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn của tòa nhà, cũng như các quy trình được thiết kế đặc biệt để xử lý ngộ độc thực phẩm. Các quy trình cần được kiểm tra và rà soát tại: •
Các cuộc họp cấp Công ty, vùng miền và chi nhánh.
•
Các cuộc họp của các bộ phận.
CƠ CHẾ ỨNG PHÓ Trong trường hợp xảy ra ngộ độc, cần làm theo các bước sau:
69
BƯỚC 1: •
Hãy nhớ rằng ngộ độc thực phẩm có thời gian ủ bệnh rất khác nhau, từ vài phút đến vài tháng.
•
Tất cả các khiếu nại nhận được liên quan tới ngộ độc thực phẩm, cho dù từ cư dân/khách hàng hay Y tế địa phương, đều phải được chuyển đến Tổng quản lý tòa nhà.
•
Tất cả các sự cố phải được xem xét và trình báo nghiêm túc, minh bạch. Trong trường hợp Y tế địa phương tiến hành điều tra định kỳ, luôn nỗ lực hợp tác.
•
Giám sát bộ phận F&B cần thu thập tất cả các trình báo và hoàn thành Báo cáo Ngộ độc thực phẩm (Phụ lục A). Mục đích là nắm được nguồn cơn ngộ độc để có thể ngăn ngừa các sự cố khác trong tương lai.
•
Các nhân viên tòa nhà cần biết những kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm. Đồng thời, mỗi nhân viên cần giữ thái độ thiện chí để xác định nguồn gốc ngộ độc nhằm bảo vệ cư dân/khách hàng và đồng nghiệp.
BƯỚC 2: Thảo luận về các vấn đề, triệu chứng với Tổng quản lý tòa nhà, Giám sát và Trưởng bộ phận và xác định xem có các ý kiến tương tự trong cùng khung thời gian hay không. Nếu đó là một SỰ CỐ ĐƠN LẺ: •
Tổng Quản lý hoặc Trưởng bộ phận được chỉ định sẽ quyết định hành động nào là phù hợp. Theo dõi trong vòng 06 tiếng kể từ khi có triệu chứng. Ngoài ra, BQL cần thông báo tới cư dân/khách hàng khi có xác nhận rằng triệu chứng của họ đã được chẩn đoán là một ca bệnh riêng lẻ. Ngoài ra, hãy thông báo rằng tòa nhà có một chương trình Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn diện.
•
Khi chính quyền địa phương yêu cầu, hãy thông báo cho Sở Y tế địa phương và cung cấp cho họ báo cáo bằng văn bản về SỰ CỐ.
•
Lưu giữ tất cả tài liệu về vụ việc vào hồ sơ trong vòng 5 năm để tham khảo sau này. (Phụ lục B).
Nếu đó là một ca NGỘ ĐỘC TẬP THỂ: Khi cần thiết, lấy mẫu xét nghiệm các thực phẩm nghi ngờ để tìm nguyên nhân BƯỚC 3: •
Trong trường hợp xảy ra ngộ độc tập thể, Tổng quản lý tòa nhà và Trưởng bộ phận được chỉ định phải tích cực tham gia vào công cuộc điều tra.
•
Trong mọi trường hợp, chỉ Tổng quản lý tòa nhà hoặc Trưởng bộ phận được chỉ định khi Tổng quản lý vắng mặt là người phát ngôn của BQL trước công chúng hoặc báo chí.
•
Thông báo ngay lập tức sự việc cho bộ phận Phát triển cộng đồng để đồng thuận trong truyền thông và thông báo về sự việc.
•
Thông báo ngay cho Sở Y tế địa phương.
•
Tiếp tục xác định nguồn bệnh, cách ly tất cả các thực phẩm có khả năng gây nhiễm bệnh.
70
•
Kiểm tra lịch sử giao nhận hàng để xác định xem có sai sót trong việc kiểm soát hàng hóa đến hay không.
•
Kiểm tra nhật ký nhiệt độ để xác định xem có bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ nào không.
•
Kiểm tra hạn sử dụng trên tất cả các sản phẩm thực phẩm để xác định xem có bất kỳ mặt hàng nào quá hạn sử dụng hay không.
•
Thu thập hồ sơ y tế và kết quả báo cáo của các xét nghiệm để xác định xem có bằng chứng thuyết phục về ngộ độc thực phẩm không.
•
Xin ý kiến của chuyên gia, nếu cần thiết hãy lấy mẫu sản phẩm thực phẩm bị nghi ngờ để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
•
Xem lại lịch đi làm và nghỉ ốm của những người bị ngộ độc.
•
Thu thập tất cả hồ sơ dịch vụ cho các thiết bị liên quan như tủ mát/tủ đông.
•
Thu thập hồ sơ, tài liệu tập huấn ATTP.
TRUYỀN THÔNG Thông báo cho người phát ngôn được chỉ định của BQL về các hoạt động truyền thông, thông báo tới cư dân/khách hàng. Tham chiếu trong phần Xử lí khủng hoảng truyền thông của Sổ tay hướng dẫn này.
71
CHƯƠNG 25 HÓA HỌC, SINH HỌC, PHÓNG XẠ, ĐE DỌA HẠT NHÂN VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN
72
CHƯƠNG 25 - HÓA HỌC, SINH HỌC, PHÓNG XẠ, ĐE DỌA HẠT NHÂN VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN SÀNG LỌC THƯ TỪ VÀ BƯU KIỆN Các quy trình xử lý bưu kiện và thư từ sau đây dành cho tất cả các BQL tòa nhà. Các quy trình này được hình thành dựa trên tư vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). 1. NHẬN THƯ VÀ BƯU KI ỆN Tất cả thư và bưu kiện được chuyển đến (USPS, chuyển phát cá nhân và thương mại) phải được kiểm tra để lưu hồ sơ gồm: tên người nhận, người gửi, địa chỉ, thời gian ngày gửi, thời gian ngày nhận và phương thức giao hàng. 2. THƯ VÀ CÁC BƯU KIỆN THUỘC DIỆN NGHI NG Ờ Sau khi tiến hành sàng lọc ban đầu, bất kỳ thư từ hoặc bưu kiện nào vướng phải các điều dưới đây sẽ bị đưa vào diện nghi ngờ và sẽ yêu cầu xử lý đặc biệt: -
Thiếu địa chỉ.
-
Có dấu hiệu rò rỉ chất lỏng.
-
Có dấu hiệu rò rì dạng bột.
-
Chứa những ngôn từ không phù hợp, kích động.
-
Được đóng dấu bưu điện/gửi từ một địa điểm nhạy cảm.
-
Có địa chỉ nhận hàng khác với địa chỉ nhận hàng theo dấu bưu điện hoặc hóa đơn.
-
Bưu kiện có dây điện lòi ra, có mùi lạ, vết bẩn.
-
Bưu kiện có phát ra âm thanh.
3. THỦ TỤC XỬ LÝ VÀ THÔNG BÁO CHO CƠ QUAN CHỨC NĂNG Nhân viên tiếp nhận nếu nhận bất kỳ thư hoặc gói hàng nào được mô tả như ở trên cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với thư hoặc bưu kiện đó. Giữ nguyên bưu kiện trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền điều tra. Trong những trường hợp như vậy, cơ quan thực thi pháp luật/các dịch vụ khẩn cấp sẽ được thông báo và yêu cầu phản hồi để điều tra và tư vấn các thủ tục tiếp theo. Nhân viên tiếp nhận các mặt hàng đó phải rửa tay bằng xà phòng. BQL có quyền và nghĩa vụ từ chối tiếp nhận một cá nhân mắc bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhưng không giới hạn ở các bệnh như bệnh lao, SARS, viêm gan, virus Norwalk, bệnh Legionnaire và bệnh sởi. Tuy nhiên, là nơi lưu trú, tòa nhà cần tuân thủ luật pháp địa phương. Không phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Trước khi từ chối phục vụ bất kỳ cá nhân nào, nhân sự nên liên hệ với Phòng Pháp chế để được tư vấn. Nếu BQL có cơ sở hợp lý để nghi ngờ, hoặc đã được thông báo bởi một nguồn có uy tín, BQL cần làm theo các bước được nêu dưới đây:
73
Thông báo cho Sở Y tế, Cảnh sát, Công an và Ban Giám đốc. BQL phải giữ bí mật thông tin y tế liên quan đến cư dân/khách hàng hoặc nhân sự BQL. Sau đây là những hướng dẫn chung để ứng phó với tình huống liên quan đến một cá nhân bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm trong khuôn viên tòa nhà: 1. Yêu cầu cư dân/khách hàng trở về căn hộ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất. Hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác. Một nhân viên mắc bệnh truyền nhiễm nên được cho về nhà và cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. 2. Gọi cho cơ sở Y tế địa phương để báo cáo ca bệnh và làm theo hướng dẫn của họ.
74
CHƯƠNG 26 TAI NẠN GIAO THÔNG
75
CHƯƠNG 26 – TAI NẠN GIAO THÔNG Giả sử khi nhận được cuộc gọi từ Trung tâm hàng không thông báo rằng một tai nạn máy bay đã xảy ra, những nhân sự sau đây sẽ được liên hệ: 1. 2. 3. 4.
Tổng quản lý tòa nhà. Giám sát đang trong ca làm việc. Bộ phận an ninh. Bộ phận xử lý khủng hoảng.
Điều quan trọng là cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt từ trung tâm liên lạc để BQL có thể sẵn sàng nhất có thể. GIÁM SÁT Ngay sau khi nhận cuộc gọi, giám sát cần làm những điều sau: • • • • • • •
Yêu cầu danh sách những người cần hỗ trợ. Có được một địa điểm để thực hiện hỗ trợ, ưu tiên những không gian lớn như hội trường, phòng sinh hoạt cộng đồng. Sau khi đã sắp xếp xong, hãy thông báo cho các bên liên quan. Bằng cách huy động tất cả các nhân viên, không gian có thể được sắp xếp với 10 đến 20 hàng ghế, bàn hoặc bục nhỏ. Huy động tất cả các bộ đàm để phục vụ công tác thông tin liên lạc. Giám sát sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thủ tục được tuân thủ theo các bước này cho đến khi được Tổng quản lý hoặc Trưởng bộ phận cho phép thay đổi. Bố trí nhân viên phù hợp để đảm bảo luôn có nhân sự hỗ trợ cư dân đang sinh sống trong tòa nhà.
AN NINH • • •
Điều động các Nhân viên An ninh đang làm nhiệm vụ và yêu cầu họ phản hồi cho BQL để hỗ trợ kiểm soát sự cố. Điều động tất cả các Nhân viên An ninh đang trực để hỗ trợ Giám sát trong ca trực nhằm chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp. Giám sát lối ra vào để ngăn bất kỳ người nào không được phép đi vào vào tòa nhà.
NHÂN SỰ AN NINH: 1. Phản hồi Giám sát và hỗ trợ khi cần thiết. 2. Khi những cá nhân cần được hỗ trợ đã tới tòa nhà, nhân sự an ninh sẽ hỗ trợ họ khi cần thiết để cung cấp một môi trường an toàn và đảm bảo không ảnh hưởng tới các cư dân trong tòa nhà. 3. Phong thái chuyên nghiệp phải được duy trì mọi lúc. QUẢN LÝ SẢNH 1. In 03 bản Danh sách những cá nhân sẽ được hỗ trợ và chuyển cho Giám sát trong ca trực. 2. Hỗ trợ thông báo cho Ban xử lý khủng hoảng và các Nhân viên khác trong BQL khi được yêu cầu. 3. Điều động nhân sự mang chìa khóa tới.
76
BAN XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG Phản hồi BQL một cách nhanh chóng để đảm bảo an toàn.
77
CHƯƠNG 27 SƠ TÁN
78
CHƯƠNG 27 – SƠ TÁN Khi có yêu cầu sơ tán, điều quan trọng cần nhớ là tất cả mọi người phải được di chuyển đến nơi an toàn. Cũng cần phải nhớ rằng một cuộc gọi thông báo yêu cầu sơ tán sẽ chỉ thành công nếu mọi người giữ bình tĩnh và hợp tác. Trong trường hợp cần sơ tán trước khi Công an PCCC đến (trường hợp hỏa hoạn), quy trình sơ tán phải diễn ra như sau: 1.
Sơ tán mọi người khỏi tòa nhà hoặc khu vực có đám cháy.
2.
Sơ tán mọi người tại các tòa liền kề.
3.
Quy trình sơ tán sau đó sẽ theo thứ tự tăng dần của các tòa nhà.
4.
"Ban Ứng phó tình huống khẩn cấp" sẽ tuân theo các quy trình trên trừ khi có hướng dẫn khác của Công an PCCC.
5.
Trong trường hợp sơ tán kéo dài hoặc phải đóng cửa tòa nhà, các bộ phận liên quan và BQL sẽ tập trung để hoàn thành việc điểm danh số lượng cư dân/khách hàng, nhân viên BQL và quyết định các bước tiếp theo.
QUY TRÌNH HỆ THỐNG Đối với các sự việc nghiêm trọng cần sơ tán ngay lập tức. BQL tòa nhà sẽ cần đảm bảo rằng các Quy trình vận hành tiêu chuẩn hiện có luôn được sao lưu và phục hồi. Cụ thể, các bản sao lưu phải được thực hiện theo quy trình, các bản sao lưu phải được lưu trữ ở nơi an toàn và tất cả các nhân viên của Bộ phận Quản lý sảnh phải biết vị trí và có quyền truy cập. Trong những trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng đòi hỏi phải sơ tán ngay lập tức (ví dụ: hỏa hoạn, động đất, đe dọa đánh bom, rò rỉ khí gas hay thảm họa hàng không) nhân viên Quản lý sảnh cần hiểu và nắm được sơ đồ tòa nhà để hướng dẫn sơ tán cho cư dân và khách hàng khi cần thiết. Quản lý sảnh phải có trách nhiệm sẽ truy xuất thông tin ra vào về khách lưu trú và báo cáo thông tin này cho Giám sát dịch vụ. Các sự việc nghiêm trọng không cần sơ tán ngay lập tức (ví dụ: mất điện, khẩn cấp về thời tiết). BQL tòa nhà sẽ cần đảm bảo tuân thủ Quy trình vận hành tiêu chuẩn dự phòng khi xảy ra sự cố. Cụ thể, các bản sao lưu phải được thực hiện theo quy trình, các bản sao lưu phải được lưu trữ ở nơi an toàn và tất cả các nhân viên của Bộ phận Quản lý sảnh phải biết vị trí và có quyền truy cập. Cần tuân thủ các Quy trình vận hành tiêu chuẩn đối với vận hành thủ công cho đến khi tiếp tục các hoạt động bình thường.
79
CHƯƠNG 28 SÉT ĐÁNH
80
CHƯƠNG 28 – SÉT ĐÁNH Bên trong tòa nhà, căn hộ là một nơi trú ẩn an toàn khi giữa một cơn dông sét. Mặc dù vậy, việc nhận thức rằng vẫn có thể có những rủi ro liên quan rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu khả năng bị sét đánh khi ở trong nhà, xin vui lòng làm theo các hướng dẫn sau đây: 28.1. TRONG TÒA NHÀ •
Tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và ban công.
•
Theo dõi dự báo thời tiết hoặc cảnh báo trên internet để cập nhật thông tin mới nhất.
•
Tránh tiếp xúc với nước trong cơn dông.
•
Không sử dụng thiết bị điện như máy tính, laptop, máy giặt, máy sấy hoặc bất kỳ thiết bị nào kết nối với ổ cắm điện. Sét có thể truyền qua hệ thống điện, dây kim loại hoặc thanh kim loại trong tường bê tông hoặc sàn nhà.
•
Đảm bảo đã lắp đặt bộ bảo vệ các thiết bị.
•
Không nên sử dụng điện thoại có dây trong cơn dông.
•
Tránh nằm trên sàn bê tông hoặc tựa vào tường bê tông.
28.2. NGOÀI TRỜI •
Trước khi tham gia các hoạt động ngoài trời, luôn kiểm tra dự báo thời tiết. Nếu có dự báo xảy ra dông bão, Ban quản lý cần dựa theo tình huống thực tế để cân nhắc hoãn chương trình và khuyến cáo cư dân, khách cũng như nhân viên ở trong tòa nhà nhằm đảm bảo an toàn.
•
Nếu bị mắc kẹt ở nơi trống trải: o
Ngồi co người lại, càng thấp càng tốt. Càng ngồi gần mặt đất thì càng giảm khả năng bị sét đánh trúng. Nhưng tuyệt đối không nằm xuống đất/sàn.
o
Nếu tóc bắt đầu dựng lên, da bắt đầu có cảm giác kiến bò, rất có thể vị trí sắp bị sét đánh. Hãy rời đi ngay lập tức. Lưu ý: Sét có thể đánh ngay cả khi không có các dấu hiệu trên.
o
Bịt tay lên hai tai để tránh khả năng ảnh hưởng tới thính giác nếu sét đánh gần.
o
Chỉ nên tiếp xúc phần bóng bàn chân (nối giữa lòng bàn chân và các ngón chân) với mặt đất. Trong một số trường hợp, sét sau khi đánh xuống mặt đất rồi mới đi vào cơ thể người. Càng hạn chế tiếp xúc với mặt đất thì càng khó bị điện giật khi sét đánh.
o
Chạm hai gót chân lại với nhau để tăng khả năng đi vào chân này và thoát ngay ra chân khác thay vì đi qua toàn bộ cơ thể.
o
Không chạm vào bất kì vật nào có thể dẫn điện.
Tư thế này giảm tiếp xúc với bề mặt và giảm nguy cơ bị sét đánh. •
Nếu đang ở trong một nhóm giữa cơn dông sét, hãy tách ra khỏi nhau để giảm số lượng thương tích nếu sét đánh vào mặt đất.
•
Tránh các phương tiện mở như xe máy, xe điện, cấu trúc mở như hiên, ban công hoặc những khu vực mở như sân chơi và bể bơi.
•
Tránh ở gần cây cao, cô lập ở khu vực trống trải, vì chúng có thể hoạt động như cột thu sét tự nhiên.
28.3. TRONG CÁC TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
81
•
•
Nếu đang ở trong xe: o
An toàn rời xa đường và đỗ xe, bật đèn cảnh báo khẩn cấp.
o
Tránh tiếp xúc với kim loại hoặc các bề mặt dẫn điện khác bên trong hoặc bên ngoài xe.
Nếu đang ở một sự kiện thể thao: o
Di chuyển đến những nơi an toàn đã được chỉ định, xa cột kim loại và các khu vực trống trải, nếu có.
o
Lắng nghe hướng dẫn từ Ban quản lý và chờ tín hiệu được phép tiếp tục, thường xảy ra khoảng 30 phút sau tiếng sấm cuối cùng.
•
Nếu đang thực hiện công việc có nguy cơ nguy hiểm cao: o
Kiểm tra dự báo thời tiết hàng ngày để có thể chuẩn bị và biết được tình hình thời tiết dự kiến trong ngày.
o
Chú ý kỹ vào các dấu hiệu thời tiết sớm cho thấy có khả năng có sét, chẳng hạn như gió mạnh, mây đen hoặc tiếng sấm hoặc sét từ xa. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, tránh bắt đầu công việc mà không thể dừng lại nhanh chóng.
o
Khi nghe thấy tiếng sấm, hãy dừng ngay lập tức và tìm nơi an toàn trong một tòa nhà hoặc xe có mái che cứng và cửa kính được kéo kín.
o
Tránh các cấu trúc cao như mái nhà, giàn giáo, cột điện, thang, cây và thiết bị lớn trong cơn bão.
o
Không tiếp xúc với vật liệu hoặc bề mặt dẫn điện, bao gồm giàn giáo kim loại, thiết bị kim loại, dây điện, nước, ống nước hoặc hệ thống ống nước.
28.4. GỢI Ý CÁC BIỆN PHÁP SƠ CỨU Để cứu mạng người bị sét đánh, hãy tuân thủ bốn bước quan trọng sau: BƯỚC 1: Gọi ngay cứu hộ. •
Gọi 115 ngay lập tức và báo cho Ban ứng phó các tình huống khẩn cấp để yêu cầu sự hỗ trợ từ cơ sở y tế gần nhất vì nạn nhân bị sét đánh cần sự chú ý y tế khẩn cấp.
•
Cung cấp thông tin rõ ràng về vị trí của và thông tin về người bị thương.
BƯỚC 2: Đánh giá tình hình. •
Ưu tiên an toàn cho cả nạn nhân và bản thân.
•
Nhận thức về nguy cơ sét đang diễn ra trong khu vực.
•
Nếu cần, dời nạn nhân đến một khu vực an toàn hơn. Thường những người sống sót sau khi bị sét đánh không gặp chấn thương liên quan tới xương, gây liệt hoặc chảy máu nghiêm trọng, trừ khi họ bị rơi hoặc bị hất ra xa một khoảng cách đáng kể. Vì vậy, việc di chuyển nạn nhân để giảm tiếp xúc với sét thường an toàn. Tuy nhiên, hãy tránh di chuyển những nạn nhân đang chảy máu hoặc có dấu hiệu gãy xương.
BƯỚC 3: Ứng phó. •
Sét đánh có thể gây ra cơn đau tim. Đầu tiên, kiểm tra xem nạn nhân có thở và có nhịp tim hay không. Tìm mạch ở cổ (động mạch cảnh).
82
•
Nếu người bị sét đánh đang thở bình thường, tìm kiếm những chấn thương khác như bỏng, sốc hoặc vết bầm. Cung cấp sơ cứu cơ bản cho những chấn thương này cho đến khi có sự giúp đỡ từ chuyên gia.
•
Nếu thời tiết lạnh và ẩm, đặt một lớp bảo vệ như áo khoác, chăn hoặc tấm nhựa giữa người bị thương và mặt đất để ngăn ngừa giảm thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp).
Bước 4: Hồi sức. •
Nếu nạn nhân không thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
•
Nếu người bị sét đánh không có nhịp tim, thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).
•
Tiếp tục thực cho đến khi có sự giúp đỡ từ nhân viên y tế chuyên nghiệp.
83
CHƯƠNG 29 RẮN CẮN
84
CHƯƠNG 29 – RẮN CẮN Những biểu hiện thông thường sau khi bị rắn độc cắn bao gồm: Chảy máu, cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, khó thở, phù nề, hoại tử, thậm chí nhiễm trùng máu hoặc đối diện nguy cơ tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài rắn sau khi cắn đều nguy hiểm. Vì vậy, việc phân biệt giữa rắn độc và rắn không độc là rất quan trọng để có thể xử lý và sơ cứu đúng cách khi bị cắn. 29.1. NHẬN BIẾT RẮN ĐỘC VÀ RẮN THƯỜNG Rắn độc: •
Màu sắc sặc sỡ hơn so với rắn không độc.
•
Đầu hình tam giác, phủ bằng các vảy nhỏ, phân biệt rõ ràng với thân mình, có hố má ở hai bên đầu – giữa mắt và mũi.
•
Mặt bên đầu thiếu vảy má, vảy trước tiếp xúc với vảy mũi.
•
Vảy đuôi đơn.
•
Có hai móc độc dài, phân biệt rõ với răng. Mỗi móc độc có 1 ống độc hoặc rãnh, do đó nọc độc có thể đưa sâu vào mô nạn nhân. Riêng rắn hổ có thể phóng nọc thành đám bụi trực tiếp vào mắt con mồi và gây độc.
Rắn không độc: •
Không có móc độc.
•
Sau 2 giờ, vị trí cắn không bị sưng phù, xuất huyết hay hoại tử. Sau 6 giờ, không phát sinh các triệu chứng toàn thân như xuất huyết hay thần kinh.
29.2. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CÓ THỂ NHẬN BIẾT KHI BỊ RẮN ĐỘC CẮN •
Triệu chứng tại chỗ vùng bị cắn: có dấu móc độc của răng để lại, đau tại chỗ, chảy máu và bầm tím tại chỗ, sưng, sưng nề, đỏ nóng, nổi bóng nước, nhiễm trùng, áp xe và hoại tử.
•
Nếu nọc phun vào mắt, sẽ xuất hiện ngay các triệu chứng như đau như kim chích, bỏng rát dữ dội liên tục, chảy nước mắt, ghèn trắng, kết mạc sung huyết, sưng nề mi mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ.
•
Cơ thể cảm thấy buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, yếu toàn thân, ngủ gà, mệt lả, chóng mặt, ngất xỉu, sốc, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim,…
•
Rối loạn đông cầm máu: Chảy máu từ vết thương, chảy máu hệ thống tự phát (chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu,...)
•
Thần kinh: Ngủ gà, liệt mềm hoàn toàn, bất thường về khứu giác, mất tiếng, khó nuốt,…
29.3. CÁCH ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN •
Trang bị kiến thức nhận biết và tránh xa môi trường có rắn sinh sống, ẩn nấp đề phòng bị rắn cắn.
•
Mặc quần áo bảo hộ an toàn, đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần dài khi đi vào vùng bụi rậm.
•
Đem theo cây, gậy để đánh động hoặc xua đuổi rắn ở những nơi sẽ đi, dùng đèn chiếu sáng nếu đến gần khu vực nhiều cây cỏ hay vũng nước, có đống đổ nát, đặc biệt là trong đêm tối.
•
Nếu gặp rắn, nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt bởi đặc tính của rắn chỉ tấn công khi bị đe dọa và sẽ bỏ đi khi thấy con người.
85
•
Rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm, do đó không nên cố bắt hay giết chết rắn.
29.4. HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ RẮN CẮN •
Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
•
Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
•
Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
•
Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn).
•
Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
•
Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
29.5. LƯU Ý Để bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh, cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi bị rắn cắn: •
Khi thấy người bị rắn cắn không nên chờ đợi mà đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám; không nên có tâm lý chủ quan.
•
Không sử dụng băng garo cột chặt vùng bị rắn cắn để tránh làm đau nạn nhân, cản trở lưu thông máu đến các chi gây hoại tử.
•
Không tự ý chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây,… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
•
Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc để tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
•
Người bị rắn cắn không nên dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể.
•
Không nên cố gắng bắt bằng được rắn mà nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và cách rắn tấn công. Nếu có thể, hãy chụp ảnh rắn từ khoảng cách an toàn để giúp bác sĩ nhận dạng và hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng hơn.
86
CHƯƠNG 30 CHÓ CẮN 87
CHƯƠNG 30 – CHÓ CẮN Ngay khi bị chó cắn, cần nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Khi không còn mối đe dọa, phải xác định xem con chó có bị bệnh dại hay không. 29.1. BIỂU HIỆN CHÓ BỊ DẠI •
Dễ bị kích thích khi có tiếng động hay người lạ.
•
Sủa và cắn không kiểm soát.
•
Khi tình trạng đã chuyển biến xấu: Hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, chảy nước dãi và sủi bọt trắng.
29.2. HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU Trong trường hợp bị chó cắn, phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại và nguy cơ nhiễm trùng có thể gây đe dọa tính mạng. Trong quá trình sơ cứu chó cắn, tuyệt đối không để vết thương trầy xước, bầm dập và không tùy tiện đắp thuốc nam lên vết thương. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp. ĐỐI VỚI VẾT THƯƠNG KHÔNG RÁCH DA 1. Rửa sạch vết cắn bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. 2. Quấn băng bằng vải sạch. ĐỐI VỚI VẾT THƯƠNG RÁCH DA 1. Rửa sạch khu vực bị cắn ngay lập tức bằng nước ấm, sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi. 2. Nhẹ nhàng tạo một áp lực nhỏ lên khu vực bị cắn giúp loại bỏ tạp khuẩn. 3. Đặt một miếng vải sạch lên vết thương. 4. Quấn bằng băng sạch. ĐỐI VỚI VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU 1. Rửa sạch khu vực bị cắn ngay lập tức bằng nước ấm, sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi. 2. Đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để máu ngừng chảy. 3. Băng lại. Tất cả các vết thương do chó cắn, kể cả những vết thương nhỏ, đều phải được theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi vết thương lành hẳn. Kiểm tra vết cắn thường xuyên nếu xuất hiện các tình trạng sau: • • •
Sưng đỏ. Bệnh nhân cảm thấy nóng rát ở khu vực bị cắn. Khu vực bị cắn đau khi chạm vào.
Hãy đến bệnh viện nếu bị cắn bởi một con chó lạ, vết cắn sâu, không thể cầm máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng tấy, nóng rát, mủ) để được bác sĩ điều trị kịp thời.
88
CHƯƠNG 31 KẸT CỬA 89
CHƯƠNG 31 – KẸT CỬA Quy trình cứu hộ người mắc kẹt là một quy trình quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người mắc kẹt và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp xảy ra sự cố. Quy trình này cần được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo người mắc kẹt được giải cứu kịp thời và an toàn. BƯỚC 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1.1. Liên hệ với bộ phận bảo vệ hoặc an ninh để xác nhận thông tin về tình huống: Gọi điện hoặc liên lạc ngay với bộ phận bảo vệ hoặc an ninh để kiểm tra và xác nhận mọi thông tin liên quan đến tình huống. Ghi lại tất cả thông tin chi tiết về vị trí, tình trạng và các vấn đề tiềm ẩn. 1.2. Đánh giá mức độ nguy hiểm và khả năng tiếp cận của người mắc kẹt: Hệ thống hóa mức độ nguy hiểm: chấp hành viên cần xác định mức độ nguy hiểm của tình huống (đánh giá sức khỏe, nguy cơ về an toàn) và khả năng tiếp cận tới người mắc kẹt. Xác định cần thiết phải kích hoạt đội ngũ cứu hộ. BƯỚC 2: LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI MẮC KẸT 2.1. Thông qua điện thoại hoặc hệ thống loa nội bộ, liên lạc với người mắc kẹt để cung cấp hướng dẫn và đảm bảo tình hình được theo dõi: Sử dụng điện thoại hoặc hệ thống loa nội bộ để kết nối với người mắc kẹt. Cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách giữ bình tĩnh và giữ liên lạc trong suốt quá trình cứu hộ. BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG VÀ TẠO LỊCH TRÌNH 3.1. Yêu cầu người mắc kẹt cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, các vấn đề kỹ thuật, và thông tin cần thiết khác: Yêu cầu người mắc kẹt cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, các vấn đề kỹ thuật với căn hộ hoặc ngoài ban công, cũng như mọi thông tin cần thiết khác (dị ứng, yếu tố đặc biệt, v.v.) 3.2. Xác định lịch trình dự kiến và thời gian tiếp cận: Định rõ lịch trình và thời điểm dự kiến cho việc tiếp cận người mắc kẹt. Bao gồm thời gian cần thiết cho chuẩn bị, di chuyển và thực hiện cứu hộ. BƯỚC 4: KÍCH HO ẠT LỰC LƯỢNG CỨU HỘ 4.1. Nếu tình huống yêu cầu, kích hoạt đội ngũ cứu hộ, bao gồm bộ phận an ninh, đội ngũ y tế, và các chuyên gia kỹ thuật cần thiết: Nếu tình huống yêu cầu, kích hoạt tất cả các tài nguyên cần thiết để tham gia vào quá trình cứu hộ. Bao gồm bộ phận an ninh, đội ngũ y tế và các chuyên gia kỹ thuật. 4.2. Cung cấp hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ cho các đội ngũ cứu hộ: Đảm bảo rằng mỗi thành viên trong đội ngũ cứu hộ nhận được hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của mình trong quá trình cứu hộ. BƯỚC 5: TIẾN HÀNH CỨU HỘ 5.1. Thực hiện việc tiếp cận và cứu hộ dưới sự giám sát của đội ngũ cứu hộ: Tiến hành việc tiếp cận người mắc kẹt và thực hiện các biện pháp cần thiết để giải cứu dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ cứu hộ. 5.2. Đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người liên quan đến tình huống:
90
Đảm bảo rằng mọi người liên quan đến tình huống, bao gồm cả nhóm cứu hộ và người mắc kẹt, đều được bảo vệ và an toàn trong suốt quá trình tiến hành cứu hộ. BƯỚC 6: CUNG CẤP CHĂM SÓC Y TẾ VÀ HỖ TRỢ TINH THẦN 6.1. Cung cấp chăm sóc y tế tùy theo tình hình: Cung cấp chăm sóc y tế cần thiết dựa trên tình hình thực tế của người mắc kẹt. Đảm bảo rằng các biện pháp y tế đúng đắn được thực hiện. 6.2. Cung cấp hỗ trợ tinh thần và tư vấn tâm lý cho người mắc kẹt sau tình huống khẩn cấp: Nhân viên Giám sát dịch vụ nên cung cấp hỗ trợ tinh thần và tư vấn tâm lý cho người mắc kẹt sau khi cứu hộ kết thúc. BƯỚC 7: ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO 7.1. Đánh giá lại quá trình cứu hộ và đánh giá mức độ thành công: Tiến hành một đánh giá chi tiết về quá trình cứu hộ, xác định mức độ thành công và các điều cần cải thiện trong tương lai. 7.2. Lập báo cáo chi tiết về tình huống và các biện pháp ứng phó: Lập báo cáo chi tiết về tình huống, bao gồm mô tả tình huống ban đầu, các biện pháp ứng phó và kết quả cuối cùng. Báo cáo này cần được lưu trữ cho mục đích ghi nhận và học hỏi trong tương lai.
91
PHỤ LỤC I
92
PHỤ LỤC I - NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÀNH VIÊN BAN AN TOÀN PCCC 1. Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động PCCC trong tòa nhà như diễn tập sơ tán khi hỏa hoạn, giáo dục về an toàn PCCC, trình chiếu video, triển lãm về an toàn PCCC,... 2. Thành lập Đội PCCC cơ sở. 3. Xem xét và đánh giá các phương án an toàn PCCC khác nhau được thực hiện tại tòa nhà. 4. Thẩm định tiêu chuẩn của các buổi diễn tập sơ tán đã thực hiện tại tòa nhà. 5. Giữ liên lạc chặt chẽ với các bên phối hợp liên quan như Công an PCCC của quận và các đơn vị khác liên quan đến PCCC và các vấn đề phòng chống khác. 6. Thường xuyên nâng cao nhận thức về an toàn PCCC cho tất cả cư dân/khách hàng và nhân viên BQL để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các trường hợp khẩn cấp. 7. Báo cáo các trở ngại về an toàn PCCC trong tòa nhà như tắc nghẽn lối ra vào, cửa thoát hiểm bị khóa, hệ thống báo động và âm thanh bị lỗi... cho Tổng quản lý để có các hành động cần thiết. 8. Giám sát quá trình thực hiện các hoạt động an toàn PCCC để đảm bảo các hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch. 9. Hỗ trợ việc điều phối nhân viên BQL, sơ tán cư dân/khách hàng trong bất kỳ thiên tai hay trường hợp khẩn cấp nào.
93
PHỤ LỤC II
94
PHỤ LỤC II - NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI PCCC 1. Tổng quản lý: •
Đại diện BQL trong các vấn đề về an toàn PCCC.
•
Chịu trách nhiệm toàn bộ về: -
Chịu trách nhiệm về hình thành và đào tạo Đội PCCC cơ sở từ những nhân viên trong Tòa nhà.
-
Chuẩn bị, soạn thảo và triển khai thực hiện các Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp.
-
Đảm bảo các nhân viên tòa nhà tuân thủ các Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp đã được phê duyệt.
-
Lên kế hoạch và ghi lại tần suất diễn ra các buổi diễn tập tình huống khẩn cấp đã được thực hiện để Công an PCCC có thể kiểm tra.
-
Chỉ định người được ủy quyền khi Tổng quản lý vắng mặt.
2. Đội trưởng đội PCCC: •
Đảm bảo các cửa thoát hiểm được đóng và mở khóa trong giờ hành chính và các hành lang, sảnh, cầu thang bộ không có vật cản tại mọi thời điểm.
•
Đảm bảo các thiết bị chữa cháy: bình chữa cháy, vòi chữa cháy, hệ thống chữa cháy, phòng cháy luôn trong tình trạng họat động tốt.
•
Đảm bảo có Sổ theo dõi về hoạt động PCCC và cứu nạn cứu hộ và luôn được cập nhật khi cần thiết.
3. Nhân viên phụ trách PCCC: •
Hướng dẫn các nhân viên mới về Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp và nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên trong trường hợp khẩn cấp (nếu có).
•
Nắm rõ về Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp và các lối thoát hiểm trong tòa nhà.
•
Nắm rõ về phương thức hoạt động của hệ thống báo động và cách sử dụng các thiết bị chữa cháy.
4. Trưởng bộ phận An ninh: •
Nắm rõ Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp và các lối thoát hiểm trong tòa nhà.
•
Đảm bảo các nhân viên an ninh hiểu rõ vai trò của họ theo như mô tả trong Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp.
•
Biết số điện thoại của Công an PCCC của quận và cách liên lạc với đội ngũ chủ chốt.
95
•
Hiểu rõ các thông báo sẽ được phát trong các tình trạng khẩn cấp khác nhau.
•
Nắm rõ vị trí và cách sử dụng các thiết bị chữa cháy.
5. Đội cứu hỏa: •
Nắm rõ phương thức hoạt động của hệ thống báo cháy.
•
Nắm rõ Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp, vị trí các cầu thang và lối thoát hiểm.
•
Nắm rõ vị trí và cách sử dụng các thiết bị chữa cháy.
6. Giám sát Dịch vụ •
Nắm rõ Kế Hoạch PCCC và cứu nạn cứu hộ khẩn cấp và các lối thoát hiểm trong tòa nhà (xem Phụ lục VII).
•
Nắm rõ các điểm tập trung đã được bố trí trong sơ đồ thoát hiểm, phương án thoát hiểm.
•
Phân công một trợ lý phụ trách Trung tâm báo cáo PCCC.
•
Phân công một trợ lý phụ trách Trung tâm hỗ trợ hậu cần và cấp cứu.
•
Phân công một trợ lý phụ trách về thông tin cho công chúng.
•
Thiết lập các bảng ghi mẫu, bàn và ghế cần thiết tại Trung tâm báo cáo của những người phụ trách PCCC.
•
Thiết lập biển chỉ dẫn cho các trung tâm khác nhau để các nhân viên PCCC dễ tiếp cận.
96
PHỤ LỤC III
97
PHỤ LỤC III - THÔNG BÁO TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA HOẠN Dạng thông báo
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Thông báo lần đầu khi có tín hiệu báo cháy
Your attention! Please! (Repeat 2 x)
Xin Quý cư dân/Quý khách chú ý! (nhắc lại 2 lần)
(Thông báo lần 1)
The Fire Alarm has been activated in the building. Our security staffs are investigating the situation. Please remain calm and standby for further announcement. Thank you.
Báo cháy giả
Your attention! Please! (Repeat 2 x)
Xin Quý cư dân/Quý khách chú ý! (nhắc lại 2 lần)
We have investigated the fire alarm activation and are please to advice that it is a False Alarm and is of no case for concern. We apologize for any inconvenience caused. Thank you.
Nhân viên an ninh của chúng tôi đã kiểm tra hệ thống và xác định đây là báo động giả. Xin Quý cư dân/Quý khách yên tâm. BQL tòa nhà xin lỗi về sự bất tiện này.
Attention! Please! (Repeat 2 x)
Xin Quý cư dân/Quý khách chú ý! (nhắc lại 2 lần)
Our security staff has confirmed. There is a fire in our building. We repeat again. There is a fire in our building.
Nhân viên an ninh của chúng tôi đã khẳng định. Đang xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà. Chúng tôi nhắc lại. Đang xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà.
Please keep calm and proceed to the nearest emergency exit as instructed. Our security staff will guide you to the ground floor as fast as possible.
Xin Quý cư dân/Quý khách giữ bình tĩnh và nhanh chóng di chuyển đến lối thoát hiểm gần nhất như đã được hướng dẫn. Nhân viên an ninh của chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý vị xuống điểm tập kết an toàn một cách nhanh nhất.
Hiện nay hệ thống báo cháy của Tòa nhà đang được kích hoạt. Nhân viên an ninh của chúng tôi đang kiểm tra nguyên nhân. Xin Quý cư dân/Quý khách hãy giữ bình tĩnh, ở yên tại chỗ và chờ nghe hướng dẫn tiếp theo. BQL tòa nhà xin cảm ơn.
(Thông báo lần 2)
Báo cháy thật (Thông báo lần 3)
98
PHỤ LỤC IV
99
PHỤ LỤC IV - KẾ HOẠCH DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ SƠ TÁN Lưu ý: Mô hình tại phụ lục này chỉ mang tính chất tham khảo, khi áp dụng thực tế, các dự án cần điều chỉnh cho phù hợp với quy mô tòa nhà, mô hình Ban quản lý và lịch làm việc của nhân sư để bảm bảo hiệu quả cao nhất. NGUYÊN NHÂN VÀ VỊ TRÍ CỦA ĐÁM CHÁY GIẢ ĐỊNH Kịch bản: Vụ đoản mạch xảy ra khi một ô tô khởi động máy ở gần phòng điều khiển tại bãi đậu xe tầng trệt. Đám cháy nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát và lan sang các xe khác gần đó. NGUỒN NHÂN LỰC Lực lượng tại tòa nhà: -
Nhân viên an ninh đang làm nhiệm vụ: … người.
-
Các nhân viên khác (nhân viên BQL, nhà thầu…): ... người.
Lực lượng tiếp viện: -
Đội cứu hỏa: ... người.
-
Công an PCCC quận: ... người.
-
Nhân viên y tế.
DỤNG CỤ: Có sẵn -
Bình chữa cháy CO2 + bình chữa cháy bột khô.
-
Hệ thống báo khói.
-
Hệ thống phun nước tự động.
-
Hệ thống vòi cứu hỏa.
-
Hệ thống báo động.
-
Hệ thống đèn thoát hiểm.
-
Cầu thang bộ thoát hiểm trong hỏa hoạn.
-
Thang máy cứu hộ.
Tiếp viện -
Đội cứu hỏa: 2 xe cứu hỏa + 1 thang cứu hỏa.
-
Công an PCCC quận: 2 xe cứu hỏa + 1 thang cứu hỏa.
100
-
Y tế: 1 xe cứu thương.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: Lực lượng tại tòa nhà: -
Tắt tất cả cầu giao ở tầng trệt.
-
Sử dụng các bình chữa cháy gần nhất để dập lửa.
-
Cảnh báo toàn bộ tòa nhà và các cư dân/khách hàng đang có mặt trực tiếp thông qua hệ thống loa PA để sơ tán bằng cầu thang thoát hiểm.
-
Hệ thống quạt hút tại tầng trệt sẽ tự động kích hoạt để hòa tan khói.
-
Tất cả vòi phun nước tại tầng trệt sẽ tự động kích hoạt để ngăn lửa lây lan.
Lực lượng tuần tra: -
Ngay lập tức kích hoạt hệ thống phun nước tại tầng trệt.
-
Tìm kiếm và giải cứu những người bị mắc kẹt trong đám khói/đám cháy nhỏ đến khu vực an toàn qua lối cầu thang bộ hoặc thang thoát hiểm. Hướng dẫn mọi người ở lại các tầng căn hộ, chờ thang cứu hỏa của đội cứu hỏa (trong trường hợp đám cháy lớn và không có lối thoát).
-
Giữ nguyên hiện trường và kiểm soát lượng xe lưu thông.
-
Hướng dẫn xe cứu hỏa tới hiện trường một cách nhanh nhất.
-
Hỗ trợ các lực lượng chuyên nghiệp trong việc dập tắt lửa và kiểm soát giao thông.
Đội cứu hỏa: -
Triển khai việc bố trí thang cứu hỏa.
-
Triển khai việc bố trí các xe cứu hỏa.
-
Hỗ trợ tìm kiếm và giải cứu người bị thương.
Cư dân/Khách hàng/Nhân viên của các bộ phận khác: -
Khi nghe báo động chữa cháy, ngay lập tức dùng cầu thang bộ để thoát khỏi nơi nguy hiểm (theo hướng dẫn của nhân viên tòa nhà) và tập hợp tại điểm tập kết an toàn.
LỊCH CHI TIẾT •
Hệ thống báo cháy của tòa nhà được kích hoạt.
•
Phát cảnh báo cho toàn bộ tòa nhà.
•
Triển khai lực lượng và các thiết bị tại tòa nhà.
•
Gọi 114 để được trợ giúp từ lực lượng PCCC quận.
•
Gọi 113 để được trợ giúp từ Công an, Cảnh sát.
•
Nhân viên cứu hỏa triển khai bố trí thang và xe cứu hỏa.
•
Kết thúc diễn tập.
•
Trao đổi.
101
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC CHỨC DANH KHÁC NHAU 1. Nhân viên trực tại Phòng Điều hành Trung tâm Khi nhận được báo động cháy: •
Ngay lập tức ngắt báo động, sau đó dùng hệ thống loa PA để thông báo vị trí đám cháy, yêu cầu tất cả mọi người giữ bình tĩnh và chờ thông báo tiếp theo. (Thông báo đã soạn sẵn)
•
Thông qua máy bộ đàm, yêu cầu nhân viên an ninh và nhân viên tuần tra tại tầng trệt xác định đám cháy có thật hay báo động giả.
•
Cập nhật tình hình cho Trưởng bộ phận An ninh hoặc Giám sát Kỹ thuật trong ca trực tại khu vực bị ảnh hưởng.
•
Trong khi chờ đợi kết quả kiểm tra từ nhân viên tuần tra, yêu cầu nhân viên lễ tân của tòa nhà hỗ trợ chuẩn bị các thông báo bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh khi nhận được kết quả kiểm tra.
•
Trong trường hợp có cháy thật: Dùng hệ thống loa PA để cảnh báo toàn bộ tòa nhà, xác nhận tình trạng cháy, đồng thời hướng dẫn mọi người thoát ra ngoài bằng cầu thang thoát hiểm.
•
Thông báo cho Kỹ sư trưởng/Trợ lý kỹ sư trưởng về đám cháy để phân công ngắt cầu giao chính tại tầng trệt.
•
Thông báo cho Trưởng bộ phận An ninh về tình hình hiện tại để lên kế hoạch dập lửa thích hợp.
•
Chờ kết quả kiểm soát khói/đám cháy từ lực lượng tại chỗ (1 nhân viên tuần tra và 2 nhân viên cứu hỏa).
•
Nếu đám cháy vượt ngoài tầm kiểm soát của lực lượng tòa nhà, gọi 114 cho Sở Cứu hỏa và 113 cho đội Công an PCCC.
2. Nhân viên an ninh tại tầng Trệt, nhân viên tuần tra (vị trí số 2, 3, 4) Khi nhận được thông tin về vị trí đám cháy: •
Thông báo cho các vị trí nhân sự khác cùng tầng và ngay lập tức di chuyển đến vị trí đám cháy.
•
Sau khi kiểm tra, thông báo cho nhân viên an ninh tại phòng CCTV biết đây là đám cháy thật hay giả.
•
Trong trường hợp có đám cháy thật, dùng thiết bị chữa cháy gần nhất (bình cứu hỏa CO2/bình bọt ) và cố gắng dập tắt đám cháy.
•
Nếu đám cháy quá lớn và vượt ngoài tầm kiểm soát, ngay lập tức thông báo cho nhân viên an ninh tại phòng CCTV để được trợ giúp.
3. Nhân viên cứu hỏa tại tầng Trệt (vị trí số 5, 6) •
Khi nhận được thông báo về đám cháy thật, nhanh chóng tập trung tại thang máy cứu hỏa/thang hàng.
•
Dùng nút Tắt – Mở để điều khiển các thang máy xuống tầng Trệt.
102
•
Đi tới các tầng bị ảnh hưởng, hướng dẫn mọi người thoát ra ngoài một cách an toàn bằng cầu thang bộ.
4. Đội cứu hỏa (vị trí số 7, 8, 9, 10) •
2 người (vị trí số 9 & 10) dùng vòi cứu hỏa đặt tại tầng Trệt để dập lửa, ngăn lửa lan ra ngoài.
•
Hỗ trợ nhân viên tuần tra dập lửa tại tầng Trệt. Lưu ý, những đám cháy do xăng nên dùng ít nước nhất có thể.
•
Nhanh chóng hỏi ý kiến của nhân viên tuần tra để đánh giá tính nghiêm trọng của vụ cháy và xem có cần thêm tiếp viện hay không.
5. Nhân viên cứu hỏa (vị trí số 11, 12) Hai nhân viên này sẽ có mặt tại tầng cao nhất để đảm bảo và giúp đỡ những người không thể đi xuống bằng cầu thang bộ có thể đi xuống bằng thang nâng của xe thang cứu hỏa một cách trật tự và an toàn. 6. Nhân viên an ninh khác (vị trí số 13, 14) Khi nhận được chỉ thị của Trưởng bộ phận, đi đến điểm tập kết để hướng dẫn mọi người sơ tán. •
1 nhân viên đứng tại điểm tập kết sẽ dùng loa cầm tay tập hợp mọi người và điểm danh theo danh sách (nếu có); hoặc yêu cầu nhân viên phụ trách PCCC tự điểm danh để đảm bảo không có người còn kẹt lại trong tòa nhà.
•
1 nhân viên đứng tại sảnh chính để hướng dẫn mọi người di chuyển đến điểm tập kết một cách nhanh nhất mà không cản trở hoạt động chữa cháy.
7. Nhân viên tuần tra ở vòng ngoài (vị trí 15, 16) •
Trong khi các nhân viên khác đang tham gia hoạt động chữa cháy, 2 nhân viên này phải quan sát xung quanh để bảo vệ hiện trường khỏi kẻ trộm đột nhập hoặc người hiếu kỳ gây cản trở cho hoạt động chữa cháy.
•
Hướng dẫn xe cứu hỏa đến hiện trường vụ cháy và hỗ trợ kiểm soát giao thông.
8. Đội chữa cháy (vị trí số 17, 18, 19, 20) •
Nhân viên cứu hỏa tại vị trí 17,18,19,20 giúp đỡ nhân viên y tế cấp cứu khẩn cấp cho người bị thương.
•
Các vị trí số 21, 22, 23, 24 hỗ trợ trong việc ổn định trật tự tại điểm tập kết.
9. Nhân viên tiếp viện (an ninh) (vị trí 1, 2, 3, 4, 5) •
Đảm bảo luồng giao thông thông suốt và có tổ chức.
•
Giữ nguyên hiện trường và đảm bảo an ninh để ngăn trộm cắp hoặc người hiếu kỳ gây cản trở cho hoạt động chữa cháy.
10. Người chỉ huy cứu hỏa •
Trưởng ban an ninh sẽ làm người chỉ huy hoạt động cứu hỏa. Nếu người đó vắng mặt, nhân viên cấp cao nhất sẽ chịu trách nhiệm.
103
•
Khi nghe thông báo hỏa hoạn, người chỉ huy sẽ yêu cầu nhân viên tuần tra đang làm nhiệm vụ và đội an ninh hỗ trợ bằng các thiết bị cứu hỏa như nón bảo hiểm, mặt nạ chống khói, đèn pin, rìu, hộp cứu thương... và chờ kế hoạch dập lửa.
•
Nếu đám cháy vượt ngoài tầm kiểm soát của lực lượng tòa nhà, yêu cầu nhân viên an ninh tại phòng CCTV gọi 114 cho Sở cứu hỏa và 113 cho Công an PCCC.
•
Khi đội tiếp viện đến, người chỉ huy sẽ giao nhiệm vụ tại các vị trí khác nhau và sắp xếp điểm tập kết cho người và phương tiện.
11. Kỹ thuật viên 1 & 2 •
Khi nghe báo động cháy và được thông báo về vị trí đám cháy qua bộ đàm, ngay lập tức đi đến hiện trường cùng với nhân viên an ninh để kiểm tra xem đám cháy là thật hay giả.
•
Ngắt nguồn điện tại tầng Trệt và sử dụng vòi cứu hỏa nếu cần thiết.
•
Thông báo cho Trợ lý kỹ sư trưởng về đám cháy bằng bộ đàm.
12. Kỹ thuật viên 3 & 4 Khi nghe báo động cháy, ngay lập tức đi đến phòng bơm cứu hỏa và khởi động Bơm diesel. 13. Kỹ thuật viên 5 Đứng tại tầng 1 để ngắt điện khi cần thiết. 14. Trợ lý kỹ sư trưởng/ Giám sát kỹ thuật Đảm bảo các quạt điều hòa không khí và quạt hút hoạt động bình thường. 15. Kỹ sư trưởng •
Khi nghe báo động cháy, giữ liên lạc với kỹ thuật viên qua bộ đàm, đảm bảo kỹ thuật viên 1 & 2 đã được huy động để xử lý báo động.
•
Liên lạc với kỹ thuật viên 3 qua bộ đàm, đảm bảo người này đang đứng tại phòng bơm cứu hỏa.
•
Liên lạc với kỹ thuật viên 4 qua bộ đàm, đảm bảo người này đang đứng tại tầng 1.
•
Liên lạc với Trợ lý/Giám sát kỹ thuật qua bộ đàm, đảm bảo quạt điều hòa không khí và quạt hút hoạt đồng bình thường.
•
Giữ liên lạc với Tổng quản lý tòa nhà, nhân viên quản lý sảnh và nhân viên an ninh.
104
PHỤ LỤC V
105
PHỤ LỤC V - MẪU PHÂN CÔNG/BÁO CÁO KHI XẢY RA HOẢ HOẠN Lưu ý: Mô hình tại phụ lục này chỉ mang tính chất tham khảo, khi áp dụng thực tế, các dự án cần điều chỉnh cho phù hợp với quy mô tòa nhà, mô hình Ban quản lý và lịch làm việc của nhân sư để bảm bảo hiệu quả cao nhất. CHẾ ĐỘ 1: ĐẦU BÁO KHÓI ĐƯ ỢC KÍCH HO ẠT
Báo động
Thực hiện bởi
Cách thức
Miêu tả
Đầu báo khói
Đầu báo khói được kích hoạt
Trung tâm chỉ huy cứu hỏa
Nhận tín hiệu (tiếng kêu) từ bảng điều khiển chính
Bộ đàm
Thông báo cho Giám sát an ninh, kỹ thuật viên để kiểm tra hiện trường Mang Chìa khóa chủ của các phòng điện đến hiện truờng để điều tra
Nhân viên An ninh/Kỹ thuật
Thiết lập lại hệ thống nếu là báo động giả
Nhân viên An ninh/Kỹ thuật
Vị trí
Thời gian
Lưu ý
CHẾ ĐỘ 2: HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG CHÁY ĐƯỢC KÍCH HOẠT
Báo động
Phương pháp
Miêu tả
Thực hiện bởi
Đập vỡ kính công tắc báo động
Khi phát hiện ra đám cháy là THẬT
Người phát hiện
Hét lớn: “CHÁY, CHÁY, CHÁY”
Người phát hiện
106
Vị trí
Thời gian
Lưu ý
Bình chữa cháy Vòi cứu hỏa Bơm cứu hỏa
Dùng bình cứu hỏa gần nhất để dập tắt đám cháy
Người phát hiện/Nhân viên PCCC
Đội cứu hỏa -
Điện thoại khẩn cấp/ Bộ đàm
Thông báo cho nhân viên an ninh tại phòng an ninh
Người phát hiện/ Nhân viên PCCC
Kích hoạt hệ thống báo cháy bằng cách đập vỡ kính và ấn nút báo cháy nếu không dập tắt được lửa
Người phát hiện/ Nhân viên PCCC
Đèn báo hiệu trên bảng điều khiển chính Chuông báo cháy vang lên trong toàn bộ tòa nhà Tắt chuông báo động khi vận hành hệ thống thông báo công cộng
Nhân viên An ninh/ Kỹ thuật
Thông báo được phát bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh
Nhân viên An ninh/ Kỹ thuật
Thông báo Tổng quản lý/KST về đám cháy
Nhân viên An ninh/ Kỹ thuật
Dùng điện thoại/bộ đàm thông báo cho các Giám sát/Trưởng bộ phận về vụ cháy và vị trí của nó
Nhân viên An ninh/ Kỹ thuật
Gọi Cảnh sát PCCC để được trợ giúp
TQL/ KST
Gọi cảnh sát địa phương để được trợ giúp
TQL/ KST
107
Lập tức khóa các van khí lỏng/Ngắt nguồn điện nơi xảy ra vụ cháy
Kỹ thuật viên
Vận hành và kiểm soát bơm cứu hỏa
Kỹ thuật viên
CHẾ ĐỘ 3: SƠ TÁN TOÀN BỘ TÒA NHÀ
Báo động
Phương pháp
Thực hiện bởi
Miêu tả
Đội cứu hỏa Cảnh sát cứu hỏa Xe cứu hỏa
Công an, cảnh sát PCCC đến phía trước/sau/bên trong tòa nhà tùy vào vị trí đám cháy
Bơm cứu hỏa Xe cứu hỏa đến phía trước và phía sau tòa nhà để cứu những người trong tòa nhà Đội PCCC Nếu lửa vượt ngoài tầm kiểm soát, liên hệ với Tổng quản lý/ KST để phát lệnh sơ tán
Chuyên viên PCCC
Thông báo đám cháy qua hệ thống loa công cộng/ điện thoại nội bộ/ điện thoại Dùng bình cứu hỏa/ vòi cứu hỏa kiểm soát đám cháy tại cửa vào cầu thang thoát hiểm
Đội cứu hỏa
Đi xuống tầng và tập hợp tại điểm tập kết để điểm danh
Đội cứu hỏa
Nhóm cứu hộ
108
Vị trí
Thời gian
Lưu ý
Hướng dẫn cư dân thoát ra ngoài bằng cầu thang thoát hiểm, sau đó tập hợp tại điểm tập kết
Kiểm tra tất cả căn hộ, đảm bảo không có ai bị mắc kẹt bên trong.
Nhân viên phụ trách PCCC/ An ninh
Dùng phấn trắng đánh dấu X vào các căn hộ đã kiểm tra
Nhân viên phụ trách PCCC/ An ninh
Dựa vào danh sách cư dân/khách hàng, đội cứu hộ tiến hành điểm danh để kiểm tra xem có cư dân/khách hàng nào mất tích hay không
Nhân viên phụ trách PCCC/ Lễ tân
Kiểm tra danh sách của các công nhân bên ngoài tòa nhà
An ninh
Đảm bảo không có người lạ mặt vào tòa nhà
Nhân viên an ninh
Đội an ninh
Đảm bảo giao thông được kiểm soát tốt và không có phương tiện nào gây cản trở tại điểm tập kết Nhân viên văn phòng, khách thuê Tắt tất cả máy tính, đèn và khóa tất cả ngăn kéo/tủ, thiết bị. Rời khỏi văn phòng và xếp hàng tại điểm tập kết
Tất cả nhân viên
Tiến hành điểm danh. Bất kỳ nhân viên nào mất tích phải được báo cáo cho Tổng quản lý tòa nhà để có phương án tìm kiếm.
Trưởng bộ phận/ Giám sát
Điểm danh lại theo danh sách mới được cập nhập
Trợ lý Tổng quản lý
109
Hà Nội: Tầng 21, Toà nhà VNPT, 57 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa TP Hồ Chí Minh: 93 – 95 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 Đà Nẵng: 36 Trần Quốc Toản, Quận Hải Châu (+84) 908 240 777 (+84) 433773 8686 pmc@vnpt.vn
110